Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2014/QĐ-UBND

Quảng Nam, 20 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH LẬP DỰ TOÁN KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG LOẠI III TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 160/2010/NQ-HĐND ngày 22/4/2010 của HĐND tỉnh về tiếp tục phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi đất màu và kiên cố kênh mương trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2015;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 282/TTr-SNN&PTNT ngày 17/9/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định lập dự toán và Bộ thiết kế mẫu kiên cố hóa kênh mương loại III trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kịp thời cho UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện quy định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh;Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 27/9/2011, Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 13/9/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KTVB QPPL, Bộ Tư pháp;
- TTTU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMT TQVN tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Quảng Nam, Đài PTTH Quảng Nam;
- CPVP;
- TT Tin học và Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, TH, NC, KTN.
D:\Dropbox\minh tam b\Nam 2014\Quyet dinh\Qppl\10 10 Quyet dinh ban hanh quy dinh lap du toan kenh muong loai III.docx

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Phước Thanh

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC LẬP DỰ TOÁN KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG LOẠI III TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 30 /2014/QĐ-UBND ngày 20 /10/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Điều 1. Khái niệm và nguyên tắc tổ chức thực hiện

1. Kênh mương loại III là kênh mương liên thôn, nội đồng.

2.Thiết kế mẫu kiên cố hóa kênh mương loại III được ban hành kèm theo Quyết định này sau đây gọi là thiết kế mẫu kênh hở.

- Thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với kênh ống nhựa kín ban hành kèm theo Quyết định số 1044/QĐ-UBND ngày 02/4/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam sau đây gọi là thiết kế mẫu kênh ống nhựa.

3. Kiên cố hoá kênh mương loại III là công trình được đầu tư theo phương châm “Dân làm, Nhà nước hỗ trợ” nhằm khuyến khích các địa phương, đơn vị huy động mọi nguồn lực tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng kiên cố hoá kênh mương, thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT.

4. Kênh mương loại III chỉ cần lập thiết kế, dự toán, được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện) phê duyệt, không phải đấu thầu và giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) tự tổ chức thực hiện, có sự giám sát của cộng đồng nhân dân vùng hưởng lợi(áp dụng đối với cả kênh hở và kênh ống nhựa kín).

Riêng đối với các địa phương thuộc Khu vực II theo Nghị Quyết số 61/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh;trường hợp UBND cấp xã không đủ điều kiện năng lực đảm nhận thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư, UBND cấp huyện xem xét để giao Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế)tự tổ chức thực hiện, có sự giám sát của cộng đồng nhân dân vùng hưởng lợi.

5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập thiết kế, dự toán.

6. Việc đầu tư kiên cố hoá kênh mương loại III theo thiết kế mẫu hay không theo thiết kế mẫu được chủ đầu tư quyết định và có văn bản thống nhất trên cơ sở quy định của Quyết định này, Quyết định số 1044/QĐ-UBND ngày 02/4/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam và các văn bản khác có liên quan của nhà nước.

7. Quy định này được áp dụng đối với tất cả các nguồn vốn khác nhau để đầu tư kiên cố hoá kênh mương loại III và vẫn được tiếp tục áp dụng khi Nghị quyết số 61/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của HĐND tỉnh Quảng Nam hết hiệu lực thi hành.

8. Đơn vị chủ đầu tư phải cơ cấu cán bộ của đơn vị sẽ trực tiếp quản lý, bảo vệ, vận hành, duy tu, sửa chữa tham gia Ban quản lý dự án ngay từ khâu thiết kế để theo dõi, giám sát, kiểm tra trong quá trình thi công đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả.

Điều 2. Tính toán khối lượng

1. Đối với các tuyến kênh loại III áp dụng thiết kế mẫu kênh hở:

a) Căn cứ vào độ dốc đáy kênh và diện tích tưới để chọn mặt cắt mẫu phù hợp (Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3). Tra bảng Phụ lục 4a, Phụ lục 4b, Phụ lục 4c, Phụ lục 4d, Phụ lục 5a, Phụ lục 5b, Phụ lục 5c, Phụ lục 5d, Phụ lục 6 và Phụ lục 7 để tính khối lượng cần thực hiện.

b) Phần khối lượng bê tông và cốt thép các thanh giằng hoặc một số chi tiết nhỏ không có trong các bảng trên được bổ sung theo yêu cầu và kích thước thực tế.

c) Khối lượng đất đào, đất đắp căn cứ vào tài liệu địa hình hiện trạng và mặt cắt mẫu để tính toán.

d) Đối với công trình trên kênh: Do khối lượng và kinh phí của các công trình trên kênh khá nhỏ so với khối lượng công trình kênh vì vậy trong quá trình thực hiện, các địa phương, đơn vị căn cứ vào thực tế của các công trình tương tự đã có trên địa bàn để xác định khối lượng.

2. Đối với các tuyến kênh loại III còn lại:

Khối lượng các công việc thực hiện được tính toán theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.

Điều 3. Chế độ lập dự toán đối với các tuyến kênh loại III áp dụng thiết kế mẫu kênh hở

1. Các chi phí khác:

a) Các chi phí khác không được tính vào giá trị dự toán:

- Chi phí Ban quản lý công trình.

- Chi phí thẩm tra, thẩm định, chi phí quyết toán, nghiệm thu, khởi công.

- Chi phí bảo hiểm công trình.

- Chi phí lán trại, chuyển quân, phát tuyến.

- Thu nhập chịu thuế tính trước.

- Thuế giá trị gia tăng: phần nhân công.

b) Các chi phí được tính vào giá trị dự toán:

- Chi phí khảo sát tính bằng 75% mức quy định hiện hành;

-Chi phí lập thiết kế tính bằng 50% định mức thiết kế, chi phí lập dự toán tính bằng 12% của 50% định mức theo quy định hiện hành; mức tối thiểu của tổng chi phí lập thiết kế và dự toán là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) với một hồ sơ;

- Chi phí giám sát tính bằng 50% mức quy định hiện hành của Nhà nước để bồi dưỡng cho cán bộ của các phòng chuyên môn hoặc cán bộ xã, địa phương thực hiện giám sát.

- Thuế giá trị gia tăng (trừ phần nhân công).

2. Đơn giá đào đắp đất,đá,xây lắp, chi phí vận chuyển:

a)Tiền công đào đắp đất, đá, xây lắp:

- Công đào đất móng công trình trên kênh, đào kênh mương được tính như sau:

+ Đào đất cấp I :

105.000 đồng/1m3

+ Đào đất cấp II :

157.000 đồng/1m3

+ Đào đất cấp III:

233.000 đồng/1m3

+ Đào đất cấp IV:

356.000 đồng/1m3

- Công đào đất để đắp tính như sau:

+ Đào đất cấp I :

78.000 đồng/1m3

+ Đào đất cấp II :

107.000 đồng/1m3

+ Đào đất cấp III:

135.000 đồng/1m3

(Đất cấp I: Đất dùng xẻng đạp bình thường đã ngập xẻng; đất cấp II: đất dùng cuốc bàn mới cuốc được; đất cấp III: cuốc bàn không đào được, phải dùng cuốc chim; đất cấp IV: dùng xà beng mới đào được)

- Công phá đá mặt bằng dày <=0,5m được tính như sau:

+ Phá đá cấp I :

864.000 đồng/1m3

+ Phá đá cấp II :

777.000 đồng/1m3

+ Phá đá cấp III:

674.000 đồng/1m3

+ Phá đá cấp IV:

605.000 đồng/1m3

(Đá cấp I: Đá rất cứng, có cường độ chịu nén > 1000kg/cm2; đá cấp II: đá cứng, có cường độ chịu nén > 800kg/cm2; đá cấp III: đá cứng trung bình, có cường độ chịu nén > 600kg/cm2; đá cấp IV: đá tương đối mềm, giòn dễ đập, có cường độ chịu nén ≤600kg/cm2)

- Vận chuyển đất đi đắp cứ 10m bằng thủ công được tính 5.000 đồng/1m3 (không phân biệt cấp đất);

- Đắp đất bờ kênh và công trình bằng đầm cóc được tính:

+ Nhân công                 : 13.300 đồng/1m3(không phân cấp đất);

+ Máy thi công              : 9.100 đồng/1m3(không phân cấp đất).

- Công tác xây lắp được tính như sau:

+ Xây gạch các loại       : 264.000 đồng/1m3

+ Xây đá các loại          : 318.000đồng/1m3

+ Tô, trát mái kênh        : 38.000 đồng/1m2

+ Gia công lắp dựng ván khuôn: 48.000 đồng/1m2

+ Công tác đổ bê tông:

Ø Nhân công                : 615.000 đồng/1m3

Ø Máy thi công                        : 35.000 đồng/1m3

+ Gia công, lắp dựng cốt thép các loại: 2.354.000/1 tấn

Ghi chú: Trường hợp có sự biến động về mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ thì được điều chỉnh với hệ số K=LTP(IV)/1.650.000

Với LTP(IV) = Mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho các hoạt động thuộc vùng IV. (Ví dụ như quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ thì LTP(IV) = 1.650.000 đồng).

b) Chi phí vận chuyển bộ:

Chi phí vận chuyển bộ được tính như bảng sau:

ĐVT: đồng

Stt

Tên vật liệu

Đơn vị

Loại phương tiện vận chuyển

Gánh bộ

Xe cút kít

(xe rùa)

Xe bánh lốp

(xe bò)

10m đầu (cả xúc vào)

10m tiếp

10m đầu (cả xúc vào)

10m tiếp

10m đầu (cả xúc vào)

100m tiếp

1

Ximăng

tấn

27.300

3.000

25.700

2.700

33.500

9.900

2

Cát vàng

m3

15.500

2.800

18.100

2.800

24.900

9.900

3

Sỏi các loại

m3

35.300

3.100

34.100

3.100

30.900

2.800

4

Đá hộc

m3

42.000

3.200

40.700

3.200

36.300

9.900

5

Đá, dăm các loại

m3

35.300

3.100

34.100

3.100

30.900

2.800

6

Thép thanh

tấn

45.600

5.000

45.600

5.000

53.000

9.300

7

Ván khuôn

m3

27.500

2.500

27.500

2.500

26.000

6.500

8

Gạch

1.000v

56.500

3.700

53.300

3.700

57.600

5.600

Ghi chú: Chi phí vận chuyển bằng gánh bộ chỉ được tính đối với những tuyến đường đặc biệt xấu, trên địa bàn các địa phương thuộc Khu vực II theo Nghị Quyết số 61/2012/NQ-HĐND ngày 14/12/2012 của HĐND tỉnh.

c) Chi phí vận chuyển bằng ôtô:

Chi phí vận chuyển ôtô được tính chung cho tất cả các loại vật liệu, cụ thể như bảng sau:

ĐVT: đồng/tấn/1km

Loại đường

Cự ly (km)

Đường loại 1

Đường loại 2

Đường loại 3

1

5.580

8.920

12.830

2 - 5

3.900

5.580

9.480

6 - 10

3.250

4.650

7.900

11 - 30

2.960

4.230

7.180

31 trở lên

2.860

4.090

6.950

Ghi chú:

Đường loại 1: Mặt đường rải bê tông nhựa, đá dăm nhựa, đá dăm, cấp phối... có ổ gà nhỏ, tỷ lệ ổ gà không quá 8%; nền đường rộng tối thiểu 9m, xe tránh nhau không phải giảm tốc độ (gồm các loại sau: A1,2,3, B1,2, C1);

Đường loại 2: Mặt đường rải bê tông nhựa, đá dăm nhựa, đá dăm, cấp phối... tỷ lệ ổ gà từ (8-20)%, hư hỏng nhiều hoặc tỷ lệ ổ gà sâu 15cm không quá 15%; mặt đường rộng tối thiểu 6m, xe tránh nhau phải giảm tốc độ (gồm các loại sau: B3, C2,3, D1,2);

Đường loại 3:các loại đường còn lại (gồm các loại sau: D3, E và các loại đường xấu hơn bậc 3);

(Cấp đường và bậc đường phân theo Quyết định 32/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2005 của Bộ Giao thông vận tải).

Điều 4. Chế độ lập dự toán đối với các tuyến kênh loại III áp dụng thiết kế mẫu kênh ống nhựa

1. Các chi phí khác:

Giống khoản 1 Điều 3 của Quy định.

2. Về tính toán đơn giá, chi phí vận chuyển:

Thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 5. Chế độ lập dự toán đối với các tuyến kênh loại III không áp dụng thiết kế mẫu

1. Các chi phí khác:

a) Các chi phí khác không được tính vào giá trị dự toán:

Giống điểm a khoản 1 Điều 3 của Quy định.

b) Các chi phí được tính vào giá trị dự toán:

- Chi phí khảo sát tính bằng 75% mức quy định hiện hành;

- Chi phí lập thiết kế, dự toán:

+ Nếu có tính thuỷ lực và kết cấu kênh thì áp dụng mức chi phí lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định hiện hành;

+ Nếu có tính thuỷ lực nhưng không tính kết cấu thì tính bằng 70% mức chi phí lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định hiện hành;

Mức tối thiểu chung của 2 trường hợp trên là 2.000.000 đồng với một hồ sơ thiết kế.

-Chi phí giám sát tính bằng 50% mức quy định hiện hành của Nhà nước để bồi dưỡng cho cán bộ của các phòng chuyên môn hoặc cán bộ xã, địa phương thực hiện giám sát.

2.Về tính toán đơn giá, chi phí vận chuyển:

- Đối với tuyến kênh loại III thực hiện bằng hình thức kênh hở nhưng không áp dụng thiết kế mẫu: Thực hiện theo khoản 2, Điều 3 của Quy định.

- Đối với tuyến kênh loại III thực hiện bằng hình thức kênh ống nhựa kín nhưng không áp dụng thiết kế mẫu: Thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 6. Trình tự lập dự toán

1. Đối với các tuyến kênh loại III áp dụng thiết kế mẫu kênh hở:

a) Bước 1: Tổng hợp khối lượng công việc thực hiện: (bảng 1)

TT

Công việc

Đơn vị

Cách tính

Khối lượng

1

Đào đất

m3

 

 

2

Đắp đất

m3

 

 

3

Đắp đất

m3

 

 

4

....

...

 

 

5

Đào đá phong hoá

m3

 

 

6

Đá xây M75

m3

 

 

7

Bê tông tấm đanh M150

m3

 

 

8

Gạch xây

m3

 

 

9

Bê tông M200

m3

 

 

10

Bê tông lót M100

m3

 

 

11

Ván cốt pha

m3

 

 

12

Vữa trát M100

m3

 

 

...

...

...

 

 

b) Bước 2: Lập kinh phí vật liệu, nhân công, máy thi công: (bảng 2)

TT

Công việc

Đơn vị

Khối lượng

Tiền vật liệu

Tiền công

Tiền máy thi công

Thành tiền vật liệu

Thành tiền công

Thành tiền máy thi công

A

B

C

D

E

F

G

H

I

K

1

Đào đất

m3

 

 

 

 

 

 

 

2

Đắp đất

m3

 

 

 

 

 

 

 

3

Đắp đất

m3

 

 

 

 

 

 

 

4

....

...

 

 

 

 

 

 

 

5

Đào đá phong hoá

m3

 

 

 

 

 

 

 

6

Công đổ bê tông + cốt pha

công

 

 

 

 

 

 

 

7

Công xây đá + trát vữa

công

 

 

 

 

 

 

 

8

Công xây gạch + trát vữa

m3

 

 

 

 

 

 

 

9

Đá hộc

m3

 

 

 

 

 

 

 

10

Gạch thẻ

m3

 

 

 

 

 

 

 

11

Gạch ống

m3

 

 

 

 

 

 

 

12

Đá 1x2

m3

 

 

 

 

 

 

 

13

Sỏi 1x2

m3

 

 

 

 

 

 

 

14

Cát

m3

 

 

 

 

 

 

 

15

Xi măng

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

16

Gỗ cốt pha

m3

 

 

 

 

 

 

 

17

Thép

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

18

Đinh

Kg

 

 

 

 

 

 

 

19

Thép buộc

Kg

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

 

 

 

 

 

 

 

Tổng chi phí vật liệu, nhân công

 

X

Y

Z

Cột E: Giá vật liệu do Chủ đầu tư quyết định trên cơ sở quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 25 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ tại thời điểm xây dựng của từng địa phương.

Cột H = Cột D nhân cột E.

Cột I = Cột D nhân cột F.

Cột K = Cột D nhân cột G.

X: Cộng tổng cột H là tổng chi phí mua vật liệu.

Y: Cộng tổng cột I là tổng chi phí nhân công.

Z: Cộng tổng cột K là tổng chi phí máy thi công.

c) Bước 3: Lập kinh phí vận chuyển: (bảng 3)

Số TT

Tên vật liệu

Loại đường

Đơn vị

Khối lượng

Vận chuyển ôtô

Vận chuyển bộ

Tổng cộng

Cự ly (km)

Đơn giá

Thành tiền

Loại phương tiện

Đơn giá

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

 

 

 

 

 

 

 

=5*6*7

 

 

=5*9*10

=8+11

1

Ximăng

Loại 1

tấn

 

 

 

 

Gánh bộ

 

 

 

Loại 2

tấn

 

 

 

 

Cút kít

 

 

 

Loại 3

tấn

 

 

 

 

Bánh lốp

 

 

 

2

Cát

Loại 1

m3

 

 

 

 

Gánh bộ

 

 

 

Loại 2

m3

 

 

 

 

Cút kít

 

 

 

Loại 3

m3

 

 

 

 

Bánh lốp

 

 

 

3

...

Loại 1

...

 

 

 

 

Gánh bộ

 

 

 

Loại 2

...

 

 

 

 

Cút kít

 

 

 

Loại 3

...

 

 

 

 

Bánh lốp

 

 

 

Tổng tiền công vận chuyển

V

* Ghi chú: Quy đổi từ 1m3 ra trọng lượng một số loại vật liệu như sau: Đá hộc bằng 1,50 tấn; đá 1x2 bằng 1,56 tấn; đá dăm bằng 1,55 tấn; cát bằng 1,40 tấn; ván khuôn bằng 0,70 tấn, sỏi các loại bằng 1,56 tấn,...

d) Bước 4: Tổng hợp giá thành công trình:

TT

Nội dung công việc

Cách tính

Thành tiền

1

Chi phí vật liệu

 

X

2

Chi phí nhân công

 

Y

3

Chi phí máy thi công

 

Z

3

Chi phí vận chuyển

 

V

 

Cộng

 

Gxd

4

Chi phí khảo sát

75% quy định nhà nước

Gks =0,75*[KS]

5

Chi phí lập thiết kế, dự toán

50% quy định nhà nước

Gtk =0,5x[TK]*Gxd
 = 0,5*3,4%*Gxd

6

Chi phí giám sát

50% quy định nhà nước

Ggs =0,5x[GS]*Gxd
 = 0,5*2,079%*Gxd

 

Tổng cộng

 

K=(X+Z+V+Gks+Ggs)*1,1+Gtk+Y

2. Đối với các tuyến kênh loại III áp dụng thiết kế mẫu kênh ống nhựa:

Thực hiện theo quy định hiện hành; trong đó phần chi phí khác phải đúng theo khoản 1 Điều 4 của Quy định.

3. Đối với các tuyến kênh loại III không áp dụng thiết kế mẫu:

- Đối với tuyến kênh loại III thực hiện bằng hình thức kênh hở nhưng không áp dụng thiết kế mẫu ban hành kèm theo Quyết định này: Thực hiện theo quy định hiện hành;trong đó phần chi phí khác phải đúng theo khoản 1 Điều 5 của Quy định.

- Đối với tuyến kênh loại III thực hiện bằng hình thức kênh ống nhựa kín nhưng không áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với kênh ống nhựa kín ban hành kèm theo Quyết định số 1044/QĐ-UBND: Thực hiện theo quy định hiện hành; trong đó phần chi phí khác phải đúng theo khoản 1 Điều 4 của Quy định.

Điều 7. Thẩm tra, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế dự toán và hồ sơ quyết toán công trình

1. Về thẩm tra, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán:

a) Nội dung thẩm tra, thẩm định được gọi chung là bước thẩm định thiết kế, dự toán.

b)Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế, dự toán đối với các công trình do UBND cấp xã làm chủ đầu tư. Đối với các công trình do Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) làm chủ đầu tư, UBND cấp huyện giao cho bộ phận có chức năng khác để thẩm định thiết kế, dự toán công trình.

c) Đơn vị được giao chức năng thẩm định có nhiệm vụ trình UBND cấp huyện phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán.

2. Về quyết toán công trình:

UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế), Chủ đầu tư thẩm tra hồ sơ quyết toán, trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định này.

2. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế), Tài chính-Kế hoạch, UBND cấp xã triển khai thực hiện đúng những nội dung quy định; chỉ đạo các phòng chuyên môn có trách nhiệm tham mưu kế hoạch xây dựng các công trình kiên cố hoá kênh mương hằng năm theo thứ tự ưu tiên gửi Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15/10 hằng năm để phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, kiểm tra, cân đối nguồn vốn, tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, bố trí kế hoạch năm sau.

3.Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ danh mục theo thứ tự ưu tiên do UBND các huyện, thành phố gửi và khả năng kế hoạch vốn để thông báo danh mục bằng văn bản cho các địa phương phân khai giao kế hoạch kịp thời gian theo quy định.

4. Kho bạc Nhà nước tỉnh, các huyện, thành phố chỉ được giải ngân nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương loại III đối với các công trình có sự thống nhất danh mục của Sở Nông nghiệp và PTNT.

5.UBND cấp xã được tổ chức thành lập các tổ đội xây dựng gồm những người nông dân có tay nghề xây dựng để thực hiện công việc kiên cố hóa kênh mương loại III.

6. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định có vướng mắc hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; các ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời với Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét bổ sung, sửa đổi./.

 

THIẾT KẾ MẪU

KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG LOẠI III TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 30 /2014/QĐ-UBND ngày 20 /10/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. KIỆN VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

1. Kênh hình thang gia cố bằng tấm lát bê tông hoặc đổ tại chổ:

- Áp dụng đối với những tuyến kênh có nền địa chất tốt;

- Kênh đã qua thời gian tưới dài ổn định;

- Kênh không nằm trong vùng tràn.

2. Kênh xây hoặc đổ bê tông có mặt cắt hình chữ nhật:

a. Kênh gạch xây:

Không nên áp dụng khi Hk>0,5m

b. Kênh Bê tông:

- Áp dụng với mọi trường hợp;

- Khi Hk>0,5m thì phải bố trí cốt thép.

Đối với tuyến kênh có chiều cao ≥0,5m, thì cứ 3m bố trí 1 thanh giằng ngang bằng bê tông cốt thép có tiết diện 0,1 x0,06 m

3. Các trường hợp không áp dụng thiết kế mẫu:

- Tuyến kênh có cầu máng và xi phông;

- Tuyến kênh đi qua vùng sình, lầy, vùng sườn đồi, vùng cát thường xuyên sạt lở bồi lấp;

- Tuyến kênh đi qua vùng lũ ống, lũ quét, lũ thường xuyên trà qua;

- Tuyến kênh đảm nhận tưới Ftưới >50ha;

- Có ik<2/10.000 và ik> 1/1.000

(các tuyến kênh này phải được thiết kế và tính toán cụ thể)

II. CÁCH CHỌN MẶT CẮT MẪU:

1. Chú thích ký hiệu các thông số kỹ thuật các bảng tra:

- Ftưới: Diện tích tưới thiết kế

- Qtk, Qmax, Qmin: Lưu lượng thiết kế, lớn nhất, nhỏ nhất của kênh

- ik: độ dốc đáy kênh

- m: hệ số mái kênh

- n: Độ nhám

- htk, hmax, hmin: Cột nước thiết kế, lớn nhất, nhỏ nhất của kênh

- Vtk, Vmax, Vmin: Vận tốc thiết kế, lớn nhất, nhỏ nhất của kênh

- Bk, Hk: Chiều rộng và chiều cao thiết kế của kênh, đây là các thông số mặt cắt cần tra để thực hiện.

