ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2984/QĐ-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 27 tháng 12 năm 2011 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Căn cứ Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Căn cứ Quyết định số 2251/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập đề án xây dựng bộ cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với ngành công nghiệp và khối tòa nhà, khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Xét đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số 85/TTr-SCT ngày 30 tháng 11 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt đề án xây dựng bộ cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với ngành công nghiệp và khối tòa nhà, khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với nội dung như sau:
a) Mục tiêu chung:
- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý tiết kiệm năng lượng tiếp nhận phương pháp, kỹ thuật thu thập xử lý số liệu, sử dụng trang thiết bị đo kiểm đánh giá được tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với ngành công nghiệp và khối tòa nhà, khách sạn được lựa chọn.
- Xây dựng, mở rộng và duy trì bộ cơ sở dữ liệu năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với ngành công nghiệp và khối tòa nhà, khách sạn nhằm phục vụ cho việc xây dựng chủ trương chính sách về tiêu thụ năng lượng của tỉnh và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có định hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý tiết kiệm năng lượng của địa phương để xây dựng, mở rộng và cập nhật bộ cơ sở dữ liệu về lâu dài; phân tích, xử lý cơ sở dữ liệu tiêu thụ năng lượng để lập đường chuẩn, làm cơ sở đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với ngành công nghiệp và khối tòa nhà, khách sạn được lựa chọn.
- Thiết lập dữ liệu về mức, suất tiêu thụ và cường độ năng lượng, tạo cơ sở để mở rộng đối với các ngành công nghiệp và khối tòa nhà, khách sạn khác sau này.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu năng lượng đối với ngành công nghiệp và khối tòa nhà, khách sạn làm cơ sở phục vụ các dự báo tăng trưởng nhu cầu năng lượng trong thời gian sắp tới.
- Lập đường cơ sở một số chỉ tiêu quản lý vĩ mô về tiêu thụ năng lượng; đánh giá ở mức vĩ mô, xác định tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
- Đánh giá tiềm năng thị trường tiết kiệm năng lượng từ đó làm cơ sở để tham mưu cho lãnh đạo địa phương ra quyết định về những chính sách phù hợp ở mức độ địa phương.
2. Cơ sở dữ liệu về tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các phân ngành:
Trên cơ sở tính toán, phân tích, xử lý số liệu tiêu thụ năng lượng của các phân ngành bằng các phương pháp luận: lập đường trung bình và phương pháp kiểm toán đối chứng, xác định tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các phân ngành như sau:
Stt | Các phân ngành | Tiềm năng tiết kiệm điện kwh/sp (%) | Tiềm năng tiết kiệm năng lượng KOE/sp (%) |
1 | Thép | 24,6 | 14,2 |
2 | Chế biến thủy sản | 18,9 | 15,1 |
3 | Vật liệu xây dựng | 21,1 | 24,5 |
4 | May mặc | 13,8 | 13,8 |
5 | Tòa nhà - khách sạn | 15,9 | 12,6 |
3. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng của các phân ngành điển hình:
3.1. Ngành thép
a) Tận dụng nhiệt thải của lò luyện để sấy liệu:
Áp dụng công nghệ Consteel để cấp và sấy liệu vào lò liên tục theo phương ngang thông qua băng chuyền cấp liệu.
b) Cải tạo đầu đốt sấy thùng thép lỏng, tận thu nhiệt gia nhiệt không khí cấp:
- Thu hồi nhiệt thải từ hệ thống sấy để gia nhiệt không khí cấp cho đầu đốt: bằng cách kéo dài đường ống cấp không khí cho đầu đốt bằng một đường ống xoắn bên mặt trong của hệ thống đốt. Không khí cấp cho đầu đốt sẽ đi xuyên qua ống dẫn này và tràn đổi nhiệt với khói thải thoát ra. Việc bố trí này sẽ làm không khí cấp cho đầu đốt được gia nhiệt bên nhiệt độ từ 200 - 3000C.
- Sử dụng đầu đốt có thế vận hành với không khí đốt ở nhiệt độ lên đến 3000C để có thể vận hành được trong điều kiện nhiệt độ khí nóng cao.
- Lắp đặt công tơ theo dõi lượng khí CNG cấp cho các đầu đốt.
c) Điều chỉnh tối ưu tỷ lệ gió cấp lò nung phôi
- Kiểm soát nồng độ Oxy để điều chỉnh tối ưu tỷ lệ gió cấp lò nung phôi bằng cách lắp cảm biến theo dõi nồng độ Oxy buồng nung và khói thải.
- Tăng hiệu quả trao đổi nhiệt, tận dụng nhiệt khói thải lò nung phôi để sấy không khí cấp.
d) Sử dụng biến tần để tối ưu hóa cho quạt hút của hệ thống lọc bụi
- Việc thay đổi lưu lượng của hệ thống lọc bụi có thể được thực hiện bằng cách thông qua việc lắp biến tần cho các động cơ quạt điều khiển thay đổi tốc độ của các quạt hút. Biến tần được cài đặt điều khiển tốc độ động cơ quạt sao cho đạt nhiệt độ và áp suất như yêu cầu của hệ thống hút bụi.
- Ngoài việc tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho động cơ, khi lắp biến tần giảm tốc độ của động cơ còn các lợi ích khác như: Giảm độ rung của động cơ và quạt, giảm nhiệt độ động cơ, dòng khởi động thấp, độ linh hoạt trong vận hành cao, giảm các vấn đề về chổi than, vòng đệm, khởi động cứng, tụ điện... Giúp giảm đáng kể chi phí bảo trì.
e) Sử dụng biến tần để tối ưu hóa hoạt động của hệ thống bơm thủy lực
- Sử dụng biến tần cho các bơm thủy lực.
- Sử dụng một cảm biến áp suất sấy tín hiệu áp suất dầu trên đường ống chính đưa về biến tần để điều khiển bơm giảm tốc độ vòng quay khi lưu lượng dầu sử dụng thấp hay không sử dụng.
3.2. Ngành chế biến thủy sản
a) Tập quán cải thiện quy trình sản xuất.
- Giảm:
+ Đáp ứng chính xác nhu cầu dịch vụ năng lượng của quy trình.
+ Giảm nhu cầu sử dụng nước lạnh, nước đá và hơi nước trong chế biến.
+ Tránh chạy không tải thiết bị/quy trình.
+ Kiểm soát phụ tải nhiệt nhiệt không cần thiết trong khu vực có nhiệt độ yêu cầu thấp.
+ Bảo ôn cách nhiệt kho lạnh tốt hơn và tránh mở cửa thời gian dài.
- Tái sử dụng/thu hồi:
+ Tách nước thải lạnh ra từ quy trình chế biến để thu hồi.
+ Sử dụng lạnh từ nước xả đông cấp cho những nơi khác.
+ Tái sử dụng nước thải lạnh từ khâu rửa (15÷200C) để làm mát khu vực có điều hòa không khí.
+ Thu hồi nhiệt từ khói thải để gia nhiệt sản phẩm trước khi hấp.
+ Thu hồi nhiệt từ khói thải để gia nhiệt nước cấp.
+ Nhiệt thải từ hệ thống lạnh dùng để hâm nước nóng.
- Tái chế: nước lạnh thải dùng để duy trì nhiệt độ sản phẩm ở mức thấp, có thể thu hồi để tái sử dụng ở chỗ khác. Nước thải nhiễm bẩn ít có thể xử lý và tái sử dụng để vệ sinh sàn nhà.
b) Hệ thống lạnh
Hệ thống lạnh (như cấp đông, kho, đá vẩy, Chiller...) chiếm 80% đến 90% tiêu thụ điện trong các nhà máy chế biến thủy sản. Giải pháp sử dụng các máy nén hiệu suất cao:
- Ưu tiên mua hoại có máy nén/máy lạnh có hiệu suất cao (hệ số COP cao) cũng như dàn ngưng, dàn bay hơi và những thiết bị phụ trợ khác.
- Thay thế các máy nén lạnh hiệu suất kém (COP ≤ 2) bằng máy lạnh có hiệu suất cao hơn (COP ≥ 4) để giảm tiêu thụ điện hơn hai lần.
- Với công nghệ mới, máy nén hạnh vận hành hiệu suất rất cao, và hệ số COP của máy nén có thể là năm - sáu và như thế có thể mang lại lợi ích cho nhà máy như giảm tiêu thụ điện, giảm hỏng hóc và tiếng ồn.
c) Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu quả năng lượng
- Tiến hành thay thế các bóng đèn huỳnh quang T10 - 40W đang sử dụng hiện nay bằng các bóng T8 - 36W có độ sáng và tuổi thọ tương đương.
- Thay thế các chấn lưu sắt từ có hiệu suất năng lượng kém trong các bộ đèn huỳnh quang hiện hữu bằng chấn điện tử.
d) Tối ưu hóa vận hành các bơm nước lạnh
- Cô lập bình điều áp, đường ống bypass ra khỏi hệ thống.
- Điều khiển bơm cấp bằng bộ biến tần, tính hiệu điều khiển là áp suất trên đường ống
e) Cách nhiệt đường ống nước lạnh
Bảo ôn đường nước lạnh bằng GEN cách nhiệt dạng ống. Khi nhà máy bảo ôn đường nước lạnh sẽ giảm được sự xâm nhập nhiệt từ môi trường, Vì vậy, thời gian vận hành Chiller sẽ giảm xuống.
f) Điều khiển tối ưu dàn ngưng theo phu tải nhiệt
- Khi hệ thống lạnh liên hoàn hoạt động ở năng suất lạnh thấp (vào thời điểm ban đêm) → tắt bớt dàn ngưng hoặc giảm công suất quạt của dàn ngưng.
- Điều khiển công suất quạt của dàn ngưng bằng biến tần, phối hợp với cơ chế tắt/mở dàn ngưng hoặc điều chỉnh tốc độ quạt dàn ngưng dựa trên điều kiện làm việc của hệ thống lạnh.
3.3. Ngành vật liệu xây dựng
a) Tối ưu hóa các quạt trong lò nung gạch tuy-nel
Nhu cầu điều khiển lưu lượng của các quạt chính tại lò nung tuy-nel được áp dụng cơ chế điều khiển lưu lượng bằng các cửa gió. Phương án điều khiển này làm cho động cơ hoạt động non tải và suy giảm hiệu suất của động cơ. Với hiện trạng hoạt động của các quạt, đề xuất nên thay thế cơ chế điều khiển lưu lượng của quạt bằng cửa gió sang sử dụng thiết bị điều chỉnh tốc độ động cơ bằng biến tần.
b) Tối ưu hóa hoạt động các máy xa luân, cán thô, cán mịn và máy dùn: sử dụng các thiết bị Powerboss để tối ưu hóa hoạt động của các động cơ máy nghiền xa luân, máy cán thô, máy cán tinh và máy đùn đang vận hành ở mức tải khá thấp (non tải).
c) Giảm tổn thất nhiệt qua bề mặt vách lò
Trong quá trình sản xuất gạch, tỉ lệ sử dụng nhiên liệu chiếm phần lớn trong các dạng năng lượng tiêu thụ chính. Do than được cấp vào phần lò nung để cung cấp cho quá trình cháy nên tổn thất nhiệt chủ yếu xảy ra ở phần lò này. Giải pháp thực hiện bảo ôn bên ngoài lò nung giúp giảm khoảng 10% chi phí nhiên liệu bị tổn thất qua vách lò.
3.4. Ngành may mặc
a) Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu quả
- Tiến hành thay thế các bóng đèn huỳnh quang T8 - 36W đang sử dụng hiện nay bằng các bóng T5 - 28W có độ sáng và tuổi thọ tương đương.
- Thay thế các ballast sắt từ có hiệu suất năng lượng kém trong các bộ đèn huỳnh quang hiện hữu bằng ballast điện tử.
b) Cải thiện hệ thống khí nén
Lắp biến tần để điều khiển các máy nén số (các máy chạy nhằm đáp ứng sự thay đổi áp suất của hệ thống) để duy trì áp suất ổn định trên đường ống, hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ quay động cơ máy nén khí theo lượng khí tiêu thụ.
c) Lắp bộ Power saver cho các máy may cơ
- Lắp đặt bộ Power saver cho các máy may cơ trong nhà máy.
- Dần thay thế các máy may cơ bị hư hỏng bằng các máy may điên tử.
3.5. Khối tòa nhà - khách sạn
a) Sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu quả
- Thay thế các đèn sợi đốt bằng các bóng đèn compact.
- Thay thế các đèn huỳnh quang T10-40W bằng các đèn huỳnh quang T8-36W.
- Sử dụng các chấn lưu có hiệu suất cao thay thế các chấn lưu thông thường.
- Sử dụng bộ tiết kiệm điện cho các đèn cao áp chiếu sáng chung / sân vườn.
- Sử dụng đèn sân vườn năng lượng mặt trời.
b) Hệ thống điều hòa không khí
- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì: rửa các ''cục nóng'', lưới lọc của ''cục lạnh''.
- Tránh ánh nắng mặt trời hướng tây chiếu trực tiếp vào các cục nóng, làm giảm khả năng tải nhiệt của máy.
- Hạn chế ánh nắng mặt trời xâm nhập vào phòng qua các cửa kiếng bằng sử dụng rèm phản quang, cây xanh, phim cách nhiệt.
- Sử dụng các poster kêu gọi khách chỉnh điều hòa ở nhiệt độ vừa phải.
- Nếu khách có yêu cầu duy trì máy lạnh trong phòng thì nên điều chỉnh nhiệt độ cài đặt từ 26 - 28oC.
- Thay thế các máy lạnh cũ (>5 năm) bằng các chủng loại máy lạnh mới hiệu quả hơn.
c) Hệ thống nước nóng
- Đầu tư mặt hệ thống nước nóng mặt trời trung tâm có hệ tự động chuyển sang điện, đun bổ sung cho những ngày mưa để đáp ứng khoảng 50% nhu cầu nước nóng của khách sạn / khu nghỉ dưỡng.
- Cô lập các máy nước nóng điện gián tiếp hiện tại.
d) Quản lý phụ tải tốt - sử dụng hệ thống trữ lạnh
- Giải pháp trữ lạnh cho hệ thống ĐHKK trung tâm, vận hành sản xuất nước lạnh suốt giờ thấp điểm và giờ bình thường, để sử dụng trong giờ cao điểm.
- Giảm công suất đơn vị làm lạnh và như thế giảm chi phí đầu tư.
- Giảm phụ tải kết nối vào lưới điện.
- Chuyển sử dụng điện đến thời gian không phải giờ cao điểm và nhu cầu thấp hơn cao điểm.
3.6. Biện pháp quản lý năng lượng tại cơ sở sản xuất
Hiện trạng quản lý năng lượng của các doanh nghiệp tại các cơ sở sản suất chưa được quan tâm và hiệu quả quản lý năng lượng còn thấp, để đánh giá hiệu quả quản lý năng lượng thường thông qua các tiêu chí quản lý năng lượng, bao gồm 6 đề mục và 5 cấp bậc chi tiết (Đính kèm theo phụ lục - Các tiêu chí đánh giá quản lý năng lượng). Trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng lãnh đạo doanh nghiệp mới đề ra các mục tiêu, kế hoạch và biện pháp thực hiện tiết kiệm năng lượng tại cơ sở sản xuất. Đây là biện pháp giúp cho doanh nghiệp quản lý hiệu quả việc sử dụng năng lượng với chi phí đầu tư thấp nhất, tuy nhiên đòi hỏi có sự quan tâm, cam kết thực hiện của lãnh đạo của doanh nghiệp và sự đồng thuận, ủng hộ của toàn thể công nhân viên công ty mới đạt được hiệu quả cao.
3.7. Về công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý năng lượng
Tiếp tục phối hợp với Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng - Bộ Công thương, các Trung tâm đào tạo về tiết kiệm năng lượng tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải cử người quản lý năng lượng tại cơ sở và được đào tạo cấp chứng chỉ người quản lý năng lượng theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
1. Đối với Sở Công thương:
Giao Sở Công thương tiếp tục cập nhật, duy trì bộ cơ sở dữ liệu hiện có và xây dựng dự án nhân rộng cho các phân ngành sản xuất trọng điểm khác để hoàn chỉnh đầy đủ bộ cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả các phân ngành của tỉnh. Đặc biệt chú trọng các nhóm ngành chịu sự chi phối lớn bởi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức thực hiện kiệm toán năng lượng cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng - Bộ Công thương tổ chức các khóa đào tạo cấp chứng chỉ quản lý năng lượng cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.
- Tổ chức tập huấn tuyên truyền các biện pháp tiết kiệm năng lượng, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vị phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định tại Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ.
2. Đối với các doanh nghiệp:
- Thực hiện kiểm toán năng lượng bắt buộc 03 năm/lần và xây dựng mô hình quản lý năng lượng tại cơ sở sản xuất theo quy định Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Ban hành quyết định chỉ định người quản lý năng lượng; người quản lý năng lượng phải được đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý năng lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh - dịch vụ tập trung, đẩy mạnh áp dụng thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, mạnh nhạn đầu tư cải thiện kỹ thuật, cải tiến công nghệ. Phương pháp tiếp cận và tiến hành thử nghiệm các giải pháp có chi phí thấp, tiếp đến thực hiện các giải pháp có mức đầu tư cao hơn.
- Tổ chức quản lý vận hành sản xuất, bảo trì bảo dưỡng thiết bị, nâng cao ý thức về tiết kiệm năng lượng cho các cán bộ công nhân trực tiếp sản xuất.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Công thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 3690/QĐ-UBND.ĐC năm 2013 kế hoạch triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Nghệ An
- 2 Nghị định 73/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- 3 Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- 4 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
- 5 Quyết định 79/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003