BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2933/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2023 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2933/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Đối tượng áp dụng: Người tham gia xây dựng tài liệu chuyên môn Hướng dẫn quy trình kỹ thuật (QTKT) khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạm vi áp dụng: xây dựng các tài liệu chuyên môn Hướng dẫn QTKT khám bệnh, chữa bệnh, không áp dụng để xây dựng các QTKT xét nghiệm.
3. Tên QTKT
a) Tên: “Hướng dẫn QTKT về” và “tên Chương”b) Trong mỗi Chương: có nhiều QTKT được xây dựng theo các giai đoạn khác nhau, có thể đặt tên theo tập như Hướng dẫn quy trình kỹ thuật về Thần kinh, tập 1 hoặc tên gọi cụ thể khác theo thống nhất của Hội đồng thẩm định QTKT.
c) Một kỹ thuật trong danh mục kỹ thuật có thể được viết thành nhiều hơn 1 hướng dẫn QTKT nếu kỹ thuật thực hiện có sự khác nhau theo các vị trí giải phẫu...
II. Đề cương của 01 cuốn Hướng dẫn QTKT
1. Quyết định ban hành
2. Bìa3. Danh sách Hội đồng thẩm định và, hoặc Ban biên soạn
4. Lời nói đầu
5. Mục lục
6. Danh mục bảng, biểu đồ, hình (nếu có)
7. Danh mục chữ viết tắt
8. Các bài viết cụ thể
1. Định dạng (format) QTKT
1.1. Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, khoảng cách dòng: 1; khoảng cách giữa các đoạn: trước: 6pt, sau: 0pt, lề trên: 2,5 cm, lề dưới: 2 cm, lề trái: 3cm, lề phải: 2,5cm, đánh dấu trang ở giữa, bên trên).
1.2. Thứ tự các mục: mục 1: viết chữ in hoa, đậm; dưới mục 1 là 1.1: viết chữ thường, đậm; dưới mục 1.1. là mục 1.1.1: chữ thường; a: chữ thường, nghiêng; gạch
1.2. Thứ tự các mục: mục 1: viết chữ in hoa, đậm; dưới mục 1 là 1.1: viết chữ thường, đậm; dưới mục 1.1. là mục 1.1.1: chữ thường; a: chữ thường, nghiêng; gạch đầu dòng (-), dưới gạch đầu dòng là ( ). Trong trường hợp các mục không có nhiều nội dung, bắt đầu bằng gạch đầu dòng).
1.3. Độ dài mỗi bài: trung bình dưới 10 trang A4. Một số bài có thể nhiều hoặc ít số trang hơn.
2. Đề cương của QTKT
1. ĐẠI CƯƠNG
(Định nghĩa, nguyên lý, mục đích của kỹ thuật)
2. CHỈ ĐỊNH
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
4. THẬN TRỌNG
5. CHUẨN BỊ
Lưu ý: Nguồn lực (nhân lực, thuốc, vật tư, trang thiết bị trực tiếp) để thực hiện phương pháp vô cảm sẽ được quy định trong quy trình kỹ thuật thực hiện phương pháp vô cảm. Về chuẩn bị thuốc, vật tư, trang thiết bị: khi cần thiết có thể lập Phụ lục về Danh mục chuẩn bị để thực hiện QTKT (chi tiết trong Phụ lục kèm theo).
5.1. Người thực hiện
a) Nhân lực trực tiếp (nêu cụ thể, ví dụ : Bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng...)
b) Nhân lực hỗ trợ (nếu có)
5.2. Thuốc: thuốc, dịch truyền được sử dụng trực tiếp cho thực hiện kỹ thuật (không bao gồm các thuốc để thực hiện phương pháp vô cảm). Thông tin bao gồm: tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đường dùng/dạng dùng, đơn vị, số lượng.
5.3. Vật tư (được sử dụng trực tiếp thực hiện kỹ thuật, không bao gồm vật tư để thực hiện các công việc hành chính giấy, bút...): thông tin bao gồm tên vật tư, đơn vị, số lượng.
5.4. Trang thiết bị (được sử dụng trực tiếp, không bao gồm các trang thiết bị phục vụ quản lý, điều hành... như máy điều hoà, đèn chiếu sáng...): thông tin bao gồm tên trang thiết bị, đơn vị, số lượng.
5.5. Người bệnh
- Thầy thuốc giải thích cho người bệnh, người nhà về kỹ thuật trước khi thực hiện: mục đích, các bước tiến hành, biến chứng, nguy cơ có thể xảy ra, tiên lượng...
- Chuẩn bị người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật.
5.6. Hồ sơ bệnh án
5.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật (ước tính, đơn vị là giờ).
5.8. Địa điểm thực hiện kỹ thuật
5.9. Kiểm tra hồ sơ
a) Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tính chính xác của người bệnh: đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng vị trí cần thực hiện kỹ thuật...
b) Thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật, thủ thuật
c) Đặt tư thế BN.
6. TIẾN HÀNH QTKT
Lưu ý: Trong quy trình kỹ thuật phẫu thuật, thủ thuật: quy định các phương pháp vô cảm có thể thực hiện để triển khai phẫu thuật, thủ thuật. QTKT của phương pháp vô cảm sẽ được xây dựng riêng.
6.1. Bước 1
6.2. Bước 2
6.3. Bước 3
…
6.X. Kết thúc quy trình
- Đánh giá tình trạng người bệnh sau thực hiện kỹ thuật.
- Hoàn thiện ghi chép hồ sơ bệnh án, lưu hồ sơ.
- Bàn giao người bệnh cho bộ phận tiếp theo.
7. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
7.1. Tai biến trong khi thực hiện kỹ thuật
7.2. Tai biến sau khi thực hiện kỹ thuật
7.3. Biến chứng muộn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lập danh sách các tài liệu tham khảo chính, cập nhật.
DANH MỤC CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ghi chú: danh mục và số lượng có thể thay đổi trên thực tế thực hiện kỹ thuật tùy thuộc trường hợp cụ thể hoặc theo diễn biến lâm sàng khi thực hiện kỹ thuật…)
TT | Danh mục chuẩn bị | Đơn vị | Số lượng |
(1) | (3) | (4) |
|
1. | Lao động trực tiếp |
|
|
1.1 |
|
|
|
1.2 |
|
|
|
... |
|
|
|
2. | Thuốc (tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, đường dùng/dạng dùng) |
|
|
2.1 |
|
|
|
2.2 |
|
|
|
... |
|
|
|
3 | Vật tư (được sử dụng trực tiếp) |
|
|
3.1. | Vật tư cấy ghép |
|
|
3.1.1 |
|
|
|
3.1.2 |
|
|
|
... |
|
|
|
3.2. | Dụng cụ |
|
|
3.2.1 |
|
|
|
3.2.2 |
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
3.3 | Vật liệu |
|
|
3.3.1 |
|
|
|
3.3.2 |
|
|
|
... |
|
|
|
3.4. | Thuốc thử |
|
|
3.4.1 |
|
|
|
3.4.2 |
|
|
|
... |
|
|
|
3.5 | Chất hiệu chuẩn |
|
|
3.5.1 |
|
|
|
3.5.2 |
|
|
|
3.6 | Sinh phẩm chẩn đoán |
|
|
3.6.1 |
|
|
|
3.6.2 |
|
|
|
… |
|
|
|
3.7. | Vật tư khác |
|
|
… |
|
|
|
4 | Trang thiết bị (sử dụng trực tiếp) |
|
|
4.1 |
|
|
|
4.2 |
|
|
|
… |
|
|
|
1 Quyết định 7435/QĐ-BYT năm 2018 về danh mục dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh được xếp tương đương về quy trình kỹ thuật và chi phí thực hiện theo Thông tư 39/2018/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành