Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 283/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 23 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỔ SUNG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;
Theo văn bản số 280/CCTTHC ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc thống kê và công bố bổ sung những thủ tục hành chính còn thiếu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố bổ sung kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Ninh Thuận.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các sở; thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Chí Dũng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 283/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH NINH THUẬN

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I

Lĩnh vực hành chính tư pháp

1

Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam

II

Lĩnh vực bổ trợ tư pháp

2

Thủ tục phê duyệt điều lệ Đoàn luật sư

3

Thủ tục tổ chức đại hội nhiệm kỳ Đoàn luật sư

4

Thủ tục phê chuẩn kết quả đại hội Đoàn luật sư

5

Thủ tục cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư khi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

III

Lĩnh vực công chứng

6

Thủ tục công chứng thoả thuận tài sản riêng vợ - chồng

7

Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân chia tài sản chung vợ - chồng

IV

Lĩnh vực trợ giúp pháp lý

8

Thủ tục khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý; thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

9

Thủ tục kiến nghị về việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý

10

Thủ tục từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý

11

Thủ tục thay đổi người tham gia đại diện ngoài tố tụng

12

Thủ tục ký hợp đồng cộng tác giữa Giám đốc trung tâm với cộng tác viên trợ giúp pháp lý

13

Thủ tục cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

14

Thủ tục thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

15

Thủ tục thu hồi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

 

Tổng cộng: 15 thủ tục

Phần II

 NỘI DỤNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH NINH THUẬN

I. LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP

1. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam

- Trình tự thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả. Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ, lập phiếu biên nhận và chuyển cho phòng Hành chính tư pháp xử lý. Chuyển Công an tỉnh xác minh. Trả kết quả cho cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu).

+ Bản sao hộ chiếu (có chứng thực).

+ Bản sao giấy chứng nhận thường trú (hoặc tạm trú tại Việt Nam).

+ Giấy ủy quyền (giấy ủy quyền phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền. Nếu người ủy quyền đã rời Việt Nam thì giấy ủy quyền phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam).

+ Số lượng hồ sơ: 02 bộ;

- Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phức tạp 30 ngày làm việc);

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản xác nhận;

- Lệ phí: 100.000 đồng/1 trường hợp;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (mẫu số 02/TP-LLTP).

+ Đơn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (mẫu số 02/TP-LLTP) (dùng cho trường hợp ủy quyền);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT/BTP-BCA ngày 08 tháng 02 năm 1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an quy định cấp phiếu lý lịch tư pháp.

+ Quyết định số 94/2004/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp.

+ Quyết định số 39/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy định giải quyết các thủ tục hành chính tại Sở Tư pháp.

II. LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP

2. Thủ tục phê duyệt điều lệ Đoàn luật sư

- Trình tự thực hiện: Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư (trong trường hợp từ chối phê duyệt Điều lệ thì Ủy ban nhân dân tỉnh phải thông báo bằng văn bản cho Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư);

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc qua hệ thống bưu chính;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ.

+ Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ.

+ Nghị quyết đại hội.

+ Văn bản nhất trí của Liên đoàn luật sư Việt Nam về nội dung điều lệ.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội.

+ Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

3. Thủ tục tổ chức đại hội nhiệm kỳ Đoàn luật sư

- Trình tự thực hiện: Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư lập báo cáo về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc qua hệ thống bưu chính;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ.

+ Phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng - kỷ luật Đoàn luật sư nhiệm kỳ mới.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tổ chức đại hội nhiệm kỳ, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản chấp thuận;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội.

+ Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

4. Thủ tục phê chuẩn kết quả đại hội Đoàn luật sư

- Trình tự thực hiện: Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Sở Tư pháp hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả đại hội. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn kết quả đại hội (trường hợp từ chối phê chuẩn thì Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo lý do bằng văn bản);

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc qua hệ thống bưu chính;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Báo cáo kết quả đại hội.

+ Biên bản bầu cử.

+ Danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các ủy viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng - kỷ luật của Đoàn luật sư.

+ Nghị quyết Đại hội.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tư pháp.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội.

+ Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

5. Thủ tục cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư khi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động

- Trình tự thực hiện: khi thay đổi các nội dung trong hồ sơ đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động (trường hợp giấy đăng ký hoạt động bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác). Trên cơ sở thông báo bằng văn bản, Sở Tư pháp xác minh và cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư đó;

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc qua hệ thống bưu chính;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thông báo bằng văn bản về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động (hoặc văn bản đề nghị cấp lại giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy đăng ký hoạt động;

- Lệ phí: 20.000đồng/1 lần thay đổi;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội.

+ Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

+ Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.

+ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Quyết định số 292/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy định mức thu, quản lý và sử dụng nguồn thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

III. LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG

6. Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận tài sản riêng của vợ - chồng

- Trình tự thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả. Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ, lập phiếu biên nhận và chuyển cho công chứng viên giải quyết. Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở phòng Công chứng số 1 (hoặc nơi công dân yêu cầu);

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Xuất trình:

+ Giấy tờ chứng minh tài sản riêng của vợ - chồng (bản chính).

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (bản chính).

+ Giấy chứng minh nhân dân (bản chính).

+ Sổ hộ khẩu (bản chính).

+ Giấy chứng nhận kết hôn của người cam kết (bản chính).

* Nộp:

+ Giấy tờ chứng minh tài sản riêng của vợ-chồng (bản chính).

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (bản photocopy).

+ Giấy chứng minh nhân dân (bản photocopy).

+ Sổ hộ khẩu (bản photocopy).

+ Giấy chứng nhận kết hôn của người cam kết (bản photocopy).

+ Nếu người vợ (hoặc người chồng) mất tích thì phải có bản án đã có hiệu lực của Toà án.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công chứng số 1;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: công chứng văn bản thoả thuận;

- Lệ phí: 40.000 đồng/trường hợp;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: phiếu yêu cầu công chứng;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.

+ Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

+ Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTP-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng.

7. Thủ tục công chứng văn bản thoả thuận phân chia tài sản chung vợ - chồng

- Trình tự thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả. Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ, lập phiếu biên nhận và chuyển cho công chứng viên giải quyết. Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại phòng Công chứng số 1 (hoặc nơi công dân yêu cầu);

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Xuất trình:

+ Văn bản thoả thuận phân chia tài sản (bản gốc).

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (bản gốc).

+ Giấy chứng minh nhân dân (bản chính).

+ Sổ hộ khẩu (bản chính).

+ Giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định ly hôn (bản chính).

* Nộp:

+ Văn bản thoả thuận phân chia tài sản (bản gốc).

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (bản photocopy).

+ Giấy chứng minh nhân dân (bản photocopy).

+ Sổ hộ khẩu (bản photocopy).

+ Giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định ly hôn (bản photocopy).

+ Nếu người vợ (hoặc người chồng) mất tích thì phải có bản án đã có hiệu lực của Toà án;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công chứng số 1;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: công chứng văn bản thoả thuận;

- Lệ phí: 40.000 đồng/trường hợp;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: phiếu yêu cầu công chứng;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

+ Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;

+ Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTP-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng.

IV. LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

8. Thủ tục khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý; thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý

- Trình tự thực hiện: người được trợ giúp pháp lý gửi đơn khiếu nại đến Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước; Giám đốc trung tâm xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nại (nếu không đồng ý với quyết định của Giám đốc trung tâm, thì gửi đơn lên Giám đốc Sở Tư pháp); Giám đốc Sở Tư pháp xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nại;

- Cách thức thực hiện: tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn khiếu nại của người được trợ giúp pháp lý.

+ Giấy tờ tài liệu chứng minh về việc từ chối hoặc không thực hiện (hoặc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không phù hợp với quy định của pháp luật).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết:

+ 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc trung tâm có trách nhiệm giải quyết khiếu nại.

+ 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý và Sở Tư pháp;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

9. Thủ tục kiến nghị giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý

- Trình tự thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý, chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý. Nếu có căn cứ pháp lý thì có văn bản kiến nghị gửi cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết;

- Cách thức thực hiện: tại trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý);

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý theo mẫu.

+ Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý (bản sao hoặc bản chụp có đối chiếu bản chính).

+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý (bản sao hoặc bản chụp có đối chiếu bản chính).

+ Văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: không quy định cụ thể;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý);

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản kiến nghị; công văn hướng dẫn cụ thể để người yêu cầu trợ giúp pháp lý liên hệ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (mẫu số 02-TP-TGPL);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

+ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

+ Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý.

10. Thủ tục từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý

- Trình tự thực hiện: người thực hiện trợ giúp pháp lý nếu phát hiện có căn cứ để từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý thì có văn bản thông báo cho người được trợ giúp pháp lý biết về việc từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Cách thức thực hiện: tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý.

+ Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý (bản sao hoặc bản chụp có đối chiếu bản chính).

+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý (bản sao hoặc bản chụp có đối chiếu bản chính);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: khi phát hiện có căn cứ để từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý);

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo (về việc từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý);

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (mẫu số 02-TP-TGPL);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

+ Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý.

11. Thủ tục thay đổi người tham gia đại diện ngoài tố tụng

- Trình tự thực hiện: người được trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu thay đổi người tham gia đại diện ngoài tố tụng; Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh của Trung tâm) ra quyết định thay thế người tham gia đại diện ngoài tố tụng và thông báo cho người được trợ giúp pháp lý, người bị thay thế người và người thay thế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Cách thức thực hiện: tại trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý);

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị thay đổi người tham gia đại diện ngoài tố tụng (bản chính).

+ Giấy tờ chứng minh cần thiết phải thay đổi người đại diện ngoài tố tụng (nếu có);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: không quy định cụ thể;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý);

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Quyết định thay đổi người đại diện ngoài tố tụng.

+ Thông báo về việc thay đổi người đại diện ngoài tố tụng;

 - Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (mẫu số 02-TP-TGPL);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

+ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

+ Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý.

12. Thủ tục ký hợp đồng cộng tác giữa Giám đốc Trung tâm với cộng tác viên trợ giúp pháp lý

- Trình tự thực hiện: cộng tác viên đến Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh của Trung tâm nơi mình cư trú, công tác) xuất trình quyết định công nhận, thẻ cộng tác viên và đề nghị ký hợp đồng. Giám đốc Trung tâm hoặc ủy quyền cho chi nhánh ký hợp đồng cộng tác với cộng tác viên;

- Cách thức thực hiện: tại trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý);

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Quyết định công nhận và cấp thẻ cộng tác viên (bản sao hoặc bản chụp từ bản chính).

+ Thẻ cộng tác viên (bản sao hoặc bản chụp từ bản chính);

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận thẻ cộng tác viên, phải ký kết hợp đồng cộng tác;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh Trợ giúp pháp lý);

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: hợp đồng cộng tác được ký kết giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh Trung tâm) với cộng tác viên;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

+ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

+ Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước.

13. Thủ tục cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

- Trình tự thực hiện: trường hợp cộng tác viên bị mất thẻ (hoặc thẻ hết thời hạn sử dụng; do bị hỏng không còn sử dụng được), nộp đơn đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp lại thẻ. Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh Trung tâm) kiểm tra danh sách cộng tác viên và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp lại thẻ cho cộng tác viên;

- Cách thức thực hiện: tại Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp);

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp lại thẻ cộng tác viên (bản chính).

+ Giấy cam kết về việc bị mất thẻ của cộng tác viên (hoặc nộp lại thẻ đã bị hư hỏng; thẻ hết thời hạn).

+ Văn bản đề nghị giám đốc Sở Tư pháp cấp lại thẻ (bản chính).

+ 2 ảnh cỡ 2x3cm.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ của cộng tác viên;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Trung tâm trợ giúp pháp lý (hoặc chi nhánh trợ giúp pháp lý).

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Sở Tư pháp;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Quyết định cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

+ Thẻ cộng tác viên (cấp mới);

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

+ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

+ Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

14. Thủ tục thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

- Trình tự thực hiện: khi cộng tác viên vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý, Giám đốc Trung tâm ra quyết định chấm dứt hợp đồng và có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên; Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi thẻ và gửi cho cộng tác viên; cộng tác viên có trách nhiệm nộp lại thẻ cộng tác viên;

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Tư pháp;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị thu hồi thẻ cộng tác viên.

+ Một trong các giấy tờ, tài liệu chứng minh cộng tác viên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 30 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi thẻ cộng tác viên;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Quyết định thu hồi thẻ cộng tác viên.

+ Quyết định chấm dứt hợp đồng của cộng tác viên;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

+ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

+ Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

15. Thủ tục thu hồi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý

- Trình tự thực hiện: Giám đốc Sở Tư pháp xem xét ra quyết định thu hồi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đối với tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; Sở Tư pháp thông báo về việc thu hồi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý tới tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Tư pháp;

- Thành phần, hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị thu hồi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

+ Biên bản xác định tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm.

+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 48 Luật Trợ giúp pháp lý;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

- Thời hạn giải quyết: không quy định cụ thể;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định thu hồi giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

+ Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.

+ Quyết định số 03/2007QĐ-BTP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN