UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 295/2000/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 18 tháng 10 năm 2000 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CAI NGHIỆN CHẤT MA TÚY QUA 3 GIAI ĐOẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định số: 139/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động phòng chống ma túy 1998-2000;
Thực hiện Nghị quyết 03/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Lào Cai khóa II kỳ họp thứ 9 về việc phê chuẩn phương án cai nghiện ma túy qua 3 giai đoạn trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Theo đề nghị tại Tờ trình số: 38/TT-PCTNXH ngày 15/8/2000 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế cai nghiện chất ma túy qua 3 giai đoạn trên địa bàn tỉnh Lào Cai".
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, Công an tỉnh, Sở Y tế phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quyết định này trên phạm vi toàn tỉnh.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động-TBXH, Công an tỉnh, Y tế và các sở ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. UBND TỈNH L ÀO CAI |
CAI NGHIỆN THEO PHƯƠNG ÁN 3 GIAI ĐOẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 295 ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Trung tâm cai nghiện chất ma túy tỉnh Lào Cai được quy định trong quy chế này là nơi chữa trị cai nghiên, học tập, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp tạo việc làm để cai nghiện cho người nghiện ma túy. Thực hiện chức năng nhiệm vụ được quy định tại Nghị định 20/CP ngày 13 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế về Cơ sở chữa bệnh và Nghị quyết số 03 ngày 15 tháng 1 năm 1999 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về việc cai nghiện ma túy theo phương án 3 giai đoạn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Thời gian cai nghiện 3 giai đoạn từ 30 đến 36 tháng. Trong đó:
- Giai đoạn 1: Điều trị cắt cơn nghiện, thời gian 1 tháng.
- Giai đoạn 2: Lao động, điều trị, phục hồi sức khỏe, thời gian 11 tháng. Giai đoạn 1 và 2 thực hiện tại Trung tâm cai nghiện chất ma túy Tỉnh.
- Giai đoạn 3: Tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện quản lý giám sát và điều trị đối tượng tại gia đình, cộng đồng, thời gian từ 18 đến 24 tháng.
Điều 3. Đối tượng đưa vào cai nghiện ma túy tại Trung tâm là những người nghiện nặng đã qua cai nghiện ở địa phương nhưng không đạt kết quả buộc phải cưỡng chế thực hiện cai nghiện theo Nghị định 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ và Nghị quyết số 03 ngày 15/1/1999 kỳ họp thứ 9 khoa II của HĐND tỉnh Lao Cai về việc cai nghiện 3 giai đoạn.
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CHẤT MA TÚY TỈNH
Điều 4. Hồ sơ đối tượng gồm có.
a) Sơ yếu lý lịch của đối tượng, có ý kiến của Công an địa bàn, xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.
b) Giấy khám sức khỏe của Trung tâm y tế cấp huyện.
c) Đơn xin cai nghiện tập trung của đối tượng hoặc gia đình người nghiện (theo mẫu quy định) được UBND cấp xã xác nhận. Trường hợp gia đình không làm đơn thì họp tổ nhân dân, xóm, thôn, bản lập biên bản đề nghị cho đối tượng đi cai nghiện.
d) Biên bản xử lý hành chính về hành vi vi phạm sử dụng ma túy (nếu có)
đ) Đơn xin trợ cấp tiền ăn khi cai nghiện, tiền tàu xe lượt về tái hòa nhập cộng đồng... áp dụng đối với trường hợp hoàn cảnh gia đình quá khó khăn có xác nhận của UBND cấp xã.
e) Văn bản của UBND cấp huyện, thị (sau đây gọi chung là huyện) đề nghị đưa đối tượng đi cai nghiện tập trung (kèm danh sách) gửi cơ quan thường trực Hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đối tượng 06 của tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Điều 5. Trình tự lập - xét duyệt hồ sơ, đưa người nghiện vào Trung tâm cai nghiện Tỉnh.
a) Đối tượng và gia đình người nghiện có trách nhiệm khai vào sơ yếu lý lịch, nộp các tài liệu liên quan và ký kết trách nhiệm vào hồ sơ đối tượng.
b) Công an địa bàn, trưởng thôn bản, tổ trưởng dân phố, tổ chức đoàn thể cơ sở phối hợp lập hồ sơ đối tượng, đề nghị UBND cấp xã xem xét.
c) UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, xác minh lại những trường hợp cần thiết, xác nhận vào các hồ sơ đủ điều kiện đi cai nghiện, lập văn bản báo cáo UBND cấp huyện.
d) UBND cấp huyện thẩm định hồ sơ cấp xã đề nghị, tổng hợp, lập văn bản đề nghị UBND tỉnh xét duyệt quyết định.
Điều 6. Thủ tục xét duyệt hồ sơ đối tượng đưa vào Trung tâm cai nghiện của tỉnh thực hiện theo điều 7, 8, 9 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định Số 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ.
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định, Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với chính quyền cấp huyện, xã tổ chức tập trung đối tượng đưa vào Trung tâm cai nghiện đúng thời gian quy định.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Tổ chức - Lao động Xã hội, Công an cùng cấp và UBND cấp xã có kế hoạch quản lý giám sát người có tên trong Quyết định, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan của huyện, chính quyền cấp xã tổ chức đưa người nghiện đến bàn giao tại Trung tâm cai nghiện đúng quyết định và kế hoạch tập trung.
- Sở Lao động-TBXH chỉ đạo Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội, Trung tâm cai nghiên của tỉnh phối hợp với cơ quan Công an và UBND các huyện, thị xã thực hiện quyết định của UBND tỉnh.
Điều 8. Thời hạn thi hành quyết định đưa người nghiện vào Trung tâm cai nghiện được tính từ ngày người nghiện ma túy bắt đầu chấp hành quyết định tại Trung tâm cai nghiện chất ma túy. Trong thời gian này đối tượng phải chịu sự quản lý toàn diện và chấp hành đầy đủ nội quy quy chế của Trung tâm.
- Khuyến khích các gia đình tự nguyện đưa đối tượng đến Trung tâm đúng thòi gian trong Quyết định đưa người nghiện ma túy vào Trung tâm của UBND tỉnh.
- Trường hơp đối tượng bỏ trốn, chính quyền cấp xã có trách nhiệm cùng gia đình tìm đối tượng đưa vào Trung tâm cai nghiện để thực hiện quyết định của UBND tỉnh.
- Trường hợp đối tượng chống đối chấp hành quyết định phải cưỡng chế áp giải để đưa vào Trung tâm, mọi phí tổn trong quá trình cưỡng chế, áp giải đối tượng gia đình đối tượng phải chịu trách nhiệm chi phí.
- Trường hợp đối tượng có lý do đặc biệt chậm thời gian tập trung cai nghiện như ốm nặng, tai nạn đột xuất... Chính quyền địa phương chỉ đạo kiểm tra, có biên bản xác minh cụ thể của cơ quan Y tế, Lao động -TBXH, báo cáo lý do đồng thời xin gia hạn thời gian chấp hành Quyết định gửi về thường trực Hội đồng tư vấn tại Sở Lao động - TBXH và báo cáo Uy ban nhân dân tỉnh.
TỔ CHỨC CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM CAI NGHIỆN CHẤT MA TÚY
Điều 9. Trách nhiệm của Trung tâm khi tiếp nhận đối tượng các huyện, thị xã bàn giao theo Quyết định của UBND tỉnh.
- Kiểm tra tư trang, quà thăm nuôi trước khi nhận vào Trung tâm.
- Khám, kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm chất ma túy cho từng đối tượng.
- Phân loại và lập bệnh án điều trị cho từng đối tượng theo mẫu và quy trình cai nghiện của liên bộ Y tế - Lao động - TBXH quy định.
- Tổ chức nơi tiếp nhận đối tượng, khám chữa bệnh, ăn ở, học tập, dạy nghề, lao động sản xuất, sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh ... đảm bảo vệ sinh, an toàn cho đối tượng khi vào Trung tâm cai nghiện
- Tách nơi ở của nam, nữ riêng, cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm.
Điều 10. Trách nhiệm quản lý đối tượng cai nghiện giai đoạn I của Trung tâm.
a) Sau khi tiếp nhận đối tượng Trung tâm tổ chức điều trị cắt cơn cho đối tượng từ 7 đến 10 ngày và kiểm tra xét nghiệm chất ma túy cho từng đối tượng theo phác đồ điều trị quy định.
- Trường hợp kết quả âm tính thì chuyển sang giai đoạn II.
- Trường hợp kết quả dương tính thì tiếp tục điều trị cắt cơn nghiện, thời gian tối đa không quá 1 tháng.
b) Phục hồi sức khỏe và khả năng chủ động cai nghiên của đối tượng sau cắt cơn:
- Tổ chức cho đối tượng học tập nội quy, quy chế cai nghiện, một số văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tổ chức cho đối tượng lao động phù hợp sức khỏe, phục vụ sản xuất, đời sống tại Trung tâm, hoạt động rèn luyện thể lực, tập thể dục - thể thao, sinh hoạt văn hóa văn nghệ... kết hợp các biện pháp tâm lý, trị liệu giúp đối tượng nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nhân cách, lòng tin và đoạn tuyệt ma túy.
c) Đánh gía nhận xét kết quả điều trị phục hồi giai đoạn I cho từng đối tượng:
- Hàng ngày cán bộ trực tiếp quản lý đối tượng phải theo dõi tiến độ phục hồi về sức khỏe, tâm sinh lý, bệnh lý của đối tượng; cập nhật hồ sơ bệnh án, sổ sách, phân loại đối tượng để áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.
- Khi kết thúc giai đoạn I, Trung tâm tổ chức kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm chất ma túy, bình xét ý thức trách nhiệm chấp hành quy chế của từng đối tượng; cán bộ quản lý tổng hợp kết quả giáo dục giai đoạn I ghi vào phiếu nhận xét cho từng đối tượng, lưu hồ sơ quản lý chuyển sang giai đoạn II.
- Trường hợp kết quả xét nghiệm là dương tính, xác định cơ thể còn chất ma túy thì buộc đối tượng phải điều trị lại từ đầu. Nếu nguyên nhân là do bản thân đối tượng gây ra thì mọi phí tổn điều trị cắt cơn, đối tượng và gia đình phải chịu chi trả trong suốt thời gian phải điều trị thêm.
Điều 11. Trách nhiệm quản lý đối tượng lao động phục hồi giai đoạn II của Trung tâm.
a) Trong thời gian lao động phục hồi 11 tháng tại Trung tâm cai nghiện, mỗi tháng người cai nghiện phải lao động sản xuất, học tập từ 20 đến 22 ngày, mỗi ngày làm việc 6-7h, thời gian còn lại dành cho các hoạt động sinh hoạt tập thể, vui chơi lành mạnh và nghỉ ngơi. Tùy theo kế hoạch cai nghiện hàng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch và thực hiện lịch hoạt động từng quí, tháng, ngày phù hợp yêu cầu nhiệm vụ và khả năng tham gia của người cai nghiện tại Trung tâm.
b) Định mức lao động cho người nghiện được tính toán phù hợp sức khỏe, trình độ từng người và loại công việc cụ thể. Lao động phải được phân công sắp xếp sử dụng hợp lý từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp độ tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ tay nghề và an toàn vệ sinh lao động... cho từng đối tượng.
c) Giai đoạn II: Trung tâm cai nghiện tổ chức dạy nghề cho đối tượng chưa có nghề, hướng nghiệp tạo việc làm, chống mù chữ cho đối tượng. Tổ chức và duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao và vui chơi lành mạnh, đảm bảo cho đối tượng phục hồi nhân cách toàn diện. Các đối tượng phải tham gia lao động, người nào có năng khiếu thì học nghề.
Điều 12. Trách nhiệm quản lý các nguồn thu tại Trung tâm và sử dụng kết quả sản xuất hàng năm.
a) Nguồn thu của Trung tâm gồm có:
- Kinh phí Nhà nước cấp.
- Kết quả lao động sản xuất của đối tượng tại Trung tâm.
- Đóng góp tự nguyện của đối tượng, gia đình đối tượng.
- Ủng hộ của các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
- Các nguồn thu trên được quản lý sử dụng theo luật Ngân sách của Nhà nước và quy định của uỷ ban nhân dân tỉnh.
b) Sử dụng kết quả sản xuất:
- Căn cứ vào quĩ đất đai, lực lượng lao động ... Trung tâm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất, chăn nuôi để tạo ra sản phẩm và phục hồi nhân cách cho đối tượng đạt kết quả.
- Hàng năm Trung tâm cai nghiện tính toán cụ thể phương án và hình thức hạch toán phù hợp: Toàn bộ kết quả sản xuất sau khi trừ đi các khoản chi phí còn lại được sử dụng như sau:
+ Dành phần lớn cho tái sản xuất mở rộng.
+ Dành một phần chi nâng cao đòi sống vật chất tinh thần cho đối tượng.
+ Một phần chi cho nâng cao quản lý, phúc lợi xã hội của Trung tâm.
- Các nguồn thu từ kết quả sản xuất, Trung tâm cai nghiện xây dựng phương án sử dụng trình lãnh đạo cấp trên phê duyệt, trước khi thực hiện phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn và kiểm tra thực hiện việc quản lý - sử dụng các nguồn kinh phí được cấp và các nguồn thu trên của Trung tâm cai nghiện.
Điều 13. Trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ quản lý lao động trực tiếp tại Trung tâm cai nghiện chất ma túy tỉnh.
a) Trách nhiệm:
Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất hàng năm, định mức khoán chi tiết công việc hàng ngày cho đối tượng, cập nhật sổ sách theo dõi và tổng hợp kết quả lao động, quản lý sử dụng lao động hợp lý đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và giáo dục toàn diện cho đối tượng theo quy định của Quy chế này.
b) Quyền lợi:
Ngoài chế độ lương, phụ cấp theo chế độ chung của Nhà nước. Cán bộ trực tiếp tham gia quản lý sản xuất được hỗ trợ thêm phần kinh phí quản lý sản xuất theo chế độ quy định. Khoản này tùy thuộc kết quả sản xuất hàng năm được trừ trước khi chia các nội dung sử dụng theo điểm b điều 12 quy chế này và báo cáo Giám đốc Sở Lao động - TBXH phê duyệt.
Điều 14. Nghĩa vụ và quyền lợi của người được vào Trung tâm cai nghiện
a) Nghĩa vụ:
- Thực hiện đúng, đủ thời gian cai nghiện tập trung theo quyết định.
- Mang đủ tư trang thiết yếu trong thòi gian cai nghiện tập trung.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật Nhà nước, quy chế, nội quy của Trung tâm.
- Chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của Trung tâm trong thời gian cai nghiện tập trung.
- Thực hiện tốt kế hoạch điều trị phục hồi, kế hoạch lao động sản xuất, các chương trình học tập văn hóa, học nghề, giáo dục nhân cách ... của Trung tâm đề ra.
b) Quyền lợi:
- Đối tượng được hưởng các quyền theo quy định của Nhà nước như: Quyền công dân, quyền được cai nghiện, học tập, lao động ... tại Trung tâm.
- Đối tượng được hưởng một phần kết quả sản xuất của bản thân trong thời gian lao động tại Trung tâm.
- Đối tượng được đề xuất tham gia ý kiến với Ban Giám đốc Trung tâm về các biện pháp thực hiện nội quy, quy chế, nhiệm vụ lao động sản xuất, học tập, luyện tập thể dục - thể thao, hoạt động văn hóa văn nghệ...tại Trung tâm.
- Khi bàn giao về địa phương đối tượng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cai nghiện tập trung, chứng nhận học nghề (nếu có).
Điều 15. Những vấn đề khác liên quan đến đối tượng trong thời gian cai nghiện tại Trung tâm.
- Khi bố, mẹ, vợ, chồng, con đối tượng chết, có đơn được UBND cấp xã xác nhận. Đối tượng được về nhà chịu tang 3 ngày không kể thời gian đi đường.
- Đối tượng đang cai nghiện tại Trung tâm khi sinh đẻ được tạm hoãn chấp hành quyết định cho về điạ phương gia đình quản lý theo Điều 35 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ.
- Trường hợp đối tượng mắc bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của Trung tâm được chuyển tới các bệnh viện Nhà nước để chữa trị theo quy định tại điều 36 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ.
- Trường hợp đối tượng đang cai nghiện tại Trung tâm bị chết, Ban Giám đốc Trung tâm phải báo cáo ngay cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân gần nhất đến lập biên bản xác nhận nguyên nhân chết; có chứng kiến của người làm chứng và có thể trưng cầu Giám định pháp y của tỉnh đến giám định, xác định nguyên nhân tử vong, đồng thời thông báo cho thân nhân người chết biết để mai táng.
