ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2894/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 08 tháng 11 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT LẠI ĐỀ ÁN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ "MỘT CỬA" TẠI SỞ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010 của tỉnh Bình Thuận;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt lại Đề án cải cách thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, bao gồm các nội dung sau:
I. Các lĩnh vực thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
1. Thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm dạy nghề;
2. Thừa nhận nội quy lao động của doanh nghiệp;
3. Thừa nhận quy chế trả lương của Công ty nhà nước;
4. Thừa nhận tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong công ty nhà nước;
5. Nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong công ty nhà nước;
6. Cấp sổ lao động;
7. Cấp giấy phép lao động; gia hạn GPLĐ cho lao động nước ngoài;
8. Trợ cấp khó khăn đột xuất cho người có công cách mạng theo thẩm quyền của Giám đốc Sở;
9. Trợ cấp một lần cho các đối tượng B, C, K;
10. Dự án vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;
11. Trợ cấp khó khăn đột xuất cho người có công cách mạng theo thẩm quyền của UBND tỉnh;
12. Trợ cấp cho người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học;
II. Thành phần hồ sơ, thủ tục và thời hạn giải quyết
STT | Nội dung | Thành phần hồ sơ | Thời gian giải quyết |
1 | Thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm dạy nghề | - Văn bản đề nghị của đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị-xã hội, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với trung tâm dạy nghề công lập; - Đơn đề nghị của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với trung tâm dạy nghề tư thục; - Đề án thành lập trung tâm dạy nghề; - Chương trình dạy nghề cho các nghề tổ chức đào tạo; - Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề; - Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền về cấp, cho thuê hoặc quyền sử dụng đất để xây dựng trung tâm hoặc hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai (tối thiểu là 5 năm); - Văn bản xác nhận của Ngân hàng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề tư thục. | 25 ngày |
2 | Thừa nhận nội quy lao động của doanh nghiệp | - Văn bản đề nghị đăng ký Nội quy lao động (theo mẫu); - Quyết định ban hành Nội quy lao động (theo mẫu); - 03 bản nội quy lao động; - Các văn bản quy định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có). | 10 ngày |
3 | Thừa nhận quy chế trả lương của công ty nhà nước | - Công văn đề nghị đăng ký Quy chế trả lương. - Hai bản quy chế trả lương hoàn chỉnh. | 10 ngày |
4 | Thừa nhận tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong công ty nhà nước | - Công văn đề nghị đăng ký Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ; - Hai bản Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ đã hoàn chỉnh. | 10 ngày |
5 | Nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong công ty nhà nước | - Quyết định thành lập Hội đồng thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ do Giám đốc Công ty ký; - Kế hoạch thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; Quy chế thi, quy định điểm đạt được đề nghị nâng ngạch; - Tổng hợp kết quả đề nghị nâng ngạch kèm theo bài thi lý thuyết; - Bản sao có công chứng Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ; - Danh sách đề nghị, mẫu quyết định nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ. | 10 ngày |
6 | Cấp sổ lao động | - Công văn đề nghị cấp Sổ lao động của đơn vị. - Danh sách đề nghị cấp Sổ lao động - Sổ lao động và 2 tờ khai Sổ lao động đã ghi chép đầy đủ các thông tin. | 10 ngày |
7 | Cấp giấy phép lao động; gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài | * Cấp giấy phép lao động: - Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - TB & XH quy định; - Đơn xin làm việc; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Bản lý lịch tự thuật; - Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam; - Các giấy tờ quy định có liên quan như: Bản sao bằng cấp, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề của người nước ngoài dịch ra tiếng Việt và công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam. * Gia hạn giấy phép lao động: - Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu); - Bản sao hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài tiếp tục làm việc ở Việt Nam (có xác nhận của người sử dụng lao động ); - Giấy phép lao động đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người lao động nước ngoài. | 10 ngày
08 ngày |
8 | Trợ cấp khó khăn đột xuất cho người có công cách mạng theo thẩm quyền của Giám đốc Sở | - Đơn xin trợ cấp khó khăn đột xuất của đối tượng có xác nhận của địa phương nơi đối tượng cư trú; - Đề nghị của Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện, thành phố. | 4 ngày |
9 | Trợ cấp một lần cho các đối tượng B,C,K | - Bản khai (theo mẫu) có xác nhận của cơ quan nơi công tác đối với đối tượng đang làm việc hoặc chứng nhận của chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) nơi cư trú đối với đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức; - Mẫu trích sao lý lịch gốc do cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch xác nhận về thời gian công tác, chiến đấu ở chiến trường B,C,K của đối tượng ở một trong các hồ sơ, lý lịch đảng viên, quân nhân, hưu trí, mất sức; - Trường hợp đối tượng không còn hoặc không có lý lịch, hồ sơ thì phải có ít nhất hai người cùng công tác xác nhận, người xác nhận phải kèm theo lý lịch hoặc phiếu cá nhân (trong hồ sơ hưu trí, mất sức) của mình để đối chiếu. - Biên bản của Hội đồng cấp xã; - Biên bản của Hội đồng cấp huyện, thành phố | 15 ngày |
10 | Dự án vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm
| * Đối với dự án cơ sở sản xuất kinh doanh: - Dự án vay vốn lập thành 04 bộ, gồm : + Dự án (theo mẫu) và Bản sao có công chứng giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản dùng để thế chấp, cầm cố và bảo lãnh thế chấp; + Phiếu thẩm định dự án (theo mẫu); +Tờ trình và biểu tổng hợp của UBND huyện, thị xã, thành phố (trường hợp trên mức ủy quyền của UBND tỉnh) hoặc Hội, Đoàn thể tỉnh (theo mẫu); - Ngoài ra, tuỳ theo trường hợp cụ thể cần có một trong các giấy tờ sau : + Bản sao Hợp đồng hợp tác xã sản xuất, kinh doanh có chứng nhận của UBND xã (đối với tổ hợp tác sản xuất); + Bản sao giấy tờ chứng minh có đủ tiêu chí xác định trang trại; + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề ( đối với hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở kinh doanh của người tàn tật); + Bảo sao Quyết định thành lập (đối với Trung tâm Giáo dục lao động – xã hội). * Đối với dự án Hộ gia đình : Hồ sơ dự án vay vốn lập thành 04 bộ, bao gồm : - Dự án (theo mẫu) có xác nhận của UBND xã về hộ khẩu của Chủ dự án; - Đơn tham gia dự án của từng hộ (theo mẫu) có xác nhận của UBND xã về hộ khẩu của đối tượng thường trú trên địa bàn (trong trường hợp là dự án nhóm hộ ); - Phiếu thẩm định dự án (theo mẫu); - Tờ trình và biểu tổng hợp của UBND huyện, thị xã, thành phố (trường hợp trên mức ủy quyền của UBND tỉnh) hoặc Hội, Đoàn thể tỉnh (theo mẫu); | 10 ngày
10 ngày
|
11 | Trợ cấp khó khăn đột xuất cho người có công cách mạng theo thẩm quyền của UBND tỉnh | - Đơn xin trợ cấp khó khăn đột xuất của đối tượng có xác nhận của địa phương nơi đối tượng cư trú; - Đề nghị của Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và xã hội huyện, thị xã, thành phố. | 8 ngày |
12 | Trợ cấp cho người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học | - Bản khai người bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (theo mẫu); - Danh sách người bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (theo mẫu); chỉ dành riêng cho người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; - Danh sách con đẻ người bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (theo mẫu); chỉ dành riêng cho con đẻ người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; - Giấy khám sức khỏe của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nơi người bị nhiễm chất độc hoá học có hộ khẩu thường trú; - Các loại giấy tờ kèm theo chứng minh người tham gia kháng chiến ở vùng bị Mỹ sử dụng chất độc hoá học ở Việt Nam giai đoạn từ tháng 8/1961 đến tháng 04/1975; - Tờ trình của UBND huyện, thị xã, thành phố đề nghị giải quyết chế độ cho người bị nhiễm chất độc hoá học. | 15 ngày |
III. Quy trình tiếp nhận và giải quyết
- Khi có yêu cầu giải quyết hồ sơ hành chính liên quan đến lĩnh vực thực hiện cơ chế “một cửa” nói trên, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội;
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ghi phiếu biên nhận, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho đương sự bổ sung;
- Sau khi tiếp nhận Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn giải quyết;
- Sau khi đã thẩm định, xử lý phòng chuyên môn chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Sở phê duyệt. Sau khi lãnh đạo Sở đã ký duyệt chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động –Thương binh và Xã hội để trả kết quả cho tổ chức, công dân.
IV. Phí, lệ phí: Theo quy định hiện hành của nhà nước
Điều 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan của tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả lĩnh vực đã được phê duyệt lại.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 915/QĐ-CTUBBT ngày 08/3/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án cải cải thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Quyết định số 870/QĐ-UBND ngày 05/4/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc bổ sung Đề án cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1662/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế và bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 34/2010/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 165/2005/QĐ-UB về phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" của Sở tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
- 3 Quyết định 17/2010/QĐ-UBND phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Thông tin và Truyền thông do tỉnh Nam Định ban hành
- 4 Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 5 Quyết định 01/2005/QĐ-UB về thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1662/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế và bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 34/2010/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 165/2005/QĐ-UB về phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" của Sở tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng
- 3 Quyết định 17/2010/QĐ-UBND phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Thông tin và Truyền thông do tỉnh Nam Định ban hành
- 4 Quyết định 01/2005/QĐ-UB về thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang