BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành theo Quyết định số 29/QĐ-BTTTT ngày 13/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Văn bản này quy định về công tác kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác kiểm tra.
Trường hợp công tác kiểm tra đã được quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền thì áp dụng quy định tại văn bản đó.
Văn bản này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 3. Mục đích công tác kiểm tra
1. Kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình chấp hành pháp luật chuyên ngành thông tin và truyền thông, việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, các kết luận của Lãnh đạo Bộ và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Giúp đối tượng kiểm tra thực hiện đúng quy định pháp luật, kịp thời khắc phục sớm những thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật (nếu có) hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp thực tiễn.
3. Tăng cường hiệu quả phòng ngừa vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý khi có dấu hiệu vi phạm; điều chỉnh hoạt động quản lý cho phù hợp.
1. Chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
2. Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện trên cơ sở quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền. Thống nhất kế hoạch kiểm tra và kế hoạch thanh tra hằng năm để tránh chồng chéo, hạn chế ảnh hưởng hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Không thực hiện kiểm tra quá 01 lần/năm đối với một đối tượng kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình triển khai thực hiện kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra được thực hiện bởi Đoàn kiểm tra.
Điều 6. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn kiểm tra
1. Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tại trụ sở của cá nhân, tổ chức là đối tượng kiểm tra hoặc nơi tiến hành kiểm tra, xác minh.
2. Đoàn kiểm tra làm việc với đối tượng kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp cần thiết phải làm việc ngoài giờ hành chính với đối tượng kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì Trưởng đoàn kiểm tra quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thông tin và truyền thông.
2. Kiểm tra việc triển khai thực hiện các kết luận, các chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Kiểm tra việc triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và việc chấp hành các quy định của chính sách, pháp luật có liên quan trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 8. Hình thức, thời hạn kiểm tra
1. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Kiểm tra đột xuất.
2. Thời hạn kiểm tra:
Thời hạn kiểm tra là thời gian Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra. Thời hạn kiểm tra được quy định như sau:
a) Thời hạn kiểm tra đối với nội dung được nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Quy định này không quá 07 ngày làm việc;
b) Thời hạn kiểm tra đối với nội dung được nêu tại khoản 3 Điều 7 Quy định này không quá 10 ngày làm việc.
Điều 9. Thẩm quyền ra quyết định kiểm tra
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định kiểm tra trong phạm vi thẩm quyền quản lý của mình.
Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định kiểm tra trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng khi được Bộ trưởng giao.
Điều 10. Tổ chức thực hiện kiểm tra
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tiến hành kiểm tra có trách nhiệm lựa chọn người có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc kiểm tra để xem xét, cử tham gia Đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra.
2. Không bố trí cá nhân hoặc thành viên Đoàn kiểm tra đối với những người có bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ hoặc bố chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; vợ hoặc chồng, con ruột, con rể hoặc con dâu, anh, chị, em ruột là đối tượng kiểm tra hoặc là cán bộ, viên chức, công chức của cơ quan, tổ chức là đối tượng kiểm tra.
3. Việc thay đổi thành viên Đoàn kiểm tra được thực hiện trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của cuộc kiểm tra hoặc vi phạm pháp luật hoặc vì lý do khách quan mà không thể thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc thay đổi, bổ sung được thực hiện khi cần bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc kiểm tra hoặc để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khác phát sinh trong quá trình kiểm tra.
Việc thay đổi, bổ sung thành viên Đoàn kiểm tra phải thực hiện bằng quyết định của người ra quyết định kiểm tra.
Điều 11. Quan hệ công tác của Đoàn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra có Trưởng đoàn kiểm tra, các thành viên đoàn kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành hoạt động của Đoàn kiểm tra. Thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra.
2. Quan hệ giữa Đoàn kiểm tra với người ra quyết định kiểm tra:
a) Trưởng đoàn, thành viên Đoàn kiểm tra phải tuân thủ sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của người ra quyết định kiểm tra;
b) Người ra quyết định kiểm tra theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động, xử lý kịp thời các kiến nghị của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn kiểm tra.
3. Quan hệ giữa Trưởng đoàn với thành viên Đoàn kiểm tra, quan hệ giữa các thành viên Đoàn kiểm tra:
a) Các thành viên Đoàn kiểm tra phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn kiểm tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền thì thành viên Đoàn kiểm tra báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý;
b) Các thành viên Đoàn kiểm tra có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 12. Quyền và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra.
1. Thực hiện đúng nội dung quyết định kiểm tra.
2. Tuân thủ quy định của Quyết định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
3. Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
4. Báo cáo với người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.
Điều 13. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc Bộ là đối tượng được kiểm tra.
1. Chấp hành quyết định kiểm tra.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
3. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu, kiến nghị, kết luận kiểm tra.
4. Có quyền giải trình về nội dung kiểm tra và có các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
XÂY DỰNG, ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH KIỂM TRA VÀ KIỂM TRA ĐỘT XUẤT
Điều 14. Phối hợp xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra hằng năm
1. Căn cứ vào định hướng kiểm tra của Lãnh đạo Bộ, Thanh tra Bộ có văn bản đề nghị các đơn vị đề xuất nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra trong năm tiếp theo trước ngày 30 tháng 10 hằng năm.
2. Căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quản lý, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách, các đơn vị gửi đề xuất nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra trong năm tiếp theo về Thanh tra Bộ trước ngày 10 tháng 11 hằng năm theo Mẫu số 01-KT. Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, cần thống nhất với kế hoạch thanh tra để tránh chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại Điều 16 Quy định này.
3. Thanh tra Bộ tổng hợp đề xuất của các đơn vị, chủ trì xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra hằng năm, trình Bộ trưởng phê duyệt trước ngày 25 tháng 11 hằng năm.
Điều 15. Điều chỉnh kế hoạch kiểm tra
1. Đơn vị thực hiện điều chỉnh kế hoạch kiểm tra hằng năm theo nguyên tắc:
a) Điều chỉnh sau 6 tháng đầu năm;
b) Điều chỉnh khác khi cần thiết: Theo yêu cầu kiểm tra đột xuất hoặc bổ sung kế hoạch kiểm tra để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
2. Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra hằng năm tiến hành theo quy trình sau:
a) Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được Bộ trưởng phê duyệt hằng năm, đơn vị đề xuất nội dung, đối tượng kiểm tra cần điều chỉnh, bổ sung (ghi rõ lý do điều chỉnh, bổ sung), gửi cho Thanh tra Bộ;
b) Thanh tra Bộ tổng hợp, rà soát kế hoạch kiểm tra cần điều chỉnh, bổ sung theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Quy định này; trao đổi, thống nhất với đơn vị về nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra cần điều chỉnh, bổ sung;
c) Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt văn bản điều chỉnh, bổ sung; gửi đơn vị thực hiện sau khi Bộ trưởng phê duyệt.
Điều 16. Kiểm tra đột xuất
1. Căn cứ kiểm tra đột xuất:
a) Theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ;
b) Khi nhận được phản ánh, kiến nghị của công dân, báo chí và các phương tiện thông tin truyền thông khác về những vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội;
c) Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, giải quyết những vấn đề nóng liên quan đến trách nhiệm quản lý của Bộ, các đơn vị chức năng.
2. Hoạt động kiểm tra đột xuất:
a) Sau khi có căn cứ để kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền kiểm tra ra quyết định kiểm tra đột xuất để thực hiện kiểm tra. Gửi quyết định kiểm tra đột xuất đến Lãnh đạo Bộ để báo cáo và Thanh tra Bộ để theo dõi;
b) Thời hạn kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy định này;
c) Quy trình kiểm tra đột xuất thực hiện theo quy định tại chương 3 Quy định này, không thực hiện nội dung quy định tại khoản 3, khoản 6 và khoản 7 Điều 17 Quy định này.
1. Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để ban hành quyết định kiểm tra:
a) Trước khi ban hành quyết định kiểm tra, trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để phục vụ cho việc ban hành quyết định kiểm tra;
b) Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình: Nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ báo cáo; các phương tiện thông tin đại chúng; đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội dung dự kiến kiểm tra; Khi cần thiết, làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Ra quyết định kiểm tra (Mẫu số 02-KT):
Căn cứ kế hoạch kiểm tra hằng năm đã được cấp có thẩm quyền được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của kiểm tra đột xuất, Thủ trưởng các đơn vị được giao chủ trì kiểm tra ký ban hành quyết định kiểm tra.
3. Gửi quyết định kiểm tra cho đối tượng kiểm tra:
Quyết định kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra tại đơn vị là đối tượng kiểm tra.
4. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành kiểm tra (Mẫu số 03-KT):
a) Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì hoặc chỉ đạo thành viên Đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra quyết định kiểm tra phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
b) Nội dung kế hoạch tiến hành kiểm tra gồm có:
- Mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm tra;
- Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm tiến hành kiểm tra;
- Phương pháp tiến hành kiểm tra, xác minh;
- Tiến độ, thời hạn tiến hành kiểm tra;
- Kinh phí thực hiện kiểm tra;
- Chế độ thông tin, báo cáo.
5. Họp chuẩn bị triển khai thực hiện kiểm tra:
a) Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức họp Đoàn kiểm tra để quán triệt kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt; bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Đoàn kiểm tra; nêu nguyên tắc phối hợp và việc chấp hành các quy trình, quy chế của Đoàn kiểm tra; dự kiến lịch kiểm tra trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan;
b) Tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác có liên quan đến nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra;
c) Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Đoàn kiểm tra.
6. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo:
a) Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên Đoàn kiểm tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo bằng văn bản;
b) Đề cương kiểm tra phải được gửi cho đối tượng kiểm tra ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
7. Thông báo về việc tiến hành kiểm tra:
Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo đến đối tượng kiểm tra về việc tiến hành kiểm tra ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành kiểm tra.
1. Kiểm tra trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng kiểm tra:
Đoàn kiểm tra tiến hành việc kiểm tra trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng kiểm tra. Cụ thể như sau:
a) Công bố quyết định kiểm tra; dự kiến kế hoạch kiểm tra và các nội dung khác liên quan đến hoạt động kiểm tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra: yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Nghiên cứu, đánh giá, xác minh các thông tin, tài liệu thu thập được; yêu cầu đối tượng kiểm tra giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;
d) Trong quá trình kiểm tra trực tiếp, nếu thấy cần thiết Đoàn kiểm tra tiến hành làm việc với các bộ phận, công chức, viên chức hoặc người có liên quan để xác minh nội dung đã kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của những thông tin, tài liệu đã xác minh;
đ) Kết quả làm việc với các bộ phận, công chức, viên chức hoặc người có liên quan phải được lập thành biên bản (theo Mẫu số 04-KT).
2. Kết thúc việc kiểm tra trực tiếp tại nơi được kiểm tra:
a) Trước khi kết thúc việc tiến hành kiểm tra tại nơi được kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức họp Đoàn kiểm tra để thống nhất các nội dung công việc cần thực hiện cho đến ngày dự kiến kết thúc kiểm tra trực tiếp;
b) Trưởng đoàn kiểm tra thông báo về thời gian kết thúc kiểm tra trực tiếp tại nơi được kiểm tra với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối tượng kiểm tra;
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra đáp ứng đầy đủ, kịp thời các đề nghị của Đoàn kiểm tra về thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra.
1. Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kết thúc thời gian kiểm tra trực tiếp tại nơi được kiểm tra, Đoàn kiểm tra tổng hợp số liệu, phân tích các tài liệu đã thu thập và đánh giá, nhận định về nội dung kiểm tra;
b) Từng thành viên Đoàn kiểm tra báo cáo bằng văn bản với Trưởng đoàn kiểm tra về nội dung kiểm tra theo nhiệm vụ đã được phân công;
c) Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra. Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra được gửi lấy ý kiến các thành viên trong Đoàn kiểm tra. Nếu có ý kiến khác nhau về các nội dung trong dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định kiểm tra về quyết định của mình;
d) Cán bộ, công chức hoặc Trưởng đoàn kiểm tra được giao nhiệm vụ kiểm tra ký báo cáo kết quả kiểm tra và gửi người ra quyết định kiểm tra. Thời gian xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra trình người ra quyết định kiểm tra chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp tại nơi được kiểm tra;
đ) Nội dung báo cáo kết quả kiểm tra (Mẫu số 05-KT) gồm:
- Khái quát về cơ quan, đơn vị, cá nhân là đối tượng kiểm tra;
- Kết quả kiểm tra, xác minh các nội dung theo Quyết định kiểm tra;
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc chấp hành các quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong quá trình tiến hành kiểm tra; kiến nghị các biện pháp xử lý để khắc phục những tồn tại, hạn chế được phát hiện trong quá trình kiểm tra; kiến nghị tiến hành thanh tra (nếu có);
- Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn kiểm tra (nếu có).
2. Xây dựng dự thảo Kết luận kiểm tra:
a) Căn cứ vào Báo cáo kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra chỉ đạo Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì xây dựng dự thảo Kết luận kiểm tra;
b) Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định kiểm tra lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc gửi dự thảo Kết luận kiểm tra cho đối tượng kiểm tra. Ý kiến tham gia của cơ quan chuyên môn và của đối tượng kiểm tra đối với dự thảo Kết luận kiểm tra phải bằng văn bản và có tài liệu, chứng minh kèm theo. Người ra quyết định kiểm tra chỉ đạo Trưởng đoàn kiểm tra nghiên cứu và đề xuất hướng xử lý nội dung giải trình của đối tượng kiểm tra và ý kiến của cơ quan chuyên môn;
c) Nội dung của Kết luận kiểm tra (Mẫu số 06-KT) gồm:
- Kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung;
- Kết luận về việc chấp hành các quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan của đối tượng kiểm tra liên quan đến nội dung kiểm tra; xác định rõ tính chất, mức độ thiếu sót, hạn chế và nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có);
- Kiến nghị các biện pháp xử lý cụ thể; kiến nghị tiến hành thanh tra hoặc kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (nếu có).
Điều 20. Ký ban hành, gửi Kết luận kiểm tra
1. Ký ban hành Kết luận kiểm tra:
a) Trưởng đoàn kiểm tra hoàn thiện dự thảo Kết luận kiểm tra, trình người ra quyết định kiểm tra ký ban hành;
b) Người ra quyết định kiểm tra ban hành Kết luận kiểm tra trong thời gian chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận Báo cáo kết quả kiểm tra.
2. Gửi Kết luận kiểm tra:
Kết luận kiểm tra được gửi cho đối tượng kiểm tra, Lãnh đạo Bộ để báo cáo và và gửi Thanh tra Bộ để tổng hợp, theo dõi chung.
Điều 21. Kinh phí hoạt động kiểm tra
Các đơn vị chủ trì tổ chức kiểm tra phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính để xây dựng dự toán, bố trí kinh phí kiểm tra, thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
Điều 22. Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm tra
1. Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác kiểm tra của Bộ và tập huấn cho các đơn vị thực hiện.
2. Cơ sở dữ liệu kiểm tra gồm có các nội dung chính sau đây:
a) Các văn bản quy định về công tác kiểm tra;
b) Kế hoạch kiểm tra hằng năm;
c) Quyết định kiểm tra;
d) Kết luận kiểm tra;
đ) Các nội dung khác có liên quan.
3. Các đơn vị chủ trì kiểm tra cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu kiểm tra chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra.
Điều 23. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Trách nhiệm của Thanh tra Bộ:
a) Làm đầu mối tổ chức thực hiện xây dựng, quản lý kế hoạch kiểm tra hằng năm; đôn đốc việc thực hiện kiểm tra của các đơn vị theo đúng kế hoạch;
b) Tổng hợp tình hình, kết quả kiểm tra của các đơn vị; báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện;
c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ, công chức các đơn vị trực thuộc Bộ.
2. Trách nhiệm của các đơn vị:
a) Tổ chức quán triệt và thực hiện Quy định này và các quy định khác có liên quan; kịp thời đề xuất những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm tra;
b) Xây dựng, gửi đề xuất kế hoạch kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Quy định này; gửi Quyết định kiểm tra và Kết luận kiểm tra cho Lãnh đạo Bộ, Thanh tra Bộ và các đơn vị khác theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy định này;
c) Báo cáo Lãnh đạo Bộ (thông qua Thanh tra Bộ) về công tác kiểm tra trong phạm vi quản lý của cơ quan mình theo định kỳ 06 tháng, năm hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ (Mẫu số 07-KT);
d) Trong quá trình tiến hành kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị cần kịp thời kiến nghị tiến hành thanh tra khi thấy cần thiết;
đ) Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức hoặc các thành viên đoàn kiểm tra được giao nhiệm vụ tiến hành kiểm tra làm việc liên tục theo kế hoạch kiểm tra;
e) Bố trí cán bộ, công chức của đơn vị tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra (nếu có)./.
(Ban hành kèm theo Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông)
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Đề xuất kế hoạch kiểm tra năm …………
TT | Nội dung kiểm tra | Thời gian tiến hành | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Căn cứ đề xuất |
1 | A (ghi rõ tên nội dung kiểm tra) | Tháng ... | ... | ... | ... |
... | ... | ... | ... | ||
... | ... | ... | ... | ||
2 | B | ... | ... | ... | ... |
... | ... | ... | ... | ||
... | ... | ... | ... | ||
3 | ... | ... | ... | ... | ... |
... | ... | ... | ... | ... | ... |
NGƯỜI LẬP | Hà Nội, ngày tháng năm |
Ghi chú: Ghép tối đa các nội dung kiểm tra có cùng đối tượng, thời gian kiểm tra
MẪU SỐ 02-KT
(Ban hành kèm theo Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông)
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-… | …., ngày … tháng … năm … |
Về việc kiểm tra ………. (Tên cuộc kiểm tra)
…….. (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra)
Căn cứ ……… (Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan);
Căn cứ ……… (Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định kiểm tra);
Căn cứ …………;
Xét đề nghị của…………… (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất tiến hành kiểm tra),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiểm tra ... (Đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, niên độ kiểm tra...);
Thời kỳ kiểm tra: ……………………………………………………………………………………..
Thời hạn kiểm tra là …… ngày, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra.
Điều 2. Thành lập Đoàn kiểm tra, gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. ………………………………………………………………………………………., Trưởng đoàn;
2. ………………………………………………………………………., Phó Trưởng đoàn (nếu có);
3. ………………………………………………………………………………………….., thành viên;
………………………………………………………………………………………………..
Điều 3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ
Giao cho ... (Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất tiến hành kiểm tra) chỉ đạo, theo dõi, giúp ... (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) xử lý hoặc trình ...(Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Đoàn kiểm tra.
Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điều 2, (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra), (Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến việc tổ chức thực hiện cuộc kiểm tra., (Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối lượng kiểm tra) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) |
(Ban hành kèm theo Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông)
TÊN CƠ QUAN TIẾN HÀNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …., ngày … tháng … năm … |
Thực hiện Quyết định kiểm tra số ……. ngày …/ …/ … của ………..(Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) về việc…………………. (Tên cuộc kiểm tra), Đoàn kiểm tra lập kế hoạch tiến hành kiểm tra như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
2. Yêu cầu ………………………………………………………………………………………………
II. Nội dung kiểm tra
…………………. (Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn kiểm tra; những nội dung trọng tâm, trọng điểm tiến hành kiểm tra.)
III. Phương pháp tiến hành kiểm tra
………………. (Phương pháp, cách thức tiến hành kiểm tra)
IV. Tổ chức thực hiện
- Tiến độ thực hiện: …………………………………………………………………………………
- Chế độ thông tin, báo cáo: ………………………………………………………………………
- Thành viên tiến hành kiểm tra: …………………………………………………………………
- Điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện cuộc kiểm tra: ………………………………………
- Những vấn đề khác (nếu có): …………………………………………………………………
Phê duyệt của người ra quyết định kiểm tra | Trưởng đoàn kiểm tra |
Nơi nhận: |
|
MẪU SỐ 04-KT
(Ban hành kèm theo Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông)
(TÊN CƠ QUAN TIẾN HÀNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày tháng năm |
Về ………. (ghi rõ nội dung kiểm tra)
Vào hồi .... giờ....ngày ..../ …/ …, tại (Địa điểm làm việc), Đoàn kiểm tra tiến hành làm việc với …………….. (Tên tổ chức, cá nhân làm việc với Đoàn kiểm tra) về việc …………. (Ghi tóm tắt nội dung làm việc)
1. Đại diện Đoàn kiểm tra:
- Ông (bà) ……………………………………………. chức vụ ………………………………………..
- Ông (bà) ……………………………………………. chức vụ ………………………………………..
2. Đại diện (Tên tổ chức, cá nhân làm việc với Đoàn kiểm tra)
- Ông (bà) ……………………………………………. chức vụ ………………………………………..
- Ông (bà) ……………………………………………. chức vụ ………………………………………..
3. Nội dung làm việc:
……………………………………………………………………………………………………………..
Biên bản kết thúc vào hồi....giờ …. ngày …./..../….
Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; biên bản được lập thành ……. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.
Đại diện Đoàn kiểm tra | (Tên tổ chức, cá nhân làm việc với Đoàn kiểm tra) | Người ghi biên bản
|
MẪU SỐ 05-KT
(Ban hành kèm theo Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông)
TÊN CƠ QUAN TIẾN HÀNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ….., ngày …. tháng … năm … |
Kết quả kiểm tra ……. (tên cuộc kiểm tra)
Thực hiện Quyết định kiểm tra số .... ngày …/ …/ … của ... (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) về ... (tên cuộc kiểm tra), từ ngày …/..../ … đến ngày … / …/ …. Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại... (Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra)
Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã làm việc với ... (Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã được xác minh để làm rõ nội dung kiểm tra) và tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp các nội dung kiểm tra.
Sau đây là kết quả kiểm tra:
1. ………………. (Khái quát đặc điểm tình hình tổ chức, hoạt động có liên quan đến nội dung kiểm tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra).
2. Kết quả kiểm tra, xác minh
……………….. (Các nội dung đã tiến hành kiểm tra: mô tả kết quả kiểm tra, nếu có sai phạm cần nêu nội dung sai phạm, hậu quả, thiệt hại gây ra; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp đến sai phạm; đánh giá, nhận xét về việc sai phạm của các đối tượng có liên quan)
3. Kết luận về những nội dung đã tiến hành kiểm tra
……………. (Kết luận về kết quả đạt được, hạn chế, sai phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra, trong đó cần nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm. Trong trường hợp có hành vi tham nhũng thì phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo mức độ vi phạm.)
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có)
……………. (Các biện pháp đã áp dụng trong khi tiến hành kiểm tra như: tạm đình chỉ hành vi vi phạm, kiểm kê tài sản, niêm phong tài liệu...)
5. Những ý kiến còn khác nhau giữa các thành viên Đoàn kiểm tra (nếu có)
……………………………………………………………………..
6. Kiến nghị biện pháp xử lý:
……………… Kiến nghị xử lý hành chính; xử lý kinh tế; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm (nếu có) sang cơ quan điều tra (nếu có); thanh tra (nếu có) và những kiến nghị khác (nếu có).
Trên đây là Báo cáo kết quả kiểm tra về ... (Tên cuộc kiểm tra), Đoàn kiểm tra xin ý kiến chỉ đạo của ... (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra)./.
| Trưởng đoàn kiểm tra |
(Ban hành kèm theo Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông)
TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /KLKT-…. | ….., ngày …. tháng … năm … |
Về việc ……… (tên cuộc kiểm tra)
Thực hiện Quyết định kiểm tra số ... ngày …/…/… của ... (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) về ... (tên cuộc kiểm tra) từ ngày …/…/… đến ngày …/…/… Đoàn kiểm tra ... (Tên Đoàn kiểm tra) đã tiến hành kiểm tra tại ... (Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra)
Xét báo cáo kết quả kiểm tra ... ngày …/…/… của Trưởng đoàn kiểm tra, ý kiến giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra,
(Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) kết luận như sau:
1. Khái quát chung.
…………… (Khái quát đặc điểm tình hình tổ chức, hoạt động có liên quan đến nội dung kiểm tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra)
2. Kết quả kiểm tra, xác minh
……………… (Nêu kết quả kiểm tra, xác minh thực tế tình hình hoạt động quản lý hoặc sản xuất kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra theo mục đích, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ mà quyết định kiểm tra đặt ra)
…………….. Nhận xét về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao và các văn bản có liên quan của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra; xác định rõ ưu điểm (mặt làm được, làm đúng), nhược điểm (tồn tại thiếu sót, sai phạm - nếu có)
3. Kết luận
…………….. (Kết luận về những nội dung được kiểm tra, những việc đã làm đúng, làm tốt và có hiệu quả, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm sai phạm, thực hiện chưa đúng chính sách, pháp luật và các văn bản có liên quan, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về từng hành vi vi phạm; hậu quả, thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (nếu có). Trong trường hợp có hành vi tham nhũng thì nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ vi phạm)
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã áp dụng (nếu có)
…………… (Các biện pháp xử lý của người ra quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã áp dụng trong quá trình tiến hành kiểm tra..)
5. Kiến nghị các biện pháp xử lý
…………… Xử lý hành chính; xử lý kinh tế; chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra (nếu có); thanh tra (nếu có) ...
| (Chức danh của người ra quyết định kiểm tra) |
(Ban hành kèm theo Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Thông tin và Truyền thông)
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(Số liệu tính từ ngày …/…/… đến ... ngày …/…./….)
Nội dung kiểm tra | Số cuộc kiểm tra | Số cá nhân được kiểm tra | Số tổ chức được kiểm tra | Kết quả | Ghi chú | |||||||
Tổng số | Thành lập đoàn | Kiểm tra độc lập | Số quyết định xử phạt VPHC được ban hành | Số tiền xử phạt VPHC | ||||||||
Tổng số | Cá nhân | Tổ chức | Tổng số | Cá nhân | Tổ chức | |||||||
1= 2+3 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 = 7+8 | 7 | 8 | 9 = 10+11 | 10 | 11 |
| |
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)
- 1 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định về công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành
- 2 Công văn 8822/BNN-TCLN năm 2020 về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Công văn 12577/BGTVT-KHCN năm 2020 về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý phương tiện vận tải cải tạo không đúng quy định chở hàng quá tải trọng cho phép gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Nghị định 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 5 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 1 Công văn 12577/BGTVT-KHCN năm 2020 về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý phương tiện vận tải cải tạo không đúng quy định chở hàng quá tải trọng cho phép gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Công văn 8822/BNN-TCLN năm 2020 về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông tư 141/2020/TT-BCA quy định về công tác kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành