BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 294/2003/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức và Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26 tháng 02 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế vận tải, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - lao động và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi vi phạm về quản lý, điều hành hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cơ giới đường bộ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) quản lý Trạm kiểm tra tải trọng xe cơ giới đường bộ và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Đào Đình Bình (Đã ký) |
TRÁCH NHIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHI VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 294/2003/QĐ-BGTVT ngày 28/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
1. Quy định này xác định trách nhiệm và hình thức xử lý khi vi phạm về quản lý, điều hành hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cơ giới đường bộ (sau đây gọi là Trạm kiểm tra tải trọng xe).
2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân quản lý và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc ngành giao thông vận tải.
Điều 2. Các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy định này gồm:
1. Cơ quan quản lý nhà nước:
a) Bộ Giao thông vận tải là cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của các Trạm kiểm tra tải trọng xe và việc cấp giấy phép cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường;
b) Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý, tổ chức hoạt động của các Trạm kiểm tra tải trọng xe;
c) Ban Thanh tra giao thông Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan giúp việc Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tổ chức hoạt động của Thanh tra giao thông đường bộ tại các trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Đơn vị quản lý trực tiếp của Trạm kiểm tra tải trọng xe:
a) Khu Quản lý đường bộ, trong đó Thanh tra giao thông Khu Quản lý đường bộ là đơn vị được Cục Đường bộ Việt Nam giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên tuyến quốc lộ được giao quản lý.
b) Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính), trong đó Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) có trách nhiệm quản lý, tổ chức hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cục Đường bộ Việt Nam trên tuyến quốc lộ được Bộ Giao thông vận tải ủy thác quản lý.
3. Đơn vị và cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tải trọng xe:
a) Đội Thanh tra giao thông và Trạm kiểm tra tải trọng xe.
b) Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại Trạm kiểm tra tải trọng xe.
a) Tùy theo tính chất và yêu cầu cụ thể của từng Trạm kiểm tra tải trọng xe, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dể quyết định biên chế của mỗi trạm gồm 3 lực lượng: Giao thông, Cảnh sát giao thông và Quân cảnh.
b) Hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe và việc kiểm tra, xử lý vi phạm phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của liên Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Điều 4. Tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 2 của Quy định này phải tuân theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, hoạt động kiểm tra tải trọng xe, văn bản quy phạm khác có liên quan và nội dung của Quy định này.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận
1. Xây dựng quy hoạch các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ trong toàn quốc để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
3. Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành có liên quan để bảo đảm hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe đúng pháp luật và có hiệu quả.
4. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện của Cục Đường bộ Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) được ủy quyền quản lý Trạm kiểm tra tải trọng xe đối với hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
Điều 6. Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam.
1. Tổ chức thực hiện quy hoạch các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ đã được Chính phủ phê duyệt.
2. Hướng dẫn thực hiện các văn bản của Bộ Giao thông vận tải về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
3. Tổ chức kiểm tra hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy định và xử lý vỉ phạm theo thẩm quyền.
Điều 7. Trách nhiệm của Khu Quản lý đường bộ:
1. Quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc Khu Quản lý đường bộ.
2. Tổ chức triển khai thực hiện quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
3. Kiểm tra hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo định kỳ, đột xuất để kịp thời phát hiện sai sót và có biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính).
1. Quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính).
2. Tổ chức triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
3. Kiểm tra hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo định kỳ, đột xuất để phát hiện những sai sót và có biện pháp xử lý theo thẩm quyền.
Điều 9. Trách nhiệm của Đội Thanh tra giao thông và Trạm kiểm tra tải trọng xe:
1. Điều hành toàn bộ hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo đúng quy định của pháp luật, văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính), Khu Quản lý đường bộ về tổ chức và hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Quản lý cơ sở vật chất và lao động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
3. Chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn tiêu cực xảy ra tại Trạm kiểm tra tải trọng xe.
Điều 10. Trách nhiệm của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:
1. Quản lý nhà nước theo sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong lĩnh vực tổ chức hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm trong công tác quản lý, hoạt động kiểm tra tải trọng xe.
3. Xử lý theo thẩm quyền vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe.
Điều 11. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra giao thông thuộc Cục Đường bộ Việt Nam.
Chánh Thanh tra giao thông thuộc Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam:
1. Tham mưu cho Cục trưởng ban hành văn bản hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc Cục Đường bộ Việt Nam.
2. Tham mưu cho Cục trưởng các biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn, khắc phục vi phạm xảy ra tại Trạm kiểm tra tải trọng xe.
3. Thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đối với hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
4. Xây dựng chương trình, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, thanh tra viên, công nhân viên công tác tại Trạm kiểm tra tải trọng xe.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ.
Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam về các hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc Khu Quản lý đường bộ:
1. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Có biện pháp ngăn chặn kịp thời biểu hiện tiêu cực đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe trực thuộc.
Điều 13. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra giao thông Khu Quản lý đường bộ.
1. Trực tiếp quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc Khu Quản lý đường bộ.
2. Tham mưu cho lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe.
3. Kiểm tra, phát hiện vi phạm trong hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời không để tái phạm.
Điều 14. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính).
1. Quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe - được giao.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy định của pháp luật, của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn nghiệp vụ của Cục Đường bộ Việt Nam.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đề xuất biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm xảy ra tại Trạm kiểm tra tải trọng xe do Sở quản lý.
1. Trực tiếp quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Tham mưu cho lãnh đạo Sở giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Trạm kiểm tra tải trọng xe trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật, Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn nghiệp vụ của Cục Đường bộ Việt Nam.
3. Kiểm tra, phát hiện vi phạm trong hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng xe và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời không để tái phạm.
Điều 16. Trách nhiệm của Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông đường bộ có Trạm kiểm tra tải trọng xe:
1. Phải thường xuyên kiểm tra để có biện pháp ngăn chặn tiêu cực xảy ra tại Trạm.
2. Chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra giao thông Khu Quản lý đường bộ, Tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ hoặc Chánh Thanh tra giao thông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc Sở quản lý về hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy định của pháp luật, hướng dẫn củn Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam.
Điều 17. Trách nhiệm của Trạm trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe.
Trạm trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe chịu trách nhiệm trước Đội trưởng Đội thanh tra giao thông có Trạm kiểm tra tải trọng xe, Chánh thanh tra giao thông Khu Quản lý đường bộ, Tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ và Đội trưởng Đội thanh tra giao thông có Trạm kiểm tra tải trọng xe, Chánh thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính), Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) có Trạm kiểm tra tải trọng xe về toàn bộ hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
1. Quản lý và điều hành trực tiếp hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Tổ chức thực hiện hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe theo đúng quy định của pháp luật.
3. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và xử lý theo thẩm quyền đối với vi phạm của thanh tra viên, nhân viên; chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn tiêu cực có thể xảy ra ở Trạm kiểm tra tải trọng xe.
Điều 18. Trách nhiệm của Phó Trạm trưởng Trạm kiểm tra tải trọng xe:
Phó Trạm trưởng chịu trách nhiệm trước Trạm trưởng và trước pháp luật về những việc làm và quyết định của mình đối với nhiệm vụ được Trạm trưởng giao.
Điều 19. Trách nhiệm của Ca trưởng.
Ca trưởng chịu trách nhiệm trước Phó trạm trưởng cùng ca làm việc và Trạm trưởng về nhiệm vụ được giao.
1. Điều hành hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trong ca làm việc.
2. Đôn đốc cán bộ, thanh tra viên, nhân viên trong ca thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
3. Giám sát, kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm trong ca và có trách nhiệm báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý.
Điều 20. Trách nhiệm của Thanh tra viên.
Thanh tra viên giao thông chịu trách nhiệm trước Trưởng ca, Trạm trưởng trong việc:
1. Thực hiện đúng quy trình hướng dẫn xe vào cân kiểm tra; nghiêm cấm cho xe có dấu hiệu vi phạm không qua cân kiểm tra tải trọng xe.
2. Thực hiện đúng quy trình cân xe để đảm bảo số liệu cân chính xác.
3. Lập biên bản vi phạm hành chính theo đúng quy đinh
Điều 21. Trách nhiệm của nhân viên vi tính.
Nhân viên vi tính trong ca làm việc làm nhiệm vụ cân kiểm tra tải trọng xe chịu trách nhiệm trước Ca trưởng, trước Trạm trưởng:
1. Bảo đảm máy tính hoạt động bình thường khi xe vào cân kiểm tra tải trọng xe.
2. Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu xe qua cân kiểm tra tải trọng.
3. Chịu trách nhiệm về kết quả cân trong phiếu do máy in ra.
4. Lưu giữ hồ sơ số liệu theo quy định.
HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ
HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ ĐỐI VỚI THANH TRA VIÊN, NHÂN VIÊN
1. Không chấp hành sự phân công công tác của Ca trưởng, Trạm trưởng đối với những nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của thanh tra viên, nhân viên;
2. Tự ý thực hiện những nhiệm vụ không được lãnh đạo đơn vị Trạm kiểm tra tải trọng xe phân công;
3. Có hành vi gây mất đoàn kết nội bộ làm ảnh hưởng tới uy tín của đơn vị;
4. Thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, gây sai sót về mặt chuyên môn nghiệp vụ trong kiểm tra, phản ảnh và lưu giữ số liệu, lập biên bản, xử lý vi phạm... nhưng chưa tới mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đơn vị.
5. Xác định sai hoặc sửa chữa các số liệu kiểm tra để vụ lợi cá nhân;
6. Lợi dụng quyền hạn làm trái các quy định, quy trình, không hướng dẫn xe vào kiểm tra;
7. Môi giới với chủ hàng, chủ phương tiện, lái xe trong khi làm nhiệm vụ để vụ lợi cá nhân;
8. Nhận hối lộ của chủ hàng, chủ phương tiện, lái xe dưới mọi hình thức trong khi làm nhiệm vụ
Điều 23. Hình thức xử lý vi phạm.
1. Khiển trách khi vi phạm một trong các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều 22 của Quy định này;
2. Cảnh cáo khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm quy định tại khoản 6 Điều 22 của Quy định này;
b) Bị khiển trách lần thứ 2.
3. Hạ ngạch, bậc lương, chuyển công tác khác khi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 22 của Quy định này.
4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm Thanh tra viên, nhân viên bị buộc thôi việc khi:
a) Vi phạm khoản 7 và một trong các khoản từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 22 của Quy định này.
b) Vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 22 của Quy định này.
c) Bị xử phạt theo quyết định của tòa án.
HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ ĐỐI VỚI CA TRƯỞNG, TRẠM TRƯỞNG
1. Phân công thanh tra viên, nhân viên hoạt động kiểm tra tải trọng xe trái với chức trách, nhiệm vụ đối với thanh tra viên, nhân viên bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
2. Thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động của thanh tra viên, nhân viên để thanh tra viên, nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
3. Không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý.
4. Trực tiếp giải quyết miễn, giảm hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện vi phạm.
5. Tổ chức chỉ đạo hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng xe ngoài khu vực không đúng quy định hiện hành.
6. Để hệ thống quản lý nghiệp vụ của Trạm kiểm tra tải trọng xe thực hiện trái với quy định, quy trình của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam.
7. Không tổ chức kiểm tra thường xuyên, có biện pháp phòng ngừa để vi phạm xảy ra ở Trạm kiểm tra tải trọng xe.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu và tiêu cực.
9. Nhận hoặc tổ chức nhận hối lộ dưới mọi hình thức khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 25. Hình thức xử lý vi phạm.
1. Khiển trách khi vi phạm một trong các quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 24 của Quy định này.
2. Cảnh cáo khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 24 Quy đinh này.
b) Bị khiển trách lần thứ 2.
3. Hạ ngạch, bậc lương, chuyển công tác khác đối với trường hợp bị cảnh cáo lần thứ 2.
4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm Ca trưởng, Trạm trưởng bị buộc thôi việc khi:
a) Vi phạm khoản 9 Điều 24 của Quy định này;
b) Bị xử phạt theo quyết định của tòa án.
CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ LÃNH ĐẠO CẤP TRÊN ĐƠN VỊ KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE DO TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI
Điều 26. Đối với Cục Đường bộ Việt Nam:
1. Cục trưởng, Phó Cục trưởng bị kỷ luật từ mức phê bình, khiển trách đến cảnh cáo, hạ ngạch, bậc lương hoặc cách chức tùy theo mức độ vi phạm.
2. Chánh Thanh tra giao thông, Phó Chánh thanh tra giao thông bị khiển trách, cảnh cáo, hạ ngạch, bậc lương hoặc cách chức tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Điều 27. Đối với Khu Quản lý đường bộ:
1. Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc bị kỷ luật từ mức phê bình đến cảnh cáo, hạ ngạch, bậc lương hoặc cách chức tùy theo mức độ vi phạm.
2. Chánh thanh tra giao thông, Phó Chánh thanh tra giao thông, Đội trưởng Đội thanh tra giao thông có Trạm kiểm tra tải trọng xe bị khiển trách, cảnh cáo, hạ ngạch, bậc lương hoặc cách chức tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Điều 28. Đối với Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính):
1. Giám đốc, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) bị kỷ luật từ mức phê bình đến cảnh cáo, hạ ngạch, bậc lương hoặc cách chức tùy theo mức độ vi phạm.
2. Chánh Thanh tra giao thông, Phó Chánh thanh tra giao thông, Đội trưởng Đội thanh tra giao thông có Trạm kiểm tra tải trọng xe trực tiếp theo dõi chỉ đạo bị khiển trách, cảnh cáo, hạ ngạch, bậc lương hoặc cách chức tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Điều 29. Thẩm quyền xử lý vi phạm.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý kỷ luật Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Chánh Thanh tra giao thông đường bộ thuộc Cục, Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xử lý kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính).
3. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam quyết định xử lý kỷ luật Phó Tổng giám đốc, Chánh Thanh tra giao thông Khu Quản lý đường bộ. Thu hồi Thẻ Thanh tra giao thông đối với đối tượng thuộc diện Cục cấp và đề nghị Bộ Giao thông vận tải thu hồi Thẻ Thanh tra giao thông đối với đối tượng thuộc diện Bộ cấp.
4. Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) quyết định xử lý kỷ luật Phó Chánh Thanh tra giao thông thuộc Sở, Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông, Trạm trưởng, Phó trạm trưởng và các chức danh khác thuộc Trạm kiểm tra tải trọng xe. Thu hồi Thẻ Thanh tra giao thông đối với đối tượng thuộc diện Sở cấp và đề nghị Bộ Giao thông vận tải thu hồi Thẻ Thanh tra giao thông đối với đối tượng thuộc diện Bộ cấp.
5. Tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ:
a) Quyết định xử lý kỷ luật Phó Chánh Thanh tra giao thông Khu Quản lý đường bộ, Đội trưởng Đội thanh tra giao thông và tất cả các chức danh tại Trạm kiểm tra tải trọng xe.
b) Kiến nghị với các cơ quan có liên quan (Kiểm soát quân sự, Công an, Sở Giao thông vận tả)i để quyết định kỷ luật khi có vi phạm đối với cán bộ, nhân viên được cử tham gia phối hợp hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc Khu Quản lý đường bộ.
c) Đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam thu hồi Thẻ Thanh tra giao thông đối với đối tượng do Cục Đường bộ Việt Nam cấp.
6. Trình tự quyết định xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 30. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phổ biến Quy định này tới các đơn vị trực thuộc để thực hiện.
Điều 31. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) có quản lý Trạm kiểm tra tải trọng xe, Tổng giám đốc Khu Quản lý đường bộ và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm kiểm tra và tổ chức thực hiện Quy định này.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời bằng văn bản về Bộ Giao thông vận tải để xem xét bổ sung, sửa đổi.
- 1 Công văn 4914/TCHQ-PC năm 2017 vướng mắc xử lý vi phạm hành chính đối với phương tiện vận tải không tái xuất, tái nhập đúng thời hạn quy định do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Quyết định 2919/QĐ-BGTVT năm 2013 về Quy định quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Công văn 8042/BGTVT-ATGT năm 2013 đề nghị tăng cường phối hợp công tác triển khai Trạm kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến Quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 1526/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Đề án Tổng thể kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Quyết định 4391/2002/QĐ-BGTVT về trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi vi phạm về quản lý, bảo đảm chất lượng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Luật Giao thông đường bộ 2001
- 7 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 8 Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998
- 9 Nghị định 22-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải
- 1 Quyết định 4391/2002/QĐ-BGTVT về trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi vi phạm về quản lý, bảo đảm chất lượng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Quyết định 1526/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Đề án Tổng thể kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Công văn 8042/BGTVT-ATGT năm 2013 đề nghị tăng cường phối hợp công tác triển khai Trạm kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến Quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 2919/QĐ-BGTVT năm 2013 về Quy định quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Công văn 4914/TCHQ-PC năm 2017 vướng mắc xử lý vi phạm hành chính đối với phương tiện vận tải không tái xuất, tái nhập đúng thời hạn quy định do Tổng cục Hải quan ban hành