THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 297/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG VÙNG TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2016 - 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Kết luận số 12-KL/TW ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030” với các nội dung chủ yếu sau:
Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng. Đến năm 2030, diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2%; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của khu vực Tây Nguyên.
1. Bảo vệ rừng
a) Bảo vệ 2.246.068 ha rừng tự nhiên hiện có.
b) Ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác rừng trái pháp luật và mua bán vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái pháp luật, chống người thi hành công vụ.
c) Chủ động thực hiện công tác phòng chống cháy rừng, phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời.
d) Giảm căn bản diện tích rừng bị thiệt hại do các nguyên nhân.
2. Về quản lý rừng
a) Xử lý dứt điểm đối với 282.896 ha rừng và đất lâm nghiệp đang có chồng lấn, tranh chấp, lấn chiếm; không để phát sinh tranh chấp, xâm lấn rừng.
b) Đẩy mạnh quản lý rừng cộng đồng, thực hiện canh tác nương rẫy bền vững theo hướng nông lâm kết hợp.
c) Tiếp tục giao rừng gắn với giao đất cho cộng đồng, hộ gia đình quản lý, đặc biệt diện tích rừng do Ủy ban nhân dân xã quản lý.
d) Sắp xếp, đổi mới 55 công ty lâm nghiệp trên địa bàn.
3. Khôi phục và phát triển rừng
- Trồng rừng đặc dụng, phòng hộ: 7.100 ha, bình quân 470 ha/năm.
- Trồng rừng sản xuất: 136.600 ha, bình quân 9.100 ha/năm, trong đó, trồng mới: 82.500 ha, trồng lại sau khai thác là 54.100 ha.
- Khoanh nuôi tái sinh rừng: bình quân 36.600 ha/năm, trong đó khoanh nuôi mới 6.000 ha/năm; khoanh nuôi chuyển tiếp: 31.100 ha/năm.
- Trồng cây phân tán: 48,4 triệu cây, bình quân 3,23 triệu cây/năm.
4. Các nhiệm vụ khác
- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng lâm nghiệp, kết hợp nâng cao đời sống người dân, từng bước giải quyết dứt điểm tình trạng dân di cư tự do.
- Xây dựng các nhà máy chế biến nông, lâm sản để tạo đầu ra cho rừng trồng, giải quyết việc làm cho người dân.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý rừng đặc biệt là đội ngũ cán bộ kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, lực lượng bảo vệ rừng của Chủ rừng.
1. Cơ chế, chính sách
a) Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành, gồm:
- Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp;
- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 -2020;
- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
- Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020.
b) Giai đoạn 2021 - 2030.
Xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp đặc thù vùng Tây Nguyên theo hướng khuyến khích hình thành hệ thống quản lý rừng cộng đồng, trên cơ sở giao rừng cho hộ gia đình, nhóm hộ, buôn làng; cho phép sử dụng hợp lý một phần đất lâm nghiệp không có rừng để bố trí đất sản xuất cho người dân, góp phần ổn định đời sống gắn với bảo vệ, phát triển rừng lâu dài; xã hội hóa đầu tư hình thành vùng lâm sản ngoài gỗ (sâm Ngọc Linh, Song Mây,....).
2. Bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng
a) Chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tăng cường kiểm soát, kiểm tra và thanh tra việc chuyển mục đích sử dụng rừng và đất có rừng tự nhiên sang mục đích khác.
c) Kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
d) Duy trì cung cấp thông tin cảnh báo cháy rừng; kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời nếu có cháy rừng xảy ra. Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng.
đ) Điều tra, triệt phá những “đầu nậu”, chủ đường dây phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ, sớm đưa ra truy tố, xét xử các vụ án điển hình tại một số địa phương trọng điểm để răn đe, giáo dục, phòng ngừa.
3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
a) Thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng; nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
b) Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; tăng cường hoạt động khuyến lâm, xây dựng các mô hình lâm nghiệp chất lượng cao, khuyến khích phát triển nông lâm kết hợp, canh tác hiệu quả bền vững.
4. Kiện toàn, đổi mới tổ chức sản xuất
a) Sắp xếp, đổi mới Công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
b) Tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển vùng cây nguyên liệu gắn với chế biến gỗ rừng trồng
c) Xây dựng và triển khai cơ chế về liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân góp đất với doanh nghiệp để phát triển rừng. Có cơ chế chia sẻ lợi ích và liên doanh, liên kết phát triển rừng giữa người dân và doanh nghiệp.
d) Phát triển mạnh hệ thống hợp tác xã lâm nghiệp vùng Tây Nguyên.
5. Nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ
a) Tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ tải cơ cấu ngành, ưu tiên các nghiên cứu cải thiện giống cây trồng và thâm canh rừng, khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật, giống nhập nội, giống chất lượng cao phục vụ trồng rừng gỗ lớn, công nghệ chế biến.
b) Rà soát, đánh giá cụ thể bố trí cây trồng nông nghiệp ở Tây Nguyên (bao gồm cả cây trồng nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp), đề xuất cơ cấu cây trồng rừng hợp lý nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn Tây Nguyên.
6. Hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại
a) Thực hiện các cam kết, hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nước có chung đường biên giới như Lào, Campuchia trong công tác bảo vệ rừng, chống buôn bán gỗ bất hợp pháp, động vật hoang dã.
b) Đẩy mạnh hội nhập trên các lĩnh vực như phát triển vùng nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chế biến, xuất khẩu lâm sản, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế.
7. Huy động vốn
a) Nguồn ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ bảo vệ rừng, trồng rừng đặc dụng, phòng hộ; các vườn quốc gia; hỗ trợ trồng rừng sản xuất ở địa bàn các huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ.
b) Vận động và ưu tiên hỗ trợ vốn cho đầu tư phát triển lâm nghiệp Tây Nguyên từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là nguồn chi trả dịch vụ hấp thụ Các-bon của rừng, nguồn vốn ODA thông qua các chương trình, dự án.
c) Huy động các thành phần kinh tế trong nước theo cơ chế liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp cùng góp vốn để phát triển rừng, hình thành vùng nguyên liệu cho chế biến gỗ; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng; khuyến khích phát triển nông lâm kết hợp, trang trại lâm nghiệp theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
d) Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển lâm nghiệp thông qua chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ.
1. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
a) Giai đoạn 2016 - 2020:
Các dự án đang triển khai trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; trong đó tập trung vào bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng, đầu tư các vườn quốc gia, bảo tồn voi, xây dựng vườn ươm giống cây nông lâm nghiệp, hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp.
b) Các dự án khởi công mới giai đoạn 2021 - 2030.
Xây dựng, triển khai thực hiện Dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2021 - 2030, trong đó ưu tiên các chỉ tiêu nhiệm vụ còn thiếu của Đề án trong giai đoạn 2016 - 2020 là thực hiện nhiệm vụ cấp bách, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển lâm nghiệp công nghệ cao, quản lý rừng cộng đồng, cải thiện sinh kế, phát triển sản phẩm lâm nghiệp là lợi thế của từng địa phương, điều phối và giám sát đầu tư; dự án phát triển lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trong; chế biến, thương mại lâm sản; quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
2. Các dự án sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ
Xây dựng dự án ODA về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao đời sống nhân dân vùng Tây Nguyên gắn với biến đổi khí hậu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
1. Tổng số vốn thực hiện Đề án: 28.554 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách nhà nước: 7.800 tỷ đồng, chiếm 27% tổng vốn, trong đó: Vốn đầu tư phát triển: 2.700 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 5.100 tỷ đồng.
b) Vốn ODA: 3.750 tỷ đồng, chiếm 13% tổng vốn.
c) Vốn ngoài ngân sách: 17.000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng vốn.
2. Nguồn vốn:
- Ngân sách trung ương: Sử dụng nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững; Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các vùng; Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các nguồn vốn bổ sung khác.
- Ngân sách địa phương: Sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn.
- Nguồn vốn tín dụng.
- Nguồn vốn ODA.
- Nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác.
1. Các bộ, ngành, trung ương
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên:
+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn thực hiện Đề án. Xây dựng các dự án thành phần theo quy định của Luật Đầu tư công trình cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với nội dung Đề án được phê duyệt.
+ Kiểm tra, đôn đốc, giám sát và định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
+ Sửa đổi bổ sung, xây dựng mới các chính sách, bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Đề án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án của Đề án.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, thống nhất kế hoạch 5 năm và hàng năm; bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện Đề án trên cơ sở tổng hợp báo cáo xây dựng kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh Tây Nguyên.
- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện Đề án.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách đặc thù bảo vệ, khôi phục rừng Tây Nguyên; rà soát cơ chế, chính sách di dân, tái định cư.
- Rà soát, bổ sung các dự án bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên vào danh mục ưu tiên được sử dụng vốn tài trợ, vốn vay quốc tế, cân đối vốn đầu tư cho phục hồi bền vững vùng Tây Nguyên.
c) Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, bố trí vốn sự nghiệp lâm nghiệp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định về tài chính hiện hành.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất kế hoạch vốn đầu tư phát triển 5 năm và hàng năm để thực hiện Đề án.
d) Các bộ, ngành liên quan
- Chỉ đạo các cơ quan trong hệ thống vào cuộc mạnh mẽ, hỗ trợ các bộ, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong phòng ngừa đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện; tham gia kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện Đề án.
2. Các tỉnh Tây Nguyên
a) Tổ chức thực hiện Đề án; rà soát, xây dựng, bố trí vốn thực hiện các dự án và kế hoạch hàng năm gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp.
b) Giải quyết kịp thời tình trạng di dân tự do, tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, không để tạo ra “điểm nóng” và khiếu kiện đông người.
c) Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ.
d) Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Chính phủ, các bộ ngành liên quan về tiến độ thực hiện dự án và tổ chức sơ kết, tổng kết dự án ở địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1 Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2019 về phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 3 Công văn 7862/BNN-TCLN năm 2018 về rà soát, điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển giai đoạn 2015-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5 Quyết định 937/QĐ-TTg năm 2018 về hỗ trợ lương thực cho công tác bảo vệ, phát triển rừng tại tỉnh Thanh Hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư 02/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông, lâm nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8 Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 2085/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 12 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 13 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 14 Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 15 Luật Đầu tư công 2014
- 16 Quyết định 24/2012/QĐ-TTg về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 1 Thông tư 02/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông, lâm nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2 Quyết định 937/QĐ-TTg năm 2018 về hỗ trợ lương thực cho công tác bảo vệ, phát triển rừng tại tỉnh Thanh Hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 7862/BNN-TCLN năm 2018 về rà soát, điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển giai đoạn 2015-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2019 về phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 10340/VPCP-NN năm 2020 về nghiên cứu, xử lý thông tin về quản lý, bảo vệ rừng vùng Tây Nguyên do Văn phòng Chính phủ ban hành