ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 293/QĐ-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 14 tháng 02 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO NĂM 2020
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
Căn cứ Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định Nghị định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;
Căn cứ Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt Dự án nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 23/TTr-SNN, ngày 20 tháng 01 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Vườn quốc gia Côn Đảo năm 2020, với các nội dung chính như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên biển và khu Ramsar làm nền tảng cho phát triển du lịch sinh thái biển, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho Côn Đảo.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về vai trò, tầm quan trọng của tài nguyên biển và khu Ramsar.
- Triển khai kịp thời, đồng bộ các nhiệm vụ khi phương án được phê duyệt; tổ chức lực lượng chuyên trách và phối hợp trong công tác tuần tra, bảo vệ; ngăn chặn phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến tài nguyên đa dạng sinh học và khu Ramsar, đặc biệt là hành vi vi phạm các quy định về quản lý các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
II. Quy mô và biện pháp thực hiện:
1. Quy mô quản lý, bảo vệ: Tổng diện tích quản lý, bảo vệ tài nguyên biển: 34.500 ha, trong đó:
- Diện tích vùng bảo tồn đa dạng sinh học biển: 14.000 ha, gồm: 3 phân khu chức năng (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1.735,1 ha; phân khu phục hồi sinh thái 2.740,2 ha; phân khu phát triển: 9.524,7 ha);
- Diện tích vùng đệm biển: 20.500 ha.
2. Biện pháp thực hiện:
- Quy hoạch, xây dựng lực lượng, tập huấn nghiệp vụ:
+ Lực lượng chuyên trách, gồm: 57 công chức Kiểm lâm được bố trí, sắp xếp tại 10 trạm kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra thực thi luật pháp về quản lý, bảo vệ tài nguyên biển, đất ngập nước và tăng cường, bổ sung thêm 05 hợp đồng lao động phục vụ công tác cứu hộ rùa biển trong 06 tháng.
+ Lực lượng phối hợp, gồm: Bộ đội Biên phòng Côn Đảo, Đội bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện Côn Đảo, cán bộ, nhân viên bảo vệ Yến sào, 40 thành viên Tổ quần chúng tuần tra, bảo vệ đa dạng sinh học biển huyện Côn Đảo.
+ Tập huấn đào tạo nghiệp vụ: Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo phối hợp Chi cục Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các cơ quan chức năng tổ chức 01 đợt tập huấn, triển khai Luật Thủy sản năm 2017 và văn bản hướng dẫn thi hành; chia sẻ thông tin, hướng dẫn quản lý, sử dụng phần mền giám sát tàu cả để phục vụ việc xử lý các tàu cá vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ tài nguyên biển: Tuyên truyền pháp luật về khu bảo tồn biển, chức năng, giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học biển Vườn quốc gia Côn Đảo thông qua các hình thức: Ký cam kết, tuyên truyền trực tiếp 09 khu dân cư, phát tờ rơi, thông qua các bảng nội quy, bảng tuyên truyền.
- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý vi phạm:
+ Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát trên biển ven bờ các đảo nhỏ tại các trạm, tổ Kiểm lâm theo định kỳ, đột xuất: Ít nhất 08 lượt/tháng (sử dụng xuồng hơi 15CV); sử dụng ca nô BV 1142 tuần tra kiểm soát khu vực biển xa, vùng lõi khu bảo tồn biển vịnh Đông Bắc đảm bảo (thực hiện 6 tháng đầu năm bình quân 06 chuyến/tháng, 6 tháng cuối năm bình quân 4 chuyến/tháng);
+ Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tuần tra, kiểm soát vùng biển xa bờ xung quanh Côn Đảo và vùng đệm biển có sự phối hợp với các cơ quan chức năng bằng tàu vỏ nhôm 700CV tại các vùng biển Tây Bắc Côn Đảo (6 tháng đầu bình quân 04 chuyến/tháng, 6 tháng cuối năm bình quân 08 chuyến/tháng);
+ Lập kế hoạch tuần tra 6 tháng cuối năm 2020 bằng ca nô cao tốc 250 CV tại các vùng biển Đông Nam với tần suất 10 chuyến/tháng.
- Mua sắm thêm phương tiện, thiết bị: Trang cấp được một số phương tiện, thiết bị để đảm bảo cho công tác bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học biển.
III. Tổng dự toán kinh phí: 2.218.961.400 đồng (Hai tỷ, hai trăm mười tám triệu, chín trăm sáu mươi mốt nghìn, bốn trăm đồng).
- Nguồn kinh phí: Ngân sách Tỉnh.
Điều 2. Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo các trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành, UBND huyện Côn Đảo và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện theo nội dung được phê duyệt tại Điều 1. Tổ chức nghiệm thu và thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
Giao Sở Tài chính tổ chức rà soát, thẩm định, cân đối và bố trí kinh phí, hướng dẫn Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo triển khai thực hiện các biện pháp nêu trên, sử dụng và thanh quyết toán theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông, Tài nguyên & MT, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo; Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 1990/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025
- 2 Kế hoạch 58/KH-UBND về thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020
- 3 Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2020 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
- 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 6 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 7 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Kế hoạch 5241/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực sông, hồ chứa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- 9 Luật Thủy sản 2017
- 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11 Luật đa dạng sinh học 2008
- 1 Kế hoạch 5241/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực sông, hồ chứa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030
- 2 Kế hoạch 58/KH-UBND về thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020
- 3 Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2020 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Quyết định 1990/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025
- 5 Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án thí điểm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà khu vực hồ Hòa Bình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2022
- 6 Quyết định 2590/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025