- 1 Quyết định 2784/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 388/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3 Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Văn bản hợp nhất 48/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Xây dựng do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BXD năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 7 Thông tư 22/2019/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 8 Quyết định 2784/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 9 Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 10 Quyết định 388/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2938/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 23 tháng 12 năm 2020 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 48/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn phòng Quốc hội, về Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về phân loại đô thị;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BXD ngày 22/11/2019 của Bộ Xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng, quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2019/BXD;
Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang, về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, tỷ lệ 1/25.000;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2464/TTr-SXD ngày 17/12/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040, tỷ lệ 1/25.000, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch
1.1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
Phạm vi lập Quy hoạch vùng huyện Giồng Riềng bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Giồng Riềng; ranh giới nghiên cứu được giới hạn như sau:
- Phía Đông Bắc giáp thành phố Cần Thơ.
- Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Tây giáp huyện Tân Hiệp và huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
1.2. Quy mô
Quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch 639,36 km2, bao gồm 19 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn Giồng Riềng và 18 xã (Thạnh Hưng, Thạnh Phước, Thạnh Lộc, Thạnh Hòa, Thạnh Bình, Bàn Thạch, Bàn Tân Định, Ngọc Thành, Ngọc Chúc, Ngọc Thuận, Hòa Hưng, Hòa Lợi, Hòa An, Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Hòa Thuận, Ngọc Hòa).
Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2019 khoảng 224.695 người (Trong đó: đô thị là 19.887 người; nông thôn là 204.808 người; Tỷ lệ đô thị hóa là 8,85%). Dự báo quy mô dân số đô thị qua các giai đoạn như sau:
- Đến năm 2030: Khoảng 341.650 người, dân số đô thị khoảng 82.000 người, dân số nông thôn khoảng 259.650 người, tỷ lệ đô thị hóa là 24%.
- Đến năm 2040: Khoảng 397.000 người, dân số đô thị khoảng 120.000 người, dân số nông thôn khoảng 277.000 người, tỷ lệ đô thị hóa là 30%.
- Vùng huyện Giồng Riềng là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, vùng chuyên canh lúa cao sản, cây ăn quả, nuôi trồng và chế biến thủy sản có giá trị kinh tế cao. Vùng công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm công nghiệp cơ khí, ngành nghề truyền thống; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm; may mặc; công nghiệp hỗ trợ; sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu dân sinh tại chỗ và vùng lân cận.
- Là vùng phát triển đa ngành, lấy công nghiệp và dịch vụ thương mại là hướng phát triển ưu tiên. Là một trong những trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, dịch vụ thương mại có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Giồng Riềng và tỉnh Kiên Giang.
- Cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ; tuân thủ các định hướng trong Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, trong đó có điều chỉnh bổ sung theo thực tế phát triển của địa phương.
- Quy hoạch tổ chức không gian hệ thống đô thị, khu vực nông thôn, công nghiệp, nông nghiệp, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện; xác định vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.
- Làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các khu chức năng, các quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chung các đô thị thuộc huyện; lập các dự án phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện; đồng thời làm cơ sở pháp lý để quản lý, kiểm soát phát triển không gian đô thị, các điểm dân cư nông thôn, các cụm công nghiệp và hệ thống các công trình chuyên ngành trên địa bàn.
- Đất xây dựng đô thị: Đến năm 2030 khoảng 755 ha và đến năm 2040 khoảng 1.189 ha.
- Đất ở: Đất ở đô thị đến năm 2030 là 381 ha và đến năm 2040 là 560 ha (bình quân 45-55 m2/người); Đất ở nông thôn đến năm 2030 là 2.077 ha và đến năm 2040 là 2.216 ha (bình quân 80 m2/người).
- Đất cụm công nghiệp:
Đến năm 2030: Bố trí 82 ha đất công nghiệp để phát triển công nghiệp địa phương (Cụm công nghiệp Thạnh Hưng, quy mô 50 ha; Cụm công nghiệp Long Thạnh, quy mô 32 ha).
Đến năm 2040 sẽ bố trí đất công nghiệp theo nhu cầu phát triển.
5. Định hướng phát triển không gian vùng
5.1. Mô hình phát triển không gian vùng
- Phát triển theo mô hình vành đai kết hợp tuyến tính hướng tâm.
- Lấy đô thị Giồng Riềng là đô thị trung tâm, phát triển thêm các đô thị vệ tinh như: Đô thị Long Thạnh trên trục Đường tỉnh 963B và Đô thị Thuận Hưng trên trục Đường tỉnh 963. Tập trung nguồn lực chính vào trung tâm huyện là thị trấn Giồng Riềng, đồng thời phân bố nguồn lực cho các cục phát triển chính của huyện tạo thành mối quan hệ tương hỗ cho nhau.
- Tập trung phát triển các đô thị khu vực trung tâm tạo động lực phát triển cho huyện kết hợp hệ thống đường vành đai đảm bảo được sự phát triển giữa các cực.
5.2. Phân vùng phát triển
Huyện Giồng Riềng được phát triển không gian theo 04 phân vùng chính:
a) Vùng đô thị trung tâm thị trấn Giồng Riềng: Gồm thị trấn Giồng Riềng và vùng không gian lân cận. Diện tích khoảng 2.272,95ha. Là vùng động lực phát triển cho toàn huyện.
- Là đô thị trung tâm hành chính chính trị, trung tâm kinh tế và văn hóa của toàn vùng. Định hướng phát triển mở rộng với chức năng đô thị gắn với các khu hành chính, trung tâm thương mại, tài chính - ngân hàng, trung tâm đào tạo, y tế, trung tâm thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Hình thành một khu đô thị sầm uất, có sức sống trở thành khu vực hạt nhân của huyện Giồng Riềng. Lấy khu vực trung tâm huyện hiện hữu làm trung tâm, phát triển lan tỏa ra các trục phát triển.
- Các hoạt động kinh tế chính: Thương mại dịch vụ, buôn bán giao thương trao đổi hàng hóa, phát triển du lịch dựa trên hệ thống cảnh quan sông Giồng Riềng. Các sản phẩm nông nghiệp mang hình ảnh huyện Giồng Riềng.
b) Vùng không gian cửa ngõ phía Đông: Gồm các xã Ngọc Hòa, Hòa Thuận, Hòa An, Hòa Hưng, Hòa Lợi. Diện tích khoảng 18.808,27ha.
- Lấy đô thị Thuận Hưng làm động lực phát triển. Vùng phát triển đô thị phía Đông là đầu mối giao thương với các tỉnh như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu,...phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh nông sản - thực phẩm chất lượng cao, đầu mối giao thông vận chuyển giao thông bộ - thủy liên khu vực.
- Các hoạt động kinh tế chính: Thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh nông sản, buôn bán giao thương trao đổi hàng hóa, phát triển du lịch dựa trên hệ thống vườn cây ăn trái, nông nghiệp hiện hữu.
c) Vùng không gian công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phía Bắc: Gồm các xã Thạnh Hưng, Thạnh Bình, Ngọc Chúc, Ngọc Thành, Ngọc Thuận, Thạnh Phước và Thạnh Lộc. Diện tích khoảng 25.516,40ha.
- Lấy xã Thạnh Hưng là trung tâm làm động lực phát triển. Vùng phát triển phía Bắc là khu vực tập trung phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chuyên môn hóa chế biến nông sản, nghiên cứu, lai trồng các giống cây trồng. Đầu mối vận chuyển giao thương với các tỉnh lân cận như An Giang, Cần Thơ.
- Các hoạt động kinh tế chính: Thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, buôn bán giao thương trao đổi hàng hóa, phát triển du lịch dựa trên hệ thống nông nghiệp, cảnh quan kênh Xáng Thốt Nốt, rừng tràm.
d) Vùng không gian dịch vụ thương mại, đầu mối giao thương phía Tây Nam: Gồm các xã Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú, Bàn Thạch, Thạnh Hòa, và Bàn Tân Định. Diện tích khoảng 17.338,65ha.
- Lấy đô thị Long Thạnh làm động lực phát triển. Vùng phát triển đô thị phía Tây Nam là khu vực tập trung phát triển thương mại dịch vụ, đầu mối giao thương của huyện. Vận chuyển hàng hóa có tuyến đường thủy là sông Cái Bé và đường bộ là Quốc lộ 61, Đường tỉnh 963B. Đây là khu vực tập trung phát triển dân cư, thương mại dịch vụ để hoàn thiện các cực phát triển của huyện.
- Các hoạt động kinh tế chính: Thương mại dịch vụ, các ngành công nghiệp (Cụm công nghiệp Long Thành), hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến nông sản, buôn bán giao thương trao đổi hàng hóa, phát triển du lịch dựa trên hệ thống nông nghiệp, làng nghề truyền thống, cảnh quan sông Cái Bé.
5.3. Phân bố không gian phát triển nông nghiệp
- Phát triển nông nghiệp huyện phù hợp với mục tiêu chung của Điều chỉnh Quy hoạch nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang.
- Định hướng phát triển nông nghiệp thành 03 vùng chính cụ thể như sau:
Vùng sản xuất phía Bắc: Tập trung phát triển mô hình nông nghiệp chuyên canh cây lúa áp dụng các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao kết hợp nuôi trồng thủy sản nước ngọt, xen canh, luân canh vào các mùa nước nổi.
Vùng sản xuất trung tâm: Tập trung phát triển mô hình trồng lúa, nông nghiệp ngắn ngày kết hợp với nhiều loại hình cây trồng khác nhau, thâm canh, xen canh, luân canh. Xây dựng các mô hình trồng trọt kiểu mẫu tận dụng lợi thế gần trung tâm huyện cùng hạ tầng để nâng cao giá trị. Tổ chức thêm các hình thức du lịch nông nghiệp trải nghiệm.
Vùng sản xuất phía Nam: Chuyển đổi dần sang trồng tập trung, phát triển mô hình nông nghiệp ngắn ngày (Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây xâm nhập mặn dễ ảnh hưởng đến đa phần hệ thống cây trồng hiện hữu), củng cố hệ thống các khu vực cây ăn trái kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái. Phát triển các giống cây trồng có tính thích ứng mặn để có thể đảm bảo kinh tế trong những lúc tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng.
5.4. Phân bố không gian phát triển công nghiệp
- Giai đoạn đến năm 2030:
Hình thành cụm công nghiệp Thạnh Hưng với quy mô 50ha, bố trí các ngành nghề như công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm; công nghiệp cơ khí, ngành nghề truyền thống; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu xây dựng; may mặc; công nghiệp hỗ trợ.
Hình thành cụm công nghiệp Long Thạnh với quy mô 32ha, tập trung phát triển các ngành nghề như công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm; công nghiệp cơ khí, ngành nghề truyền thống; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm; may mặc; công nghiệp hỗ trợ; sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu dân sinh tại chỗ và vùng lân cận.
- Giai đoạn đến năm 2040: Phát triển tiểu thủ công nghiệp chủ yếu cung cấp các hoạt động hỗ trợ chung cho cụm công nghiệp, khuyến khích các hộ dân đầu tư nâng cao kinh tế địa phương.
5.5. Phân bố không gian phát triển hệ thống hạ tầng xã hội
a) Hệ thống thương mại dịch vụ
- Phát triển thị trấn Giồng Riềng trở thành một trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng huyện, làm chức năng phân phối luồng hàng hóa và đầu mối các hoạt động thương mại chính cho vùng huyện Giồng Riềng và khu vực lân cận; phát triển đa dạng các loại hình tổ chức và phương thức hoạt động thương mại, phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh đồng thời với các loại hình doanh nghiệp thương mại lớn với hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại.
- Mạng lưới chợ: Tiếp tục nâng cấp các chợ xã, chợ khu vực và mở thêm chợ ở những nơi có nhu cầu (theo Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã); Hình thành chợ đầu mối nông sản trong cụm công nghiệp khi có nhu cầu.
- Hệ thống công trình dịch vụ: Phát triển các tuyến phố kết hợp với dịch vụ thương mại đa dạng tại trung tâm của các đô thị và các trung tâm xã trên địa bàn huyện; Phát triển các điểm dịch vụ, trạm dừng chân, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên tuyến quốc lộ và tỉnh lộ.
b) Hệ thống công trình y tế
- Định hướng cải tạo nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện. Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Đến năm 2030, cải tạo nâng cấp các trạm y tế, ưu tiên cho các khu vực dự kiến hình thành đô thị. Đến năm 2040, tiếp tục cải tạo nâng cấp trạm y tế cho các xã còn lại.
- Khuyến khích phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập. Chú trọng phát triển y học cổ truyền trên địa bàn phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, khuyến khích phát triển trồng cây dược liệu.
c) Hệ thống công trình giáo dục, đào tạo
- Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Định hướng cải tạo sửa chữa, đầu tư nâng cấp để phục vụ công tác hướng nghiệp và giáo dục nghề nghiệp nhằm chủ động đào tạo nghề cho lực lượng lao động của địa phương, nhất là lao động nông thôn.
- Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông: Cải tạo, nâng cấp, mở rộng diện tích và xây dựng mới các các cơ sở giáo dục theo chương trình kiên cố hóa trường lớp và theo quy hoạch mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn tỉnh đã phê duyệt.
d) Hệ thống công trình thể dục thể thao - văn hóa
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các cơ sở văn hóa - thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm văn hóa thể thao huyện, bố trí các công trình như sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi và các sân thể thao cơ bản khác phục vụ cho dân cư đô thị; nâng cấp cải tạo Nhà thiếu nhi và Bưu điện huyện.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm văn hóa - thể thao cho các xã với quy mô theo quy định. Giai đoạn đầu, ưu tiên cho khu vực dự kiến hình thành đô thị; phát triển các hoạt động văn hóa - thể thao gắn với các trụ sở ấp.
6. Tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn
6.1. Định hướng phát triển không gian đô thị
a) Đô thị Giồng Riềng:
- Định hướng phát triển đô thị Giồng Riềng lên đô thị loại IV, làm trung tâm động lực phát triển kinh tế cho toàn huyện trong giai đoạn đến năm 2025. Giai đoạn từ năm 2025 - 2040: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các chức năng đô thị cũng như mở rộng kêu gọi đầu tư phát triển các dự án có sức ảnh hưởng như công trình thương mại dịch vụ, các dân khu đô thị mới, chợ đầu mối, trung tâm nghiên cứu,...hướng tới việc đạt tiêu chuẩn lên thị xã.
- Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 455 ha và đến năm 2040 là 689 ha; quy mô dân số đến năm 2030 là 70.000 người và đến năm 2040 là 100.000 người
b) Đô thị Thuận Hưng:
- Định hướng hình thành mới đô thị trên cơ sở nâng cấp xã Ngọc Hòa lên đô thị loại V (đến năm 2025), phát triển dọc theo tuyến đường tỉnh ĐT.963. Hướng tới phát triển thành một cực phát triển cho huyện Giồng Riềng lấy thương mại dịch vụ kết hợp với giao thương làm hoạt động kinh tế chính.
- Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 200 ha và đến năm 2040 là 300 ha; quy mô dân số đến năm 2030 là 7.000 người và đến năm 2040 là 10.000 người
c) Đô thị Long Thạnh:
- Định hướng đến năm 2040 nên hình thành thêm 1 đô thị loại V là đô thị Long Thạnh trên cơ sở nâng cấp trung tâm xã Long Thạnh, phát triển dựa trên tuyến Quốc lộ 61 và đường tỉnh 963B. Phát triển theo hướng đô thị thiên về công nghiệp chế biến và vận tải logistics với lợi thế từ Quốc lộ 61 và cao tốc Hà Tiên - Bạc Liêu.
- Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 là 100ha và đến năm 2040 là 200ha; quy mô dân số đến năm 2030 là 5.000 người và đến năm 2040 là 10.000 người
6.2. Định hướng tổ chức hệ thống điểm dân cư nông thôn
- Xây dựng và củng cố mạng lưới các trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã được phê duyệt.
- Các điểm dân cư nông thôn hiện hữu đã có quy hoạch chi tiết xây dựng thì tiến hành đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã duyệt; các điểm dân cư nông thôn dự kiến hình thành mới có diện tích 15-25 ha, dân số từ 1.000 người.
7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
7.1. Giao thông
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 2784/QĐ-UBND ngày 30/12/2014.
a) Đường bộ
- Đường cao tốc:
Đường cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu: Đoạn đi qua địa bàn huyện dài 15 km, điểm đầu ranh huyện Châu Thành, điểm cuối giáp ranh huyện Gò Quao. Quy hoạch với quy mô 4 làn xe.
Đường cao tốc Tịnh Biên - Bạc Liêu: Đoạn đi qua địa bàn huyện dài 28,154 km, điểm đầu ranh huyện Tân Hiệp, điểm cuối giáp ranh tỉnh Hậu Giang. Quy hoạch với quy mô 4 làn xe.
- Quốc lộ 61: Đoạn đi qua địa bàn huyện Giồng Riềng dài 5,7 km, điểm đầu cầu Đường Xuồng (ranh huyện Gò Quao); điểm cuối cầu km80 (ranh huyện Châu Thành). Quy hoạch đến 2030 đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe, mặt đường BTN, đảm bảo công trình kiên cố, cao độ nền đường phù hợp với quy hoạch thoát lũ. Sau 2030, tuyến trùng với đường Hồ Chí Minh.
- Đường tỉnh:
ĐT.963 (Giồng Riềng - Tân Hiệp - Giang Thành): Đoạn qua địa bàn huyện dài 28,5 km, điểm đầu xã Hòa Thuận - huyện Giồng Riềng (giáp thành phố Vị Thanh), điểm cuối cầu Gò Tuất (ranh huyện Tân Hiệp). Quy hoạch đến 2030, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, mặt BTN, rộng 7m, nền 9m. Định hướng sau 2030, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
ĐT.963B: Nâng cấp, mở rộng đoạn từ ĐT.963 đến ranh thành phố Cần Thơ dài 17,6 km đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng, mặt 5,5m, nền 7,5m lộ giới 32m. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, mặt rộng 7m, nền 9m. Định hướng sau 2030, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.
ĐT.963C: Toàn tuyến dài 15,5 km, Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng, mặt láng nhựa, rộng 5,5m, nền 7,5m lộ giới 32m. Định hướng sau 2030, nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, mặt đường rộng 7m, nền 9m, lộ giới 45m.
- Đường giao thông nông thôn:
Đường huyện: Nâng cấp các tuyến đường huyện hiện hữu đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V; Mở mới một số tuyến đường huyện; Đầu tư xây dựng mới một số cầu.
Đường xã, đường giao thông nội đồng: Huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn trong đó ưu tiên xây dựng đường ôtô đến tất cả các trung tâm xã theo đúng quy hoạch nông thôn mới.
- Đường đô thị: Triển khai xây dựng các tuyến đường trục, các tuyến vành đai theo quy hoạch đô thị được phê duyệt.
- Công trình phục vụ giao thông: Xây dựng mới bến xe tại trung tâm huyện theo tiêu chuẩn bến xe khách loại VI.
b) Đường thủy
- Luồng tuyến:
Đối với các tuyến kênh trục và kênh nhánh duy tu bảo dưỡng theo quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang.
Đối với kênh đường thủy nội địa nạo vét định kỳ.
Đối với hệ thống kênh nội đồng, kênh thủy lợi: Tiếp tục đầu tư nạo vét để phục vụ tưới tiêu, sản xuất và đi lại của nhân dân.
- Bến thủy nội địa:
Đến năm 2030: Duy trì hoạt động cho các bến hiện hữu đáp ứng các tiêu chuẩn hoạt động bến thủy nội địa và quy định hiện hành của nhà nước; đình chỉ, chấm dứt các hoạt động của các bến tự phát không giấy phép.
Đến năm 2040: Nghiên cứu bố trí bến tàu hàng trên một số kênh nhằm thúc đẩy trao đổi mua bán hàng hóa và tăng năng lực vận tải đường thủy từ huyện đi các vùng khác.
7.2. Chuẩn bị kỹ thuật
a) Nền xây dựng
- Đảm bảo an toàn cho các đô thị và điểm dân cư nông thôn, chọn tần suất chống lũ phù hợp với cấp đô thị, tính chất khu vực xây dựng.
- Cần căn cứ vào chế độ thủy văn của hệ thống kênh rạch, dự báo tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng để xác định cao độ khống chế nền xây dựng phù hợp (trong giai đoạn lập Quy hoạch chung).
b) Thoát nước mưa
- Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thoát nước cho các đô thị và các điểm dân cư nông thôn tập trung. Đô thị có thể sử dụng 3 dạng hệ thống: Thoát riêng, thoát chung và thoát nữa riêng tùy theo điều kiện cụ thể. Các điểm dân cư nông thôn có thể sử dụng hệ thống thoát nước chung hoặc hỗn hợp phù hợp với điều kiện kinh tế và môi trường. Các làng nghề có chất thải độc hại nên dùng hệ thống thoát riêng.
- Đến năm 2030, tập trung đầu tư nâng cấp và xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa cho thị trấn Giồng Riềng; cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước mưa cho các trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới.
- Nạo vét, kiên cố hệ thống kênh mương tưới, tiêu cấp I, cấp II và nội đồng; gia cố đê bao hoàn chỉnh; đầu tư hệ thống bơm điện thay thế cho máy bơm dầu.
- Xây dựng các tuyến kè ven kênh Giồng Riềng - Bến Nhứt và Lộ Mới (dọc theo đường tỉnh 963) nhằm chống sạt lở bờ kênh góp phần cảnh quan khu vực đi qua đô thị Giồng Riềng.
7.3. Cấp nước
a) Tổng nhu cầu sử dụng nước
- Giai đoạn đến năm 2030: Khoảng 29.798 m3/ngày đêm. Trong đó, cấp nước sinh hoạt cho đô thị và các điểm dân cư nông thôn tập trung khoảng 21.171 m3/ngày đêm; cấp nước cho cụm công nghiệp tập trung là 1.942 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2040: Khoảng 38.588 m3/ngày đêm. Trong đó, cấp nước sinh hoạt cho đô thị và các điểm dân cư nông thôn tập trung khoảng 17.110 m3/ngày đêm; cấp nước cho cụm công nghiệp tập trung khoảng 2.400 m3/ngày đêm.
b) Nguồn nước
- Cấp nước đô thị: Khai thác nguồn nước mặt từ kênh Giồng Riềng - Bến Nhứt, kênh Thốt Nốt và sông Giồng Riềng để cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực đô thị Giồng Riềng và khu vực lân cận.
- Cấp nước nông thôn: Căn cứ vào tình hình xâm nhập mặn của từng khu vực mà lựa chọn sử dụng nguồn nước ngầm hoặc sử dụng hỗn hợp nguồn nước ngầm và nước mặt.
c) Phương án cấp nước
- Cấp nước đô thị: Theo định hướng về cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, về lâu dài khu vực thị trấn Giồng Riềng sẽ được cung cấp từ nguồn nước của nhà máy nước Sông Hậu II đặt tại khu vực Long Xuyên - An Giang dẫn theo đường ống D600mm dọc theo tuyến quốc lộ 61 để cấp cho khu vực Giồng Riềng. Trong giai đoạn trước mắt, chưa có nguồn nước từ nhà máy nước Sông Hậu II, tạm thời sử dụng phương án cấp nước cục bộ như sau:
Giai đoạn đến 2030: Nâng công suất nhà máy nước Giồng Riềng giai đoạn II lên 4.000 m3/ngày đêm để cấp nước cho dân cư đô thị Giồng Riềng và phụ cận.
Giai đoạn đến 2040: Nếu nhà máy nước sông Hậu II vẫn chưa đi vào hoạt động thì nâng công suất nhà máy nước Giồng Riềng lên 6.700 m3/ngày đêm.
- Cấp nước nông thôn:
Giai đoạn đến 2030: Nâng công suất các trạm cấp nước hiện hữu ở một số xã và điểm dân cư nông thôn; đầu tư xây dựng mới trạm cấp nước ở một số xã.
Giai đoạn đến 2040: Nâng công suất các trạm cấp nước hiện hữu ở một số và điểm dân cư nông thôn còn lại; nâng cấp trạm cấp nước ở một số xã; đầu tư xây dựng mới trạm cấp nước ở một số xã theo nhu cầu.
- Bảo vệ nguồn nước: Khu vực dự kiến lấy nước mặt cấp cho sinh hoạt tại các kênh cần khoanh vùng bảo vệ tránh ô nhiễm nguồn nước từ các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải từ sản xuất nông nghiệp tập trung; đối với nước ngầm, cần khai thác hợp lý và bảo vệ tránh nguồn nước bị ô nhiễm.
7.4. Cấp điện
a) Tổng nhu cầu dùng điện: Đến năm 2030 khoảng 47,142 MVA; Đến năm 2040 khoảng 54,297 MVA.
b) Nguồn cấp: Giai đoạn đến năm 2030, sử dụng nguồn điện được truyền tải từ nguồn điện lưới quốc gia, thông qua trạm biến áp 110/22kV hiện hữu. Giai đoạn đến 2040, nâng cấp mở rộng trạm biến áp 110/22kV hiện hữu.
c) Lưới trung áp: Nâng cấp các tuyến trung hạ thế hiện hữu và đầu tư thêm các tuyến ngắn trung, hạ thế vào các khu vực phục vụ bơm tưới cho sản xuất nông nghiệp ở các xã; cải tạo mạng lưới trung, hạ thế 01 pha cũ thành 03 pha để phục vụ sinh hoạt và sản xuất; phát triển mạng lưới điện phục vụ nhu cầu phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
7.5. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
a) Thoát nước và xử lý nước thải
- Thị trấn Giồng Riềng và các đô thị mới dự kiến hình thành trên cơ sở nâng cấp mở rộng các trung tâm xã thì quy hoạch hệ thống thoát nước nửa riêng, có các trạm xử lý nước thải.
- Các cụm công nghiệp tập trung trong huyện dự kiến quy hoạch hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, có các trạm xử lý nước thải.
- Các trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn: Quy hoạch hệ thống thoát nước chung. Nước thải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách, sau đó xả vào hệ thống thoát nước chung, dẫn ra kênh rạch để làm sạch tự nhiên.
b) Quản lý chất thải rắn
- Khu vực đô thị: Đến năm 2030, bố trí mới bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện quy mô 4,6 ha phục vụ cho đô thị Giồng Riềng, Long Thạnh và phụ cận. Đến năm 2040, mở rộng bãi chôn lấp chất thải rắn của huyện quy mô 10 ha.
- Khu vực nông thôn: Đến năm 2030, bố trí mới các khu xử lý chất thải rắn liên xã (quy mô 1,5ha/ mỗi công trình). Đến năm 2040, mở rộng các khu xử lý chất thải rắn liên xã (từ 1,5 ha lên quy mô 03ha/ mỗi công trình).
c) Nghĩa trang tập trung
- Nhu cầu đầu tư và xây dựng nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy hoạch hệ thống nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt.
7.6. Thông tin liên lạc
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao.
- Phát triển mạng lưới bưu chính rộng khắp trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ bưu chính, nâng cao chất lượng phục vụ, từng bước áp dụng công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại.
- Có giải pháp bảo vệ thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa. Xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho nguồn cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu, bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí và các hệ sinh thái.
- Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với từng dự án; tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thích hợp vào các quá trình sản xuất.
- Xác định quy chế bảo vệ môi trường và có biện pháp quản lý ô nhiễm môi trường đối với các vùng bảo tồn, hạn chế phát triển; vùng dân cư đô thị và nông thôn; vùng sinh thái nông nghiệp.
9. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển đô thị Giồng Riềng để đủ điều kiện nâng lên đô thị loại IV; nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội của các trung tâm xã Long Thạnh, Ngọc Hòa tạo điều kiện nâng cấp lên đô thị loại V.
- Phát triển cụm công nghiệp Thạnh Hưng, Long Thạnh làm động lực phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cấp hệ thống thủy lợi phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Nâng cấp, phát triển các công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầu mối cấp vùng như: Hệ thống đường tỉnh, đường huyện, bến tàu hàng, hệ thống đê kè ven kênh; các công trình cung cấp điện, cấp thoát nước, các khu xử lý nước thải, chất thải rắn, các khu nghĩa trang.
- Đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện theo tiêu chí nông thôn mới.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân huyện Giồng Riềng phối hợp với Sở Xây dựng, đơn vị tư vấn và các Sở, ban ngành liên quan:
- Hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố công khai Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng đến năm 2040 và tổ chức thực hiện quy hoạch theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Căn cứ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng được duyệt, rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành lĩnh vực có liên quan và thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Rà soát điều chỉnh hoặc lập mới các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn và các khu chức năng trên địa bàn huyện theo định hướng của Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giồng Riềng được duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng; Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Kiên Thành và Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Đầu tư Xây dựng BMT (liên danh tư vấn); Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2868/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
- 2 Quyết định 301/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3 Quyết định 302/QĐ-UBND năm 2021 quy định về quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn 2050