- Trong trường hợp người chết không có ai là thân nhân hoặc thân nhân không đến kịp hoặc chết do tai nạn lao động thì Ban Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm tổ chức mai táng, chi phí mai táng do ngân sách Nhà nước cấp theo quy đinh tại Thông tư liên bộ số 12/LĐTBXH-TC ngày 7/6/1996 của liên bộ Lao động - TBXH, Tài chính.
- Trường hợp đối tượng đang cai nghiện tại Trung tâm bị thương do tai nạn lao động thì Trung tâm cai nghiện phải chịu trách nhiệm trả các khoản chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người bị tai nạn lao động theo điều 37 Nghị định 20/CP ngay 13/4/1996 của Chính Phủ.
- Các đối tượng cai nghiện tập trung trong thời gian chấp hành Quyết định tại Trung tâm được hưởng quyền lợi và có nghĩa vụ như điểm a, b của điều 14 nêu trên và được bình đẳng trước pháp luật như mọi công dân khác.
- Nghiêm cấm đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng, trốn khỏi nơi cai nghiện.
- Các trường hợp trong thời gian chấp hành quyết định trốn khỏi Trung tâm đều phải được truy tìm đưa trở lại Trung tâm cai nghiện. Nếu đối tượng cố tình chống đối sẽ bị cưỡng chế, áp giải đến Trung tâm đảm bảo an toàn đúng pháp luật.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CAI NGHIỆN GIAI ĐOẠN III
Điều 16. Nhiệm vụ chung của giai đoạn 3 (tái hòa nhập cộng đồng) Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định hiệu quả cuối cùng của cả 3 giai đoạn nên cần có sự tập trung chỉ đạo của các tổ chức Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội, gia đình đối tượng, nhất là ở cấp cơ sở.
Chính quyền địa phương cần làm tốt các nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục tuyên truyền giáo dục và quản lý chặt chẽ đối tượng tại địa phương.
- Truy quét triệt phá tụ điểm ổ nhóm TNXH. Xây dựng địa bàn trong sạch không có tệ nạn ma túy.
- Xử lý nghiêm các vi phạm trong Quy chế này và xây dựng nếp sống văn hoa mới ở khu dân cư.
- Tạo điều kiện cho đối tượng có việc làm, có thu nhập để ổn định đời sống bản thân và gia đình.
- Tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung quản lý, giáo dục đối tượng cai nghiện giai đoạn 3 với phong trào xây dựng xã phường lành mạnh không có TNXH, toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư.
Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, đoàn thể cấp Tỉnh.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và nhiệm vụ chung tại Điều 16 nêu trên, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xã hội của tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và phối hợp hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Quy chế này. Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam phối hợp với các đoàn thể và chính quyền địa phương làm tốt các nhiệm vụ trên.
Điều 18. Trách nhiệm của UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện chỉ đạo giám sát, đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành đoàn thể cùng cấp, UBND các xã trong huyện tổ chức thực hiện tốt Quy chế cai nghiện 3 giai đoạn.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục đối tượng, truy quét ổ nhóm làm trong sạch địa bàn.
- Quản lý và kiểm tra giám sát tình hình đối tượng tái nghiện.
- Xử lý vi phạm theo thẩm quyền Nhà nước quy định.
- Nhận các báo cáo của cấp xã, tổng hợp, định kỳ 1 quí/1 lần gửi báo cáo kết quả cai nghiện 3 giai đoạn về Sở Lao động - TBXH.
Điều 19. Trách nhiệm của chính quyền cấp xã.
Nhiệm vụ quản lý đối tượng của chính quyền cấp xã và gia đình trong giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng này là rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp quyết định hiệu quả của cả 3 giai đoạn cai nghiện. Chính quyền xã phải phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổ quốc các đoàn thể ở xã thực hiện nhiệm vụ chính là:
- Tiếp nhận đối tượng về gia đình, cộng đồng.
- Phối hợp cùng gia đình tổ chức quản lý chặt chẽ đối tượng. Tổ chức ký cam kết không tái nghiện.
- Phân công cán bộ các ngành, đoàn thể theo dõi giám sát đối tượng, tổ chức đôn đốc kiểm tra xét nghiệm chất ma túy định kỳ 1 quý/1 lần.
- Xử lý các đối tượng vi phạm Quy chế theo thẩm quyền.
- Phối hơp với các ngành các cấp trực tiếp tổ chức thực hiện truy quét ổ nhóm buôn bán, tàng trữ chất ma túy làm trong sạch địa bàn; xây dựng xã, phường không có tệ nạn xã hội, gia đình văn hóa và chống tái nghiện.
- Lập báo cáo tình hình quản lý đối tượng giai đoạn 3 và tình hình tái nghiện gửi về Phòng Tổ chức Lao động - TBXH huyện 1 quí 1 lần vào ngày cuối quí.
- Tổ chức tư vấn giáo dục đồng đẳng cho đối tượng.
- Trực tiếp cùng gia đình đối tượng tạo điều kiện cho đối tượng cố việc làm ổn định đời sống.
- Cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng hoàn thành thời gian cai nghiện giai đoạn 3 và tổng hợp báo cáo về UBND cấp huyện.
Điều 20. Trách nhiệm của gia đình đối tượng:
Gia đình có trách nhiệm quản lý trực tiếp đối tượng, theo dõi giám sát mọi diễn biến hoạt động, tâm lý đối tượng. Kịp thời phát hiện hành vi tái nghiện có trách nhiệm báo cáo chính quyền địa phương.
- Tạo việc làm cho đối tượng.
- Đảm bảo môi trường gia đình lành mạnh để đối tượng yên tâm và ổn định tâm lý.
Điều 21. Trách nhiệm của đối tượng:
- Phải có quyết tâm cao đoạn tuyệt với ma túy.
- Cam kết không tái nghiện, xuất trình hồ sơ cai nghiện khi về địa phương, chịu sự giám sát quản lý của chính quyền cấp cơ sở, chịu sự theo dõi giám sát trực tiếp của gia đình và các tổ chức xã hội, đoàn thể cấp cơ sở.
- Định kỳ hàng quí tự giác xét nghiệm chất ma túy tại các cơ sở y tế Nhà nước quản lý và báo cáo kết quả tiến bộ của bản thân trong quá trình cai nghiện phục hồi với UBND cấp xã.
- Các trường hợp đối tượng thay đổi nơi cư trú hoặc tạm vắng khỏi địa bàn đều phải xin phép chính quyền cơ sở nơi đi, báo cáo chính quyền nơi đến và khi trở về.
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI - TỐ CÁO
a) Tổ chức cá nhân có thành tích trong việc tổ chức, thực hiện cai nghiện ma túy theo phương án 3 giai đoạn thì được khen thưởng theo quy định hiện hành.
b) Trong thời gian cai nghiện ở Trung tâm những đối tượng có thành tích xuất sắc về chấp hành nội quy quy chế, pháp luật của Nhà nước; về lao động sản xuất, học tập và phục hồi nhân cách, có sáng kiến trong các hoạt động tập thể, giáo dục đồng đẳng đạt hiệu quả cao... được xét khen thưởng kịp thời theo các quy định của UBND tỉnh.
c) Đối tượng tiến bộ thực sự trong quá trình cai nghiện được xét rút ngắn thời gian cai nghiện giai đoạn 2 và 3, thời gian giảm tối đa không quá 30% tổng thời gian chấp hành quyết định cai nghiện.
a) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đến việc tổ chức, thực hiện cai nghiện theo phương án 3 giai đoạn, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Đối tượng trong thời gian cai nghiện tại Trung tâm có hành vi vi phạm nội quy, quy chế tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của Trung tâm cai nghiện hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 24. Giải quyết khiếu nại - tố cáo.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cai nghiện ma túy theo phương án 3 giai đoạn được thực hiện theo quy định của luật Khiếu nại, tố cáo.
Điều 25. Trách nhiệm thực hiện.
Cai nghiện theo phương án qua 3 giai đoạn là một nhiệm vụ quan trọng cần từng bước xã hội hóa để phòng chống có hiệu quả tệ nạn nghiện ma túy trên từng địa bàn nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
- UBND tỉnh yêu cầu các ngành Lao động - TBXH, Công an, Y tế các ngành liên quan phối hợp cùng UBND các cấp tổ chức thực hiện tốt quy chế này.
- Đề nghị MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ... vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia cùng các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp thực hiện tốt quy chế cai nghiện 3 giai đoạn đạt kết quả cao.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hơp.
Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký./.
- 1 Quyết định 32/2011/QĐ-UBND về Quy chế cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2 Quyết định 32/2011/QĐ-UBND về Quy chế cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành