Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3044/2016/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 07 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ LÃI SUẤT VAY VÀ CƠ CHẾ TRỢ GIÁ CHO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 26/5/2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002; Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 02/2016/TT-BTC ngày 06/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 20/7/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về nhiệm vụ, giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2016, định hướng đến 2020;

Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 53/TTr-GTVT ngày 31/8/2015, Công văn số 2279/SGTVT-QLVT ngày 28/10/2016; Báo cáo thẩm định (lần 2) số 27/BCTĐ-STP ngày 18/8/2015 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế hỗ trợ lãi suất vay và cơ chế trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc nhà nước Hải Phòng; Cục trưởng Cục thuế Hải Phòng và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VB QPPL-BTP;
- TT Thành ủy;
- TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Đoàn ĐBQH TP;
- Sở Tư pháp;
- Như Điều 3;
- Các PCVP UBND TP;
- Báo HP;
- Đài PTTHHP;
- Cổng TTĐT TP;
- Công báo TP;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tùng

 

QUY ĐỊNH

CƠ CHẾ HỖ TRỢ LÃI SUẤT VAY VÀ CƠ CHẾ TRỢ GIÁ CHO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3044/2016/QĐ-UBND ngày 07/12/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy định này quy định cơ chế hỗ trợ lãi suất vay và cơ chế trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2 Đối tượng áp dụng

1. Cơ chế hỗ trợ lãi suất vay áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư mua sắm mới phương tiện phục vụ các tuyến xe buýt khi trúng thầu khai thác tuyến mở mới hoặc được cơ quan có thẩm quyền đặt hàng cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên các tuyến được đề xuất trong Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn năm 2012-2016 và định hướng đến năm 2020.

2. Cơ chế trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức thực hiện, giải quyết các chính sách ưu đãi.

Chương II

CƠ CHẾ HỖ TRỢ LÃI SUẤT VAY ĐẦU TƯ MỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT

Điều 3. Mức hỗ trợ, thời hạn hỗ trợ lãi suất vay đầu tư mới phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

1. Hạn mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất: Là 100% giá trị hợp đồng vay vốn đầu tư phương tiện.

2. Mức hỗ trợ: Bằng 50% lãi suất vay để đầu tư mua sắm xe buýt, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế.

3. Thời gian được hỗ trợ lãi suất: Là thời gian cho vay nợ của ngân hàng nhưng không quá 05 năm.

Điều 4. Trình tự, thủ tục hỗ trợ lãi suất vay đầu tư mới phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BTC ngày 06/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân vay vốn tại tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Chương III

CƠ CHẾ TRỢ GIÁ CHO HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT

Điều 5. Phương thức trợ giá

- Phương thức trợ giá theo chuyến đối với từng tuyến, từng nhóm xe buýt.

- Công thức tính:

Kinh phí trợ giá = Tổng chi phí chuyến xe (đã tính lợi nhuận) - doanh thu khoán.

Điều 6. Hồ s quyết toán kinh phí trợ giá

Hồ sơ để quyết toán kinh phí trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt bao gồm:

1. Thuyết minh hồ sơ quyết toán;

2. Biểu quyết toán trợ giá xe buýt quý;

3. Biểu quyết toán lệ phí bến (nếu có);

4. Biểu quyết toán lệ phí cầu (nếu có);

5. Biểu quyết toán chi phí bảo hiểm hành khách thu hộ;

6. Các tài liệu có liên quan bao gồm:

- Báo cáo quyết toán vé lượt tháng và quý;

- Biên bản quyết toán sản lượng, doanh thu vé tháng thực hiện trong quý;

- Biên bản xác nhận số liệu tháng: 3 tháng của quý;

- Biên bản nghiệm thu tháng trong quý: 3 tháng của quý;

- Biên bản nghiệm thu quý;

- Hợp đồng quý và Phụ lục hợp đồng (nếu có);

- Hóa đơn lệ phí bến, cầu (nếu có);

- Hóa đơn chi phí bảo hiểm hành khách thu hộ;

- Các quyết định điều chỉnh (bản sao): Điều chỉnh đơn giá chi phí, lộ trình tuyến, huy động, tần suất vận hành, thay phương tiện, điều chỉnh số xe kế hoạch (nếu có).

Điều 7. Quy trình quyết toán kinh phí trợ giá

1. Doanh nghiệp phải nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Quyết định này gửi Sở Giao thông vận tải.

2. Sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải tiến hành kiểm tra, xác nhận số liệu và ra thông báo duyệt quyết toán kinh phí trợ giá gửi Sở Tài chính (kèm theo 01 bộ hồ sơ quyết toán). Thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp đơn vị chưa cung cấp đủ hồ sơ thì trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Sở Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu đơn vị bổ sung hồ sơ theo quy định.

3. Sở Tài chính thẩm tra số liệu quyết toán và ra thông báo thẩm tra, xác nhận quyết toán kinh phí trợ giá làm căn cứ thanh toán tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng. Thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản duyệt quyết toán kinh phí trợ giá của Sở Giao thông vận tải.

4. Sau khi có thông báo thẩm tra, xác nhận quyết toán kinh phí trợ giá của Sở Tài chính, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ Kho bạc Nhà nước Hải Phòng thực hiện việc chi trả kinh phí trợ giá về tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Điều 8. Quy định giá vé các tuyến xe buýt được trợ giá từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng

1. Đối với tuyến có cự ly dưới 25km:

a) Giá vé lượt đồng hạng: 7.000 đồng/vé/lượt.

b) Giá vé tháng: 180.000 đồng/vé/tháng.

2. Đối với tuyến có cự ly từ 25 km đến 35 km:

a) Giá vé lượt đồng hạng: 8.000 đồng/vé/lượt.

b) Giá vé tháng: 220.000 đồng/vé/tháng.

3. Đối với tuyến có cự ly trên 35km:

a) Giá vé lượt đồng hạng: 10.000 đồng/vé/lượt.

b) Giá vé tháng: 260.000 đồng/vé/tháng.

Điều 9. Quy định về miễn, giảm giá vé

1. Miễn vé đi lại cho các đối tượng: Trẻ em dưới 06 tuổi, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.

2. Giảm 25% giá vé tháng cho các đối tượng: Người có công với cách mạng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam.

3. Điều kiện để được giảm giá vé: Các đối tượng cần xuất trình giấy tờ chứng minh như: Thẻ học sinh, thẻ sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân (có ảnh) được pháp luật công nhận.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, ngành thành phố

1. Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức kiểm tra các phương tiện đầu tư mới đảm bảo theo quy chuẩn hiện hành của Nhà nước.

b) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các phương tiện được đầu tư mới phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải; các doanh nghiệp quản lý và khai thác bến xe căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức khai thác tuyến, quản lý và điều hành hoạt động của các tuyến xe buýt nhằm bảo đảm hiệu quả kinh doanh, giảm dần tiền trợ giá cho ngân sách nhà nước của từng tuyến.

c) Hàng năm xây dựng kế hoạch kinh phí trợ giá gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét thẩm định.

d) Thực hiện công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt gồm:

- Quản lý các nguồn vốn trợ giá và các nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho lĩnh vực vận tải hành khách công cộng;

- Xây dựng kế hoạch và biểu đồ các tuyến vận tải hành khách công cộng theo từng tháng, quý, năm. Căn cứ vào nhu cầu đi lại của nhân dân để đề xuất phê duyệt công bố tuyến, thay đổi tuyến, lộ trình hoạt động của xe buýt;

- Tổ chức đấu thầu các tuyến xe buýt đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, ký kết hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, thanh quyết toán với các doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt về việc chấp hành các quy định, quy chế trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng do Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Giao thông vận tải ban hành.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính để tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố quyết định nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp trong dự toán ngân sách thành phố.

c) Hàng năm quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi suất vay đầu tư mới phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

d) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Kho bạc Nhà nước thành phố Hải Phòng trong việc quản lý hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí kinh phí trợ giá xe buýt.

e) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức thu hồi chi phí hỗ trợ lãi suất vay (có tính bảo toàn vốn) nếu các đối tượng được hưởng không thực hiện đúng cam kết.

g) Thẩm tra và thông báo xác nhận quyết toán kinh phí trợ giá xe buýt.

Điều 14. Trách nhiệm của Doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố

1. Thực hiện cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo đúng hợp đồng, các chỉ tiêu đặt hàng hoặc đấu thầu đã được phê duyệt.

2. Quản lý và sử dụng đúng quy định của Nhà nước về số tiền trợ giá, tiền hỗ trợ lãi suất vay đầu tư mới phương tiện.

3. Quyết toán tiền trợ giá theo đúng thời gian quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo quyết toán.

Điều 15. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan phản ánh với Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.