- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3 Quyết định 2939/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy chế phối hợp thực hiện Chỉ số thành phần Chi phí không chính thức trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4 Quyết định 2937/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp thực hiện Chỉ số thành phần Tính minh bạch trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5 Quyết định 2938/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy chế phối hợp thực hiện Chỉ số thành phần Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 6 Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2020 về Cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020-2022
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2935/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 12 tháng 08 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 12/6/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về khắc phục những hạn chế, yếu kém năm 2019 và nâng cao Chỉ số PCI năm 2020 và các năm tiếp theo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện Chỉ số thành phần Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan: Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỐI HỢP THỰC HIỆN CHỈ SỐ THÀNH PHẦN THIẾT CHẾ PHÁP LÝ VÀ AN NINH TRẬT TỰ TRONG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Kèm theo Quyết định số: 2935/QĐ-UBND ngày 12/8/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan: Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh, Báo Trà Vinh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ Chỉ số thành phần Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Nguyên tắc và phương thức phối hợp
1. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.
2. Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp là nội dung thực hiện nhiệm vụ để chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Cử đơn vị đầu mối phụ trách và thường xuyên phối hợp với Sở Tư pháp để thực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế này.
4. Tùy theo tính chất, nội dung công việc cần phối hợp, cơ quan chủ trì quản lý thực hiện nhiệm vụ sẽ thực hiện các phương thức phối hợp như: Gửi báo cáo, yêu cầu cung cấp thông tin, tổ chức cuộc họp, gửi văn bản lấy ý kiến ... cho phù hợp. Các đơn vị phối hợp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo đúng theo yêu cầu, tiến độ của công việc cần được phối hợp.
Điều 3. Nội dung phối hợp các chỉ tiêu trong Chỉ số thành phần Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự
Chỉ số thành phần Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự bao gồm các chỉ tiêu sau:
1. Tin tưởng hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo quyền tài sản/thực thi hợp đồng của doanh nghiệp.
2. Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo cán bộ nhũng nhiễu.
3. Lãnh đạo tỉnh sẽ không bao che và nghiêm túc kỷ luật cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết các tranh chấp.
5. Tòa án các cấp của tỉnh xét xử các vụ việc kinh tế đúng pháp luật.
6. Phán quyết của Tòa án là công bằng.
7. Tòa án các cấp ở tỉnh xét xử vụ việc kinh tế nhanh chóng.
8. Phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng.
9. Các cơ quan trợ giúp pháp lý tại tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng để khởi kiện.
10. Các chi phí chính thức và các chi phí không chính thức là chấp nhận được khi giải quyết tố cáo qua Tòa án.
1 1. Số lượng vụ việc tranh chấp của doanh nghiệp dân doanh do Tòa án thụ lý.
12. Tỉ lệ nguyên đơn ngoài quốc doanh/tổng số nguyên đơn tại Tòa án tỉnh.
13. Tỉ lệ vụ việc kinh tế đã được giải quyết trong năm.
14. Tình hình an ninh trật tự tại tỉnh.
15. Tỉ lệ doanh nghiệp bị mất trộm tài sản.
16. Cơ quan công an hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hiệu quả vụ mất trộm tài sản.
17. Phải trả tiền ‘bảo kê’ cho băng nhóm côn đồ, xã hội đen để yên tâm làm ăn.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP THỰC HIỆN
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Sở Tư pháp chủ trì thực hiện các nội dung tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 9 Điều 3 của Quy chế này.
2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để quản lý thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao chỉ số PCI theo chỉ đạo.
3. Theo dõi, đôn đốc và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ về Chỉ số thành phần Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự theo nhiệm vụ được giao.
Điều 5. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Công an tỉnh chủ trì triển khai thực hiện các nội dung tại các khoản 1, 2, 3, 9, 13, 14, 15, 16, 17 Điều 3 của Quy chế này.
2. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
a) Thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân.
b) Tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình, dư luận xã hội, nhất là tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự để chủ động hỗ trợ doanh nghiệp.
c) Triển khai, thực hiện tốt các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm để bảo đảm an ninh, trật tự Đại hội Đảng các cấp và bảo đảm an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
d) Tăng cường chỉ đạo công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực, địa bàn có nhiều công ty, doanh nghiệp để chủ động hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan.
đ) Chỉ đạo lực lượng khi thi hành nhiệm vụ thực hiện nghiêm Điều lệnh Công an nhân dân, nhiệt tình, tận tâm, tận tụy với công việc, có cơ chế kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm, xử lý nghiêm hành vi “nhũng nhiễu”, “vòi vĩnh” người dân, doanh nghiệp theo quy định, góp phần đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ Nhân dân của mỗi cán bộ, chiến sĩ trên từng lĩnh vực công tác.
g) Phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện quy trình tố tụng nhanh chóng, tránh tình trạng kéo dài, dư luận Nhân dân phản ánh.
Điều 6. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tỉnh
1. Tòa án nhân dân tỉnh chủ trì triển khai thực hiện các nội dung tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Điều 3 của Quy chế này.
2. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:
a) Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 23/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Tòa án, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và các văn bản của Tòa án nhân dân tối cao.
b) Thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, đảm bảo các phán quyết của Tòa án đúng pháp luật, đảm bảo công lý, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
c) Chú trọng làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ án dân sự; kinh tế và công tác đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính. Khắc phục việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án thiếu căn cứ, các vụ án quá thời hạn xét xử...
d) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác có liên quan đảm bảo tiến độ giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại và tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các loại án.
đ) Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán, quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân.
g) Thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động công vụ của cán bộ, Thẩm phán, công chức và người lao động; xem xét trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật.
h) Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng xét xử cho cán bộ có chức danh tư pháp và Hội thẩm nhân dân của Tòa án hai cấp.
Điều 7. Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh chủ trì triển khai thực hiện các nội dung tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 9 Điều 3 của Quy chế này.
2. Phối hợp với Công an tỉnh trong việc kiểm tra, rà soát các đơn thư, khiếu nại, tố cáo nhất là các đơn thư hoặc các phản ánh qua tiếp xúc cử tri, đối thoại ở các lĩnh vực như: trộm cắp tài sản, “tín dụng đen”, đòi nợ thuê ... để có kế hoạch giải quyết dứt điểm nhằm hạn chế việc doanh nghiệp khiếu nại, tố cáo vượt cấp liên quan đến doanh nghiệp.
Điều 8. Trách nhiệm của Báo Trà Vinh, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh
1. Thực hiện các nhiệm vụ tại các khoản 1, 2, 3 và Khoản 9 Điều 3 Quy chế này.
2. Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong Nhân dân, nhất là tăng cường tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật để công ty, doanh nghiệp biết, phòng ngừa.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh thực hiện tốt quy trình tố tụng các loại án theo quy định pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát giải quyết, tham gia xét xử, kháng nghị, kiến nghị, kiểm sát thi hành án ... nhất là các vụ án kinh tế, hành chính, dân sự, tránh tình trạng kéo dài, dư luận nhân dân phản ánh.
2. Cục Thi hành án dân sự tỉnh
a) Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, tổ chức thi hành nhanh chóng, hiệu quả các vụ án kinh tế, hạn chế tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp.
b) Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, không để người dân, doanh nghiệp phản ánh hoặc gây bức xúc; thường xuyên rà soát và xử lý đúng thời gian, đúng pháp luật các vụ việc liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp.
c) Hàng tháng kiểm tra, rà soát, phân loại các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm để có kế hoạch giải quyết dứt điểm nhằm hạn chế khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp, kéo dài.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Chỉ đạo các phòng, ban đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, nhất là tăng cường tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm vi phạm pháp luật để công ty, doanh nghiệp biết, phòng ngừa.
2. Tăng cường nắm tình hình, dư luận xã hội để kịp thời chỉ đạo các đơn vị có chức năng tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan có liên quan đưa tin, viết bài phản bác những thông tin mà đối tượng xấu lợi dụng vụ việc tranh chấp, khiếu kiện hoặc các vấn đề an ninh trật tự liên quan doanh nghiệp, phản ánh để xuyên tạc làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
3. Hàng tháng chỉ đạo lực lượng kiểm tra, rà soát phân loại các đơn thư khiếu nại, tố cáo để có kế hoạch giải quyết dứt điểm nhằm hạn chế khiếu nại, tố cáo vượt cấp liên quan đến doanh nghiệp.
1. Định kỳ hàng quý, năm (trước ngày 10 của tháng cuối quý, năm) các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp.
2. Định kỳ hàng quý, năm (trước ngày 15 của tháng cuối quý, năm), Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở kế hoạch và Đầu tư) theo quy định.
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 2939/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy chế phối hợp thực hiện Chỉ số thành phần Chi phí không chính thức trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2 Quyết định 2937/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế phối hợp thực hiện Chỉ số thành phần Tính minh bạch trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3 Quyết định 2938/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy chế phối hợp thực hiện Chỉ số thành phần Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4 Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2020 về Cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2020-2022
- 5 Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp thực hiện Chỉ số thành phần thiết chế pháp lý và an ninh trật tự trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Kon Tum