ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2011/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 11 tháng 10 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC CHI VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc Quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định nội dung chi, mức chi và chế độ quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như sau:
1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh:
a) Đối tượng điều chỉnh:
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
b) Phạm vi điều chỉnh:
Quy định nội dung chi, mức chi và chế độ sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Nội dung chi:
Nội dung chi hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thực hiện theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP.
3. Mức chi:
a) Chi xây dựng đề cương Chương trình, xét duyệt, thẩm định, xây dựng nội dung chương trình, xây dựng báo cáo Chương trình:
- Xây dựng đề cương Chương trình:
Xây dựng đề cương chi tiết của Chương trình: 900.000 đồng/đề cương.
Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương của Chương trình: 1.500.000 đồng/Chương trình.
- Chi các cuộc họp góp ý, tổ chức xét duyệt kế hoạch, báo cáo, đề cương, chuyên đề:
Chủ trì cuộc họp: 200.000 đồng/người/buổi.
Đại biểu được mời tham dự: 100.000 đồng/người/buổi.
Bài tham luận: 300.000 đồng/ bài viết.
Bài nhận xét góp ý chỉnh sửa: 200.000 đồng/người/bản.
- Chi xây dựng các chuyên đề của Chương trình: 300.000 đồng/chuyên đề.
- Lấy ý kiền thẩm định chương trình: 300.000 đồng/ bài viết.
- Xây dựng các báo cáo Chương trình: 500.000 đồng/báo cáo.
b) Chi họp, góp ý nội dung Đề án xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật; họp góp ý, thẩm định Quy chế hoạt động của mạng lưới tư vấn pháp luật; chi các cuộc họp của Ban chỉ đạo, Tổ thư ký chương trình theo mức chi quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều này.
c) Chi bồi dưỡng cho Luật gia, Tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật tham gia tư vấn pháp luật: 30.000 đồng/giờ.
d) Chi thuê chuyên gia giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp: 400.000 đồng/lần (ý kiến tham gia bằng văn bản) trong trường hợp cần giải đáp những vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Việc thuê chuyên gia giải đáp pháp luật không áp dụng đối với trường hợp quy định tại Khoản 6, Điều 10 Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008.
đ) Các mức chi khác thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Thông tư liên tịch 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 áp dụng ở mức chi tối đa.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gồm:
- Ngân sách của địa phương.
- Ngân sách hỗ trợ của Trung ương từ Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành (nếu có).
- Đóng góp của doanh nghiệp.
- Viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 3. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP và các văn bản pháp luật có liên quan. Trường hợp nguồn kinh phí không phải từ ngân sách nhà nước thì việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 4. Trách nhiệm thực hiện
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:
a) Căn cứ vào Chương trình hỗ trợ pháp lý đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện chương trình để tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh theo quy định pháp luật. Trường hợp Chương trình hỗ trợ pháp lý làm căn cứ lập dự toán được phê duyệt sau kỳ lập dự toán ngân sách hàng năm thì Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán bổ sung, trình UBND tỉnh.
b) Đối với các hoạt động nằm trong phạm vi được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành của Trung ương, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành Trung ương hỗ trợ kinh phí.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
2. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
Phối hợp Sở Tư pháp lập dự toán kinh phí để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trình UBND tỉnh theo quy định.
3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan:
Trong phạm vi quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định pháp luật.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2018 thực hiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020
- 2 Quyết định 67/2015/QĐ-UBND Quy định về chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
- 3 Nghị quyết 11/2012/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4 Quyết định 36/2011/QĐ-UBND về Quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5 Nghị quyết 17/2011/NQ-HĐND Quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6 Thông tư liên tịch 157/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 36/2011/QĐ-UBND về Quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2 Nghị quyết 11/2012/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 3 Quyết định 67/2015/QĐ-UBND Quy định về chế độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2020
- 4 Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2018 thực hiện cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020
- 5 Quyết định 07/2022/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng