Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2928/QĐ-THDN

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 1991

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 2928/QĐ-THCN NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 1991 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ THCN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐH, CĐ VÀ THCN

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 418-HĐBT ngày 07 tháng 12 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 196-HĐBT ngày 11 tháng 12 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
Xét yêu cầu quản lý thống nhất về mặt tổ chức đào tạo nghề và THCN;
Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về việc đào tạo nghề và THCN trong các trường Đại học, Cao đẳng và THCN".

Điều 2: Quy định này được áp dụng thống nhất cho các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp có mở thêm hệ đào tạo nghề và Trung học chuyên nghiệp và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Vụ Kế hoạch tài vụ, Vụ Đại học, Thủ trưởng các đơn vị và các ngành có liên quan, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Trần Hồng Quân

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO NGHỀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2928 ngày 18-11-1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Thực hiện những chủ trương đổi mới về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm qua, nhiều trường đại học, cao đẳng và THCN đã mở thêm hệ đào tạo nghề và THCN theo nhu cầu học tập nghề nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người lao động.

Nay Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định "về việc tổ chức đào tạo nghề và THCN trong các trường đại học, cao đẳng và THCN", nhằm quản lý thống nhất về mặt tổ chức, đảm bảo chất lượng đào tạo nghề và Trung học chuyên nghiệp.

Chương 1

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC MỞ LỚP

Điều 1: Các trường đại học, cao đẳng và THCN chỉ được phép mở thêm hệ đào tạo nghề và THCN với những ngành nghề thuộc các ngành học mà nhà trường đang có đào tạo ở bậc học trên, và chỉ được mở lớp sau khi có quyết định cho phép của cơ quan quản lý cấp trên.

Đối với những ngành nghề không thuộc ngành học mà trường đang đào tạo thì phải làm đúng và đầy đủ các thủ tục xin mở ngành, nghề học mới, theo Nghị định số 271-CP ngày 20-11-63 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập trường, lớp đại học và THCN, và Quyết định số 329/DN-ĐT ngày 19.11.1984 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) về ban hành "quy chế trường dạy nghề của Nhà nước".

Điều 2: Thủ tục xin mở thêm hệ đào tạo.

a) Lập hồ sơ: Tờ trình về việc mở thêm hệ đào tạo nghề hoặc trung học chuyên nghiệp (do Hiệu trưởng ký) trong đó ghi rõ những nội dung:

- Lý do xin mở thêm hệ đào tạo.

- Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; đối tượng vào học, thời gian đào tạo, bồi dưỡng; kế hoạch đào tạo.

- Địa điểm mở lớp học.

- Cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, số lượng, chủng loại các trang thiết bị, đồ dùng dạy học...).

- Đội ngũ giáo viên lý thuyết, thực hành (số lượng, trình độ tay nghề).

b) Cấp xét duyệt:

- Đào tạo theo hệ chuẩn: Hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên (Bộ, tỉnh, thành phố) và Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo thoả thuận bằng văn bản, cơ quan quản lý trường ra quyết định cho phép thì nhà trường mới được tiến hành việc mở lớp đào tạo.

- Đào tạo theo hệ ngắn hạn: Hồ sơ chỉ cần trình cho cơ quan quản lý cấp trên: khi được cơ quan quản lý cấp trên cho phép (bằng văn bản) thì nhà trường tiến hành việc mở lớp đào tạo đồng thời báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo biết để theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ.

Chương 2

NỘI DUNG ĐÀO TẠO VÀ VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP

Điều 3:

- Đào tạo Trung học chuyên nghiệp, áp dụng theo các quy chế đã ban hành cho hệ trung học chuyên nghiệp đào tạo tập trung, dài hạn (Quyết định số 536/QĐ, ngày 23-7-1981 đã quy định ban hành và quản lý kế hoạch học tập; số 809/QĐ ngày 20 tháng 7 năm 1988 về thi, kiểm tra, xét lên lớp và quy chế thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp; số 506/TH ngày 9-6-1982 quy định biên soạn, ban hành và quản lý chương trình môn học của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp và Quyết định số 461/QĐ-TS ngày 11-2-1991 về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Học sinh tốt nghiệp được cấp "Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp".

Điều 4:

- Đào tạo công nhân (hệ chuẩn) áp dụng theo Quyết định số 1822/QĐ-DN ngày 5-11-1990 quy định mục tiêu, chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật; Quyết định số 364 ngày 7/6/1991 về quy chế thi, kiểm tra, xét lên lớp, xét tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Học sinh tốt nghiệp được cấp "Bằng công nhân kỹ thuật".

Điều 5:

- Đào tạo công nhân ngắn hạn. Nội dung chương trình đào tạo do nhà trường biên soạn dựa theo nội dung chương trình đào tạo của hệ chuẩn và yêu cầu của người học.

- Học sinh tốt nghiệp được cấp "chứng chỉ đào tạo"

Điều 6:

- Bồi dưỡng nghề cho công nhân. Nội dung chương trình đào tạo do nhà trường biên soạn, căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của nghề và yêu cầu của đơn vị gửi công nhân đi bồi dưỡng.

- Học sinh tốt nghiệp, được cấp "Chứng chỉ đào tạo". (Trong đó ghi rõ nội dung và thời gian bồi dưỡng, trình độ tay nghề đạt được).

Điều 7:

Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành thống nhất (chứng chỉ đào tạo được ban hành theo Quyết định số 1610/QĐ ngày 10-7-1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hiệu trưởng các trường cấp cho những học sinh tốt nghiệp.

Chương 3

Chương 4

KINH PHÍ

Điều 10: Kinh phí do mở thêm đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp bao gồm:

a) Kinh phí do các đơn vị, cá nhân hợp đồng đào tạo đóng góp.

b) Kinh phí thu được qua việc thực tập kết hợp lao động sản xuất làm ra.

c) Kinh phí do các đoàn thể xã hội, các tổ chức văn hoá khoa học kỹ thuật trong nước và tổ chức quốc tế tài trợ (nếu có)

Các nguồn kinh phí trên phải đảm bảo đủ chi phí cho các lớp đào tạo mở thêm và có phần tích luỹ chi cho việc xây dựng cơ sở vật chất của trường và phải có sổ sách ghi chép đầy đủ thu chi của nhà trường.

Trường hợp được cấp trên giao chỉ tiêu đào tạo, thì được cấp kinh phí.

Chương 5