ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2812/1998/QĐ-UB-NC | TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 7/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay ;
- Căn cứ Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp thành phố tại công văn số 198/TTr ngày 4/3/1998;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, gồm các thành viên sau đây:
1- Ông Mai Quốc Bình, Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Hội đồng
2- Ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng
3- Ông Lê Hồng Liêm, Giám đốc Sở Văn hóa thông tin, Ủy viên
4- Ông Ngô Thế Trọng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên
5- Đại tá Cao Văn Đoàn, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Ủy viên
6- Thượng tá Võ Văn Măng, Phó Giám đốc Công an thành phố, Ủy viên
7- Bà Nguyễn Kim Lý, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy viên
8- Bà Lương Thị Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Chăm sóc bảo vệ trẻ em thành phố, Ủy viên
9- Ông Huỳnh Văn Nam, Phó Giám đốc Đài Truyền hình TP, Ủy viên
10- Ông Nguyễn Châu Kỳ, Phó Giám đốc Đài Tiếng nói nhân dân TP, Ủy viên
Mời Ban Nội chính Thành ủy, Ban Tư tưởng văn hóa Thành ủy, Báo Sài Gòn giải phóng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Luật gia thành phố cử đại diện tham gia vào Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố.
Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố.
Tổ chuyên viên giúp việc cho Hội đồng gồm có:
1- Ông Dương Quang Thọ, Phó phòng tuyên truyền Sở Tư pháp
2- Bà Nguyễn Vũ Tố Uyển, Chuyên viên Phòng tuyên truyền Sở Tư pháp
3- Ông Võ Hoàng Kiệt, Chuyên viên Văn phòng UBND thành phố.
Điều 2. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố có các nhiệm vụ sau:
1- Căn cứ vào kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ và kế hoạch hàng quý, hàng năm của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Trung ương đề ra kế hoạch, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quý, hàng năm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Hướng dẫn và đôn đốc Ủy ban nhân dân các quận-huyện, các Sở ngành và các tổ chức chính-xã hội, đoàn thể quần chúng xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng quý, hàng năm của cấp mình, ngành mình.
2- Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Sở, Ban, Ngành chức năng và các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể quần chúng, thường xuyên kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể trong việc thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo nhiệm vụ được phân công.
3- Xây dựng lực lượng báo cáo viên thành phố, phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng trong việc tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản qui phạm pháp luật của Trung ương và địa phương cho các đối tượng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4- Định kỳ 6 tháng, 1 năm có sơ kết, tổng kết việc phối hợp triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến nghị về các biện pháp đẩy mạnh công tác này để báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố họp mỗi quý một lần.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố do Sở Tư pháp thành phố dự toán khi lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 4. Căn cứ vào thành phần, nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện quyết định thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cấp mình cho phù hợp.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Thủ trưởng các Sở-Ban-Ngành thành phố, các thành viên của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố và các chuyên viên giúp việc Hội đồng có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 1998 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
(Ban hành kèm theo quyết định số 2812/1998/QĐ-UB-NC ngày 28/5/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Nhằm thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 7/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay” và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 7/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ “về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ; Trong năm 1998 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và thực hiện theo kế hoạch sau đây :
1. Về nội dung cần phổ biến, giáo dục pháp luật :
Trên cơ sở các văn bản qui phạm pháp luật đã được ban hành trong những năm qua và các văn bản qui phạm pháp luật được ban hành trong năm 1998, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung vào một số nội dung sau :
a) Bộ luật Dân sự chú trọng nhất là các phần : tài sản và quyền sở hữu; hợp đồng dân sự; thừa kế; các quy định về chuyển quyền sử dụng đất. Bộ luật Hình sự: Chủ yếu là phần sửa đổi bổ sung; Luật ban hành các văn bản qui phạm pháp luật. Luật Thương mại, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Các Pháp lệnh gồm : Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh về chống tham nhũng, Pháp lệnh về cán bộ công chức, Pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Nghị quyết về việc ban hành qui chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
c) Các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng quản lý nhà và công trình cơ sở hạ tầng đô thị và các Nghị định về tiền tệ, ngân hàng, thuế vụ.
Ngoài các văn bản qui phạm pháp luật của Trung ương nói trên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần chú ý phổ biến các quy định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố như các qui hoạch đô thị đã được duyệt, các quy định về chính sách đến bù giải tỏa, quy định về các khoản thu như quỹ lao động công ích, tiền dân phòng, phụ thu tiền điện nước, các chính sách đối với những người tham gia dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, các chính sách về xóa đói giảm nghèo, về người ăn xin, tàn tật v.v…
2. Về hình thức và biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Căn cứ vào các nội dung của văn bản qui phạm pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ; dựa vào tình hình, đặc điểm của từng đơn vị, trình độ nhận thức của các đối tượng được tuyên truyền phổ biến. Trong năm 1998 các quận-huyện, sở-ngành cần nghiên cứu vận dụng một số hình thức và biện pháp sau :
- Tuyên truyền phổ biến bằng miệng theo hình thức tập trung đông người hoặc theo nhóm ngành nghề, thành phần xã hội.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của các báo đài trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng vào các dịp lễ, ngày kỷ niệm…
- Tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn, giao lưu pháp luật trong các cán bộ công nhân viên của các sở-ngành, học sinh, sinh viên để nâng cao nhận thức và lý luận về pháp luật.
- Xây dựng các tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, xóm ấp.
Đi đôi với việc phân loại đối tượng, các quận-huyện, sở-ngành cần củng cố đội ngũ báo cáo viên pháp luật tại cơ sở. Kiện toàn tổ chức, khuyến khích động viên các tổ hòa giải, tổ dân phố, ấp nhân dân trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Khuyến khích động viên các hoạt động tư vấn giải thích pháp luật miễn phí của các tổ chức đoàn thể, văn phòng tư vấn pháp luật, các luật gia, luật sư trên địa bàn thành phố.
3. Tổ chức thực hiện:
Ủy ban nhân dân các quận-huyện, các sở-ban-ngành chủ động lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong năm 1998.
Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân thành phố có kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho tổ chức mình.
Các báo cáo kế hoạch, sơ kết, tổng kết về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị gởi về Sở Tư pháp-Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1 Quyết định 46/2012/QĐ-UBND về Quy định mức chi cụ thể cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 587/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch "Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của Đất nước" trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
- 4 Quyết định 213/2003/QĐ-UB về thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Long An
- 5 Quyết định 3137/2001/QĐ-UB ban hành Quy chế phối hợp hoạt động quản lý sự nghiệp giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6 Quyết định 03/2000/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 8 Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998
- 9 Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998
- 10 Nghị quyết số 45/1998/NQ-UBTVQH10 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn, phường do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 11 Chỉ thị 02/1998/CT-TTg về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Quyết định 03/1998/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Luật Thương mại 1997
- 14 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật 1996
- 15 Bộ luật Dân sự 1995
- 16 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 17 Bộ luật Lao động 1994
- 18 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 19 Luật Đất đai 1993
- 20 Bộ luật Hình sự 1985
- 1 Quyết định 03/2000/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 3807/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 46/2012/QĐ-UBND về Quy định mức chi cụ thể cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 4 Quyết định 587/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch "Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của Đất nước" trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
- 5 Quyết định 213/2003/QĐ-UB về thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Long An
- 6 Quyết định 3137/2001/QĐ-UB ban hành Quy chế phối hợp hoạt động quản lý sự nghiệp giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh