Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
ỦY BAN CHỨNG KHOÁN
NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 306/QĐ-UBCK

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 27/2010/TT-BTC NGÀY 26/2/2010 QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN ÁP DỤNG TẠI CÁC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VÀ TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHỦ TỊCH ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2006;
Căn cứ Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 27/2010/TT-BTC ngày 26/2/2010 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ Trưởng Vụ Phát triển thị trường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thực hiện thu, nộp phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 184/QĐ-UBCK ngày 17/3/2006 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước hướng dẫn thực hiện thu phí đối với lĩnh vực chứng khoán.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ Trưởng Vụ Phát triển thị trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng Giám đốc các Sở Giao dịch chứng khoán, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, Giám đốc các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại, tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ, tổ chức phát hành chứng khoán, các tổ chức và cá nhân khác thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ thị trường chứng khoán tại các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Lãnh đạo UBCKNN;
- Như Điều 3;
- Lưu: VP, Vụ PTTT.

CHỦ TỊCH




Vũ Bằng

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

THU, NỘP PHÍ HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN ÁP DỤNG TẠI CÁC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN, TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 306 /QĐ-UBCK ngày 18 tháng 5 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)

1. Đối tượng áp dụng

- Tổ chức thu phí: Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

- Người nộp phí:

+ Các Công ty chứng khoán; Các Ngân hàng thương mại là thành viên giao dịch của các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK);

+ Tổ chức niêm yết, Công ty quản lý quỹ có chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán;

+ Các thành viên lưu ký, thành viên mở tài khoản trực tiếp của VSD, các tổ chức đăng ký chứng khoán;

+ Các tổ chức, cá nhân chuyển quyền sở hữu chứng khoán và nhận chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của các SGDCK.

2. Nguyên tắc thu:

2.1. Thời gian thu:

- Các khoản phí thu hàng năm sẽ được thu một lần cho cả năm vào trước ngày 31 tháng 1 của năm đó.

- Các khoản phí thu 6 tháng/lần sẽ được thu trước ngày 15 tháng 7 của năm đó và trước ngày 15 tháng 1 của năm tiếp theo.

- Các khoản phí thu hàng tháng sẽ được thu trước ngày 15 của tháng kế tiếp.

- Tháng được tính tròn 30 ngày, 1 năm có 12 tháng.

2.2. Nguyên tắc thu:

- Năm 2010, các SGDCK đã thực hiện thu phí sử dụng thiết bị đầu cuối, phí quản lý niêm yết hàng năm tính toán lại số phí thực tế được thu theo hướng dẫn tại Quyết định này để hoàn trả hoặc yêu cầu người nộp phí nộp thêm khi có chênh lệch so với số phí đã thu đầu năm. Trường hợp chuyển niêm yết trong năm 2010, SGDCK hiện đang quản lý công ty niêm yết đã thu phí từ đầu năm 2010 có trách nhiệm hoàn trả phí quản lý niêm yết cho SGDCK mà công ty niêm yết chuyển sang. Phí quản lý niêm yết năm 2010 được tính theo mức thu cũ trong 4 tháng đầu năm 2010 và mức thu mới trong 8 tháng cuối năm 2010.

- Năm 2010, các khoản phí thu hàng năm như phí quản lý thành viên giao dịch, thành viên lưu ký, duy trì kết nối trực tuyến định kỳ hàng năm vẫn được thu cho năm đủ 12 tháng.

- Đối với các loại phí thu định kỳ như phí quản lý thành viên giao dịch, phí quản lý thành viên lưu ký, phí kết nối trực tuyến định kỳ, phí sử dụng thiết bị đầu cuối người nộp phí có trách nhiệm nộp phí trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày được chấp thuận làm thành viên giao dịch, thành viên lưu ký, kết nối trực tuyến, đăng ký sử dụng thiết bị đầu cuối (hoặc thay đổi số thiết bị đầu cuối).

- Trường hợp doanh nghiệp đăng ký niêm yết lần đầu, niêm yết bổ sung (dẫn đến việc thay đổi số phí quản lý niêm yết hàng năm), tổ chức niêm yết có trách nhiệm nộp phí quản lý niêm yết hàng năm trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày các SGDCK cấp Quyết định chấp thuận niêm yết.

- Trong năm, các thành viên giao dịch tăng/giảm thiết bị đầu cuối và công ty niêm yết tăng/giảm vốn niêm yết thì phí sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng sau tháng thực hiện tăng/giảm thiết bị đầu cuối và tăng/giảm vốn niêm yết.

- Phí quản lý thành viên giao dịch, thành viên lưu ký, duy trì kết nối trực tuyến định kỳ hàng năm được tính từ ngày đầu tiên của tháng sau tháng được chấp thuận là thành viên giao dịch, thành viên lưu ký, kết nối trực tuyến.

- Các khoản thu phí đăng ký niêm yết lần đầu, đăng ký niêm yết bổ sung, kết nối trực tuyến lần đầu sẽ được thu chậm nhất vào ngày làm việc thứ 5 kể từ ngày các SGDCK cấp Quyết định chấp thuận niêm yết lần đầu, niêm yết bổ sung, kết nối trực tuyến. Các Công ty chứng khoán triển khai giao dịch trực tuyến trước ngày 12/04/2010 không phải nộp phí kết nối trực tuyến lần đầu.

- Các khoản thu phí đăng ký chứng khoán lần đầu, đăng ký chứng khoán bổ sung, chuyển quyền sở hữu chứng khoán sẽ được thu chậm nhất vào ngày làm việc thứ 5 kể từ ngày VSD cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán lần đầu hoặc giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán thay đổi do đăng ký chứng khoán bổ sung hoặc ngày VSD xác nhận chuyển quyền sở hữu chứng khoán.

- Số phí thu được làm tròn đến hàng đơn vị.

3. Mức thu và thời gian thu:

 Các khoản phí SGDCK/VSD được thu theo mức quy định tại Biểu dưới đây:

STT

TÊN PHÍ

MỨC THU

NGƯỜI NỘP

THỜI GIAN THU

I

PHÍ ÁP DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

 

 

 

1

Phí quản lý thành viên giao dịch

 

 

Hàng năm

1.1

Thành viên là công ty chứng khoán

20 triệu đồng/năm

Thành viên giao dịch

 

1.2

Thành viên là ngân hàng thương mại

20 triệu đồng/năm

Thành viên giao dịch tham gia thị trường trái phiếu

 

2

Phí đăng ký niêm yết

 

 

 

2.1

Phí đăng ký niêm yết lần đầu

10 triệu đồng/công ty niêm yết

Tổ chức đăng ký niêm yết (không áp dụng đối với trường hợp chuyển đăng ký niêm yết giữa các SGDCK, Trái phiếu Chính phủ)

Thu sau khi chấp thuận niêm yết

2.2

Phí đăng ký niêm yết bổ sung

5 triệu đồng/1 lần niêm yết bổ sung

Tổ chức niêm yết

Thu sau khi chấp thuận niêm yết bổ sung

3

Phí quản lý niêm yết hàng năm

 

 

Hàng năm

3.1

Đối với cổ phiếu (giá trị niêm yết theo mệnh giá)

 

Tổ chức niêm yết

 

a

Giá trị niêm yết dưới 100 tỷ đồng

15 triệu đồng

 

 

b

Giá trị niêm yết từ 100 tỷ đến dưới 500 tỷ đồng

20 triệu đồng

 

 

c

Giá trị niêm yết từ 500 tỷ đồng trở lên

20 triệu đồng + 0,001%/ giá trị niêm yết nhưng không vượt quá 50 triệu đồng

 

 

3.2

Đối với trái phiếu, chứng chỉ quỹ (giá trị niêm yết theo mệnh giá)

 

Tổ chức niêm yết; Công ty quản lý quỹ có chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết

 

a

Giá trị niêm yết dưới 80 tỷ đồng

15 triệu đồng

 

 

b

Giá trị niêm yết từ 80 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng

20 triệu đồng

 

 

c

Giá trị niêm yết từ 200 tỷ đồng trở lên

20 triệu đồng + 0,001%/ giá trị niêm yết nhưng không vượt quá 50 triệu đồng

 

 

4

Phí giao dịch

 

Thành viên giao dịch

Hàng tháng

4.1

Chứng khoán niêm yết

 

 

 

a

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư

0,03%/giá trị giao dịch

 

 

b

Trái phiếu

0,0075%/giá trị giao dịch

 

 

4.2

Chứng khoán chưa niêm yết (UPCOM)

 

 

 

a

Cổ phiếu

0,02%/giá trị giao dịch

 

 

b

Trái phiếu

0,0075%/giá trị giao dịch

 

 

4.3

Trái phiếu Chính phủ

 

 

 

a

Phí giao dịch mua bán lại (giao dịch repo) trái phiếu kỳ hạn đến 2 tuần

0,005%/giá trị giao dịch

 

Thu một lần khi xác định giao dịch lần đầu

b

Phí giao dịch mua bán lại (giao dịch repo) trái phiếu kỳ hạn trên 2 tuần

0,0075%/giá trị giao dịch

 

 

c

Phí giao dịch thông thường (giao dịch outright)

0,0075%/giá trị giao dịch

 

 

5

Phí kết nối trực tuyến

 

Thành viên giao dịch

 

5.1

Phí kết nối lần đầu

150 triệu đồng/thành viên

 

Thu sau khi chấp thuận kết nối trực tuyến

5.2

Phí duy trì định kỳ hàng năm

50 triệu đồng/thành viên/năm

 

Hàng năm

6

Phí sử dụng thiết bị đầu cuối

20 triệu đồng/thiết bị/năm

Thành viên giao dịch

Hàng năm

7

Phí đấu thầu trái phiếu Chính phủ

0,15% tổng giá trị trái phiếu trúng thầu

Tổ chức phát hành

Hàng tháng

 

 

 

 

 


II

PHÍ ÁP DỤNG TẠI TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN

 

 

 

8

Phí quản lý thành viên lưu ký

40 triệu đồng/ năm

Thành viên lưu ký

Hàng năm

9

Phí đăng ký chứng khoán

 

Tổ chức phát hành (không áp dụng đối với Trái phiếu Chính phủ)

 

9.1

Phí đăng ký chứng khoán lần đầu

 

 

Thu sau khi VSD cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán lần đầu

a

Giá trị đăng ký chứng khoán dưới 80 tỷ đồng

10 triệu đồng

 

 

b

Giá trị đăng ký chứng khoán từ 80 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng

15 triệu đồng

 

 

c

Giá trị đăng ký chứng khoán từ 200 tỷ đồng trở lên

20 triệu đồng

 

 

9.2

Phí đăng ký chứng khoán bổ sung

5 triệu đồng/1 lần đăng ký bổ sung

 

Thu sau khi VSD cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán bổ sung

10

Phí lưu ký chứng khoán

 

Thành viên của VSD

Hàng tháng

10.1

Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ 

0,5 đồng/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ/tháng

 

 

10.2

Trái phiếu

0,2 đồng/trái phiếu/tháng

 

 

11

Phí chuyển khoản chứng khoán

 

Thành viên của VSD

Hàng tháng

11.1

Phí chuyển khoản phát sinh do nhà đầu tư tất toán tài khoản

0,5 đồng/chứng khoán/1 lần chuyển khoản/1 mã chứng khoán (tối đa không quá 500.000 đồng/1 lần/1 mã chứng khoán)

 

 

11.2

Phí chuyển khoản phát sinh để thực hiện thanh toán

0,5 đồng/chứng khoán/1 lần chuyển khoản/1 mã (tối đa không quá 500.000 đồng/1 lần/1 mã chứng khoán

 

 

12

Phí thực hiện quyền

 

Tổ chức phát hành

6 tháng/1 lần

12.1

Dưới 500 cổ đông

5 triệu đồng/1 lần thực hiện quyền

 

 

12.2

Từ 500 cổ đông đến dưới 1.000 cổ đông

10 triệu đồng/1 lần thực hiện quyền

 

 

12.3

Từ 1.000 cổ đông đến 5.000 cổ đông

15 triệu đồng/1 lần thực hiện quyền

 

 

12.4

Trên 5.000 cổ đông

20 triệu đồng/1 lần thực hiện quyền

 

 

13

Phí sửa lỗi sau giao dịch

500.000 đồng/1 giao dịch sửa lỗi

Thành viên của VSD

Hàng tháng

14

Phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán

 

Thành viên của VSD

Thu sau khi VSD xác nhận chuyển quyền sở hữu chứng khoán

14.1

Chuyển nhượng chứng khoán

 

 

 

a

Cổ đông sáng lập đang trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật

0,1%/ giá trị giao dịch

 

 

b

Các trường hợp chuyển nhượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp  thuận

0,1%/ giá trị giao dịch

 

 

14.2

Biếu, tặng, cho, thừa kế chứng khoán, trừ các trường hợp biếu, tặng, cho, thừa kế giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi, giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu, giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể, giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại, giữa anh, chị, em ruột với nhau.

0,1%/ giá trị giao dịch

Trường hợp chứng khoán chưa lưu ký, bên nhận chuyển quyền sở hữu chứng khoán nộp phí cho VSD thông qua Tổ chức phát hành

 

15

Phí đại lý thanh toán lãi và vốn gốc trái phiếu Chính phủ

0,1%/số tiền gốc, lãi thực thanh toán

Tổ chức phát hành

Hàng tháng

4. Cách tính:

4.1. Cách tính một số loại phí do các SGDCK thu:

4.1.1. Phí quản lý thành viên giao dịch

- Số phí mỗi thành viên giao dịch phải nộp là 20 triệu đồng/1 năm

- Đối với thành viên giao dịch mới, phí quản lý thành viên năm đầu tiên phải nộp được tính cho số tháng còn lại trong năm tính từ tháng sau tháng được chấp thuận là thành viên giao dịch.

Ví dụ: Thành viên giao dịch A được HNX cấp giấy chứng nhận thành viên giao dịch vào ngày 10/6/2010 thì:

Số phí thành viên giao dịch A phải nộp

4.1.2. Phí quản lý niêm yết hàng năm:

Phí quản lý niêm yết hàng năm được tính cho số tháng thực niêm yết trong năm của tổ chức niêm yết tương ứng với mức vốn niêm yết.

+ Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết lần đầu, phí quản lý niêm yết hàng năm của năm đầu tiên sẽ được tính cho số tháng còn lại trong năm tính từ tháng sau tháng được chấp thuận chính thức.

+ Trường hợp doanh nghiệp đăng ký niêm yết bổ sung dẫn đến việc thay đổi phí quản lý niêm yết hàng năm thì số phí quản lý niêm yết hàng năm phải nộp bổ sung cũng được tính cho số tháng còn lại trong năm tính từ tháng sau tháng được chấp thuận chính thức

- Ví dụ 1: Một tổ chức A chính thức niêm yết kể từ ngày 20/6/2010 với giá trị niêm yết là 400 tỷ đồng thì:

Số phí quản lý niêm yết phải nộp cho năm 2010

- Ví dụ 2: Đến tháng 16/9/2013 tổ chức A tăng giá trị niêm yết lên 600 tỷ đồng thì số phí quản lý tổ chức A phải nộp năm 2013 là:

4.1.3. Phí giao dịch:

a) Phí giao dịch chứng khoán niêm yết, chưa niêm yết:

Số phí mỗi thành viên giao dịch phải nộp trong tháng

=

Phí giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ

+

Phí giao dịch trái phiếu

Phí giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ

=

Mức phí

x

Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong tháng

Phí giao dịch trái phiếu

=

Mức phí

x

Tổng giá trị giao dịch trái phiếu trong tháng

Tổng giá trị giao dịch của mỗi thành viên

=

Giá trị mua chứng khoán

+

Giá trị bán chứng khoán

b) Phí giao dịch Trái phiếu Chính phủ:

- Phí giao dịch mua bán lại Trái phiếu Chính phủ (repo) chỉ thu một lần khi xác định giao dịch lần đầu.

- Phí giao dịch thông thường Trái phiếu Chính phủ (outright) được tính như giao dịch trái phiếu tại mục a) ở trên.

