- 1 Luật cán bộ, công chức 2008
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 5 Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 8 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9 Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
- 11 Quyết định 05/2024/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã và ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 12 Quyết định 18/2024/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ cán bộ, chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 13 Quyết định 28/2024/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ cán bộ, chức danh công chức cấp xã và ngành đào tạo của từng chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2024/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 20 tháng 9 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2143/TTr-SNV ngày 07 tháng 8 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quyết định số 07/2004/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về tuổi đời đối với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TIÊU CHUẨN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN; NGÀNH ĐÀO TẠO PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA TỪNG CHỨC DANH CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 30/2024/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Quyết định quy định tiêu chuẩn của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện), ủy ban nhân dân cấp xã; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 và Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019); người dự tuyển vào các chức danh công chức cấp xã.
TIÊU CHUẨN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
1. Bí thư, phó bí thư Đảng ủy:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điều 5 quy định này. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng.
đ) Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ: Cán bộ cấp xã và tương đương.
e) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
g) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu theo vị trí việc làm đang đảm nhiệm (trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ).
h) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ, chủ tịch hội nông dân, chủ tịch hội cựu chiến binh cấp xã:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điều 5 quy định này. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó.
đ) Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ: cán bộ cấp xã; cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
e) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
g) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu theo vị trí việc làm đang đảm nhiệm (trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ).
h) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
3. Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điều 5 quy định này. Trường hợp luật có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.
đ) Đối với chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ cán bộ cấp xã và tương đương. Đối với phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ cán bộ cấp xã và tương đương, công chức cấp xã.
e) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
g) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu theo vị trí việc làm đang đảm nhiệm (trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ).
h) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Điều 4. Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn của công chức chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã: thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
2. Tiêu chuẩn của công chức văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đạo tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp quy định tại Điều 5 quy định này. Trường hợp luật có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp sơ cấp lý luận chính trị và tương đương trở lên.
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
e) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu theo vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
g) Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức cấp xã, công chức cấp xã phải hoàn thành các tiêu chuẩn quy định tại điểm d, đ, e khoản này.
1. Cán bộ, công chức cấp xã làm việc tại các xã thuộc địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.
2. Xã thuộc địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gồm:
a) Xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong.
b) Xã Phan Tiến, xã Phan Sơn, xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình.
c) Xã Đông Tiến, xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc.
d) Xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam.
3. Xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:
a) Xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc.
b) Xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam.
c) Xã La Ngâu, huyện Tánh Linh.
NGÀNH ĐÀO TẠO PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA TỪNG CHỨC DANH CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 6. Đối với chức danh công chức chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã
Thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự và các quy định khác có liên quan đối với chức danh này.
1. Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức văn phòng - thống kê, gồm: Hành chính, quản lý nhà nước, luật, thanh tra, thống kê, quản trị văn phòng, hành chính văn phòng, tổ chức và nhân sự, công nghệ thông tin.
2. Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), gồm:
a) Đối với lĩnh vực tham mưu chính là địa chính: Quản lý đất đai, địa chính.
b) Đối với lĩnh vực tham mưu chính là xây dựng: Xây dựng, quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng dân dụng và công nghiệp.
c) Đối với lĩnh vực tham mưu chính là đô thị và môi trường: Môi trường, khoa học môi trường, quản lý nhà nước về đô thị, quản lý đô thị, quy hoạch đô thị, kỹ thuật hạ tầng đô thị, kiến trúc.
d) Đối với lĩnh vực tham mưu chính là xây dựng và môi trường: Xây dựng, quản lý xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, môi trường, khoa học môi trường.
đ) Đối với lĩnh vực tham mưu chính là nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới: Nông nghiệp, nông lâm, phát triển nông thôn.
3. Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức tài chính - kế toán, gồm: Tài chính, kế toán, kiểm toán, tài chính - ngân hàng, kế toán hành chính sự nghiệp.
4. Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức tư pháp - hộ tịch, gồm: Các ngành luật.
5. Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức văn hóa - xã hội, gồm:
a) Đối với lĩnh vực tham mưu chính là văn hóa: Quản lý văn hóa, văn hóa học, văn hóa Việt Nam, thông tin, thể thao, du lịch, báo chí, tôn giáo, lịch sử.
b) Đối với lĩnh vực tham mưu chính là lao động, thương binh và xã hội: Công tác xã hội, xã hội học, quản lý xã hội, quản lý nhà nước, hành chính, luật, thanh tra.
Điều 8. Quy định chuyển tiếp
Cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo Quy định này thì đến ngày 01/8/2028 phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn (trừ quy định tại điểm g khoản 2 Điều 4). Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
1. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
a) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
b) Phối hợp rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; đôn đốc, hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt tiêu chuẩn theo quy định.
2. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tổ chức phổ biến, triển khai Quy định này trên địa bàn cấp huyện để cán bộ, công chức, viên chức được biết và thực hiện.
b) Chỉ đạo rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã để đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.
c) Kịp thời báo cáo, đề xuất cấp ủy cấp huyện bố trí cán bộ cấp xã đúng tiêu chuẩn theo quy định; tổ chức tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức cấp xã phải đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ theo Quy định này.
d) Rà soát, đề xuất tinh giản biên chế đối với các trường hợp cán bộ cấp xã không bảo đảm tiêu chuẩn nhưng không thể cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
3. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tổ chức phổ biến, triển khai quy định này đến toàn thể cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại đơn vị để biết và thực hiện.
b) Rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn; báo cáo ủy ban nhân dân cấp huyện nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của địa phương để cử đi đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn theo quy định.
c) Rà soát, đề xuất tinh giản biên chế đối với các trường hợp công chức cấp xã không bảo đảm tiêu chuẩn nhưng không thể cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
d) Hàng năm, báo cáo ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký nhu cầu tuyển dụng công chức cấp xã để tổ chức tuyển dụng theo quy định, đảm bảo nhân sự thực hiện nhiệm vụ của địa phương./.
- 1 Quyết định 05/2024/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã và ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2 Quyết định 18/2024/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ cán bộ, chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3 Quyết định 28/2024/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn cụ thể của từng chức vụ cán bộ, chức danh công chức cấp xã và ngành đào tạo của từng chức danh công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định