2. Cách chọn mặt cắt mẫu:

a. Xác định diện tích tưới thiết kế (Ftưới)

b. Xác định ik: Có thể xác định bằng 1 trong 2 cách sau:

* Bằng máy thủy chuẩn.

* Bằng ống Ti ô (ống nước):

- Đóng cọc cố định với khoảng cách 10-20m (thường là 10m);

- Dùng ống nước để xác định chiều cao chênh lệch (hcl)giữa cọc đầu và cọc cuối kênh;

- Lấy hcl chia cho chiều dài L đoạn kênh cần kiên cố được ik.

c. Có Ftưới và ik, xác định loại mẫu mặt cắt ngang theo các bảng tra từ Phụ lục 1 đến Phụ lục 3 có được Bk và Hk;

Có được Bk và Hk tra bảng Phụ lục 4a, Phụ lục 4b, Phụ lục 4c, Phụ lục 4d, Phụ lục 5a, Phụ lục 5b, Phụ lục 5c, Phụ lục 5d, Phụ lục 6 và Phụ lục 7 để tra được khối lượng và thành phần vật liệu.

III. KỸ THUẬT XÂY, LÁT KÊNH:

1. Công tác hố móng:

- Trước khi mở móng, đóng cọc giăng dây định vị tuyến, sau đó xác định độ dốc đáy kênh cần thực hiện theo thiết kế;

- Móng kênh được mở có chiều rộng đáy lớn hơn hoặc bằng chiều rộng đáy dưới của kênh.

2. Kỹ thuật xây, lát kênh:

a. Kênh xây gạch:

- Phải rải đều 1 lớp vữa lót rồi mới đặt viên gạch, không được đặt viên gạch trước đổ vữa vào sau;

- Mạch ngang, mạch đứng giới hạn trong phạm vi từ 7-15mm. Sau khi xây xong 1 hoặc 2 lớp gạch dùng bay miết các mạch vữa cho chặt;

- Xây với độ cao đồng đều để nền lún đều. Nếu phải phân công trình thành từng đoạn để xây, thì chỗ ngắt đoạn phải xây dật cấp thuận kiểu bậc thang;

- Trát mặt trong của kênh bằng vữa xi măng M100 , kênh xây xong đến đâu được trát ngay đáy kênh, bờ kênh và thành bên kênh tối thiểu sau 3 ngày mới tiến hành trát.

b. Kênh đổ bê tông:

- Chuẩn bị cốt pha: đảm bảo cốt pha không bị cong, vênh. Ghép cốt pha phải đảm bảo kín khít, tránh mất nước xi măng. Cốt pha phải được tưới nước trước khi đổ bê tông;

- Trộn bê tông;

- Đổ bê tông kênh.

c. Kênh bê tông tấm lát:

- Đúc đanh: đảm bảo các kích thước theo đúng mặt cắt mẫu đã chọn;

- Lên ga, đào móng theo đúng độ dốc thiết kế;

- Đất đào hoặc đất đắp mái kênh phải được đầm thật chặt, mái kênh phải thật phẳng trước khi lát đanh;

- Lát đanh;

- Dùng vữa chít mạch các tấm đanh liên kết lại với nhau.

IV. BẢNG TRA CHỈ TIÊU THIẾT KẾ VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

Theo các Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3 đính kèm.

V. BẢNG TRA THÀNH PHẦN KHỐI LƯỢNG, NHÂN CÔNG, MÁY:

Theo các Phụ lục 4a, Phụ lục 4b, Phụ lục 4c, Phụ lục 4d, Phụ lục 5a, Phụ lục 5b, Phụ lục 5c, Phụ lục 5d, Phụ lục 6 và Phụ lục 7 đính kèm.

VI. CÁC BẢN VẼ MẶT CẮT MẪU:(được đính kèm theo)

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN