Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 285/1998/QĐ-TCCP-BCTL

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ THI NÂNG NGẠCH GIẢNG VIÊN LÊN GIẢNG VIÊN CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG.

BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;
Căn cứ Nghị định 181/CP ngày 9/11/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
Căn cứ Điều 14 Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định việc nâng ngạch công chức;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 5856/TCCB ngày 16/5/1998,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định tạm thời về việc thi nâng ngạch giảng viên lên giảng viên chính trong các trường Đại học và Cao đẳng.

Điều 2.- Bản quy định này có hiệu lực từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các trường Đại học quốc gia có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.

 

 

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ VIỆC TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH GIẢNG VIÊN LÊN GIẢNG VIÊN CHÍNH TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 285/1998/QĐ-TCCP-BCTL ngày 26 tháng 5 năm 1998 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ)

Căn cứ Điều 14 Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định việc thi nâng ngạch cho công chức.
Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi nâng ngạch Giảng viên lên Giảng viên chính theo những quy định dưới đây:

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Đối tượng thi nâng ngạch Giảng viên lên Giảng viên chính là các giảng viên trực tiếp giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.

Điều 2.-

1. Cơ quan chủ trì tổ chức thi nâng ngạch Giảng viên (GV) lên Giảng viên chính (GVC) là Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ có sự phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Hội đồng thi nâng ngạch do Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quyết định. Chủ tịch Hội đồng thi ra quyết định thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi.

Điều 3.- Hình thức thi nâng ngạch gồm 3 phần thi bắt buộc:

1. Phần thi viết.

2. Phần thi vấn đáp.

3. Phần thi ngoại ngữ (Nếu giảng dạy ngoại ngữ thì thi ngoại ngữ

thứ 2).

Điều 4.- Người dự thi là những công chức giảng dạy ở ngạch Giảng viên (mã số 15.111) đang giảng dạy ở trường đại học, cao đẳng, phải được Hội đồng sơ tuyển của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là Bộ), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (gọi chung là Đại học quốc gia) xét duyệt và cử đi dự thi.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ THI VÀ TỔ CHỨC SƠ TUYỂN

Điều 5.- Người được cử dự thi nâng ngạch (gọi là thí sinh) phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch GV ban hành tại Quyết định số 538/TCCP-BCTL ngày 18/12/1995 của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.

2. Có đủ văn bản, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch GVC.

3. Đã tham gia (là Chủ nhiệm hoặc Thư ký) đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường đã được nghiệm thu và được áp dụng có hiệu quả; Có tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo hoặc viết giáo trình, sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy.

Điều 6.-

1. Mỗi bộ, tỉnh có trường đại học, cao đẳng, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thành lập Hội đồng sơ tuyển do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Đại học quốc gia quyết định để xét cử người dự thi nâng ngạch.

2. Thành phần Hội đồng sơ tuyển gồm:

a. Chủ tịch Hội đồng: là đại diện của Lãnh đạo Bộ hoặc Lãnh đạo UBND tỉnh, Giám đốc Đại học quốc gia.

b. Phó Chủ tịch Hội đồng

ở Bộ là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

ở tỉnh là Trưởng ban Tổ chức chính quyền.

ở Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: là Trưởng ban Tổ chức cán bộ.

c. Các uỷ viên: do yêu cầu cụ thể của Bộ, tỉnh, Đại học quốc gia mà quyết định cử một số Vụ trưởng, Giám đốc Sở hoặc Hiệu trưởng trường thành viên của Đại học Quốc gia làm uỷ viên Hội đồng sơ tuyển.

Số thành viên Hội đồng 5 đến 7 người.

3. Nhiệm vụ của Hội đồng sơ tuyển:

- Hướng dẫn các trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc Bộ, tỉnh, đại học quốc gia lập hồ sơ của người đăng ký dự thi theo đúng yêu cầu tại khoản 1, Điều 7 của Bản quy định này.

- Tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ từng người theo đúng nguyên tắc tại khoản 2, Điều 7 của bản quy định này và đảm bảo đúng chỉ tiêu được phân bổ trong kỳ thi.

Điều 7.- Hồ sơ đăng ký dự thi và quy trình tổ chức việc sơ tuyển cử người dự thi:

1. Hồ sơ đăng ký dự thi (Hồ sơ cá nhân) gồm:

1- Đơn xin dự thi nâng ngạch GV lên GVC.

2- Bản nhận xét của Nhà trường về phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả giảng

dạy và khả năng nghiên cứu khoa học trong thời gian từ 1993 đến 1998.

3- Phiếu đăng ký dự thi nâng ngạch (theo mẫu).

4- Các văn bằng, chứng chỉ (có xác nhận của trường).

5- Bản nghiệm thu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học hoặc Bằng sáng chế,

phát minh.

6- 2 ảnh 4x6 và 2 bì thư có dán tem, ghi địa chỉ liên lạc.

Hồ sơ của người dự thi được đựng trong túi hồ sơ và gửi về Hội đồng sơ tuyển, Bộ, tỉnh hoặc Đại học quốc gia.

2. Hội đồng sơ tuyển của Bộ, tỉnh, Đại học quốc gia xét duyệt cử người đi dự thi theo nguyên tắc:

a. Trường Đại học, Cao đẳng có người dự thi phải có nhu cầu vị trí giảng dạy ở ngạch GVC. Sau khi thi đạt kết quả phải được xếp đúng vị trí giảng dạy ở ngạch GVC.

b. Hội đồng sơ tuyển tổ chức thẩm định, xét duyệt hồ sơ của từng người theo các điều kiện đã nêu ở Điều 5, sau đó tiến hành bỏ phiếu kín. Người được cử đi dự thi phải đạt được từ 2/3 số phiếu trở lên so với tổng số thành viên Hội đồng sơ tuyển.

c. Hội đồng sơ tuyển lập danh sách thí sinh (theo mẫu) và trình Lãnh đạo Bộ, tỉnh, Đại học quốc gia ký văn bản cử người đi dự thi về Hội đồng thi nâng ngạch (trụ sở ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt Hà Nội). Văn bản gửi về Hội đồng thi nâng ngạch gồm:

- Công văn cử tham gia thi của Bộ, tỉnh, Đại học quốc gia.

- Danh sách thí sinh (theo mẫu).

- Hồ sơ cá nhân (theo danh sách).

Chương 3:

NỘI DUNG THI VÀ TỔ CHỨC THI

Điều 8.- Nội dung thi căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch giáo viên chính ban hành tại Quyết định 538/TCCP-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ.

1. Nội dung phần thi viết gồm:

1- Quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2- Vị trí, vai trò của giáo dục đại học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3- Mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của Nhà trường, của chuyên ngành đào tạo từ nay đến năm 2000 và xu hướng phát triển giáo dục đào tạo của thế giới, của khu vực.

4- Nội dung cơ bản về đổi mới đào tạo ở bậc đại học của nước ta.

5- Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của trường đại học, cao đẳng.

6- Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng về Giáo dục và Đào tạo.

7- Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.

2. Nội dung phần thi vấn đáp tập trung vào những vấn đề:

Về đổi mới đào tạo bậc đại học (nội dung chương trình, phương pháp, phương thức, quy mô, loại hình trường,...).

- Xử lý những tình huống trong giảng dạy, hướng dẫn khoá luận, luận văn, trong giao tiếp và quản lý sinh viên,...

- Về quy chế giảng dạy, quy chế học tập.

- Về chức trách, nhiệm vụ và những hiểu biết của ngạch GVC.

- Về hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Nội dung thi ngoại ngữ: thi ở trình độ C một trong năm thứ tiếng: Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung theo đăng ký dự thi của thí sinh.

Điều 9.- Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi nâng ngạch GV lên GVC. Hội đồng thi nâng ngạch GV lên GVC do Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ra quyết định thành lập.

1. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch gồm:

a. Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.

b. Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c. Uỷ viên thường trực: Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d. Các uỷ viên: Đại diện của:

* Vụ Biên chế tiền lương Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ.

* Vụ Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Vụ Giáo viên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Vụ Khoa học công nghệ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

e. Ban thư ký giúp việc Hội đồng thi gồm các chuyên viên của Vụ Tổ chức - Cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo; Vụ biên chế tiền lương của Ban Tổ chức Chính phủ.

2. Hội đồng thi có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn các Bộ, tỉnh, Đại học quốc gia triển khai thực hiện bản quy định

này.

- Xét duyệt danh sách người dự thi.

- Tổ chức việc ra đề thi, chọn đề thi, quy định việc chấm thi, điểm đạt yêu cầu

theo đúng quy chế.

- Tổ chức thi.

- Thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban

coi thi, chấm thi.

- Báo cáo Bộ trưởng Trưởng Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ kết quả thi, danh

sách những người đạt yêu cầu được bổ nhiệm vào ngạch GVC.

- Tổng kết rút kinh nghiệm kỳ thi.

Chương 4: