ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2020/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 13 tháng 10 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với lực lượng và chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
Căn cứ Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BNV ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 09 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và việc tổ chức thi nâng ngạch công chức;
Căn cứ Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 561/TTr-SNV ngày 16 tháng 9 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2020 và thay thế Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
1. Quy định này quy định về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Quy định này không áp dụng đối với Trưởng Công an xã là Công an chính quy.
1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách (trừ đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 1 quy định này).
2. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.
TIÊU CHUẨN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã
Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn.
Mục 2. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP XÃ
Điều 4. Chức vụ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã
1. Tuổi đời: Thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Trình độ Lý luận chính trị: Tốt nghiệp từ trung cấp chính trị và tương đương trở lên.
4. Trình độ Chuyên môn nghiệp vụ và ngành đào tạo: Tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên. Ngành đào tạo phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại đơn vị hành chính cấp xã (đô thị, nông thôn) của từng chức vụ cán bộ.
5. Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
6. Tiếng dân tộc, ngoại ngữ: Đối với những địa bàn công tác ở vùng dân tộc thiểu số (cấp xã) thì phải biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ; Đối với phường, thị trấn trung tâm huyện, địa bàn cấp xã hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
7. Bồi dưỡng: Trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày có quyết định chuẩn y phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ Công tác xây dựng Đảng; Kiến thức, kỹ năng Quản lý nhà nước theo chức vụ; Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kinh tế; Kiến thức quốc phòng - An ninh.
1. Tuổi đời: Thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp từ trung cấp chính trị và tương đương trở lên.
4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngành đào tạo
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: ở phường, thị trấn thuộc khu vực I, khu vực II và xã thuộc khu vực I tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên; ở xã thuộc khu vực II, khu vực III tốt nghiệp trình độ từ cao đẳng trở lên (trường hợp tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ đại học trở lên);
c) Ngành đào tạo phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại đơn vị hành chính cấp xã (đô thị, nông thôn) của từng chức vụ cán bộ.
5. Trình độ tin học: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Quy định này;
6. Tiếng dân tộc, ngoại ngữ: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 quy định này;
7. Bồi dưỡng: Trong thời hạn 36 tháng, kể từ khi được phê chuẩn phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng Quản lý nhà nước theo chức vụ; Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý kinh tế; Kiến thức quốc phòng - An ninh. Riêng chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phải được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo chương trình, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
1. Tuổi đời: Thực hiện theo quy định của Điều lệ các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định pháp luật hiện hành.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Trình độ lý luận chính trị:
a) Đối với xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I, khu vực II: Tốt nghiệp trung cấp chính trị và tương đương trở lên;
b) Đối với xã thuộc khu vực III: Tốt nghiệp sơ cấp chính trị trở lên;
c) Riêng chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị và tương đương trở lên.
4. Trình độ Chuyên môn nghiệp vụ và ngành đào tạo:
a) Đối với các phường, thị trấn thuộc khu vực I, khu vực II và xã thuộc khu vực I tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên;
b) Đối với các xã thuộc khu vực II tốt nghiệp trình độ từ cao đẳng trở lên; Trường hợp tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ từ đại học trở lên;
c) Đối với xã thuộc khu vực III tốt nghiệp trình độ từ trung cấp trở lên; Trường hợp tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ từ cao đẳng trở lên;
d) Ngành đào tạo, tốt nghiệp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức vụ đảm nhiệm.
5. Trình độ tin học: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Quy định này.
6. Tiếng dân tộc, ngoại ngữ: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 quy định này.
7. Bồi dưỡng: Trong thời hạn 36 tháng, kể từ khi có quyết định công nhận, chuẩn y phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước theo chức vụ; chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức vụ và kiến thức Quốc phòng - An ninh.
Mục 3. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 7. Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã
1. Tuổi đời: Đủ 18 tuổi trở lên.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Trình độ lý luận chính trị
a) Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự: Tốt nghiệp trung cấp chính trị và tương đương trở lên;
4. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngành đào tạo đối với từng chức danh công chức
a) Chức danh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự
Yêu cầu có chuyên ngành về quân sự cơ sở. Đối với phường, thị trấn thuộc khu vực I, khu vực II và xã thuộc khu vực I: Tốt nghiệp trình độ từ cao đẳng quân sự trở lên; đối với xã thuộc khu vực II, khu vực III tốt nghiệp trình độ từ trung cấp quân sự trở lên và đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
b) Chức danh Văn phòng - Thống kê:
Yêu cầu có chuyên ngành về Văn thư, Lưu trữ, Hành chính, Quản lý Nhà nước, Quản trị Văn phòng, Luật, Pháp lý, Thống kê, Kinh tế, Xã hội học, Văn học, Báo chí, Nội vụ (chuyên ngành phù hợp), Công nghệ thông tin và các chuyên ngành phù hợp khác theo yêu cầu nhiệm vụ thực tế của địa phương. Đối với phường, thị trấn thuộc khu vực I, khu vực II và xã thuộc khu vực I tốt nghiệp từ đại học trở lên; đối với các xã thuộc khu vực II, khu vực III tốt nghiệp trình độ từ cao đẳng trở lên. Riêng chuyên ngành Văn thư, Lưu trữ tốt nghiệp trình độ từ trung cấp trở lên;
c) Chức danh Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường và thị trấn) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã)
Yêu cầu có chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành: Địa chính, Quản lý đất đai, Xây dựng, Đô thị, Môi trường (đối với phường và thị trấn) hoặc Địa chính, Quản lý đất đai, Nông nghiệp (Trồng trọt, Nông học, Khoa học cây trồng, Khuyến nông, Phát triển Nông thôn, Nông nghiệp, Nông - Lâm kết hợp, Chăn nuôi - Thú y), Lâm nghiệp, Lâm sinh và các chuyên ngành phù hợp về kỹ thuật Giao thông, Xây dựng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Tài nguyên - Môi trường (đối với xã). Đối với các phường, thị trấn thuộc khu vực I, khu vực II và xã thuộc khu vực I tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên; đối với xã thuộc khu vực II, khu vực III tốt nghiệp trình độ từ cao đẳng trở lên;
d) Chức danh Tài chính - Kế toán
Yêu cầu có chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành Tài chính, Kế toán. Đối với phường, thị trấn thuộc khu vực I, khu vực II và xã thuộc khu vực I: Tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên; đối với xã khu vực II, khu vực III: Tốt nghiệp trình độ từ cao đẳng trở lên;
e) Chức danh Tư pháp - Hộ tịch
Yêu cầu có chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành Luật, Pháp lý. Đối với xã, phường, thị trấn khu vực I, khu vực II tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên; đối với xã thuộc khu vực III tốt nghiệp trình độ từ trung cấp trở lên.
g) Chức danh Văn hóa - Xã hội
Yêu cầu có chuyên ngành về Văn hóa, Quản lý Văn hóa, Thông tin - Truyền thông, Thể dục - Thể thao, Du lịch (đối với nơi có du lịch) và các chuyên ngành phù hợp về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, các chuyên ngành về dân tộc, tôn giáo. Đối với phường, thị trấn thuộc khu vực I, khu vực II và xã khu vực I tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên; đối với xã thuộc khu vực II, khu vực III tốt nghiệp trình độ từ cao đẳng trở lên.
5. Trình độ tin học: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Quy định này.
6. Tiếng dân tộc, ngoại ngữ: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 quy định này.
7. Bồi dưỡng: Trong thời hạn 36 tháng, kể từ khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng Quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình đối với từng chức danh công chức cấp xã.
1. Đối với cán bộ đã được bầu cử giữ chức vụ, công chức đã được tuyển dụng, điều động, tiếp nhận (bao gồm cả luân chuyển, điều động, biệt phái) trước thời điểm quy định này có hiệu lực thi hành mà chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì trong thời hạn chậm nhất đến ngày 25 tháng 12 năm 2024 phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định này.
1. Trách nhiệm Sở Nội vụ
a) Chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn thực hiện quy định này;
b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định này.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Rà soát, đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn quản lý; tổ chức chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, điều động, tuyển dụng, bố trí, phân công, sử dụng, đánh giá và thực hiện các chế độ, chính sách (bao gồm cả chính sách tinh giản biên chế) đối với cán bộ, công chức cấp xã;
b) Hằng năm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng chức vụ, chức danh; cử cán bộ, công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đạt chuẩn theo quy định;
c) Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức cấp xã.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
a) Tổ chức triển khai, quán triệt Quy định này đến toàn thể cán bộ, công chức cấp xã và thực hiện tốt quy định này;
b) Tạo điều kiện để cán bộ, công chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạt chuẩn về trình độ theo chức danh, vị trí việc làm.
Trong quá trình triển khai thực hiện quy định này, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp), để xem xét, giải quyết theo quy định./.