UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2921/2007/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 27 tháng 12 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỶ LỆ PHÂN BỔ, MỨC CHI, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại công văn số 1470 /STC-THNS ngày 26/12/2007 về việc ban hành quy định chính sách chi cho công tác bảo đảm TTATGT theo Thông tư số 89/2007/TT'BTC ngày 25/7/2007 và Báo cáo thẩm định dự thảo Quyết định của Sở Tư pháp tại báo cáo số 80/BC-STP ngày 20/12/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy đinh tỷ lệ phân bổ, mức chi, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Những quy đinh trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Giao thông - Vận tải; Công An tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và cát chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH |
QUY ĐỊNH
TỶ LỆ PHÂN BỔ, MỨC CHI, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT VÀ ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2921/2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình)
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định tỷ lệ phân bổ, định mức chi, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
1. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến tỷ lệ phân bổ, mức chi, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Tỷ lệ phân bổ, mức chi, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh được áp dụng kể từ ngày 01/9/2007.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng:
Việc thực hiện tỷ lệ phân bổ, mức chi, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa phải bảo đảm đúng Quy định này và đúng Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa (Thông tư số 89/2007/TT-BTC) và các quy định khác của pháp luật.
Chương II
TỶ LỆ PHÂN BỔ, MỨC CHI, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 4. Tỷ lệ phân bổ:
1. Toàn bộ tiền thu phạt để lại 100% để sử dụng cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và phân bổ cho các ngành, các cấp theo Mục III của Thông tư số 89/2007/TT-BTC.
2. Phần kinh phí phân bổ cho lực lượng công an (70% trên tổng số thu); phần kinh phí phân bổ cho Thanh tra giao thông vận tải (10% trên tổng số thu) sau khi hỗ trợ cho Thanh tra giao thông vận tải Trung ương cùng hoạt động trên địa bàn (nếu có), trích cho Trạm cân kiểm tra xe, Cảng vụ đường thuỷ nội địa (nếu có) được coi như 100% và sử dụng như sau:
a. Dành 40% để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
b. Số còn lại 60% để chi cho các nội dung quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Mục IV của Thông tư số 89/2007/TT-BTC.
3. Phần kinh phí phân bổ 10% cho các lực lượng khác trực tiếp tham gia vào công tác trật tư an toàn giao thông tại huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn (trừ lực lượng công an và Thanh tra giao thông vận tải trên địa bàn toàn tỉnh) được coi như 100% và phân bổ như sau:
a. Thành phố Ninh Bình: 15%
b. Thị xã Tam Điệp: 15%
c. Huyện Nho Quan: 11%
d. Huyện Gia Viễn: 13%
đ. Huyện Hoa Lư: 13%
e. Huyện Kim Sơn: 11%
g. Huyện Yên Mô: 11%
h. Huyện Yên Khánh: 11%
Điều 5. Mức chi bồi dưỡng cho các lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông:
1. Đối với lực lượng công an giao thông, mức chi theo quy định tại ý thứ nhất tiết b điểm 1.1 khoản 1 Mục IV của Thông tư số 89/2007/TT-BTC.
2. Đối với cán bộ Thanh tra giao thông vận tải, mức tối đa là 1.000.000đồng/người/tháng.
3. Đối với cán bộ các lực lượng khác trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn, mức chi tối đa là 300.000đồng/người/tháng.
Điều 6. Quản lý và sử dụng tiền xử phạt vi phạm hành chính:
1. Số tiền thu phạt sử dụng không hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Riêng phần kinh phí phân bổ để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nếu chuyển năm chỉ được sử dụng cho mua sắm trang thiết bị hoặc để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, không được sử dụng cho các nội dung khác.
2. Phần kinh phí phân bổ cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông được sử dụng cho lực lượng công an trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình.
3. Phần kinh phí phân bổ 2% cho Trạm cân kiểm tra xe và 2% cho Cảng vụ đường thuỷ nội địa, nếu 02 đơn vị này chưa hoạt động thì sử dụng để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho Thanh tra giao thông vận tải.
4. Các đơn vị được thụ hưởng tiền thu phạt vi phạm hành chính về giao thông theo quy định của Thông tư số 89/2007/TT-BTC đến mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước và thông báo cho Sở Tài chính để thực hiện.
5. Phần kinh phí phân bổ cho các lực lượng khác giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý, sử dụng cụ thể như sau:
a. UBND các huyện, thị xã, thành phố dùng để chi bồi dưỡng cho các lực lượng khác do UBND cấp huyện và UBND cấp xã thuộc cấp huyện quản lý (trừ lực lượng Công an và Thanh tra giao thông vận tải trên địa bàn toàn tỉnh) trực tiếp tham gia vào công tác trật tự an toàn giao thông tại huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn.
b. UBND các huyện, thị xã, thành phố giao cho Phòng Tài chính Kế hoạch làm kế toán, chịu trách nhiệm mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn để quản lý và quyết toán theo quy định.
6. Kết thúc năm ngân sách các đơn vị được thụ hưởng tiền thu phạt vi phạm hành chính về giao thông tổng hợp các khoản đã chi trong năm đến hết ngày 31 tháng 12, làm quyết toán năm gửi Ban an toàn giao thông tỉnh và Sở Tài chính trước ngày 30 tháng 4 năng sau, để thẩm định, phê duyệt theo quy đinh.
Điều 7. Trách nhiệm của các cấp, các ngành:
1. Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, quản lý tỷ lệ phân bổ, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội đia theo đúng Quy định này và các quy định khác của pháp luật.
2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình các sở, ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy định này./.
- 1 Quyết định 40/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành có nội dung không còn phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên
- 2 Quyết định 40/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành có nội dung không còn phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên
- 1 Quyết định 27/2012/QĐ-UBND về Quy định việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 07/2009/QĐ-UBND về Quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3 Quyết định 52/2009/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Thông tư 89/2007/TT-BTC hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa do Bộ Tài chính ban hành.
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 52/2009/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 07/2009/QĐ-UBND về Quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3 Quyết định 27/2012/QĐ-UBND về Quy định việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4 Quyết định 40/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành có nội dung không còn phù hợp với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên