Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2009/QĐ-UBND

Tân An, ngày 21 tháng 7 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 136/2007/QĐ-TTG NGÀY 20/8/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;

Căn cứ Chỉ thị số 02/2007/CT-BTC ngày 14/11/2007 của Bộ Công thương về việc triển khai thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;

Theo đề nghị của Sở Công thương tại tờ trình số 703/TTr-SCT ngày 24/6/2009 báo cáo thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại văn bản số 460/STP-VBQP ngày 15/6/2009 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Điều 1 quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công thương;
- Bộ Tài chính;
- Cục KTVB-Bộ Tư pháp;
- TT,TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Phòng NCTH;
- Lưu: VT, SoCT,T.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Dương Quốc Xuân

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 136/2007/QĐ-TTG NGÀY 20/8/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
( Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2009/QĐ-UBND ngày 21/7/2009 của UBND tỉnh Long An)

Để triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 02/2007/CT-BCT ngày 14/11/2007 của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra Kế hoạch thực hiện Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2012 như sau:

Phần I

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG CỦA TỈNH LONG AN TRONG 2 NĂM 2007- 2008

I. Kết quả thực hiện:

Năm 2007, Khuyến công Long An mới bắt đầu thực hiện đề án dạy nghề bằng nguồn đào tạo nghề của Sở Lao động Thương binh và Xã hội với tổng kinh phí là 487.450.000 đồng, kết quả thực hiện dạy nghề cho 886 lao động nông thôn qua 29 lớp, bao gồm các nghề như: đan lục bình, sửa chữa máy nông nghiệp tại các huyện Đức Huệ, Mộc hóa, Thủ Thừa, Châu Thành. Ngoài ra, còn tổ chức tham gia Hội chợ triển lãm với kinh phí 56.000.000 đồng và tổ chức hội thảo chuyên đề sử dụng và tiết kiệm năng lượng với kinh phí là 6.450.000 đồng.

Năm 2008 là năm đầu tiên Khuyến công Long An nhận được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia (đã được Cục Công nghiệp địa phương triển khai thực hiện từ nhiều năm trước đây nhưng tỉnh ta chưa tiếp cận được) để tổ chức thực hiện đề án đào tạo dạy nghề cho 1.020 lao động nông thôn qua 34 lớp học với tổng số kinh phí đã thực hiện là 425 triệu đồng, tại các huyện vùng nông thôn như nghề đan lục bình 24 lớp ở các huyện Châu Thành, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng; nghề may công nghiệp 10 lớp ở các huyện Cần Giuộc, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, thị xã Tân An. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh - Xã hội để thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí của địa phương dạy nghề cho 521 lao động với 18 lớp học và tổng số kinh phí là 288,78 triệu đồng, gồm các nghề đan lục bình và thêu 7 lớp ở các huyện Mộc Hóa, Tân Hưng; Vi tính 6 lớp ở huyện Bến Lức; may công nghiệp 5 lớp ở các huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh. Các lớp đào tạo được tổ chức theo nhu cầu của doanh nghiệp, nên sau dạy nghề, học viên đều có việc làm. Kết quả đào tạo nghề các năm qua đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn. Ngoài ra, còn thực hiện 03 đề tài khoa học với tổng kinh phí thực hiện là 1,245 tỷ đồng gồm: đề tài “ Ứng dụng, thử nghiệm máy cắt rãi hàng trong cơ giới hóa thu hoạch đay” với kinh phí được duyệt là 59.670.000 đồng đã hoàn tất thử nghiệm chế tạo máy thu hoạch đay; Đề tài ” Nghiên cứu tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong cụm tuyến dân cư vượt lũ ” tổng kinh phí được duyệt là 706.230.000 đồng. Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng mô hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trong cụm tuyến dân cư vượt lũ để thu hút dân vào sinh sống, đã hoàn tất các nội dung cơ bản, sẽ báo cáo nghiệm thu trong quý 2 năm 2009; Đề tài “ Khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tỉnh Long An” tổng kinh phí được duyệt là 480.000.000 đồng. Mục tiêu của đề tài điều tra tình hình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tỉnh Long An, đề xuất giải pháp khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế thị trường, đăng ký nhãn hiệu tập thể cho 02 sản phẩm truyền thống nhằm giữ thương hiệu hàng hóa khi hội nhập kinh tế quốc tế.

II. Đánh giá kết quả thực hiện.

1 . Những công việc đã thực hiện:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương đã thể hiện sự quan tâm và ưu tiên phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm từng bước rút ngắn cách biệt về phát triển kinh tế giữa các vùng trên địa bàn tỉnh.

- Hoạt động khuyến công từ tỉnh đến huyện, xã đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án; góp phần đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nông thôn và gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp địa phương.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình và người lao động trực tiếp được thụ hưởng kinh phí khuyến công hoặc kết quả từ hoạt động khuyến công. Nhiều ngành nghề công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã được khôi phục phát triển và du nhập nghề mới, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

- Đáp ứng mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa; giải quyết lao động nông nhàn, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo.

2. Những hạn chế, yếu kém:

- Nguồn kinh phí hoạt động của Trung ương và địa phương bố trí chưa đáp ứng so với nhu cầu khuyến công của địa phương. Cơ chế chính sách quản lý, sử dụng, thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án, thanh quyết toán kinh phí khuyến công ban hành chưa đồng bộ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động khuyến công theo mục tiêu đề ra.

- Khuyến công là lĩnh vực hoạt động tương đối mới mẻ, do đó quá trình triển khai thực hiện các dự án khuyến công cũng là quá trình hoàn chỉnh, bổ sung chủ trương chính sách…, vì vậy chưa thể hiện rõ nét những lợi ích từ chương trình khuyến công mang lại cho các địa phương, do đó làm hạn chế sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp (huyện, xã) và các cá nhân thụ hưởng dự án.

- Các chương trình, dự án khuyến công chưa xác định cụ thể mức độ ưu tiên ngành nghề sản phẩm mũi nhọn phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương, các ngành nghề, làng nghề, cụm công nghiệp đã quy hoạch…Do đó, nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ còn mang tính dàn trải, chưa tập trung nguồn lực (kinh phí, con người) để thực hiện.

- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác khuyến công còn yếu về chuyên môn và chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm; chưa hình thành mạng lưới khuyến công tại các huyện, thị xã. Cán bộ làm công tác hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn phát triển công nghiệp nông thôn, các dự án khuyến công còn nhiều hạn chế về năng lực và điều kiện hoạt động.

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động khuyến công chưa được thực hiện thường xuyên; việc tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động khuyến công và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động khuyến công để trình cấp thẩm quyền ban hành chưa kịp thời.

Phần II

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2012

I. Định hướng.

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và xây dựng một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo mặt bằng cho các nhà đầu tư phát triển công nghiệp. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, súc sản; phát triển tiểu thủ công nghiệp, gắn kết việc phát triển làng nghề với tham quan du lịch và bảo vệ môi trường, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ mới; đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Làm thay đổi căn bản công nghệ, kỹ thuật cũ bằng công nghệ mới, kỹ thuật mới và cơ khí hóa một số công đoạn trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

- Tổ chức các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp, nâng cao kiến thức kinh doanh, đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề.

- Hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo đúng pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, địa phương.

- Hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

- Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh và tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm.

- Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát; hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề.

- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ tư vấn khoa học - công nghệ để hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp.

- Phối hợp với các ngành có liên quan quy hoạch vùng nguyên liệu, phục vụ cho chương trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm, công nghệ, tham gia hội chợ, tìm đối tác kinh doanh, chuyển giao công nghệ và quảng bá thương hiệu.

- Quan hệ với các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn, huy động các nguồn vốn bổ sung cho hoạt động khuyến công địa phương.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuê tư vấn kiểm toán năng lượng, thiết kế đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng

II. Mục tiêu

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết là công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lao động xã hội.

- Động viên và huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy định phát triển công nghiệp của tỉnh.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế Quốc tế. Phát triển công nghiệp nông thôn gắn với việc bảo vệ môi trường.

Phần III

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

I. Phạm vi

Kế hoạch gồm tất cả các nội dung của hoạt động khuyến công quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ, và tổ chức thực hiện để hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuộc các ngành, nghề quy định tại Điều 6 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, như sau:

- Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản;

- Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động;

- Sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước;

- Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp;

- Xây dựng thủy điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000 KW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh;

- Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

II. Đối tượng

1. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (sau đây gọi là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn) bao gồm:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa ( có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động bình quân không quá 300 người) thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp ;

- Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

- Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ khuyến công gồm: các hoạt động dịch vụ trong việc tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn.

III. Nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình khuyến công đến năm 2012

1. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề

- Phối hợp với các trường, Trung tâm dạy nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo nghề, truyền nghề; kinh phí 60 triệu đồng.

- Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn (dưới 1 năm), gắn với cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, kinh phí 900 triệu đồng. Gồm các nghề sau:

+ Tiểu thủ công nghiệp như: đan lát, lục bình, đan nhựa, dệt chiếu, chế biến thủy hải sản, may công nghiệp, thêu, kết cườm và một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác;

+ Đào tạo lao động cho các cơ sở sản xuất, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy nông nghiệp cấp huyện, xã và sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ các ngành công nghiệp.

- Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để hình thành đội ngũ thợ giỏi, nghệ nhân tiêu biểu để phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề ở nông thôn; kinh phí 90 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề là 1.050 triệu đồng.

2. Chương trình nâng cao năng lực quản lý

- Đào tạo cán bộ khuyến công địa phương, để có đủ năng lực tham gia hoạt động tư vấn và làm giảng viên của các chương trình; kinh phí là 90 triệu đồng;

- Tổ chức hội thảo, giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới và các chủ đề khác liên quan đến sản xuất công nghiệp cho cơ sở công nghiệp nông thôn; kinh phí thực hiện là 60 triệu đồng;

- Tổ chức, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các khoá học, hội thảo; thăm quan, khảo sát học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước; kinh phí thực hiện 600 triệu đồng( trong nước: 150 triệu; ngoài nước: 450 triệu).

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình nâng cao năng lực quản lý là 750 triệu đồng.

3. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, sản phẩm mới cần phổ biến nhân rộng; danh mục công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cần hỗ trợ chuyển giao; kinh phí thực hiện 60 triệu đồng;

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới khuyến khích hiện đại hoá công nghệ truyền thống; Kinh phí thực hiện: 250 triệu x 15 đề án = 3.750 triệu đồng;

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về sửa chữa, sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp, cơ khí tiêu dùng; chế biến nông - lâm - thủy sản… đang hoạt động có hiệu quả cần tuyên truyền phổ biến nhân rộng; kinh phí thực hiện: 70 triệu x 15 đề án = 1.050 triệu đồng;

- Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất TTCN, xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, các cụm, điểm công nghiệp và làng nghề; kinh phí thực hiện: 100 triệu x 15 đề án = 1.500 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật là 6.360 triệu đồng.

4. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

- Xây dựng và ban hành hệ thống Quy chế bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong nước và ngoài nước; Quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về Long An trong ngành thủ công mỹ nghệ; kinh phí thực hiện 14 triệu đồng;

- Tổ chức bình chọn và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện, tỉnh (mỗi năm 1 lần), xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi...; kinh phí thực hiện: 55 triệu x 3 năm = 165 triệu đồng;

- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn có sản phẩm tiêu biểu cần xây dựng, đăng ký thương hiệu; kinh phí thực hiện: 35 triệu x 6 đề án = 210 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu là 389 triệu đồng.

5. Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin

- Xây dựng trung tâm dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn, mạng lưới cộng tác viên tư vấn khuyến công từ trung ương đến địa phương; kinh phí thực hiện: 40 triệu/năm x 3 năm = 120 triệu đồng;

- Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, phát hành các bản tin, các ấn phẩm khuyến công và các hình thức thông tin đại chúng khác; kinh phí thực hiện: 50 triệu/ năm x 3 năm = 150 triệu đồng;

- Hỗ trợ hoạt động tư vấn khuyến công cho các cơ sở sản xuất về các vấn đề như: lập dự án đầu tư mở rộng sản xuất, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn. Các dự án về xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm, điểm công nghiệp và làng nghề; kinh phí thực hiện: 30 triệu x 6 đề án = 180 triệu đồng;

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin là 450 triệu đồng.

6. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm - điểm công nghiệp

- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch; kinh phí thực hiện: 70 triệu x 6 đề án = 420 triệu đồng;

- Hỗ trợ di dời cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh; kinh phí thực hiện: 150 triệu x 6 đề án = 900 triệu đồng;

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp, làng nghề theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; kinh phí thực hiện : 250 triệu x 3 đề án = 750 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm - điểm công nghiệp là 2.070 triêu đồng.

7. Hỗ trợ các giải pháp tiết kiệm năng lượng

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuê tư vấn kiểm toán năng lượng, thiết kế đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng; kinh phí thực hiện: 80 triệu x 27 cơ sở = 2.160 triệu đồng;

- Nghiên cứu triển khai thực hiện các mô hình chiếu sáng hiệu suất cao -tiết kiệm năng lượng trong hệ thống chiếu sáng công cộng; kinh phí thực hiện : 600 triệu x 3 đề án = 1.800 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ các giải pháp tiết kiệm năng lượng là 3.960 triệu đồng.

Phần IV

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẾN NĂM 2012

1. Tổng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công từ nay đến năm 2012 là 15.029 triệu đồng (Phụ lục 1: tổng hợp kinh phí khuyến công).

2. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công (Phụ lục 2: sử dụng nguồn kinh phí khuyến công) .Trong đó:

- Kinh phí Trung ương: 6.150 triệu đồng.

- Kinh phí địa phương: 8.879 triệu đồng.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở ngành và UBND các huyện, thị phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đảm bảo có hiệu quả, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp; xây dựng kế hoạch thực hiện các đề án khuyến công hàng năm theo nội dung của kế hoạch này.

2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở kế hoạch này tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.

3. Sở Khoa học và Công nghệ ưu tiên dành nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu xây dựng các mô hình có tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội làm cơ sở phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính cân đối ngân sách đảm bảo kinh phí hàng năm cho hoạt động khuyến công theo chương trình này và hướng dẫn lập, quản lý sử dụng kinh phí khuyến công từ ngân sách địa phương đạt hiệu quả.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính cân đối chỉ tiêu ngân sách hàng năm cho hoạt động khuyến công.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ nội dung kế hoạch khuyến công đến năm 2012 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, phối hợp Sở Công Thương xây dựng kế hoạch thực hiện các đề án khuyến công hàng năm của địa phương mình, giúp các doanh nghiệp và các xã ở nông thôn có điều kiện tham gia kế hoạch này.

7. Các Sở ngành khác trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình phối hợp với Sở Công Thương lồng ghép các đề án thuộc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án khuyến công thuộc kế hoạch này để cùng triển khai thực hiện đạt hiệu quả./.

 

PHỤ LỤC I

TỔNG HỢP KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG
(kèm theo Quyết định số: 29/2009/QĐ-UBND ngày 21/7/2009 của UBND tỉnh Long An)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Nhu cấu kinh phí khuyến công giai đoạn 2010-2012

Tổng

2010

2011

2012

I

Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề

360

360

330

1.050

1

Biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu các khóa đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn.

30

30

-

60

2

Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để hình thành đội ngũ thợ giỏi, nghệ nhân tiêu biểu để phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển ở các vùng nông thôn.

30

30

30

90

3

Tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) cho lao động nông thôn tại các xã và các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và thu nhập, nâng cao tay nghề cho người lao động.

300

300

300

900

II

Chương trình nâng cao năng lực quản lý của cơ sở công nghiệp

250

250

250

750

1

Đào tạo cán bộ khuyến công địa phương để có đủ năng lực tham gia hoạt động tư vấn và làm giảng viên của các chương trình.

30

30

30

90

2

Tổ chức hội thảo, giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, mô hình ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất có hiệu quả, các chủ đề khác có liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.

20

20

20

60

3

Tổ chức và hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm sản xuất trong sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.

200

200

200

600

III

Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật

2.120

2.120

2.120

6.300

1

Điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, sản phẩm mới cần phổ biến nhân rộng; danh mục công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cần hỗ trợ chuyển giao.

20

20

20

60

2

Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới.

1.250

1.250

1.250

3.750

3

Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về sửa chữa, sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp, cơ khí tiêu dùng; chế biến nông – lâm - thủy sản…đang hoạt động có hiệu quả cần uyên truyền, phổ biến nhân rộng.

350

350

350

1.050

4

Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường.

500

500

500

1.500

IV

Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

139

125

125

389

1

Xây dựng và ban hành hệ thống quy chế bình chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghê về Long An trong ngành thủ công, mỹ nghệ

14

-

-

14

2

Tổ chức bình chọn và cấp giấy chúng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện, tỉnh (mỗi năm 1 lần), xét khen tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi.

55

55

55

165

3

Hỗ trợ các cơ sở CNNT có sản phẩm tiêu biểu cần xây dựng, đăng ký thương hiệu.

70

70

70

210

V

Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin

150

150

150

450

1

Xây dựng trung tâm dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn, mạng lưới cộng tác viên, tư vấn, khuyến công từ TW đến địa phương.

40

40

40

120

2

Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, phát hành các bản tin, các ấn phẩm khuyến công và các hình thức thông tin đại chúng khác.

50

50

50

150

3

Hỗ trợ hoạt động tư vẫn khuyến công cho các cơ sở sản xuất về các vấn đề như: lập dự án đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Các dự án về ở lý ô nhiễm môi trường tại các cụm, điểm công nghiệp.

60

60

60

180

VI

Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm - điểm công nghiệp

690

690

690

2.070

1

Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề, liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ, mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch.

140

140

140

420

2

Hỗ trợ di dời cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh gây ô nhiễm môi trường hình thành cụm công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh.

300

300

300

900

3

Hỗ trợ lập quy hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm công nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương tại những địa bàn khó khăn, công nghiệp chậm phát triển.

250

250

250

750

VII

Hỗ trợ các giải pháp tiết kiệm năng lượng

1.320

1.320

1.320

3.960

1

Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuê tư vẫn kiểm toán năng lượng, thiết kế đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

720

720

720

2.160

2

Nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình chiếu sáng hiệu suất cao - tiết kiệm năng lượng trong hệ thống chiếu sáng công cộng.

600

600

600

1.800

 

Tổng cộng

5.029

5.015

4.985

15.029

 

PHỤ LỤC 2

SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG
(kèm theo Quyết định số: 29/2009/QĐ-UBND ngày 21/7/2009 của UBND tỉnh Long An)

Đơn vị tính: triệu đồng

Kế hoạch thực hiện

Nhu cấu kinh phí thực hiện giai đoạn 2010-2012

2010

2011

2012

Cộng

Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề

360

360

330

1.050

Nguồn đào tạo nghề Sở LĐTB&XH

300

 

 

300

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

60

60

30

150

Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia

 

300

300

600

Chương trình nâng cao năng lực quản lý

250

250

250

750

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

50

50

50

150

Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia

200

200

200

600

Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

2.120

2.120

2.120

6.360

Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia

1.250

1.250

1.250

3.750

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

870

870

870

2.610

Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

139

125

125

389

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

139

125

125

389

Chương trình phát triển hoạt động tư vẫn, cung cấp thông tin

150

150

150

450

Nguồn kinh phí khuyến công tỉnh

150

150

150

450

Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm - điểm công nghiệp

690

690

690

2070

Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia

400

400

400

1.200

Nguồn kinh phí khuyến công địa phương

290

290

290

870

Hỗ trợ các giải pháp tiết kiệm năng lượng

1.320

1.320

1.320

3.960

Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học

1.320

1.320

1.320

3.960

Tổng cộng (1+2+3+4+5+6+7)

5.029

5.015

4.985

15.029