NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/QĐ-NH5 | Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 1996 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ PHÂN LOẠI DƯ NỢ CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG"
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính công bố tại Lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước số 37-LCT/HĐNN8 và số 38-LCT/HĐNN8 ngày 24/5/1990;
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế phân loại dư nợ cho vay của Tổ chức tín dụng".
Điều 2: Các khoản nợ được khoanh theo quy định của Chính phủ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997.
Điều 4: Chánh văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ các định chế tài chính, Thủ trưởng các vụ, Cục có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; Tổng Giám đốc (Giám đốc) Tổ chức tín dụng chịu trách nhiêm tổ chức thực hiện Quy chế ban hành theo Quyết định này.
| Cao Sĩ Kiêm (Đã ký) |
PHÂN LOẠI DƯ NỢ CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 299/QĐ-NH5 ngày 13 tháng 11 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1: Để phản ánh trung thực chất lượng tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng, Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam định kỳ phải phân loại dư nợ cho vay.
Điều 2: Tổ chức tín dụng phải thực hiện quy chế này gồm:
1. Các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng đầu tư và phát triển;
2. Công ty tài chính;
3. Hợp tác xã tín dụng;
4.Quỹ tín dụng nhân dân;
5. Các Tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động.
Điều 3: Hàng tháng, Tổ chức tín dụng tiến hành phân loại dư nợ cho vay căn cứ vào khả năng trả nợ và tình hình trả nợ (gốc và lãi) đến hạn quy định trong hợp đồng vay - kể cả thời gian đã được gia hạn (nếu có) - của khách hàng vay.
Điều 4: Dư nợ cho vay của Tổ chức tín dụng được phân theo 4 nhóm sau:
1. Nhóm 1: bao gồm:
1.1. - Số dư nợ của các khoản vay đang còn trong hạn mà Tổ chức tín dụng đánh giá là khách hàng vay có khả năng trả nợ (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn theo quy định trong hợp đồng vay;
1.2.- Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay chưa trả được nợ (gốc, lãi) khi đến hạn, nhưng đã được Tổ chức tín dụng gia hạn nợ theo quy định hiện hành và đánh giá là khách hàng vay có khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ khi đến hạn trả nợ mới.
2. Nhóm 2: Bao gồm số dư nợ của các khoan vay mà khách hàng vay không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi trong vòng 180 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả.
3. Nhóm 3: Bao gồm số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi trong thời gian từ 181 ngày đến 360 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả.
4. Nhóm 4: Bao gồm:
4.1. - Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi sau 360 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả nợ;
4.2. - Số dư nợ của các khoản vay còn trong hạn, nhưng có đủ cơ sở để Tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi.
- Dư nợ cho vay đã được phân loại tại các nhóm 2, 3 và 4 nêu trên phải được tách riêng theo các nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Điều 5: Tổ chức tín dụng hạch toán các khoản dư nợ được phân loại theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (Vụ kế toán Tài chính).
Điều 6: Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm:
1. Căn cứ Quy chế này để xây dựng các quy định cụ thể về việc quản lý nợ; quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, theo dõi, thu hồi nợ;
2. Xác định nguyên nhân và người chịu trách nhiệm đối với những khoản cho vay không thu hồi được;
3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ.
Điều 7: Trước ngày 15 của mỗi tháng, Tổ chức tín dụng (bao gồm cả các chi nhánh) phải gửi đến chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên cùng địa bàn báo cáo về việc phân loại dư nợ cho vay của tháng trước.
Trước ngày 20 mỗi tháng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố phải gửi báo cáo tổng hợp phân loại dư nợ cho vay trong tháng trước của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương.
Điều 8: Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- 1 Quyết định 2039/QĐ-NHNN năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Quyết định 976/QĐ-TTg năm 2015 về Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 4 Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 1 Quyết định 976/QĐ-TTg năm 2015 về Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2039/QĐ-NHNN năm 2015 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018