BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 295/QĐ-BHXH | Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2013 |
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội khóa 11; Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18/07/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Chi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 295/QĐ-BHXH ngày 25/03/2013 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
1. Mục tiêu
1.1. Phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu dự toán thu, chi được giao hàng năm. Tăng cường các biện pháp quản lý để hạn chế và chấm dứt tình trạng lãng phí trong các lĩnh vực thu, chi, xây dựng cơ bản của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, thời gian lao động, các nguồn kinh phí, tài sản nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các quỹ: Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm y tế (BHYT).
1.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị và toàn thể cán bộ, công thức, viên chức, lao động hợp đồng trong Ngành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên của từng cá nhân và tập thể.
2. Yêu cầu
2.1. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tất cả các lĩnh vực của Ngành trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước về hướng dẫn thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2.2. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, có hiệu quả Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát động và duy trì thường xuyên, liên tục trên mọi lĩnh vực hoạt động của Ngành.
2.3. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các văn bản hướng dẫn thực hiện đến tất cả các đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong Ngành.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1.1. Rà soát các quy định về quản lý thu, quản lý sổ thẻ, quy trình giải quyết hồ sơ, quản lý chi các chế độ BHXH, quy định về tổ chức thực hiện KCB, giám định chi phí KCB, quản lý sử dụng quỹ BHYT đã ban hành, điều chỉnh cho phù hợp.
1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu, đôn đốc đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH, BHYT, BHTN đúng, đủ, kịp thời; giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHYT ở mức tối thiểu nhất. Tập trung các biện pháp khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
1.3. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong khâu thẩm định, xét duyệt hưởng các chế độ BHXH; trong quản lý tăng, giảm đối tượng; tổ chức chi trả kịp thời, đúng chế độ cho người thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN. Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH, BHTN, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.4. Nâng cao chất lượng công tác giám định chi phí KCB BHYT, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định và đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT; chống lạm dụng quỹ KCB BHYT; tăng cường công tác kiểm tra, công tác giám định thanh toán chi phí KCB BHYT.
2.1. Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế quản lý sử dụng quỹ khen thưởng phúc lợi; Chế độ kế toán BHXH.
2.2. Phân bổ và giao dự toán chi hoạt động bộ máy cho các đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3 đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn, định mức; đảm bảo công bằng, công khai, khách quan, dân chủ.
2.3. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ quy định; thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí. Không bổ sung kinh phí ngoài dự toán được giao cho các mục đích: Mua sắm xe ô - tô, tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm, lễ hội, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách.
2.4. Các đơn vị trong Ngành chủ động sắp xếp các nhiệm vụ chi để tiết kiệm 10% kinh phí chi quản lý bộ máy hàng năm (không bao gồm chi tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương, chi chế độ chính sách cho con người).
2.5. Kiểm soát chặt chẽ chi mua sắm vật tư, trang thiết bị phương tiện làm việc đúng tiêu chuẩn, định mức. Cán bộ, công chức được cơ quan giao mua sắm phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bi làm việc, tài sản khác hoặc thanh toán dịch vụ nếu được người bán, người cung cấp dịch vụ trả hoa hồng đều phải kê khai và nộp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan. Khoản hoa hồng này được hạch toán vào nguồn kinh phí chi quản lý bộ máy, nghiêm cấm việc nộp thiếu, chậm nộp hoặc giữ lại các khoản hoa hồng, sử dụng sai mục đích và vi phạm quy định về công khai việc sử dụng các khoản hoa hồng nhận được.
2.6. Tăng cường áp dụng hình thức họp trực tuyến trong tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết cuối năm. Hạn chế tối đa việc tổ chức họp tập trung, thực hiện lồng ghép các nội dung họp và rút ngắn thời gian hội nghị để tiết kiệm chi phí tổ chức họp, đi lại, ăn ở của các đại biểu; không tổ chức chiêu đãi, tặng quà hoặc kết hợp tham quan, nghỉ mát.
2.7. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm đi công tác nước ngoài tại Công văn số 8743/VPCP-QHQT ngày 01/11/2012 của Văn phòng Chính phủ; hạn chế tối đa các đoàn đi học tập, khảo sát, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.
2.8. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; rà soát các chương trình kiểm tra, thanh tra, các đoàn công tác bảo đảm gọn nhẹ, tiết kiệm, hiệu quả; nghiêm cấm việc tổ chức đón tiếp gây tốn kém chi phí đối với cấp dưới và các đối tượng liên quan.
2.9. Các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết tiết kiệm điện, nước, sử dụng thiết bị dùng chung, văn phòng phẩm, điện thoại, xăng dầu để thực hiện thống nhất trong toàn đơn vị. Thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm và các chi phí thường xuyên khác như: Từng bước thay thế dần các thiết bị sử dụng tiết kiệm điện; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cá nhân trong đơn vị nêu cao ý thức tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm; kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị điện, nước bị hỏng; khuyến khích việc giao khoán điện thoại, văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí.
2.10. Các đơn vị chi tiêu quỹ khen thưởng phúc lợi theo đúng quy định của BHXH Việt Nam trên tinh thần triệt để tiết kiệm, hạn chế những nội dung chi không thực sự cần thiết.
3. Tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng, quản lý tài sản
3.1. Trong quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB)
a) Rà soát các quy định về phân cấp trong quản lý, đầu tư XDCB của Ngành đã ban hành để điều chỉnh cho phù hợp với quy định.
b) Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư XDCB, triệt để tiết kiệm, tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, tránh lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư.
c) Lựa chọn, phê duyệt danh mục dự án đầu tư xây dựng hàng năm theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Hạn chế tối đa công trình khởi công mới, chỉ khởi công các dự án xây dựng cơ bản thực sự cấp bách, không đầu tư dàn trải, đưa nhanh công trình vào sử dụng. Rà soát các dự án đang triển khai thực hiện, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về trình tự thủ tục đầu tư, giải pháp kỹ thuật, điều chỉnh thiết kế dự toán… đảm bảo tất cả các dự án được thực hiện đúng quy định, hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng; phát huy hiệu quả sử dụng.
d) Thực hiện công tác đấu thầu chặt chẽ, đúng quy định; bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng. Tăng cường kiểm tra các quy trình tổ chức thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu phải theo đúng Luật Đấu thầu.
đ) Tăng cường công tác kiểm tra giám sát kỹ thuật thi công; kiên quyết không nghiệm thu và thanh toán những phần việc hoàn thành không đảm bảo chất lượng, không đúng với thiết kế dự toán được phê duyệt.
e) Nâng cao chất lượng quyết toán vốn đầu tư thông qua việc thẩm định, phê duyệt quyết toán công trình đảm bảo đủ hồ sơ, đúng khối lượng, đúng tiến độ, đúng định mức, đơn giá và chế độ chính sách của nhà nước.
3.2. Trong quản lý tài sản
a) Rà soát các quy định quản lý tài sản đã ban hành; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn định mức trong thiết bị làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành; quy chế quản lý và sử dụng công sở.
b) Thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà đất, xe ô tô và tài sản công, bố trí sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Thu hồi để chuyển giao, thanh lý những diện tích nhà, đất không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Nghiêm cấm việc sử dụng xe ô tô công vào việc riêng; sử dụng đưa đón cán bộ không đủ tiêu chuẩn, chế độ.
c) Công tác cải tạo sửa chữa, xây dựng nhỏ trụ sở làm việc, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn các tài sản phương tiện làm việc của các đơn vị phải được bố trí trong dự toán được giao và phải theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước và của BHXH Việt Nam.
4.1. Rà soát các quy định về công tác cán bộ, tuyển dụng cán bộ, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái; công tác quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ quản lý để điều chỉnh cho phù hợp.
4.2. Cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng đang làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, kỷ luật lao động của đơn vị, sử dụng hiệu quả thời gian làm việc tại công sở; tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức chính trị, kiến thức quản lý, đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao trong sự phát triển đi lên của Ngành BHXH.
4.3. Việc tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yêu cầu nhiệm vụ, khối lượng công việc và trong phạm vi biên chế được giao.
4.4. Các đơn vị cử cán bộ, công chức đi công tác, tham gia hội họp hợp lý và khoa học; tích cực cải cách hành chính, xây dựng quy định về kỷ luật lao động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về cán bộ, công chức.
4.5. Tăng cường học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong toàn thể cán bộ, công chức viên chức ngành BHXH, gắn nội dung thi đua với chỉ tiêu nhiệm vụ được giao; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành.
5. Các đơn vị thực hiện đầy đủ các nội dung công khai gồm: Công khai dự toán được giao; công khai quyết toán thu - chi; công khai mua sắm, sửa chữa tài sản; công khai thu, chi quỹ khen thưởng phúc lợi; công khai mua sắm, sửa chữa tài sản; công khai thu, chi quỹ khen thưởng phúc lợi; công khai đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị để cùng tham gia giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng.
1. Các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của BHXH Việt Nam tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong đơn vị để thực hiện.
2. Căn cứ Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam có trách nhiệm xây dựng Chương trình hành động của đơn vị mình, cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai tổ chức thực hiện tại đơn vị.
3. Chế độ thông tin báo cáo: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam định kỳ hàng quý báo cáo BHXH Việt Nam kết quả thực hiện Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trước ngày 10 tháng cuối quý. Nội dung báo cáo tập trung vào việc phản ánh tình hình thực hiện các nội dung trọng tâm đề ra trong chương trình hành động; kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã đạt được trong quản lý tài chính, tài sản, quản lý chi hoạt động bộ máy, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý các nguồn kinh phí khác.
Giao Ban Chi là đầu mối, theo dõi, tổng hợp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Ngành, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg, Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Ngành, báo cáo Bộ Tài chính./.
- 1 Quyết định 832/QĐ-BHXH năm 2013 Phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 25/QĐ-BHXH năm 2014 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 25/QĐ-BHXH năm 2014 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1 Quyết định 233/QĐ-BXD năm 2014 về Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2014-2015 do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Quyết định 273/QĐ-BHXH năm 2014 về Chương trình hành động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP
- 3 Quyết định 84/QĐ-QLCL năm 2014 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
- 4 Công văn 288/BHXH-VP năm 2014 thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 5 Quyết định 284/QĐ-BXD năm 2013 về Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Xây dựng
- 6 Quyết định 13/QĐ-TCTK năm 2013 về Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013” của Tổng cục Thống kê
- 7 Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2012 tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Công văn 8743/VPCP-QHQT về thực hành tiết kiệm trong đi công tác nước ngoài do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị định 116/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 10 Nghị định 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 11 Nghị định 68/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 12 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 13 Luật Đấu thầu 2005
- 14 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Quyết định 284/QĐ-BXD năm 2013 về Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Xây dựng
- 2 Quyết định 13/QĐ-TCTK năm 2013 về Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013” của Tổng cục Thống kê
- 3 Quyết định 832/QĐ-BHXH năm 2013 Phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4 Quyết định 25/QĐ-BHXH năm 2014 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 5 Công văn 288/BHXH-VP năm 2014 thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức hoạt động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6 Quyết định 84/QĐ-QLCL năm 2014 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
- 7 Quyết định 273/QĐ-BHXH năm 2014 về Chương trình hành động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP
- 8 Quyết định 233/QĐ-BXD năm 2014 về Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2014-2015 do Bộ Xây dựng ban hành