UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3040/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 30 tháng 12 năm 2011 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP THANH TÂN, HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 11 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế;
Căn cứ Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 182/TTr-SXD ngày 28 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đồ án: Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
2. Địa điểm quy hoạch: Xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
3. Quy mô diện tích: 182,32ha.
5. Chủ đầu tư: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre.
6. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Bến Tre.
7. Phạm vi và ranh giới quy hoạch: Khu vực lập đồ án quy hoạch dọc theo sông Hàm Luông thuộc xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc. Khu đất có tổng diện tích là 183,90ha, giới hạn bởi:
- Phía Đông giáp rạch Mái Dầm.
- Phía Tây giáp đất vườn và cách rạch Mái Dầm khoảng 2.200m.
- Phía Nam cách tim đường 30 tháng 4 của xã khoảng 90-150m.
- Phía Bắc giáp sông Hàm Luông.
8. Tính chất Khu công nghiệp: Được định hướng là KCN tập trung, đa ngành với những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường và có hàm lượng công nghệ cao; KCN Thanh Tân gồm những nhóm ngành chính sau:
- Công nghiệp điện, điện tử, công nghệ cao.
- Công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Và một số ngành công nghiệp không ô nhiễm khác.
9.1. Cơ cấu sử dụng đất:
- Tổng diện tích đất quy hoạch: 183,90ha.
- Cơ cấu sử dụng đất đai trong khu công nghiệp:
STT | Loại đất | Ký hiệu | Diện tích (ha) | Tỷ lệ |
1 | Đất xây dựng khu TTĐH và DVCC | TT | 2.13 | 1.16 |
2 | Đất xây dựng nhà máy xí nghiệp |
| 133.16 | 72.41 |
3 | Đất kho tàng bến bãi | KB | 3.98 | 2.16 |
4 | Đất xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật | KT | 5.46 | 2.97 |
5 | Đất cây xanh | CX | 19.13 | 10.40 |
6 | Mặt nước | MN | 1.08 | 0.59 |
7 | Đất giao thông |
| 18.96 | 10.31 |
Tổng diện tích |
| 183.90 | 100.00 |
9.2. Phân khu chức năng:
9.2.1. Khu Trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng (ký hiệu TT): Có diện tích 2,13ha chiếm tỷ lệ 1,16% tổng diện tích, được dự kiến xây dựng cho các khu chức năng gồm:
- Khu liên cơ quản lý điều hành, trưng bày giới thiệu sản phẩm.
- Khu nhà văn phòng cho thuê, ngân hàng, bưu điện thương mại.
- Khu nhà ăn công nghiệp; trạm y tế, đội phòng cháy, chữa cháy 2 xe, trạm bus.
- Và một số các hạng mục phụ trợ khác.
9.2.2. Khu đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp: Diện tích 133,16ha chiếm 72,41% tổng diện tích. Các lô đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp công nghiệp được bố trí trên cơ sở mạng lưới giao thông đã được xác định. Các lô đất được quy hoạch một cách linh hoạt nhằm đảm bảo cho việc chia ra hoặc ghép lại để phù hợp với yêu cầu của từng loại hình công nghiệp hoặc quy mô, dây chuyền công nghệ của các doanh nghiệp. Các lô đất được quy hoạch thành 4 nhóm ngành sản xuất công nghiệp:
- Nhóm ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao (có ký hiệu: A); diện tích 48,89ha, chiếm 35,53% tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp; được bố trí tại phía Đông của khu, tiếp giáp với trục chính; chia làm 03 ô đất lớn, với 29 lô đất xây dựng.
- Nhóm ngành chế biến các sản phẩm tiêu dùng (có ký hiệu: B) có diện tích 45,10 ha, chiếm 32,77% tỷ trọng nhóm ngành; được bố trí phía Tây của khu; chia thành 03 ô đất, trong đó có 28 lô đất XD nhà máy.
- Nhóm ngành mỹ nghệ từ phụ phẩm nông nghiệp (có ký hiệu: C); diện tích 14,54ha, chiếm 10,573% tỷ trọng các nhóm ngành với 01 ô đất, trong đó có 7 lô đất XD nhà máy.
- Ngoài các nhóm ngành trên KCN còn bố trí một số nhóm ngành công nghiệp khác phù hợp với tính chất và loại hình đặt ra với KCN (ký hiệu là D). Diện tích 24,63ha, chiếm 17.90% tỷ trọng các nhóm ngành với 02 ô đất phân bố trong 14 lô đất XD nhà máy.
9.2.3. Đất kho bãi: Diện tích 3,98ha, chiếm tỷ lệ 2,16% tổng diện tích (ký hiệu là KB).
9.2.4. Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật (ký hiệu KT): Đất kỹ thuật được chia làm 04 khu (ký hiệu KT-T, KT-R, KT-Đ, KT-N) có tổng diện tích 5,46ha, chiếm tỷ lệ 2,97% tổng diện tích. Chi tiết các khu như sau:
- Khu 1: Trạm xử lý nước thải (ký hiệu KT-T) diện tích 2,00ha nằm tại phía Tây - Bắc KCN.
- Khu 2: Trạm trung chuyển chất thải rắn (ký hiệu KT-R) diện tích 1,0ha, nằm cạnh trạm xử lý rác thải.
- Khu 3: Trạm biến áp 110kV/22kV (ký hiệu KT-Đ) diện tích 0,56ha nằm tại phía Đông - Nam KCN. Vị trí này thuận tiện trong việc đấu nối với đường dây 110kV phía Đông của KCN.
- Khu 4: Trạm cấp nước (ký hiệu KT-N) diện tích 1,90ha nằm tại phía Đông - Bắc KCN, giáp sông Hàm Luông và rạch Mái Dầm. Trạm cấp nước vừa là trạm bơm tăng áp nhận nguồn nước từ thành phố Bến Tre và là trạm xử lý nước dự phòng cung cấp nước cho KCN.
9.2.5. Đất cây xanh: Có tổng diện tích 19,13ha, chiếm tỷ lệ 10,40% tổng diện tích. Toàn bộ cây xanh KCN mang mục đích cách ly KCN với khu dân cư bên ngoài, cách ly các nhà máy với rạch Mái Dầm. Hệ thống cây xanh cách ly vừa giải quyết yếu tố môi trường vừa góp phần tạo thẩm mỹ, mở ra các vùng không gian đệm với không gian ngoài hàng rào.
9.2.6. Mặt nước: Mặt nước (ký hiệu MN) trong KCN có tổng diện tích 1,08ha, chiếm 0,59% tổng diện tích.
9.2.7. Đất giao thông:
Giao thông của KCN bao gồm: Trục trung tâm đối ngoại lộ giới 30,0m kết nối với đường 30 tháng 4 của xã nằm phía Nam KCN. Đường khu vực lộ giới 25,5m được bố trí đều vuông góc với đường trục chính, kết hợp với đường nội bộ lộ giới 19,5m có nhiệm vụ chia ra các ô đất và liên kết các khu chức năng; diện tích dành cho giao thông là 18,96ha, chiếm 10,31% tổng diện tích KCN.
Ngoài ra còn có tuyến đường ngăn cách các nhà máy với khu cây xanh cách ly của KCN, mặt đường BTCT rộng 3,5m.
10. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
10.1. Quy hoạch giao thông:
Giao thông đối ngoại được xác định là đường QL.60 và tuyến đường 30 tháng 4 của xã Thanh Tân nâng cấp mở rộng.
Hệ thống giao thông nội bộ trong KCN được quy hoạch hợp lý để phục vụ cho các phương tiện giao thông tiếp cận từng lô đất một cách dễ dàng và thuận tiện. Quy mô mặt cắt ngang phần mặt đường được tính toán với mặt cắt ngang thiết kế cho chiều rộng 1 làn xe cơ giới là 3,75m và làn xe thô sơ là 3,0m.
Hệ thống giao thông đối nội trong KCN được phân chia thành các cấp đường: đường chính KCN, đường khu vực và cấp đường nội bộ KCN.
Mạng lưới giao thông gồm các loại đường sau:
- Đường trục chính KCN chạy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và hướng Tây Nam - Đông Bắc: Lộ giới 30,0m (6,0+7,5+3,0+7,5+6,0)m là trục đường giao thông đối ngoại chính dẫn đến các tuyến nội bộ trong KCN. Trong đó: Vỉa hè rộng 6m mỗi bên; phần đường xe chạy gồm 4 làn xe cơ giới rộng 3,75m/làn, dải phân cách bởi dải cây xanh rộng 3m.
- Đường nội bộ KCN gồm:
+ Đường có lộ giới 25,5m (6+13,5+6). Trong đó: Vỉa hè rộng 6m mỗi bên; phần đường xe chạy rộng 11,5m bao gồm 2 làn dành cho xe cơ giới rộng 3,75m/làn, 2 làn dành cho xe thô sơ và xe đạp rộng 3m/làn.
+ Đường có lộ giới 19,5m (6,0+7,5+6,0). Trong đó: Vỉa hè rộng 6m mỗi bên, 2 làn xe dành cho phương tiện giao thông rộng 3,75m/làn.
+ Đường dân sinh phía Tây KCN kết nối bến đò An Hoà mới với tuyến đường 30 tháng 4 hiện hữu có mặt đường BTCT rộng 3m.
+ Đường ngăn cách nhà máy với khu cây xanh cách ly có mặt đường BTCT rộng 3,5m.
Bảng thống kê quy mô các tuyến đường
STT | Tên đường | Tên mặt cắt | Lề trái - đường - lề phải | Lộ giới (m) |
1 | Đường trục chính | 1 - 1 | 6 + 7,5 + 3 + 7,5 + 6 | 30 |
2 | Đường chính khu vực | 2 - 2 | 6 + 13,5 + 6 | 25,5 |
3 | Đường khu vực | 3 - 3 | 6 + 7,5 + 6 | 19.5 |
10.2. Quy hoạch san nền:
- Thống nhất chọn cao độ thiết kế san nền thấp nhất là +2,3m.
- Hướng dốc thoát nước san nền trong từng ô đất về phía đường giao thông, rạch Mái Dầm và sông Hàm Luông; nước từ trong nền các ô đất được đưa về phía rãnh thu và hệ thống thoát nước đặt dọc theo mạng lưới đường giao thông hoặc chảy về hệ thống kênh, rạch, sông trong khu vực.
10.3. Quy hoạch thoát nước mưa:
Nước mưa sẽ được thu gom từ bề mặt vào các giếng hàm ếch đặt trên vỉa hè với khoảng cách 30m đến 40m một giếng, từ đó nước được dẫn bằng hệ thống cống thoát nước của Khu công nghiệp. Mạng lưới cống thoát nước mưa chính có đường kính từ D800÷3.000, sử dụng cống bêtông cốt thép, đặt dưới đường. Nước mưa xả vào hệ thống sông Hàm Luông, rạch Mái Dầm qua 06 cửa xả.
10.4. Quy hoạch cấp nước:
- Nhu cầu dùng nước của Khu công nghiệp Thanh Tân, khu tái định cư và nhà ở công nhân:
Qc » 3.900m3/ngày
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước cho Khu công nghiệp Thanh Tân được lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố Bến Tre.
+ Chất lượng nước yêu cầu cho Khu công nghiệp Thanh Tân đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Các xí nghiệp cần chất lượng nước cao hơn nước sinh hoạt sẽ có biện pháp xử lý cục bộ để đảm bảo các yêu cầu riêng của từng xí nghiệp.
+ Vị trí trạm bơm, bể chứa nước được đặt tại khu đất ký hiệu KT-N.
- Mạng lưới đường ống cấp nước:
Mạng lưới bao gồm đường ống chính có đường kính từ D140÷D335 vận chuyển nước từ trạm bơm tăng áp tới các ống nhánh phân phối nước đến từng nơi tiêu thụ. Trên các ống phân phối có bố trí các van khoá để đề phòng sự cố và điều tiết nước cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tại các điểm cấp nước vào các nơi tiêu thụ được bố trí van D80÷D100.
10.5. Quy hoạch hệ thống xử lý và thoát nước thải:
- Lưu lượng nước thải của Khu công nghiệp:
Qthải = 3.300m3/ngày
- Mạng lưới đường ống thoát nước thải sử dụng ống nhựa HDPE gân xoắn 2 lớp đường kính D300 chôn dưới vỉa hè dọc theo các tuyến đường giao thông trong Khu công nghiệp. Nước thải từ các nhà máy, khu hạ tầng kỹ thuật, khu điều hành quản lý và dịch vụ công cộng được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải sau khi xử lý tại trạm xử lý của khu công nghiệp sẽ được xả vào nguồn tiếp nhận.
- Trạm xử lý nước thải Q ≈ 3.500m3/ngày, đặt tại vị trí khu đất ký hiệu KT-T có diện tích 2ha.
10.6. Quy hoạch cấp điện, chiếu sáng:
10.6.1. Cấp điện:
Nhu cầu dùng điện: P = 24.000kW.
- Nguồn điện cấp cho Khu công nghiệp lấy từ trạm 110kV/22kV đặt tại khu đất có ký hiệu KT-Đ với diện tích 0,56ha.
- Kết cấu lưới điện trong Khu công nghiệp: Dự kiến xây dựng 03 tuyến đường dây 22kV để cấp điện cho toàn Khu công nghiệp. Tại Khu công nghiệp xây dựng 04 trạm biến áp 22/0,4kV để cấp điện cho các hạng mục công cộng: Trung tâm điều hành, các khu kỹ thuật và chiếu sáng đường giao thông.
10.6.2. Chiếu sáng:
- Hệ thống chiếu sáng được thiết kế theo TCXD VN 259-2001, tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo đường phố quảng trường: 8-12lux trên mặt đường, độ chói trung bình mặt đường 0,4-0,8cd/m2.
- Nguồn điện cấp cho chiếu sáng được lấy từ 05 trạm biến áp T1, T2, T3, T4, 22/0,4kV trong khu trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng (TT) và khu hạ tầng kỹ thuật KT-T, KT-R và KT-C trong KCN.
- Cột đèn chiếu sáng dùng loại cột thép mạ kẽm cao 10m lắp bóng cao áp Sodium ánh sáng vàng 220V/2x150W, 220V/1x150W hoặc 220V/1x250W. Khoảng cột trung bình 35m.
10.7. Quy hoạch thu gom chất thải rắn:
Chất thải rắn thải ra hàng ngày ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp sẽ được phân loại tại nhà máy, sau đó mỗi nhà máy trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị chuyên ngành hoặc được chuyển đến điểm trung chuyển chất thải rắn (KT-R) gần cổng phụ phía Đông giữa KCN với diện tích quy hoạch là 01ha. Cuối cùng được doanh nghiệp có chức năng môi trường thu gom và vận chuyển đến khu xử lý tập trung hoặc nhà máy xử lý chất thải rắn theo quy định.
11. Đánh giá môi trường chiến lược:
11.1. Đánh giá hiện trạng và dự báo tác động:
11.1.1. Trong quá trình xây dựng KCN:
- Tác động tới môi trường không khí:
+ Bụi: Nguồn gốc xuất phát bụi là từ các hoạt động: San ủi, đổ đất cát, đá sỏi, xi măng, vật liệu xây dựng đến công trường. Nồng độ bụi tăng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 15 lần ở những vị trí có cường độ hoạt động cao của xe cộ và các phương tiện vận chuyển, bán kính ảnh hưởng có thể tới 30m, trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ cao và tốc độ gió từ 2m/s. Thành phần chủ yếu là bụi đất, đá, cát và xi măng rơi vãi, không có loại bụi nào tác động độc hại nguy hiểm đến con người.
+ Khí thải: Khí thải thoát ra từ những phương tiện thi công chuyên chở. Thành phần của khí thải gồm: Bụi, CO, CO2, NOx, hơi xăng... Nhất là do các máy móc sử dụng nhiên liệu là dầu diesel công suất lớn và liên tục. Sự ô nhiễm khí thải của các phương tiện vận tải kéo dài suốt thời gian triển khai xây dựng và thường xuyên trong suốt cả ngày khi tiến độ thi công liên tục để kịp thời gian hoàn thành công trình.
+ Tiếng ồn: Nguồn ô nhiễm này có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ của các công nhân đang lao động trực tiếp trên công trường. Tiếng ồn tại khu vực thi công sẽ vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 20 dB (A). Tiếng ồn liên tục và diễn biến trong thời gian dài, tập trung tại các khu vực đào đắp, thi công hệ thống thoát nước, đóng cọc, máy trộn bêtông… Tiếng ồn do hoạt động của động cơ xe chở tập kết nguyên liệu, xe máy thi công.
- Tác động tới môi trường nước:
+ Nước mưa chảy tràn: Với diện tích bề mặt tương đối lớn, khi có mưa to, lượng nước mưa chảy trên công trường sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm trên công trường như dầu mỡ, các chất hữu cơ, phân và nước tiểu… Tuy hàm lượng thấp do được pha loãng nhưng với khối lượng rất lớn sẽ gây ảnh hưởng ô nhiễm nhẹ đến chất lượng nước mặt xung quanh KCN.
+ Nước thải sinh hoạt: Trong quá trình xây dựng, lượng công nhân có mặt trên công trường tương đối lớn, với nhu cầu nước bình quân 60 lít/người/ngày, sẽ có một khối lượng nước thải lớn.
- Tác động tới môi trường đất và vấn đề chất thải rắn:
+ Tác động đến môi trường đất: Môi trường đất sẽ bị ảnh hưởng nhẹ về chất lượng do các chất thải trong quá trình xây dựng gây ra.
+ Tác động do chất thải rắn: Chất thải rắn trong xây dựng là các chất thải của vật liệu thừa, hoặc rơi vãi, vỏ, bao gói chứa vật liệu; tuy lượng này không nhiều nhưng là những chất khó phân huỷ, có thể thu gom và sử dụng lại. Ngoài ra, chất thải rắn còn phát sinh trong quá trình sinh hoạt của lực lượng cán bộ, công nhân trên công trường với số lượng khoảng 0,6kg/người/ngày. Thành phần của rác thải sinh hoạt này là: Bao gói, ny lông, vỏ chai nhựa, đồ hộp. Tuy không nhiều nhưng loại rác này bị phân tán trên diện rộng của công trường, cộng với các chất thải như phân, nước tiểu không được thu gom sẽ phát sinh mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và môi trường không khí xung quanh.
11.1.2. Trong quá trình hoạt động của KCN:
- Tác động tới môi trường không khí:
+ Bụi: Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và trong quá trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
+ Khí thải: Nguồn khí thải phát sinh từ các phân xưởng sản xuất có thể là CO, SO2, NOx... Nếu hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người.
+ Tiếng ồn: Tiếng ồn trong các nhà máy, xí nghiệp được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 3985-1999. Tiếng ồn chung tối đa cho phép trong suốt ca lao động 8 giờ không được quá 85dB(A).
- Tác động tới môi trường nước:
+ Nước mưa chảy tràn: Nước mưa sẽ được thu gom trong từng nhà máy, xí nghiệp bằng các hố thu nước mưa rồi cuối cùng thoát vào mạng lưới thoát nước mưa của KCN. Nhìn chung lượng nước mưa này chỉ chứa một lượng nhỏ các cặn lơ lửng và không có tác động đáng kể nào tới nguồn nước mặt của khu vực.
+ Nước thải sản xuất và sinh hoạt: Nước thải của các nhà máy xí nghiệp trong khu công nghiệp có nồng độ, thành phần các chất ô nhiễm khác nhau và phải được xử lý cục bộ đạt giá trị giới hạn cột C theo QCVN 24:2008 trước khi xả vào mạng lưới thoát nước thải của KCN. Sau đó toàn bộ lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt sẽ được xử lý tập trung tại trạm xử lý nước thải.
- Tác động do chất thải rắn: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm các mảnh vụn nguyên liệu, vỏ bao gói thành phẩm và chất thải từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên.
11.2. Giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề môi trường:
11.2.1. Giám sát chất lượng không khí:
- Thông số giám sát:
+ Bụi tổng cộng, bụi lơ lửng;
+ Tiếng ồn;
+ Khí CO, SO2, NOx, H2S;
+ Hơi kiềm, hơi hữu cơ.
- Tần suất giám sát: Giám sát định kỳ 1 tháng/lần. Có thể kiểm tra bất thường nếu thấy có nghi vấn về khả năng hàm lượng các thông số trên tăng cao.
- Vị trí giám sát: Tất cả các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trong KCN, cuối hướng gió từ 150 ÷ 200m (theo mùa).
11.2.2. Giám sát chất lượng nước: Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp được giám sát nhằm đảm bảo chất lượng nước đầu vào trạm xử lý nước thải tập trung cũng như nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
- Thông số giám sát: Độ pH, nhiệt độ, dầu mỡ, SS, COD, BOD5, vi khuẩn gây bệnh, hàm lượng các kim loại nặng, thành phần của các nguyên liệu và phụ gia.
- Tần suất giám sát: 3 tháng 1 lần và đột xuất có khiếu nại của nhân dân.
- Vị trí giám sát: Tại vị trí xả nước thải của các nhà máy, xí nghiệp vào mạng lưới thoát nước thải của KCN.
11.2.3. Thu gom chất thải rắn:
Chất thải rắn thải ra hàng ngày ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp được thu gom, phân loại và chứa trong các thùng có nắp đậy. Sau đó mỗi doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị chuyên ngành hoặc được chuyển đến điểm trung chuyển chất thải rắn trong KCN và được doanh nghiệp có chức năng môi trường thu gom và đưa đi xử lý tại các bãi thải tập trung hoặc nhà máy xử lý chất thải rắn theo quy định.
Điều 2. Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Mỏ Cày Bắc hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố, triển khai cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa để các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan biết thực hiện và giám sát thực hiện.
Các chủ đầu tư (cả sơ cấp và thứ cấp) có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trong khu vực quy hoạch và phạm vi các dự án đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành.
Điều 3. Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Mỏ Cày Bắc hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố, triển khai cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa để các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan biết thực hiện và giám sát thực hiện.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 3909/QĐ-UBND năm 2014 duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 3) tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 1752/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Công trình Khu tái định cư và chỉnh trang đô thị dọc tuyến Quốc lộc 1D (đoạn phía Nam, từ ngã ba Phú Tài đến ngã ba cầu Long Vân) do tỉnh Bình Định ban hành
- 3 Quyết định 3042/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phước Long do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4 Quyết định 13/2009/QĐ-UBND quy định trình tự thủ tục, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị trên địa bàn quận 9 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành
- 5 Quyết định 19457/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm dân cư Tân Tạo thuộc phường Tân Tạo A, quận Bình Tân do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành
- 6 Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án Xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận
- 7 Thông tư 19/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế do Bộ Xây dựng ban hành
- 8 Quyết định 1994/QÐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu dịch vụ - du lịch Mũi Nai, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tỷ lệ 1/500, quy mô 117.220m2 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 9 Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 10 Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 11 Quyết định 1107/QĐ-TTg năm 2006 phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 14 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 13/2009/QĐ-UBND quy định trình tự thủ tục, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị trên địa bàn quận 9 do Ủy ban nhân dân quận 9 ban hành
- 2 Quyết định 1994/QÐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu dịch vụ - du lịch Mũi Nai, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tỷ lệ 1/500, quy mô 117.220m2 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 3 Quyết định 19457/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm dân cư Tân Tạo thuộc phường Tân Tạo A, quận Bình Tân do Ủy ban nhân dân quận Bình Tân ban hành
- 4 Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tái định cư Nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án Xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận
- 5 Quyết định 3042/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phước Long do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6 Quyết định 1752/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Công trình Khu tái định cư và chỉnh trang đô thị dọc tuyến Quốc lộc 1D (đoạn phía Nam, từ ngã ba Phú Tài đến ngã ba cầu Long Vân) do tỉnh Bình Định ban hành
- 7 Quyết định 3909/QĐ-UBND năm 2014 duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 3) tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh