- 1 Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 1552/QĐ-UBND năm 2017 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý chuyên ngành cho Sở Tư pháp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Thông tư 07/2020/TT-BTP hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Bộ Tư pháp ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2021/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 05 tháng 10 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 115/TTr-STP ngày 11 tháng 9 năm 2021, Báo cáo số 431/BC-STP ngày 30 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021. Quyết định này thay thế, bãi bỏ các văn bản sau đây:
1. Thay thế Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau.
2. Bãi bỏ Quyết định số 1443/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc giao nhiệm vụ cho Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau và Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý chuyên ngành cho Sở Tư pháp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 28/2021/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Điều 1. Vị trí và chức năng của Sở Tư pháp (sau đây viết tắt là Sở)
1. Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác tư pháp khác và dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật.
2. Chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
3. Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
1. Lãnh đạo Sở: Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, gồm:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Xây dựng, kiểm tra và Theo dõi thi hành pháp luật;
d) Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật;
đ) Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở, gồm:
a) Phòng Công chứng số 1;
b) Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước;
c) Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản.
4. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm, tình hình, yêu cầu quản lý về công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
5. Giám đốc Sở ban hành quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Thanh tra và Văn phòng; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở. Thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Biên chế của Sở Tư pháp
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, tính chất và đặc điểm của công tác tư pháp ở địa phương, Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí biên chế cho Sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, bảo đảm số lượng cấp phó và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với quy định hiện hành.
2. Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm viên chức và người lao động, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Việc tuyển dụng, bố trí công chức, viên chức của Sở phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu phòng chuyên môn nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trưởng phòng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở là người trực tiếp phụ trách điều hành hoạt động của phòng, đơn vị; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng, đơn vị được phân công phụ trách.
4. Phó Trưởng phòng, Phó Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở là người giúp việc cho Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về nhiệm vụ, công việc được phân công phụ trách.
Điều 6. Bổ nhiệm và miễn nhiệm
1. Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Tư pháp quy định.
2. Việc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở, do Giám đốc Sở quyết định theo phân cấp quản lý công chức, viên chức hiện hành, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở quyết định theo Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Giám đốc Sở quyết định việc điều động, biệt phái công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý công chức, viên chức hiện hành.
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 8. Mối quan hệ công tác giữa Sở Tư pháp với Bộ Tư pháp
1. Mối quan hệ công tác giữa Sở với Bộ Tư pháp là mối quan hệ giữa cấp dưới đối với cấp trên về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm do Bộ Tư pháp đề ra; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp; báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất về hoạt động công tác lĩnh vực tư pháp trên địa bàn tỉnh và một số nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đề xuất, kiến nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung và giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của ngành mang tính phức tạp hoặc mới phát sinh mà chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Điều 9. Mối quan hệ công tác giữa Sở Tư pháp với Ủy ban nhân dân tỉnh
Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình hoạt động, Sở giữ mối liên hệ thường xuyên với Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất về hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh đến Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Mối quan hệ công tác giữa Sở với các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh là mối quan hệ phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao, nhằm mục đích thực hiện, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2. Sở chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh xây dựng kế hoạch để thực hiện các mặt công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Tư pháp. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực tư pháp trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Mối quan hệ công tác giữa Sở Tư pháp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
Mối quan hệ công tác giữa Sở với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau là quan hệ phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước về lĩnh vực tư pháp trên địa bàn các huyện, thành phố Cà Mau.
Điều 12. Mối quan hệ công tác giữa Sở Tư pháp với Phòng Tư pháp các huyện, thành phố Cà Mau
Mối quan hệ công tác giữa Sở với Phòng Tư pháp các huyện, thành phố Cà Mau là mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của ngành Tư pháp./.
- 1 Quyết định 06/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 1552/QĐ-UBND năm 2017 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý chuyên ngành cho Sở Tư pháp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3 Quyết định 18/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông
- 4 Quyết định 44/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai
- 5 Quyết định 46/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh An Giang
- 6 Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn
- 7 Quyết định 19/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang