ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2018/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 31 tháng 8 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 225/TTr-SCT ngày 27/8/2018; Báo cáo thẩm định số 360/BC-STP ngày 22/8/2018 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2018 và thay thế Quyết định số 10/2011/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Giám đốc các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Quy chế này không áp dụng đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng và trong các trường hợp khẩn cấp theo quy định pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 3. Các cụm từ viết tắt và giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các cụm từ viết tắt, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP là viết tắt của Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
2. Thông tư số 13/2018/TT-BCT là viết tắt của Thông tư số 13/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
4. Hoạt động vật liệu nổ công nghiệp là việc thực hiện một hoặc một số trong số hoạt động sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ NỔ MÌN
Điều 4. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp
1. Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh phải căn cứ các quy định trong giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của các tổ chức được sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để có kế hoạch cung ứng đảm bảo về số lượng, chủng loại và chất lượng.
Điều 5. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ các điều kiện theo các quy định tại Điều 41 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp chỉ được sử dụng số vật liệu nổ công nghiệp tối đa ghi trong giấy phép và trong thời gian có hiệu lực của giấy phép do Sở Công Thương cấp. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để hoạt động trên địa bàn tỉnh thì chỉ được sử dụng số vật liệu nổ công nghiệp tối đa theo phương án nổ mìn đã được phê duyệt.
3. Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để hoạt động trên địa bàn tỉnh phải thông báo bằng văn bản với Sở Công Thương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện các hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo giấy phép.
Điều 6. Dịch vụ nổ mìn
1. Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn trên địa bàn tỉnh có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
3. Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn phải thông báo bằng văn bản với Sở Công Thương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện các hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo giấy phép.
Điều 7. Thời gian nổ mìn
1. Thời gian được phép tiến hành nổ mìn vào các ngày trong tuần, trừ những trường hợp quy định tại Điều 8 Quy chế này.
2. Thời gian được phép tiến hành khởi nổ hàng ngày:
a) Mùa Hè (từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 15 tháng 10): Từ 10h30' đến 11h00' (buổi sáng) và từ 17h00' đến 17h30' (buổi chiều).
b) Mùa Đông (từ ngày 16 tháng 10 năm trước đến ngày 15 tháng 4 năm sau): Từ 11h00' đến 11h30' (buổi sáng) và từ 16h30' đến 17h00' (buổi chiều).
3. Đối với những công trình cần đẩy nhanh tiến độ thi công, việc thi công công trình để đảm bảo an toàn giao thông hoặc các trường hợp đặc biệt khác để được nổ mìn vào những thời điểm khác thời gian nêu trên hoặc thời gian theo quy định tại Điều 8 Quy chế này thì phải được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Điều 8. Thời gian không được tiến hành nổ mìn
2. Thời gian nghỉ Tết Dương lịch và những ngày nghỉ Lễ theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Báo cáo trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
Các tổ chức liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Thông tư số 13/2018/TT-BCT.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của địa phương thực hiện:
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật;
b) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.
3. Cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức theo quy định, trừ các tổ chức là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước hoặc các Bộ, ngành làm đại diện chủ sở hữu vốn, doanh nghiệp hoạt động dầu khí, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp hoặc tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
4. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
5. Tiếp nhận thông báo của các tổ chức kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các tổ chức được Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, giấy phép dịch vụ nổ mìn hoạt động trên địa bàn; thực hiện việc kiểm tra, khảo sát địa điểm dự kiến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo Thông báo trước khi các tổ chức này thực hiện.
6. Tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho các đối tượng của các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
7. Báo cáo Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.
8. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra, xác định địa điểm xây dựng kho vật liệu nổ công nghiệp; quản lý chất lượng công trình xây dựng liên quan đến bảo quản vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng.
Điều 11. Công an tỉnh
1. Trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự xã hội:
a) Tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cho các tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước khi Sở Công Thương cấp phép;
b) Thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự của các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của ngành.
c) Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp cho các tổ chức đủ điều kiện kinh doanh, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
d) Kiểm tra việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
2. Trách nhiệm trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy:
a) Tiếp nhận bản cam kết về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, tổ chức kiểm tra thực tế và lập biên bản kiểm tra xác nhận các nội dung cam kết đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, phòng nổ kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.
b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Thực hiện công tác thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy đối với kho vật liệu nổ công nghiệp, nghiệm thu các điều kiện về phòng cháy chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng. Phối hợp với các cơ quan chức năng khảo sát địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, xây dựng kho vật liệu nổ công nghiệp.
3. Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh trong việc xử lý các vụ vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vật liệu nổ công nghiệp và các vi phạm khác theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 12. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thực hiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 19 Nghị định số 71/2018/NĐ-CP.
2. Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan ở địa phương theo dõi, giám sát hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.
3. Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
4. Phối hợp với Sở Công Thương hoặc các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.
5. Tham gia xử lý các tai nạn, sự cố và các vấn đề khác xảy ra có liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn.
6. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.
Điều 14. Các cơ quan liên quan khác (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh)
Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình theo dõi, kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên phạm vi địa bàn quản lý.
Điều 15. Các tổ chức, cá nhân hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp và các quy định của quy chế này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, địa phương mình tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Quy chế này và các văn bản pháp luật liên quan cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế này và các văn bản pháp luật liên quan.
3. Trong quá trình thực hiện Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, các khó khăn, vướng mắc trình Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời điều chỉnh phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật./.
- 1 Quyết định 27/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2 Thông tư 13/2018/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 3 Nghị định 71/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ
- 4 Quyết định 12/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 35/2010/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 6 Kế hoạch 4056/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
- 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Quyết định 51/2008/QĐ-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1 Quyết định 10/2011/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 2 Kế hoạch 4056/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3 Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 4 Quyết định 12/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 35/2010/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5 Quyết định 27/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình