ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2021/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 20 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2940/TTr-STNMT ngày 31/8/2021 và Công văn số 3334/STNMT-QLĐĐ ngày 04 tháng 10 năm 2021, Công văn số 4219/STNMT-QLĐĐ ngày 08 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định này quy định hạn mức giao đất ở; đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở với thửa đất có vườn, ao gắn liền và hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; điều kiện tách, hợp thửa đất, diện tích tối thiểu của từng loại đất khi tách thửa và các trường hợp không được tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. Hạn mức giao đất ở quy định tại Quyết định này không áp dụng đối với trường hợp nhà nước giao đất tái định cư, giao đất có thu tiền sử dụng đất cho các trường hợp thuộc chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư theo quy định tại Điều 61, 62 của Luật Đất đai 2013; các trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất thuộc sở hữu của nhà nước; các khu đất phân lô đấu giá quyền sử dụng đất ở theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và trường hợp quy định tại
3. Đối với huyện đảo Cồn Cỏ: Hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; diện tích tối thiểu của thửa đất nông nghiệp được phép tách thửa được thực hiện theo các chương trình, đề án, dự án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền hạn và trách nhiệm trong việc quản lý sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013.
1. Hạn mức giao đất ở:
a) Đối với khu vực nông thôn theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013:
- Các xã Đồng bằng: 300 m2.
- Các xã Trung du, miền núi: 400 m2.
b) Đối với khu vực đô thị theo quy định tại Điều 144 Luật Đất đai 2013:
- Khu vực thành phố, thị xã:
Vị trí 1 của đường phố loại 1, 2 là: 120 m2.
Vị trí 1 của đường phố loại 3, 4 và vị trí 2, 3 của đường phố loại 1, 2 là: 200 m2;
Các vị trí khác còn lại là: 250 m2.
- Khu vực thị trấn:
Vị trí 1 của đường phố loại 1, 2, 3 là: 250 m2.
Các vị trí khác còn lại là: 300 m2.
2. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với trường hợp có vườn, ao theo quy định tại khoản 4 Điều 103 Luật Đất đai 2013:
a) Đối với khu vực nông thôn:
- Các xã Đồng bằng: 400 m2.
- Các xã Trung du, miền núi: 500 m2.
b) Đối với khu vực đô thị:
- Khu vực thành phố, thị xã:
Vị trí 1 của đường phố loại 1, 2 là: 250 m2.
Vị trí 1 của đường phố loại 3, 4 và vị trí 2, 3 của đường phố loại 1, 2 là: 300 m2.
Các vị trí khác còn lại là: 400 m2.
- Khu vực thị trấn:
Vị trí 1 của đường phố loại 1, 2, 3 là: 300 m2.
Các vị trí khác còn lại là: 400 m2.
3. Trường hợp thửa đất có nhiều vị trí, nằm trên nhiều loại đường phố khác nhau thì hạn mức công nhận quyền sử dụng đất của thửa đất không vượt quá hạn mức của thửa đất có vị trí, loại đường phố có giá trị cao nhất trong bảng giá đất.
4. Trường hợp thửa đất có nhiều vị trí, mà vị trí 1 của thửa đất không đủ để hình thành một thửa đất tối thiểu thì hạn mức được tính theo thửa đất có vị trí 2; tương tự vị trí 1 và 2 của thửa đất không đủ để hình thành một thửa đất tối thiểu thì hạn mức được tính theo thửa đất có vị trí 3 hoặc tương tự vị trí 1, 2 và 3 của thửa đất không đủ để hình thành một thửa đất tối thiểu thì hạn mức được tính theo thửa đất có vị trí 4.
5. Việc phân vị trí, xác định phân loại xã, khu vực thửa đất quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này được thực hiện theo quyết định ban hành Bảng giá các loại đất định kỳ 05 năm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
1. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc và đất có mặt nước được quy định tại khoản 5 Điều 129 Luật Đất đai 2013:
a) Đất để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối là không quá 02 ha;
b) Đất để trồng cây lâu năm là không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là không quá 30 ha;
c) Đất để trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ là không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi là không quá 30 ha.
2. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 ngày 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai:
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp do tự khai hoang được công nhận bằng diện tích theo hạn mức giao đất quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013 trừ đi diện tích đất nông nghiệp đã được Nhà nước giao theo mỗi loại đất;
b) Đối với hộ gia đình, cá nhân chưa được giao đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp do tự khai hoang được công nhận không lớn hơn diện tích theo hạn mức giao đất quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 129 Luật Đất đai 2013;
c) Đối với diện tích đất đang sử dụng vượt hạn mức quy định tại điểm a, b của khoản này thì hộ gia đình, cá nhân phải chuyển sang thuê đất.
Điều 5. Diện tích tối thiểu của thửa đất được phép tách thửa
1. Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách ra phải đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 và đạt diện tích tối thiểu sau đây:
a) Đối với đất ở:
- Khu vực đô thị là 45,0 m2, có chiều rộng cạnh mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông hiện có tối thiểu là 4,5 m và chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 10,0 m.
- Khu vực nông thôn là 60,0 m2, có chiều rộng cạnh mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông hiện có tối thiểu là 5,0 m và chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 12,0 m.
Diện tích thửa đất ở tối thiểu áp dụng tại điểm a, khoản này không bao gồm diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất đó chưa được công nhận là đất ở. Trường hợp thửa đất không đủ diện tích đất ở tối thiểu để tách thửa thì người sử dụng đất phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định, sau đó mới được tách thửa.
b) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
- Đối với đất hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là 36,0 m2, có chiều rộng cạnh mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông hiện có tối thiểu là 4,0 m, chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 9,0 m hoặc có chiều rộng cạnh mặt tiền tiếp giáp với đường giao thông hiện có tối thiểu là 9,0 m, chiều sâu tối thiểu được tính từ chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) là 4,0 m;
- Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được nhà nước giao, cho thuê đất thì diện tích tối thiểu của thửa đất là căn cứ vào dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
c) Đất nông nghiệp:
Các loại đất nông nghiệp được phép tách thửa (trừ thửa đất nông nghiệp có nguồn gốc tách ra từ thửa đất ở có vườn, ao) phải đảm bảo điều kiện diện tích tối thiểu như sau:
- Đất trồng cây hàng năm (trừ đất trồng lúa):
Các phường thuộc thành phố Đông Hà: 500 m2;
Các thị trấn thuộc huyện và các phường, xã thuộc thị xã Quảng Trị: 700 m2;
Các xã Đồng bằng: 1.000 m2;
Các xã Trung du, miền núi: 1.500 m2;
- Đối với đất trồng lúa: 1.000 m2.
- Đất trồng cây lâu năm:
Các phường thuộc thành phố Đông Hà: 500 m2;
Các thị trấn thuộc huyện và các phường, xã thuộc thị xã Quảng Trị: 700 m2;
Các xã Đồng bằng: 1.000 m2;
Các xã Trung du, miền núi: 2.000 m2;
- Đất nuôi trồng thủy sản:
Các phường thuộc thành phố Đông Hà: 500 m2;
Các thị trấn thuộc huyện và các phường, xã thuộc thị xã Quảng Trị: 700 m2;
Các xã Đồng bằng: 2.000 m2;
Các xã Trung du, miền núi: 1.000 m2;
- Đất lâm nghiệp: 3.000 m2.
- Đất nông nghiệp khác: 10.000 m2 (đảm bảo phù hợp theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
d) Đối với đất nông nghiệp có nguồn gốc tách ra từ thửa đất ở có vườn, ao thì hạn mức tách thửa được áp dụng theo hạn mức giao đất được quy định tại
đ) Các loại đất khác còn lại: Diện tích tối thiểu được tách thửa căn cứ vào dự án đầu tư, phương án, đề án sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Không áp dụng quy định diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp chuyển quyền toàn bộ thửa đất mà thửa đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Diện tích đất còn lại do Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Đất trong trường hợp được tặng, cho nhà tình thương, nhà tình nghĩa và diện tích đất còn lại sau khi hiến tặng cho Nhà nước;
d) Các trường hợp bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ;
đ) Thửa đất đang sử dụng đã hình thành từ trước ngày 14 ngày 3 ngày 2005 (ngày ban hành Quyết định số 417/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị);
e) Trường hợp tách thửa đất mà thửa đất tách ra có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu để hợp với thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng, cùng mức thực hiện nghĩa vụ tài chính (mức % thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất) nhằm tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu quy định tại
g) Trường hợp tách thửa đất để chuyển quyền sử dụng một phần diện tích đất trong phạm vi thực hiện dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư và được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thực hiện dự án thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 73 và Điều 193 Luật Đất đai 2013.
Điều 6. Điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất
1. Điều kiện tách thửa đất:
a) Thửa đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai;
b) Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách thửa, đã trừ đi phần diện tích đất nằm trong chỉ giới quy hoạch, phần đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng phải đảm bảo có đường giao thông hiện hữu đi vào thửa đất (trừ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tập trung nằm ngoài dân cư) và đạt mức tối thiểu Quy định tại
c) Đối với thửa đất có nhà ở, sau khi tách thửa thì diện tích thửa đất có nhà phải bảo đảm lớn hơn hoặc bằng diện tích đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống hiện hữu.
2. Không được tách thửa trong các trường hợp sau đây:
a) Thửa đất mới hình thành hoặc thửa đất còn lại sau khi tách thửa không đáp ứng các điều kiện quy định Điều 5 của Quyết định này;
b) Đất thuộc phạm vi quy hoạch thực hiện dự án mà đã có dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt, cấp chủ trương đầu tư hoặc dự án đã có trong danh mục công trình thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hoặc thuộc phạm vi khu vực thực hiện dự án đầu tư đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 03 năm nếu không triển khai dự án;
c) Đất ở thuộc dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo dự án xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê;
d) Đất ở đô thị, đất ở nông thôn thuộc khu vực quy hoạch chi tiết phân lô để giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua đấu giá hoặc không đấu giá quyền sử dụng đất. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp người được giao đất tái định cư (người trực tiếp được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) khi thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư được nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 61, 62 của Luật Đất đai 2013;
đ) Thửa đất hình thành ngăn cản hoặc làm thay đổi dòng chảy tự nhiên hoặc làm mất tác dụng thoát nước phía thượng lưu, hạ lưu của cầu, cống;
e) Các khu vực đã có quy định phải bảo vệ, bảo tồn và các trường hợp không đủ điều kiện thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn theo quy định tại điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194 Luật Đất đai 2013;
g) Thửa đất tách thửa đang có khiếu kiện, tranh chấp, tố cáo được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
3. Khi thực hiện hợp hai hay nhiều thửa đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai thành một thửa thì các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng đất, cùng mức thu nghĩa vụ tài chính (mức % thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất).
4. Đối với trường hợp khi tách thửa đất ở thành 02 hay nhiều thửa đất có hình thành lối đi, đường giao thông mới:
a) Trường hợp tách thửa thỏa thuận lối đi chung thì thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Dân sự và quyền sử dụng đất hạn chế đối với thửa đất liền kề thì thực hiện theo Điều 171 Luật Đất đai 2013; vị trí, kích thước, phần diện tích chiều rộng lối đi chung được thể hiện trên văn bản nhưng tối thiểu phải là 3,0 m (kèm theo sơ đồ) để xác lập quyền hạn chế giữa các bên liên quan;
b) Trường hợp mở đường giao thông mới theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận mà người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất cho nhà nước, cộng đồng dân cư để thực hiện dự án đó thì người sử dụng đất phải lập văn bản tặng cho, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận (có sơ đồ kèm theo). Việc tách thửa đất chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành công trình đường giao thông đưa vào sử dụng, đã được Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện chỉnh lý biến động đất đai theo quy định tại khoản 3 điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
Điều 7. Quy định một số trường hợp đặc thù
1. Đối với các loại đất quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5 của Quyết định này:
a) Trường hợp thửa đất ở có hình dạng đặc thù, cạnh tiếp giáp với đường giao thông không đủ kích thước tối thiểu để tách thành 02 thửa đất nếu trong phạm vi thửa đất tách ra và thửa đất còn lại dựng được hình chữ nhật, có 4 cạnh thỏa mãn điều kiện về diện tích, kích thước cạnh tối thiểu quy định tại
b) Trường hợp thửa đất ở nằm cuối cùng của đường không thông nhau (ngõ cụt) thì không bắt buộc cạnh tiếp giáp với đường giao phải đảm bảo kích thước cạnh tối thiểu nhưng trong thửa đất đó phải dựng được hình chữ nhật có kích thước cạnh 4,5 m x 10,0 m đối với khu vực đô thị và 5,0 m x 12,0 m đối với khu vực nông thôn.
2. Trường hợp người sử dụng đất tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất, nếu các thửa đất sau khi tách thửa mà vẫn của một chủ sử dụng đất thì việc phân vị trí, loại đường không thay đổi so với vị trí, loại đường trước đó.
3. Trường hợp tách thửa đất mà đường đi vào thửa đất tách ra phải băng qua mương nước tiếp giáp đường giao thông thì xử lý như sau: Nếu mương nước đã được ngầm hóa (hoặc sơ đồ tại Giấy chứng nhận thể hiện thửa đất giáp mương hở nhưng hiện trạng đã ngầm hóa) thì được tách thửa theo quy định đồng thời với việc chỉnh lý hồ sơ địa chính. Trường hợp đường đi vào thửa đất phải băng qua mương nước hở thì trước khi thực hiện việc tách thửa yêu cầu người sử dụng đất tự ngầm hóa mương nước hoặc xây dựng cầu, cống để làm lối đi qua thửa đất và phải được cơ quan quản lý công trình theo quy định về phân cấp quản lý cho phép, chấp thuận (cơ quan chuyên ngành cho phép hoặc cơ quan quản lý đô thị chấp thuận đối với khu vực đô thị; Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận đối với khu vực nông thôn).
4. Trường hợp thửa đất thuộc phạm vi quy hoạch thực hiện dự án đầu tư đã có trong danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hoặc đã có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà có một phần thửa đất nằm ngoài phạm vi thực hiện dự án thì được tách thửa phần đất nằm ngoài phạm vi dự án nhưng phải đảm bảo các quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy định này.
Trường hợp thửa đất là đất ở thì phần diện tích các thửa đất sau khi tách ra phải đảm bảo đủ diện tích đất ở, kích thước tối thiểu.
5. Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp (kể cả đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư) để chuyển mục đích sử dụng một phần thì diện tích đất tách thửa theo kết quả thẩm định về nhu cầu, điều kiện của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng điều kiện quy định của khoản 1, Điều 5 Quyết định này (trừ trường hợp chuyển mục đích một phần để hợp với thửa đất liền kề).
Đối với các hồ sơ đề nghị giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tách thửa đất (trừ tách thửa đất nông nghiệp) mà đã nộp trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực và đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì được áp dụng theo Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hạn mức giao đất ở; đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở đối với thửa đất có vườn, ao và hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang cho mỗi hộ gia đình, cá nhân; diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và các trường hợp không được tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 9. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và thay thế Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |