Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2898/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1395/TTr-SKHCN ngày 09 tháng 11 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021 - 2025” với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

b) Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc sản, làng nghề, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu và dịch vụ gắn với quảng bá văn hóa Huế.

c) Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, phong trào lao động sáng tạo, hỗ trợ các sáng kiến có hiệu quả được ứng dụng vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.

d) Hình thành hệ thống hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và triển khai hoạt động có hiệu quả nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và thu hút đầu tư.

đ) Xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh, thương hiệu đặc sản của tỉnh nhằm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm của tỉnh nhà.

e) Hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh gia tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó:

- Hỗ trợ hình thành hệ thống quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho ít nhất 20 đặc sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 5 sáng chế/giải pháp hữu ích trong đó ưu tiên các sáng chế/giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam);

- Đáp ứng 100% các đặc sản của địa phương đã bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hỗ trợ để quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.

b) Tổ chức ít nhất 20 hội thảo chuyên đề, xây dựng ít nhất 30 chuyên đề, phóng sự trên các phương tiện truyền thông, đăng ít nhất 60 bài tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên báo chí và các trang thông tin điện tử địa phương, tổ chức ít nhất 12 lớp đào tạo, tập huấn.

c) Cử đi đào tạo chuyên sâu cho ít nhất 10 lượt cán bộ, công chức chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại các cơ quan quản lý nhà nước.

d) Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao: Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng, đẩy mạnh; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 - 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; số lượng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng đáng kể; thúc đẩy khai thác tài sản trí tuệ được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

đ) Chỉ dẫn địa lý, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

e) Bảo đảm các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với tính chất dân sự của quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện xử lý 100% các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, chống hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, ... trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là chủ sở hữu hợp pháp của các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc có quyền đăng ký đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Chưa được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách cho nội dung đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ các chương trình, chính sách khác của Trung ương hoặc địa phương.

III. NỘI DUNG

1. Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ

a) Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ thông qua nhiều hình thức: Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ (06 chuyên đề/năm); Giới thiệu, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ trên các cơ quan báo chí địa phương và trung ương (10 bài/năm); Tổ chức các sự kiện sở hữu trí tuệ hàng năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (01 - 02 hoạt động/năm).

b) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ và văn hóa sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục đại học, vai trò tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đào tạo chuyên gia quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp (02 lớp/năm).

c) Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, triển lãm để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; cập nhật các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến các xu hướng khoa học và công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, văn hóa sở hữu trí tuệ (03 - 04 hoạt động/năm). Khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.

d) Thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành; xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ.

đ) Biên soạn, phát hành các tài liệu hướng dẫn thủ tục đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ, giới thiệu mô hình tiêu biểu có tài sản trí tuệ đã được xây dựng và ứng dụng tốt trong thực tiễn.

e) Tập trung đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (02 lượt/năm).

g) Thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ, dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ.

2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ

a) Hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới, bao gồm:

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng mới (04 sáng chế/giải pháp hữu ích, giống cây trồng/năm; 03 kiểu dáng công nghiệp/năm);

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm truyền thống, đặc sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của tỉnh (20 nhãn hiệu/năm);

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của đặc sản địa phương, kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới ra nước ngoài (10 đơn/năm).

b) Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương, bao gồm:

- Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm ngành nghề nông thôn, các sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 05 dự án/năm);

- Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 05 dự án/năm);

- Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 02 dự án/năm). Đề xuất ít nhất 1 dự án/năm do Trung ương quản lý thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ;

- Hỗ trợ khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng quy hoạch vùng sản xuất các đặc sản, vùng sản xuất nguyên liệu cho các đặc sản trên địa bàn tỉnh.

3. Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ

a) Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ như hội chợ, triển lãm, phiên chợ giới thiệu các đặc sản, sản phẩm làng nghề phù hợp với Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình phát triển thị trường đặc sản của tỉnh.

b) Hỗ trợ xây dựng trang web giới thiệu và quảng bá đặc sản hoặc đưa nội dung giới thiệu và quảng bá đặc sản vào trang web của tổ chức quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

c) Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cùng với sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm được bảo hộ với sản phẩm xâm phạm quyền.

d) Hỗ trợ hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể theo chuỗi giá trị.

đ) Hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tập thể là chủ sở hữu, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và các tổ chức tập thể quản lý quyền tác giả, quyền liên quan.

4. Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn

a) Hỗ trợ áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn (kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam).

b) Hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, sáng kiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi; các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản nông sản, đặc sản; áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động sản xuất.

c) Xây dựng quy chuẩn chất lượng địa phương gắn với phát triển thương hiệu các đặc sản. Ưu tiên xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh.

d) Hỗ trợ triển khai các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm phục hồi, phục tráng, chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng các đặc sản.

5. Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý và hợp tác về sở hữu trí tuệ

a) Xây dựng hoặc bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh để triển khai Chương trình trên địa bàn.

b) Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm xây dựng, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ đối với các đặc sản giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.

c) Tổ chức khảo sát, lập và bổ sung danh mục các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm chủ lực của tỉnh.

d) Tổ chức khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng đề cương dự án đề xuất tham gia Chương trình phát triển tài sản trí tuệ ở trung ương.

IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

1. Ngân sách trung ương (hỗ trợ tỉnh để thực hiện các dự án do Trung ương ủy quyền địa phương quản lý).

2. Ngân sách địa phương: Bảo đảm kinh phí hoạt động chung và các dự án thành phần. Nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách địa phương hàng năm của Sở Khoa học và Công nghệ; từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

3. Nguồn kinh phí khác:

a) Kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình. Khuyến khích các tổ chức chủ trì, các đối tượng hưởng lợi từ các dự án tham gia đối ứng kinh phí; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự đầu tư kinh phí cho nghiên cứu, cho việc xây dựng, quản lý, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ của mình.

b) Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Tranh thủ các nguồn hỗ trợ của các cơ quan trung ương như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước

a) Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ.

b) Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; tư vấn, hỗ trợ và cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ cho người dân và doanh nghiệp.

c) Huy động và khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh trong hoạt động sáng tạo để tạo ra các sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng các đặc sản, sản phẩm ngành nghề nông thôn.

d) Tổ chức khảo sát, lập và bổ sung danh mục các đặc sản trên địa bàn tỉnh;

đ) Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

2. Giải pháp về phương án triển khai

Chương trình được quản lý, tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động chung và quản lý các nhiệm vụ để thực hiện các nội dung thuộc Chương trình, bao gồm các quy định về: Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động chung; Quản lý các nhiệm vụ (dự án, đề tài, đề án) thuộc Chương trình.

3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Quy định một số chính sách hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030 để triển khai thực hiện.

VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2021 đến hết năm 2025.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình

a) Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình, gồm: Trưởng Ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Trưởng ban là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương, hiệp hội liên quan.

b) Thành lập Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo, gồm trưởng hoặc phó đơn vị chuyên môn của các sở, ngành và địa phương liên quan. Tổ trưởng Tổ chuyên viên là Trưởng đơn vị chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ, Tổ phó Tổ chuyên viên là Trưởng hoặc Phó đơn vị chuyên môn của Sở Công Thương.

Ban Chỉ đạo có trách nhiệm đề xuất UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hàng năm để triển khai.

2. Phân công thực hiện

a) Sở Khoa học và Công nghệ:

- Là cơ quan thường trực của Chương trình;

- Tham mưu xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định để trình Ban Chỉ đạo;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình;

- Tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện việc sơ kết, tổng kết Chương trình và đề xuất Chương trình giai đoạn tiếp theo;

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc;

- Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện, những kiến nghị, đề xuất hằng năm trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình, báo cáo Ban Chỉ đạo;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

b) Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm của Chương trình;

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.

c) Sở Công Thương:

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp;

- Chủ trì tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường thương hiệu các đặc sản và sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh;

- Đẩy mạnh công tác phối hợp, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công;

- Phối hợp với các sở, ngành, các địa phương rà soát các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để bổ sung vào danh mục các đặc sản trên địa bàn.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, xác định các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các đặc sản, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề có lợi thế để từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản và các sản phẩm làng nghề trên địa bàn;

- Chủ trì và phối hợp với các địa phương xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các đặc sản;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương để xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các đặc sản trên địa bàn.

e) Sở Du lịch:

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các đặc sản gắn với xây dựng và phát triển các thương hiệu du lịch tỉnh;

- Chủ trì tổ chức các nội dung của Chương trình về xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm du lịch trên địa bàn.

g) Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc.

h) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, Cổng thông tin điện tử tỉnh:

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành, địa phương xây dựng các chuyên mục thông tin, tuyên truyền theo nội dung của Chương trình.

i) UBND các huyện, thị xã, tỉnh:

Tuyên truyền phổ biến Chương trình và các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; chủ động đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ thuộc Chương trình; bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Chương trình trên địa bàn.

k) Các tổ chức, cá nhân liên quan:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành; sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định và định kỳ báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục Sở hữu trí tuệ;
- TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP: CVP, PCVP Đ.N. Bách, CV: DL, CT;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

DANH MỤC

CÁC NỘI DUNG ƯU TIÊN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 2898/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2020)

STT

Nội dung

Hình thức triển khai

Thời gian thực hiện

1

Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ (TSTT)

 

 

1.1

Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ thông qua nhiều hình thức: Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ (06 chuyên đề/năm); Giới thiệu, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ trên các cơ quan báo chí địa phương và trung ương (10 bài/năm); Tổ chức các sự kiện sở hữu trí tuệ hàng năm trên địa bàn Tỉnh nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (02 hoạt động/năm)

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.2

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ, vai trò TSTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đào tạo chuyên gia quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp (02 lớp/năm)

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.3

Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, triển lãm để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; cập nhật các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến các xu hướng khoa học và công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, văn hóa sở hữu trí tuệ (03 - 04 hoạt động/năm). Khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.4

Thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành; xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

1.5

Biên tập, in ấn và phát hành các tài liệu hướng dẫn thủ tục đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ, giới thiệu mô hình tiêu biểu có tài sản trí tuệ đã được xây dựng và ứng dụng tốt trong thực tiễn.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.6

Tập trung đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (2 lượt/năm)

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.7

Thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ, dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

2

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ

 

 

2.1

Hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới, bao gồm:

 

 

 

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới (4 sáng chế/giải pháp hữu ích, giống cây trồng/năm; 3 kiểu dáng công nghiệp/năm).

Theo định mức

Hàng năm

 

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm truyền thống, đặc sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của tỉnh (20 nhãn hiệu/năm)

Theo định mức

Hàng năm

 

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của đặc sản địa phương, kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới ra nước ngoài (10 đơn/năm).

Theo định mức

Hàng năm

2.2

Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương, bao gồm:

 

 

 

Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm ngành nghề nông thôn, các sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 05 dự án/năm).

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

 

Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 5 dự án/năm).

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

 

Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 02 dự án/năm). Đề xuất ít nhất 1 dự án/năm do Trung ương quản lý thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ.

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

2.3

Hỗ trợ khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng quy hoạch vùng sản xuất các đặc sản, vùng sản xuất nguyên liệu cho các đặc sản trên địa bàn tỉnh

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

3

Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ

 

 

3.1

Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ như hội chợ, triển lãm, phiên chợ giới thiệu các đặc sản, sản phẩm làng nghề phù hợp với Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình phát triển thị trường đặc sản của tỉnh

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

3.2

Hỗ trợ xây dựng trang web giới thiệu và quảng bá đặc sản hoặc đưa nội dung giới thiệu và quảng bá đặc sản vào trang web của tổ chức quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

3.3

Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cùng với sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm được bảo hộ với sản phẩm xâm phạm quyền.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

3.4

Hỗ trợ hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể theo chuỗi giá trị.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

3.5

Hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tập thể là chủ sở hữu, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và các tổ chức tập thể quản lý quyền tác giả, quyền liên quan.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

4

Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn

 

 

4.1

Hỗ trợ áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn (kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam)

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

4.2

Hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, sáng kiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi; các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản nông sản, đặc sản; áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động sản xuất.

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

4.3

Xây dựng quy chuẩn chất lượng địa phương gắn với phát triển thương hiệu các đặc sản. Ưu tiên xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

4.4

Hỗ trợ triển khai các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm phục hồi, phục tráng, chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng các đặc sản

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

5

Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý và hợp tác về sở hữu trí tuệ

 

 

5.1

Xây dựng hoặc bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh để triển khai Chương trình trên địa bàn

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

5.2

Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm xây dựng, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ đối với các đặc sản giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

5.3

Tổ chức khảo sát, lập và bổ sung danh mục các đặc sản, sản phẩm làng nghề.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

5.4

Tổ chức khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng đề cương dự án đề xuất tham gia Chương trình phát triển tài sản trí tuệ ở trung ương

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Cơ quan xây dựng dự thảo:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình

2. Căn cứ pháp lý để xây dựng Chương trình

PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2020

I. Kết quả hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020

II. Đánh giá chung

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

III. NỘI DUNG

1. Nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu quả về tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ

2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ

3. Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ

4. Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn

5. Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý và hợp tác về sở hữu trí tuệ

IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước

2. Giải pháp về phương án triển khai

3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

PHẦN THỨ BA: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình

2. Phân công thực hiện

DANH MỤC CÁC NỘI DUNG ƯU TIÊN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025

PHỤ LỤC 1: CÁC HẠNG MỤC TƯ VẤN, HỖ TRỢ CHO MỘT ĐỐI TƯỢNG SHTT

PHỤ LỤC 2: CÁC CHUYÊN ĐỀ CƠ BẢN TRONG CÁC CUỘC TẬP HUẤN

 

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải xây dựng Chương trình

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sở hữu trí tuệ là một công cụ đắc lực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, góp phần khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại và cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế.

Nhằm chủ động chuẩn bị cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với những điều kiện cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ làm công cụ cạnh tranh và phát triển thương hiệu của mình một cách cấp thiết và hiệu quả.

Do sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực đa ngành và phức tạp nên công tác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, các thông tin, kiến thức và pháp luật có liên quan là rất cần thiết, giúp giảm tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong cộng đồng, thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội.

Đồng thời, các cơ quan quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải hoạt động trong một hệ thống đồng bộ, thống nhất, hiệu lực và hiệu quả. Việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp về sở hữu trí tuệ cũng là bằng chứng khẳng định tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, các hiệp định và công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập quốc tế.

Trong những năm qua, việc phát triển tài sản trí tuệ đã được chính quyền và người dân tỉnh quan tâm nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Số lượng văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, đặc biệt là đối với sáng chế, giải pháp hữu ích còn ít; nhiều sản phẩm đặc thù, sản phẩm truyền thống gắn với tên địa danh chưa được đăng ký bảo hộ. Hoạt động hỗ trợ cộng đồng, doanh nghiệp xác lập, quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ của tỉnh có tính đột phá, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 là thực sự cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý để xây dựng Chương trình

- Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;

- Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

- Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017;

- Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030;

- Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;

- Chỉ thị số 845/CT-TTg ngày 02/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

- Quyết định số 508/QĐ-BKHCN ngày 03/3/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 (giai đoạn 2020-2025)

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2020

I. Kết quả hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020:

1. Công tác xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ; bảo đảm thi hành pháp luật (hướng dẫn, giải đáp pháp luật)

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1173/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 về Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

- Triển khai quyết định 1064/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2636/QĐ-UBND ngày 07/11/2017 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 (NQ số 39/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017);

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2018 của UBND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020;

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 của UBND tỉnh quy định bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực và khung giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế;

- UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản tỉnh năm 2017 (Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 17/4/2017); Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 22/3/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018, Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 (Kế hoạch 61/KH-UBND ngày 20/3/2019); Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 (Kế hoạch 69/KH-UBND ngày 5/3/2020);

- UBND tỉnh ban hành danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 và giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh TT Huế (Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 13/5/2019);

2. Công tác đào tạo, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ

- Xây dựng và phát sóng 27 chương trình trên Đài PTTH tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT), Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (VTV8), trong đó có các phim giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm đặc sản của địa phương như: Xây dựng thương hiệu cho nông đặc sản để nâng cao giá trị sản phẩm; Phú Lương: Xây dựng nông thôn mới với đặc trưng sản phẩm nấm rơm; Đẩy mạnh và phát triển kinh doanh sản phẩm chủ lực địa phương; Nhà khoa học nữ với phát triển tài sản trí tuệ; Xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Chợ quê cầu ngói Thanh Toàn; Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc trưng Sen Huế; Cần một chứng nhận cho Hương xưa làng cổ Phước Tích; Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể hương trầm Thủy Xuân cho sản phẩm hương trầm phường Thủy Xuân, tỉnh Huế; Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho dầu tràm Huế; Vai trò của hợp tác xã trong phát triển tài sản trí tuệ; Chiến lược phát triển thương hiệu áo dài Huế; Nỗ lực bảo tồn giống sen trắng Hoàng Cung; Kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm làng nghề gắn với phát triển du lịch; Để sản phẩm dệt Dèng được bảo tồn và phát triển bền vững; Xây dựng thương hiệu ruốc Huế; Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản địa phương; Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thịt bò A Lưới...

- Các chuyên mục trên Báo Thừa Thiên Huế: gồm 30 số về tin, bài tuyên truyền các hoạt động phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ấn hành “Sổ tay hướng dẫn xây dựng, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ”.

- Ấn hành cuốn “Sổ tay hỏi đáp về xây dựng thương hiệu đặc sản địa phương” với số lượng 500 cuốn và tái bản 500 cuốn Sổ tay Hướng dẫn xây dựng, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ để phục vụ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Tổ chức các Hội thảo, diễn đàn:

Trong năm 2017: Tổ chức Chương trình đối thoại Sở hữu trí tuệ - Tài sản vô hình của doanh nghiệp; Diễn đàn KH&CN “Đổi mới sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”; Hội thảo KHCN cấp tỉnh về “Giải pháp phát triển thương hiệu các đặc sản và ngành nghề nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế”;.

Trong năm 2018 đã tổ chức hội thảo KHCN cấp tỉnh “Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và triển khai một số chính sách phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế” nhân ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới 26/4; Hội thảo KHCN cấp tỉnh với chủ đề “Xây dựng thương hiệu gắn với chuỗi giá trị các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế” ngày 02/6/2018; tổ chức Hội thảo KHCN cấp tỉnh về “Vai trò của Hợp tác xã trong tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với đặc sản địa phương” vào ngày 27/12/2018.

Trong năm 2019 đã tổ chức Hội thảo cấp tỉnh về “Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu Áo dài Huế”; tổ chức Hội thảo “Phát triển tài sản trí tuệ, từ nghiên cứu đến thương mại hóa sản phẩm”; tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng nông dân Thừa Thiên Huế, với chủ đề “Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực”; Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế” ngày 28/12/2019.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn:

Tổ chức lớp tập huấn về tạo lập, quản lý và phát triển thương hiệu các đặc sản địa phương vào tháng 5/2017 với gần 100 doanh nghiệp và cơ sở SXKD tham gia

Phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức các lớp tập huấn cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh như sau: Phối hợp với Cục SHTT tổ chức Hội nghị tập huấn “Quản trị tài sản trí tuệ, triển khai ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong doanh nghiệp Thừa Thiên Huế”. Tổ chức đoàn cán bộ tham dự lớp tập huấn kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các cán bộ phòng Kinh tế, Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã và các cán bộ thuộc đơn vị sự nghiệp KHCN.

Tổ chức Lớp tập huấn “Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu các đặc sản địa phương” Tổ chức 06 lớp tập huấn về: Lớp tập huấn “Xây dựng và quản trị tài sản trí tuệ” phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ; Các lớp tập huấn “Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực và đặc sản địa phương” tại địa bàn các huyện, thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế với hơn 350 học viên;

3. Công tác hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp

- Hướng dẫn các Phòng Kinh tế, Kinh tế-Hạ tầng cấp huyện trong việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân SXKD lập hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu và nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm địa phương như: hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý, xin phép sử dụng địa danh và lập hồ sơ đăng ký bảo hộ. Qua đó, các nhãn hiệu tập thể như Ớt Phú Diên, Ớt Vinh Xuân, Gạo Vinh Hà (huyện Phú Vang), Mật ong Nam Đông, Bưởi đỏ Hương Hồ, Gạo Quảng Thọ, Dèng A Lưới, nhãn hiệu chứng nhận Festival làng nghề truyền thống Huế; NHTT Ném Tam Giang, Cam Nam Đông; NHTT cho Hội Nông dân xã Quảng Thái (nhãn hiệu Mướp đắng Tây Hoàng), Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thủy Phương (nhãn hiệu Chổi đót Thanh Lam) và Hội Nông dân xã Thủy Châu (nhãn hiệu Rèn truyền thống Cầu Vực), HTX NN Kim Thành (nhãn hiệu rau sạch Quảng Thành)... đã được nộp đơn đăng ký bảo hộ. Trong năm đã tổ chức hướng dẫn, tư vấn cho hơn 350 lượt tổ chức, cá nhân về trình tự làm và nộp đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

4. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Trong các năm, xử lý đơn yêu cầu xử lý xâm phạm đối với nhãn hiệu Google của Google LLC (Google) có địa chỉ tại số 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States of America (gọi tắt là Google USA) ủy quyền cho Công ty TNHH Sở hữu công nghiệp Sao Bắc Đẩu làm đại diện; Xử lý xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp số 298/209/TT-IPCom ngày 29 tháng 8 năm 2019 của Công ty TNHH IPCom Việt Nam theo ủy quyền của bà Lưu Thị Bảo Giang - chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu “KAFA”.

Tổ chức Đoàn kiểm tra chuyên ngành về sở hữu công nghiệp tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ trong việc sử dụng nhãn hiệu tập thể trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra, Cục Quản lý thị trường đã phối hợp với đơn vị chủ sở hữu kiểm tra và xử lý nhiều vụ hàng giả bao gồm các mặt hàng áo, quần, giày, dép giả nhãn hiệu North Face, Adidas, Nike...., đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa vi phạm có giá trị.

5. Công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của địa phương

Qua việc tham gia Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ và các chương trình lồng ghép trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đội ngũ cán bộ của các cơ quan quản lý về SHTT trong tỉnh cũng được trang bị thêm một phần kiến thức quan trọng trong hoạt động SHTT trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng và của cả nước nói chung; các tổ chức tập thể và người sản xuất nâng cao nhận thức về pháp luật trong lĩnh vực SHTT; sản phẩm của các dự án cũng đã góp phần vào việc phát triển sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, NHTT, NHCN của địa phương trên thị trường.

Cụ thể, trong năm 2017, Sở KHCN Thừa Thiên Huế đã tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị chủ trì thực hiện các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ như: dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế cho sản phẩm bún bò của tỉnh Thừa Thiên Huế” (dự án do Hiệp hội Khách sạn Thừa Thiên Huế chủ trì, đã được nghiệm thu, xếp loại Đạt và đã thực hiện thanh quyết toán theo quy định).

Sở KHCN Thừa Thiên Huế đã tham mưu đề xuất và xây dựng thuyết minh dự án “Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm dầu tràm của tỉnh TT Huế” thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ do Trung ương quản lý.

Các dự án thuộc các chương trình, dự án của địa phương:

- Hỗ trợ tổ chức xây dựng phương án và triển khai mở rộng nhóm thành viên sử dụng NHTT Thanh trà Huế: Đã tổ chức công bố NHTT Thanh trà Huế - Hương Vân, Thành trà Huế - Phong Thu, qua đó đã có thêm 2 vùng Hương Vân (TX Hương Trà) với 25 thành viên và Phong Thu (Phong Điền) với 38 thành viên tham gia sử dụng NHTT Thanh trà Huế, nâng tổng số thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể Thanh trà Huế lên 123 thành viên.

- Hỗ trợ tạo lập, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể và quảng bá thương hiệu cho các đặc sản và sản phẩm làng nghề, bao gồm; Nhãn hiệu tập thể Mật ong Nam Đông (Hội Nông dân huyện Nam Đông đứng tên chủ NHTT); Nhãn hiệu tập thể Bưởi Hương Hồ (HTX NN Hương Hồ 1 đứng tên chủ NHTT); NHTT Dèng A Lưới cho sản phẩm vải dèng của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội Liên hiệp phụ nữ huyện A Lưới đứng tên chủ NHTT). Và các NHTT đang hoàn chỉnh hồ sơ để nộp đơn đăng ký là nhãn hiệu tập thể Hoa giấy Thanh Tiên (thành lập Hội nghề hoa giấy Thanh Tiên); Nhãn hiệu tập thể Nước mắm An Dương - Phú Thuận (thành lập Hội SX chế biến Nước mắm An Dương Phú Thuận); Nhãn hiệu tập thể Gốm Phước Tích (Hội Nông dân xã Phong Hòa đứng tên chủ NHTT). Nhãn hiệu tập thể của Hội Nông dân xã Quảng Thái (nhãn hiệu Mướp đắng Tây Hoàng), Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Thủy Phương (nhãn hiệu Chổi đót Thanh Lam) và Hội Nông dân xã Thủy Châu (nhãn hiệu Rèn truyền thống Cầu Vực).

- Nhằm nâng cao chất lượng và uy tín sản phẩm dầu tràm Huế, Sở đã tổ chức hỗ trợ áp dụng quy chuẩn kỹ thuật Dầu tràm Huế trong sản xuất tinh dầu tràm mang nhãn hiệu tập thể Lộc Thủy và tổ chức quảng bá NHTT Dầu tràm Lộc Thủy.

- Phối hợp với Hội Nón lá Huế dự thảo sửa đổi quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý nón lá Huế và hỗ trợ in ấn tem nhãn và quảng bá chỉ dẫn địa lý nón lá Huế.

- Hỗ trợ phát triển 5 cửa hàng mang NHCN “Bún bò Huế, hình”.

- Đã thực hiện hỗ trợ kinh phí tạo lập và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hơn 30 tổ chức, cá nhân có văn bằng bảo hộ được cấp theo quy định tại Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 của UBND tỉnh

- Hỗ trợ các ngành, địa phương đề xuất, triển khai thực hiện các dự án phát triển tài sản trí tuệ: Dự án “Xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vải Dèng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”; Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Áo dài Huế cho sản phẩm áo dài tỉnh Thừa Thiên Huế”; Dự án Xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Huế cho sản phẩm quả thanh trà của tỉnh Thừa Thiên Huế; Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Sen Huế” cho sản phẩm sen của tỉnh Thừa Thiên Huế; Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô ẩm thực” cho các đặc sản ẩm thực Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế; Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho điểm đến du lịch “Chợ quê Cầu ngói Thanh Toàn” xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế; Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Hương xưa làng cổ Phước Tích” cho làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Hỗ trợ các dự án phát triển tài sản trí tuệ cấp cơ sở do Quỹ phát triển KHCN tài trợ, gồm: Dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá Vẩu Cầu Hai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; Dự án “Tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể Ruốc Huế”; Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Bao La của Hợp tác xã mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền”.

Sở KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế và các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh đã từng bước triển khai khá đồng bộ các nội dung phục vụ xây dựng thương hiệu cho các đặc sản địa phương, qua đó tạo điều kiện cho nhiều nhãn hiệu của các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh các đặc sản trên địa bàn có điều kiện phát triển.

6. Công tác sáng kiến

Hoạt động sáng kiến trên địa bàn bước đầu tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, qua đó góp phần thúc đẩy việc tổ chức phổ biến thông tin về sáng kiến nhằm xúc tiến hoạt động chuyển giao và thúc đẩy phong trào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trên địa bàn.

7. Các hoạt động khác liên quan đến sở hữu trí tuệ

Là thành viên phối hợp, năm qua, Sở đã cử cán bộ tham gia phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh để triển khai Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế và Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm.

II. Đánh giá chung:

1. Kết quả tổ chức triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020:

Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 được phê duyệt theo Quyết định 2636/QĐ-UBND ngày 7/11/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với các mục tiêu như sau:

- Nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, cho các tổ chức, cá nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

- Hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

- Hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các đặc sản, sản phẩm lợi thế có tiềm năng xuất khẩu để hình thành và phát triển một số thương hiệu mạnh của tỉnh góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tăng thu nhập của người dân và doanh nghiệp.

Chương trình đã và đang được triển khai đồng bộ, đến nay cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu và nội dung được phê quyệt, triển khai thực hiện, cụ thể: Nâng cao nhận thức về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, cho các tổ chức, cá nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các phim tuyên truyền, các bài báo trên các phương tiện truyền thông, các lớp tập huấn tại các huyện, thị xã, thành phố Huế và các hội thảo khoa học cấp tỉnh, các diễn đàn...; Số lượng đơn đăng ký về nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc sản, làng nghề của các địa phương tăng lên góp phần hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ trong tỉnh. Sở KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh đã từng bước triển khai đồng bộ các nội dung phục vụ xây dựng thương hiệu cho các đặc sản địa phương, qua đó tạo điều kiện cho nhiều nhãn hiệu của các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh các đặc sản trên địa bàn có điều kiện phát triển.

2. Một số tồn tại, hạn chế:

Việc tổ chức Chương trình trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

- Nguồn lực đầu tư cho Chương trình chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp và các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khác.

- Chương trình chủ yếu chỉ tập trung hỗ trợ các hoạt động mang tính truyền thống như tuyên truyền, đào tạo, bảo hộ quyền SHTT;

- Việc đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn chưa phát triển tương xứng với các hoạt động nghiên cứu trên địa bàn.

- Việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ mới chủ yếu ở bước xác lập, tạo dựng, việc phát triển, quản lý tài sản trí tuệ còn nhiều khó khăn: Một số sản phẩm đặc sản trên địa bàn tuy đã được xây dựng thương hiệu nhưng việc phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn như Nón lá Huế, Hoa giấy Thanh Tiên, Gốm Phước Tích... Các cơ sở, hợp tác xã sản xuất đặc sản địa phương, các Hội nghề nghiệp trực tiếp quản lý các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể chưa quan tâm, đầu tư trong việc phát triển thương hiệu đã xây dựng, chưa ban hành đầy đủ các văn bản quản lý, sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu.

- Đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học, đơn vị tư vấn về quản trị TSTT trong doanh nghiệp, bảo vệ quyền SHTT, khai thác và phát triển TSTT cho các sản phẩm chủ lực địa phương chưa được phát triển;

- Việc quản trị TSTT cho doanh nghiệp; thực thi quyền SHTT chưa được chú trọng.

Vì vậy, trong thời gian tới, Chương trình cần đổi mới cách tiếp cận, triển khai các giải pháp một cách tổng thể, sáng tạo hơn, tiếp tục hoàn thiện cơ chế để huy động được nhiều hơn nữa nguồn lực từ xã hội đầu tư cho sở hữu trí tuệ nhằm hướng tới mục tiêu đưa sở hữu trí tuệ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội.

Phần thứ hai

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

b) Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ; trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc sản, làng nghề, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu và dịch vụ gắn với quảng bá văn hóa Huế.

c) Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, phong trào lao động sáng tạo, hỗ trợ các sáng kiến có hiệu quả được ứng dụng vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.

d) Hình thành hệ thống hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và triển khai hoạt động có hiệu quả nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và thu hút đầu tư.

đ) Xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh, thương hiệu đặc sản của tỉnh nhằm nâng cao vị thế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm của tỉnh nhà.

e) Hỗ trợ đăng ký, khai thác, áp dụng thực tiễn cho các sáng chế, giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh gia tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó:

- Hỗ trợ hình thành hệ thống quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho ít nhất 20 đặc sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 5 sáng chế/giải pháp hữu ích trong đó ưu tiên các sáng chế/giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam);

- Đáp ứng 100% các đặc sản của địa phương đã bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hỗ trợ để quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.

b) Tổ chức ít nhất 20 hội thảo chuyên đề, xây dựng ít nhất 30 chuyên đề, phóng sự trên các phương tiện truyền thông, đăng ít nhất 60 bài tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên báo chí và các trang thông tin điện tử địa phương, tổ chức ít nhất 12 lớp đào tạo, tập huấn.

c) Cử đi đào tạo chuyên sâu cho ít nhất 10 lượt cán bộ, công chức chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại các cơ quan quản lý nhà nước.

d) Hiệu quả sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được nâng cao và gia tăng đáng kể số lượng sản phẩm có hàm lượng sở hữu trí tuệ cao: Hoạt động khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ được chú trọng, đẩy mạnh; tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 - 10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; số lượng doanh nghiệp sử dụng hiệu quả công cụ sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng đáng kể; thúc đẩy khai thác tài sản trí tuệ được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

đ) Chỉ dẫn địa lý, tri thức truyền thống, bí quyết kỹ thuật, văn hóa dân gian được bảo hộ và khai thác hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

e) Bảo đảm các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với tính chất dân sự của quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện xử lý 100% các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ, chống hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, ... trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là chủ sở hữu hợp pháp của các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc có quyền đăng ký đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

3. Chưa được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách cho nội dung đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ các chương trình, chính sách khác của Trung ương hoặc địa phương.

III. NỘI DUNG

1. Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ

a) Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ thông qua nhiều hình thức: Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ (06 chuyên đề/năm); Giới thiệu, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ trên các cơ quan báo chí địa phương và trung ương (10 bài/năm); Tổ chức các sự kiện sở hữu trí tuệ hàng năm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (01 - 02 hoạt động/năm).

b) Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ và văn hóa sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục đại học, vai trò tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đào tạo chuyên gia quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp (02 lớp/năm).

c) Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, triển lãm để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; cập nhật các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến các xu hướng khoa học và công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, văn hóa sở hữu trí tuệ (03 - 04 hoạt động/năm). Khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.

d) Thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành; xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ.

đ) Biên soạn, phát hành các tài liệu hướng dẫn thủ tục đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ, giới thiệu mô hình tiêu biểu có tài sản trí tuệ đã được xây dựng và ứng dụng tốt trong thực tiễn.

e) Tập trung đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (02 lượt/năm).

g) Thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ, dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ.

2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ

a) Hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới, bao gồm:

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng mới (04 sáng chế/giải pháp hữu ích, giống cây trồng/năm; 03 kiểu dáng công nghiệp/năm);

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm truyền thống, đặc sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của tỉnh (20 nhãn hiệu/năm);

- Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của đặc sản địa phương, kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới ra nước ngoài (10 đơn/năm).

b) Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương, bao gồm:

- Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm ngành nghề nông thôn, các sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 05 dự án/năm);

- Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 05 dự án/năm);

- Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 02 dự án/năm). Đề xuất ít nhất 1 dự án/năm do Trung ương quản lý thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ;

- Hỗ trợ khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng quy hoạch vùng sản xuất các đặc sản, vùng sản xuất nguyên liệu cho các đặc sản trên địa bàn tỉnh.

3. Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ

a) Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ như hội chợ, triển lãm, phiên chợ giới thiệu các đặc sản, sản phẩm làng nghề phù hợp với Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình phát triển thị trường đặc sản của tỉnh.

b) Hỗ trợ xây dựng trang web giới thiệu và quảng bá đặc sản hoặc đưa nội dung giới thiệu và quảng bá đặc sản vào trang web của tổ chức quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

c) Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cùng với sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm được bảo hộ với sản phẩm xâm phạm quyền.

d) Hỗ trợ hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể theo chuỗi giá trị.

đ) Hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tập thể là chủ sở hữu, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và các tổ chức tập thể quản lý quyền tác giả, quyền liên quan.

4. Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn

a) Hỗ trợ áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn (kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam).

b) Hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, sáng kiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi; các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản nông sản, đặc sản; áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động sản xuất.

c) Xây dựng quy chuẩn chất lượng địa phương gắn với phát triển thương hiệu các đặc sản. Ưu tiên xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh.

d) Hỗ trợ triển khai các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm phục hồi, phục tráng, chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng các đặc sản.

5. Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý và hợp tác về sở hữu trí tuệ

a) Xây dựng hoặc bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh để triển khai Chương trình trên địa bàn.

b) Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm xây dựng, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ đối với các đặc sản giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.

c) Tổ chức khảo sát, lập và bổ sung danh mục các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm chủ lực của tỉnh.

d) Tổ chức khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng đề cương dự án đề xuất tham gia Chương trình phát triển tài sản trí tuệ ở trung ương.

IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

1. Ngân sách trung ương (hỗ trợ tỉnh để thực hiện các dự án do Trung ương ủy quyền địa phương quản lý).

2. Ngân sách địa phương: Bảo đảm kinh phí hoạt động chung và các dự án thành phần. Nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách địa phương hàng năm của Sở Khoa học và Công nghệ; từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

3. Nguồn kinh phí khác:

a) Kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình. Khuyến khích các tổ chức chủ trì, các đối tượng hưởng lợi từ các dự án tham gia đối ứng kinh phí; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự đầu tư kinh phí cho nghiên cứu, cho việc xây dựng, quản lý, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ của mình.

b) Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Tranh thủ các nguồn hỗ trợ của các cơ quan trung ương như Bộ KH&CN, Bộ Công Thương và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước

a) Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ.

b) Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; tư vấn, hỗ trợ và cung cấp thông tin về sở hữu trí tuệ cho người dân và doanh nghiệp.

c) Huy động và khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh trong hoạt động sáng tạo để tạo ra các sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng các đặc sản, sản phẩm ngành nghề nông thôn.

d) Tổ chức khảo sát, lập và bổ sung danh mục các đặc sản trên địa bàn tỉnh;

đ) Tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

2. Giải pháp về phương án triển khai

Chương trình được quản lý, tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động chung và quản lý các nhiệm vụ để thực hiện các nội dung thuộc Chương trình, bao gồm các quy định về: Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động chung; Quản lý các nhiệm vụ (dự án, đề tài, đề án) thuộc Chương trình.

3. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030 để triển khai thực hiện.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình

a) Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình, gồm: Trưởng Ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Trưởng ban là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành và các địa phương, hiệp hội liên quan.

b) Thành lập Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo, gồm trưởng hoặc phó đơn vị chuyên môn của các sở, ngành và địa phương liên quan. Tổ trưởng Tổ chuyên viên là Trưởng đơn vị chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ, Tổ phó Tổ chuyên viên là Trưởng hoặc Phó đơn vị chuyên môn của Sở Công Thương.

Ban Chỉ đạo có trách nhiệm đề xuất UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hàng năm để triển khai.

2. Phân công thực hiện

a) Sở Khoa học và Công nghệ:

- Là cơ quan thường trực của Chương trình.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định để trình Ban Chỉ đạo.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, tỉnh, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.

- Tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện việc sơ kết, tổng kết Chương trình và đề xuất Chương trình giai đoạn tiếp theo.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc;

- Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện, những kiến nghị, đề xuất hằng năm trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình, báo cáo Ban Chỉ đạo.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

b) Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch hàng năm của Chương trình.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.

c) Sở Công Thương:

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.

- Chủ trì tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường thương hiệu các đặc sản và sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp, thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công;

- Phối hợp với các sở, ngành, các địa phương rà soát các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để bổ sung vào danh mục các đặc sản trên địa bàn.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, xác định các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các đặc sản, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề có lợi thế để từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản và các sản phẩm làng nghề trên địa bàn;

- Chủ trì và phối hợp với các địa phương xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các đặc sản;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với các sở, ngành và địa phương để xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất các đặc sản trên địa bàn.

e) Sở Du lịch:

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ cho các đặc sản gắn với xây dựng và phát triển các thương hiệu du lịch tỉnh.

- Chủ trì tổ chức các nội dung của Chương trình về xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm du lịch trên địa bàn.

g) Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc.

h) Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Thừa Thiên Huế, Cổng thông tin điện tử tỉnh:

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ngành, địa phương xây dựng các chuyên mục thông tin, tuyên truyền theo nội dung của Chương trình.

i) UBND các huyện, thị xã, tỉnh:

Tuyên truyền phổ biến Chương trình và các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; chủ động đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ thuộc Chương trình; bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Chương trình trên địa bàn.

k) Các tổ chức, cá nhân liên quan:

Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành; sử dụng kinh phí được hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định và định kỳ báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 

DANH MỤC

CÁC NỘI DUNG ƯU TIÊN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

STT

Nội dung

Hình thức triển khai

Thời gian thực hiện

1

Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ

 

 

1.1

Tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ thông qua nhiều hình thức: Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ (06 chuyên đề/năm); Giới thiệu, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ trên các cơ quan báo chí địa phương và trung ương (10 bài/năm); Tổ chức các sự kiện sở hữu trí tuệ hàng năm trên địa bàn Tỉnh nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (02 hoạt động/năm)

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.2

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ, vai trò TSTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đào tạo chuyên gia quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp (02 lớp/năm)

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.3

Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, triển lãm để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; cập nhật các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến các xu hướng khoa học và công nghệ hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, văn hóa sở hữu trí tuệ (03 - 04 hoạt động/năm). Khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.4

Thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành; xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

1.5

Biên tập, in ấn và phát hành các tài liệu hướng dẫn thủ tục đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ, giới thiệu mô hình tiêu biểu có tài sản trí tuệ đã được xây dựng và ứng dụng tốt trong thực tiễn.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.6

Tập trung đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh (2 lượt/năm)

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

1.7

Thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ, dịch vụ hỗ trợ về sở hữu trí tuệ

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

2

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ

 

 

2.1

Hỗ trợ tạo lập và đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới, bao gồm:

 

 

 

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và giống cây trồng mới (4 sáng chế/giải pháp hữu ích, giống cây trồng/năm; 3 kiểu dáng công nghiệp/năm).

Theo định mức

Hàng năm

 

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm truyền thống, đặc sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của tỉnh (20 nhãn hiệu/năm)

Theo định mức

Hàng năm

 

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý của đặc sản địa phương, kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới ra nước ngoài (10 đơn/năm).

Theo định mức

Hàng năm

2.2

Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương, bao gồm:

 

 

 

Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án tạo lập, bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm ngành nghề nông thôn, các sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 05 dự án/năm).

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

 

Hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 5 dự án/năm).

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

 

Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm các làng nghề truyền thống đã được công nhận, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu (dự kiến 02 dự án/năm). Đề xuất ít nhất 1 dự án/năm do Trung ương quản lý thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ.

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

2.3

Hỗ trợ khảo sát, đánh giá thực trạng và xây dựng quy hoạch vùng sản xuất các đặc sản, vùng sản xuất nguyên liệu cho các đặc sản trên địa bàn tỉnh

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

3

Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ

 

 

3.1

Hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ như hội chợ, triển lãm, phiên chợ giới thiệu các đặc sản, sản phẩm làng nghề phù hợp với Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình phát triển thị trường đặc sản của tỉnh.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

3.2

Hỗ trợ xây dựng trang web giới thiệu và quảng bá đặc sản hoặc đưa nội dung giới thiệu và quảng bá đặc sản vào trang web của tổ chức quản lý, khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý nhằm nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

3.3

Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cùng với sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm được bảo hộ với sản phẩm xâm phạm quyền.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

3.4

Hỗ trợ hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể theo chuỗi giá trị.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

3.5

Hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tập thể là chủ sở hữu, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và các tổ chức tập thể quản lý quyền tác giả, quyền liên quan.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

4

Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn

 

 

4.1

Hỗ trợ áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các đặc sản trên địa bàn (kể cả sáng chế của nước ngoài không bảo hộ tại Việt Nam)

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

4.2

Hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, sáng kiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi; các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản nông sản, đặc sản; áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động sản xuất.

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

4.3

Xây dựng quy chuẩn chất lượng địa phương gắn với phát triển thương hiệu các đặc sản. Ưu tiên xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

4.4

Hỗ trợ triển khai các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm phục hồi, phục tráng, chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng các đặc sản

Đề xuất nhiệm vụ

Hàng năm

5

Tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý và hợp tác về sở hữu trí tuệ

 

 

5.1

Xây dựng hoặc bổ sung để hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh để triển khai Chương trình trên địa bàn

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

5.2

Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm xây dựng, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ đối với các đặc sản giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

5.3

Tổ chức khảo sát, lập và bổ sung danh mục các đặc sản, sản phẩm làng nghề.

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

5.4

Tổ chức khảo sát, thu thập thông tin, xây dựng đề cương dự án đề xuất tham gia Chương trình phát triển tài sản trí tuệ ở trung ương

Xây dựng kế hoạch

Hàng năm

 

PHỤ LỤC 1

CÁC HẠNG MỤC TƯ VẤN, HỖ TRỢ CHO MỘT ĐỐI TƯỢNG SHTT

Đối tượng SHTT

Nội dung tư vấn

Ghi chú

Nhãn hiệu

Quyền nộp đơn, xác định chủ thể quyền

 

 

Thiết kế nhãn hiệu

 

 

Xác định phạm vi bảo hộ

 

 

Tra cứu thông tin SHTT

 

 

Đánh giá khả năng bảo hộ theo Luật SHTT

 

 

Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu

Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

 

Xây dựng Bộ tiêu chí chất lượng sản phẩm

Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

 

In ấn nhãn hiệu

 

 

Xây dựng hồ sơ đăng ký xác lập quyền SHTT

 

 

Tư vấn về thủ tục hành chính khi nộp đơn đăng ký và theo đuổi đơn

 

Kiểu dáng công nghiệp

Quyền nộp đơn, xác định chủ thể quyền

 

 

Tra cứu thông tin SHTT

 

 

Đánh giá khả năng bảo hộ theo Luật SHTT

 

 

Thực hiện bản vẽ, bộ ảnh chụp kiểu dáng đăng ký

 

 

Xây dựng bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

 

 

Xây dựng hồ sơ đăng ký xác lập quyền SHTT

 

 

Tư vấn về thủ tục hành chính khi nộp đơn đăng ký và theo đuổi đơn

 

Sáng chế

Quyền nộp đơn, xác định chủ thể quyền

 

 

Phân tích giải pháp kỹ thuật để xác định phạm vi bảo hộ

 

 

Tra cứu thông tin SHTT trong nước và quốc tế

 

 

Đánh giá khả năng bảo hộ theo Luật SHTT

 

 

Xây dựng bản mô tả sáng chế

 

 

Xây dựng hồ sơ đăng ký xác lập quyền SHTT

 

 

Tư vấn về thủ tục hành chính khi nộp đơn đăng ký và theo đuổi đơn

 

 

PHỤ LỤC 2

CÁC CHUYÊN ĐỀ CƠ BẢN TRONG CÁC ĐỢT TẬP HUẤN

Tên đợt tập huấn, đào tạo

Nội dung cơ bản

Ghi chú

Tập huấn kiến thức cơ bản về SHTT

Tổng quan hệ thống sở hữu trí tuệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ.

 

 

Kiến thức cơ bản về các đối tượng sở hữu trí tuệ là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, quyền tác giả, bí mật kinh doanh.

 

 

Khái niệm về các đối tượng SHTT, vai trò của SHTT đối với các hoạt động xã hội

 

 

Khái niệm về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế

 

 

Điều kiện bảo hộ các đối tượng SHTT theo yêu cầu của Luật SHTT

 

 

Cách thức lập hồ sơ đăng ký bảo hộ SHTT

 

 

Thủ tục hành chính và quy trình thẩm định đơn đăng ký bảo hộ SHTT

 

 

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ

 

Tập huấn chuyên đề về nhãn hiệu

Khái niệm về nhãn hiệu/nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận/nhãn hiệu liên kết, phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu, phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

 

 

Các quy định của pháp luật SHTT có liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu

 

 

Đánh giá tính phân biệt có liên quan đến điều kiện bảo hộ một nhãn hiệu theo quy định của luật pháp SHTT

 

 

Quy định có liên quan đến lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

 

 

Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ

 

Tập huấn chuyên đề về sáng chế

Khái niệm về sáng chế

 

 

Điều kiện bảo hộ của sáng chế (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp)

 

 

Tra cứu thông tin về sáng chế

 

 

Xây dựng bản mô tả sáng chế

 

 

Quy trình thẩm định và các thủ tục cần làm để theo đuổi đơn đăng ký bảo hộ sáng chế

 

Khai thác thông tin SHTT

Khái niệm về thông tin SHTT và vai trò của thông tin SHTT trong đời sống

 

 

Thông tin về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; sử dụng thông tin SHTT cho mục đích đăng ký bảo hộ SHTT

 

 

Các nguồn thông tin SHTT có thể tiếp cận và tra cứu

 

 

Kỹ năng tra cứu thông tin SHTT

 

Thực thi quyền SHTT

Khái niệm về quyền SHTT

 

 

Bảo vệ và phát triển tài sản SHTT khi được cấp quyền

 

 

Xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT

 

 

Các văn bản quy phạm pháp luật xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT

 

 

Các vụ việc điển hình về xâm phạm quyền SHTT