BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2954/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 135/2013/NĐ-CP NGÀY 18/10/2013 CỦA CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 135/2013/NĐ-CP NGÀY 18/10/2013 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2954/QĐ-BTP ngày 03/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Ngày 18/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh (Nghị định số 135/2013/NĐ-CP). Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP với những nội dung cơ bản như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích
Triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả, kịp thời, thống nhất các nội dung của Nghị định số 135/2013/NĐ-CP , góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thực hiện hiệu quả việc thí điểm chế định Thừa phát lại theo chủ trương của Đảng và Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm và đề cao tính chủ động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc triển khai Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ nói riêng và việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại nói chung.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định
1.1. Xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại
- Đơn vị chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị chức năng của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính
- Thời gian thực hiện: Ban hành trong Quý I năm 2014
1.2. Xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về xác minh thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng
- Đơn vị chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị chức năng của Ngân hàng nhà nước và cơ quan, tổ chức liên quan
- Thời gian thực hiện: Ban hành trong Quý I năm 2014
2. Ban hành văn bản để chỉ đạo triển khai thi hành Nghị định
Ban hành Công văn của Bộ Tư pháp chỉ đạo các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thí điểm chế định Thừa phát lại trong việc triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ
- Đơn vị chủ trì: Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự tham mưu).
- Đơn vị phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện: Tháng 12 năm 2013.
3. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định
Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị, địa phương mình.
- Đơn vị chủ trì: Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2013.
4. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nghị định
4.1. Đăng tải toàn văn Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn (sau khi được ban hành) và giải đáp những vướng mắc khi thực hiện các văn bản này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (Trang thông tin của Tổng cục Thi hành án dân sự).
- Đơn vị chủ trì: Tổng cục Thi hành án dân sự
- Đơn vị phối hợp: Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tư pháp
- Thời gian thực hiện: Đã thực hiện vào tháng 10/2013
4.2. Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của Nghị định số 135/2013/NĐ-CP (lồng ghép vào chương trình tuyên truyền, phổ biến về thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại)
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp
- Đơn vị phối hợp: Tòa án nhân dân, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và các cơ quan, tổ chức liên quan
Thời gian thực hiện: Từ tháng 12/2013
5. Tổ chức Hội nghị tập huấn Nghị định và các Thông tư hướng dẫn và các nội dung khác liên quan đến việc thí điểm chế định Thừa phát lại
- Số lượng: 01 Hội nghị tập huấn.
- Địa điểm: tại Bình Định
- Đối tượng: Đại diện Lãnh đạo và một số Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự; Chi cục Thi hành án dân sự; Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ tại các địa phương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
- Khách mời: một số Bộ, ngành có liên quan; đại diện Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và một số các Sở, ngành nơi tổ chức lớp tập huấn.
- Nội dung: giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn và các nội dung khác liên quan đến việc thí điểm chế định Thừa phát lại.
- Đơn vị thực hiện: Tổng cục Thi hành án dân sự (Vụ Nghiệp vụ 1)
- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự
- Thời gian thực hiện: Quý I/2014
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục Thi hành án dân sự giúp Bộ trưởng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ, đúng thời hạn các nội dung đã đề ra trong Kế hoạch và báo cáo về Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) kết quả thực hiện.
2. Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ nguồn Ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về Tổng cục Thi hành án dân sự để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp xem xét, quyết định./.
- 1 Thông tư 223/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định Thừa phát lại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 4 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- 5 Quyết định 510/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 7 Nghị quyết 36/2012/QH13 tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 8 Luật thi hành án dân sự 2008
- 1 Thông tư 223/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định Thừa phát lại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành