- 1 Quyết định 48/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trách nhiệm vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Quyết định 914/QĐ-UBND năm 2020 về giao quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 53/2020/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 51/2018/QĐ-UBND
- 1 Quyết định 48/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trách nhiệm vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Quyết định 914/QĐ-UBND năm 2020 về giao quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 53/2020/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 51/2018/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2023/QĐ-UBND | Cao Bằng, ngày 18 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 34/2021/QĐ-UBND NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2021 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 84/2014/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Cao Bằng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 34/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn, quy định thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường bộ địa phương gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng trên địa bàn tỉnh; sử dụng, khai thác đất trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị; công tác thẩm định và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ; quy định trách nhiệm quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các sở, ban, ngành có liên quan.
Đối với những nội dung không được đề cập trong Quy định này, thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu và cấp phép thi công biển quảng cáo tạm thời, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị
1. Công trình thiết yếu và biển quảng cáo tạm thời xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị trước khi phê duyệt thiết kế phải được cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh được giao quản lý chấp thuận xây dựng công trình, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm cấp giấy phép thi công xây dựng công trình.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình thiết yếu và biển quảng cáo tạm thời không được làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ, phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra mất an toàn giao thông; trước khi thi công phải được cơ quan quản lý đường bộ, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh được giao quản lý bàn giao mặt bằng và nghiệm thu công trình sau khi hoàn thành việc xây dựng.
Trường hợp đường bộ được xây mới, nâng cấp, cải tạo, trước khi xây dựng phải thông báo đến các tổ chức, cá nhân có công trình thiết yếu và biển quảng cáo tạm thời biết để có giải pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình đó.
3. Khoảng cách lắp đặt biển quảng cáo tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ phải đảm bảo theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, biển quảng cáo tạm thời và gia hạn văn bản chấp thuận; trình tự, cách thức thực hiện; thời hạn giải quyết: Áp dụng theo quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều 13 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4, 7, 9 Điều 18 như sau:
“3. Vị trí các điểm đấu nối vào đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan; trường hợp vị trí đấu nối chưa có trong quy hoạch của địa phương, nếu cần thiết phải đấu nối để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ đề nghị thỏa thuận điểm đấu nối (gồm bình đồ hiện trạng khu vực đấu nối, các căn cứ và sự cần thiết phải đấu nối, phương án đấu nối, đơn đề nghị thỏa thuận vị trí đấu nối) và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý tuyến đường. Các dự án có đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị trước khi lập dự án phải được cơ quan quản lý tuyến đường chấp thuận hoặc thống nhất thỏa thuận điểm đấu nối.
4. Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh được giao quản lý các tuyến đường tỉnh, rà soát nhu cầu đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh, lập danh mục và hồ sơ các điểm đấu nối trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
7. Đấu nối đường nhánh vào dự án đường tỉnh được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh: Ngay từ bước lập dự án, chủ đầu tư đường tỉnh phải căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của cấp huyện có dự án đi qua để xác định các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao cùng mức) giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án đường tỉnh được xây dựng, xác định vị trí vào các trạm dịch vụ theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô; đồng thời gửi phương án thiết kế tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp huyện lấy ý kiến để điều chỉnh cho phù hợp.
9. Các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu đô thị, khu thương mại - dịch vụ hoặc các dự án khác khi lập quy hoạch phải xây dựng hệ thống đường gom, đường nhánh phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được phê duyệt. Trường hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không đủ quỹ đất để xây dựng đường gom theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có thể xem xét cho phép một phần hoặc toàn bộ đường gom nằm trong hành lang an toàn đường tỉnh.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 21 như sau:
“1. Trước khi nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới nút giao, chủ sử dụng hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án, căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, lập hồ sơ và gửi đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền 01 bộ hồ sơ để được xem xét chấp thuận hồ sơ thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông đấu nối vào đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị”.
b) Sửa đổi điểm b, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 21 như sau:
“b) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông, lưu giữ hồ sơ thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông đấu nối vào đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường tỉnh được ủy quyền quản lý.
c) Đối với các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào đường tỉnh đã được cấp thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.”.
c) Bổ sung khoản 6 Điều 21 như sau:
“6. Trình tự, cách thức thực hiện; thời hạn giải quyết: Áp dụng theo quy định tại các khoản 4, 5 Điều 26 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT.”.
5. Bổ sung khoản 10 Điều 36 như sau:
“10. Tổ chức giao thông (thực hiện cắm biển cấm dừng, đỗ, biển hạn chế tốc độ, hạn chế tải trọng) để phù hợp với tình trạng kỹ thuật của cầu, đường bộ trên hệ thống đường địa phương được giao quản lý theo quy định pháp luật hiện hành.”.
Điều 2. Thay thế cụm từ và bãi bỏ các điều của “Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” ban hành kèm theo Quyết định số 34/2021/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của UBND tỉnh Cao Bằng
1. Thay thế cụm từ “Cục Quản lý đường bộ I” thành “Khu quản lý đường bộ I” tại khoản 7, Điều 36.
2. Bãi bỏ Điều 19 và Điều 20.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cao Bằng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 12 năm 2023.
2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 48/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trách nhiệm vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Quyết định 914/QĐ-UBND năm 2020 về giao quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 53/2020/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với đường địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang kèm theo Quyết định 51/2018/QĐ-UBND