ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2013/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 6 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá;
Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 03/02/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 632/TTr-SVHTTDL ngày 27/5/2013 về việc ra quyết định ban hành Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Báo cáo thẩm định số 130/BC-STP ngày 12/7/2012 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Ngãi; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các sở, ban ngành và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 28/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Quy định này quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di tích, danh lam thắng cảnh; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Quy định này áp dụng đối với các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích); nhà lưu niệm các danh nhân, các nhân vật lịch sử; các địa điểm, công trình xây dựng, công trình kiến trúc, quần thể kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên là di tích đã được kiểm kê di sản văn hóa thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và các hình thức sở hữu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Mục tiêu phân cấp quản lý
1. Nâng cao nhận thức, phát huy giá trị di tích trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc.
2. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Bảo vệ các di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích) trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và các giá trị chân xác của di tích về các mặt: vị trí, cấu trúc, chất liệu, vật liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng, nội thất, ngoại thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích.
3. Củng cố, kiện toàn và thành lập các tổ chức quản lý di tích.
4. Thực hiện xã hội hoá công tác quản lý di tích đối với các hình thức tổ chức quản lý phù hợp với cấp độ, giá trị lịch sử và quy mô của di tích.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý và vệ di tích
1. Các hành vi chiếm dụng, sử dụng, mua bán, chuyển nhượng di tích trái với quy định của Luật Di sản văn hóa.
2. Các hành vi hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại cảnh quan môi trường, không gian văn hóa của di tích.
3. Các hành vi trộm cắp, đào bới, mua bán trái phép cổ vật, di vật hoặc các yếu tố liên quan thuộc phạm vi quản lý của di tích.
4. Các hành vi di dời, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Các hành vi tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích, tự ý lập sự tích, xuyên tạc lịch sử làm tổn hại đến truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, có tác động xấu đến nhân dân, nguy hại đến an ninh trật tự của địa phương và của quốc gia.
6. Các hình thức xây dựng, sửa chữa các di tích là nhà chùa, nhà thờ, đình, đền, miếu và các thiết chế tín ngưỡng khác khi chưa được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Các hoạt động nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc các hình thức hợp tác nghiên cứu di tích khi chưa được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Các hành vi nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
1. Di tích cấp quốc gia đã được xếp hạng.
2. Di tích cấp tỉnh đã được xếp hạng, di tích trong danh mục kiểm kê được UBND tỉnh phê duyệt.
1. Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh quản lý toàn diện và hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. UBND tỉnh phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh bảo đảm theo đúng quy định pháp luật, cụ thể:
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý các di tích Khu chứng tích Sơn Mỹ, Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ, Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng và Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường.
b) UBND các huyện, thành phố trực tiếp quản lý các di tích quốc gia và nhà lưu niệm các danh nhân, các nhân vật lịch sử tại địa phương, trừ các di tích được quy định tại điểm a Khoản này.
c) UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý di tích cấp tỉnh, di tích trong danh mục kiểm kê được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 7. Thành lập tổ chức quản lý di tích
1. UBND huyện, thành phố có trách nhiệm
a) Thành lập Ban Quản lý di tích huyện, thành phố để tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện, thành phố quản lý tất cả các di tích trên địa bàn huyện, thành phố và trực tiếp quản lý đối với các di tích cấp quốc gia tại địa phương.
b) Cơ cấu Ban Quản lý di tích huyện, thành phố gồm: lãnh đạo UBND làm Trưởng ban, lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin làm Phó Ban thường trực, thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị, hội đoàn thể thuộc huyện, thành phố.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
a) Thành lập Ban quản lý di tích trực thuộc UBND xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý các di tích cấp tỉnh và di tích trong danh mục kiểm kê được UBND tỉnh phê duyệt.
b) Cơ cấu Ban quản lý di tích xã, phường, thị trấn có lãnh đạo UBND làm Trưởng ban, công chức phụ trách Văn hóa - Xã hội làm Phó Ban thường trực, thành viên Ban quản lý gồm có công chức liên quan của UBND và cán bộ phụ trách hội, đoàn thể của xã, phường, thị trấn và Trưởng thôn (tổ dân phố) nơi địa bàn có di tích, những cá nhân có liên quan đến quyền sở hữu đối với di tích hoặc trực tiếp và thường xuyên quản lý di tích.
3. UBND huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn là cấp quản lý trực tiếp di tích có trách nhiệm quy định nội quy hoạt động của di tích; thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý di tích.
4. Ban quản lý di tích cấp huyện, xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
5. Ban quản lý di tích cấp huyện, xã có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành chức năng, nhiệm vụ để thực hiện tốt công tác quản lý di tích trên địa bàn.
Điều 8. Kinh phí bảo vệ, đầu tư tôn tạo di tích
1. Kinh phí đầu tư để tôn tạo những bộ phận cấu thành di tích gốc được đầu tư từ nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia, ngân sách của tỉnh và từ nguồn lực xã hội hóa.
2. Hằng năm, UBND huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách hỗ trợ, ngân sách cùng cấp và tổ chức huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện: công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhỏ di tích bảo đảm không phá vỡ những bộ phận cấu thành di tích gốc.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
1. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích theo Luật Di sản Văn hoá và các văn bản pháp luật, hướng dẫn khác có liên quan.
3. Chỉ đạo và hướng dẫn Phòng Văn hoá và Thông tin các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
4. Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án về bảo tồn, phát huy giá trị di tích; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan môi trường di tích.
5. Tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt.
6. Quản lý, hướng dẫn các hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm xâm hại di tích trên địa bàn toàn tỉnh.
8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích trên địa bàn tỉnh.
10. Hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách ở địa phương để tăng cường tuyên truyền và thực hiện công tác quản lý, bảo vệ di tích có hiệu quả.
11. Đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
12. Theo dõi, đôn đốc, giám sát và thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý các nguồn tài chính để trùng tu tôn tạo và phát huy các giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
13. Xây dựng kế hoạch và lập dự án trùng tu tôn tạo di tích theo Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách của tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa.
14. Cùng thời điểm lập dự toán hằng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí do các đơn vị lập, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
15. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các ngành và đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, HĐND tỉnh ban hành các văn bản quy định về phí, lệ phí, về việc thu nộp, sử dụng phí, lệ phí trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy và khai thác các di tích trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đối với tổ chức và cá nhân đang hoạt động tôn giáo tại các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.
2. Cử đại diện cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về tôn giáo tham gia Ban quản lý các di tích đã được xếp hạng theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích trên địa bàn tỉnh, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định đối với việc xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, hướng dẫn việc lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích.
2. Phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường bền vững tại những nơi có di tích.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các sở, ban ngành có liên quan tham mưu cân đối kế hoạch ngân sách hàng năm cho việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Cùng thời điểm lập dự toán hằng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập và căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí.
2. Kiểm tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ban ngành liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch về xây dựng bảo đảm cho việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các tiêu chuẩn, định mức trong lĩnh vực xây dựng đối với công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, các dự án về xây dựng, cải tạo các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu tới di tích.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố tổ chức giáo dục cho học sinh các cấp học về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học.
2. Chỉ đạo các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đăng ký nhận chăm sóc 01 - 02 di tích tại địa phương (chú trọng đến các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp Quốc gia) và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với các di tích, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích, bảo đảm mỗi di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh có một trường học nhận chăm sóc và bảo vệ.
3. Tổ chức tổng kết, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc triển khai thực hiện chăm sóc, bảo vệ di tích.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc đề xuất triển khai, quản lý việc ứng dụng các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ việc phát hiện, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
1. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
2. Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về các di tích trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích.
Điều 18. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác giữ gìn an ninh, trật tự trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
2. Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi: mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia thuộc di tích; các hành vi quy định tại Điều 4 Quy định này.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích gắn với phát triển du lịch.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương.
3. Xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn hàng năm, 05 năm và cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm triển khai thực hiện đúng Quy định này tại địa phương.
4. Lập và trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích tại địa phương.
5. Chỉ đạo công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong phạm vi địa phương.
Tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, bảo vệ và xử lý các vi phạm đối với di tích theo thẩm quyền và quy định của Nhà nước; chỉ đạo việc kiểm kê di tích và đề nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc xếp hạng di tích theo quy định của Nhà nước.
6. Chỉ đạo các trường tiểu học đến trung học cơ sở trên địa bàn đăng ký nhận chăm sóc 01 - 02 di tích tại địa phương (chú trọng đến các di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, cấp Quốc gia) và xây dựng kế hoạch chăm sóc định kỳ đối với các di tích, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho học sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp cho di tích, bảo đảm mỗi di tích có một trường học nhận chăm sóc và bảo vệ.
7. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức giáo dục cho học sinh về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh đi tham quan thực tế tại các di tích.
8. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.
9. Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các sở, ban ngành liên quan để xử lý những hành vi xâm hại đến di tích.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Tuyên truyền, phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa phương.
2. Tổ chức bảo vệ, phát huy giá trị di tích tại địa phương, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ và quản lý di tích.
3. Tiếp nhận khai báo về di tích, kiến nghị việc xếp hạng di tích lên cơ quan cấp có thẩm quyền.
4. Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi làm ảnh hưởng tới di tích và cảnh quan môi trường của di tích.
5. Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan tại di tích theo thẩm quyền.
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di tích
1. Sở hữu hợp pháp di tích, có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ di tích đó; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di tích. Trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Phòng Văn hoá - Thông tin của huyện, thành phố.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan và các hoạt động học tập, nghiên cứu (khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép) tại di tích.
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện Quy định này.
2. Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp, cần sửa đổi bổ sung phải báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 2108/QĐ-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 25/2014/QĐ-UBND phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2 Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3 Quyết định 48/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 4 Quyết định 1771/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh phân công quản lý di tích do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 6 Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 7 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 8 Chỉ thị 16/CT-BVHTTDL năm 2010 về tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 9 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 10 Quyết định 2795/2008/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 12 Luật xây dựng 2003
- 13 Quyết định 05/2003/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 14 Quyết định 1706/2001/QĐ-BVHTT phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 15 Luật di sản văn hóa 2001
- 16 Quyết định 1306/QĐ-UB năm 1997 phân cấp quản lý di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1 Quyết định 24/2011/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 2 Quyết định 2795/2008/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3 Quyết định 1771/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh phân công quản lý di tích do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4 Quyết định 48/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 5 Quyết định 1306/QĐ-UB năm 1997 phân cấp quản lý di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6 Quyết định 25/2014/QĐ-UBND về phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7 Quyết định 2108/QĐ-UBND năm 2014 đính chính Quyết định 25/2014/QĐ-UBND phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa do tỉnh Bến Tre ban hành