- Phí giao dịch Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ được tính bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày giao dịch.

4.1.4. Phí kết nối trực tuyến:

- Phí kết nối lần đầu các thành viên giao dịch nộp cho các SGDCK ngay sau khi được các SGDCK chấp thuận làm thành viên giao dịch trực tuyến.

- Đối với thành viên giao dịch trực tuyến mới, phí duy trì kết nối trực tuyến định kỳ hàng năm được tính cho số tháng còn lại kể từ tháng sau tháng được kết nối.

Ví dụ: Thành viên giao dịch A được HOSE chấp thuận làm thành viên giao dịch trực tuyến từ ngày 20/10/2010 thì Thành viên giao dịch A vừa phải nộp phí kết nối trực tuyến lần đầu là 150 triệu đồng và:

Phí duy trì kết nối trực tuyến định kỳ năm 2010

4.1.5. Phí sử dụng thiết bị đầu cuối:

Số phí mỗi thành viên giao dịch phải nộp hàng năm

=

20 triệu đồng

x

Số thiết bị đầu cuối sử dụng

Trong năm đầu tiên được cấp phép sử dụng thiết bị, nếu số tháng sử dụng thiết bị trong năm dưới 12 tháng thì số phí phải nộp được tính cho số tháng còn lại trong năm tính từ tháng sau tháng được cấp phép sử dụng thiết bị. Nếu trong năm các thành viên giao dịch tăng thiết bị đầu cuối thì số phí được tính theo số thiết bị sử dụng và thời điểm tính bắt đầu từ tháng sau tháng tăng thiết bị đầu cuối.

Ví dụ: Thành viên giao dịch A được cấp phép sử dụng 2 thiết bị đầu cuối vào ngày 15/5/2010, và đến ngày 2/2/2011 A được chấp thuận tăng số thiết bị đầu cuối lên 3 thiết bị thì:

- Phí sử dụng thiết bị đầu cuối A phải nộp năm 2010

- Phí sử dụng thiết bị đầu cuối A phải nộp năm 2011 là:

4.1.6. Phí đấu thầu Trái phiếu Chính phủ:

- Phí đấu thầu Trái phiếu Chính phủ mà tổ chức phát hành phải nộp là

0,15%

x

Tổng giá trị trái phiếu trúng thầu

- Phí đấu thầu Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày phát hành cuối cùng của mỗi đợt phát hành.

4.2. Cách tính một số loại phí do VSD thu:

4.2.1. Phí quản lý thành viên lưu ký:

- Số phí mỗi thành viên lưu ký phải nộp là 40 triệu đồng/1 năm

- Đối với thành viên lưu ký mới, phí quản lý thành viên năm đầu tiên phải nộp được tính cho số tháng còn lại trong năm tính từ tháng sau tháng được chấp thuận là thành viên lưu ký.

- Đối với thành viên bị VSD thu hồi Giấy chứng nhận thành viên lưu ký, phí quản lý thành viên phải nộp trong năm được tính cho số tháng trong năm là thành viên của VSD (tính đến tháng trước tháng bị VSD ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận thành viên lưu ký).

Ví dụ 1: Thành viên lưu ký A được VSD cấp giấy chứng nhận thành viên lưu ký vào ngày 18/4/2010 thì:

Phí quản lý thành viên lưu ký A phải nộp

Ví dụ 2: Thành viên lưu ký B bị VSD thu hồi giấy chứng nhận thành viên lưu ký vào ngày 20/8/2010 thì:

Phí quản lý thành viên lưu ký B phải nộp

=   40 triệu đồng   x

7 tháng

12 tháng

4.2.2. Phí lưu ký chứng khoán:

a) Phí lưu ký cổ phiếu, chứng chỉ quỹ:

Phí lưu ký cổ phiếu, chứng chỉ quỹ thành viên phải nộp trong tháng

=

0,5 đồng

x   ∑Vi

30

Trong đó:

i = 1->n là các ngày trong tháng phát sinh số dư chứng khoán lưu ký

Vi là số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lưu ký của ngày i được xác định bằng cách cộng dồn số dư chứng khoán lưu ký trên tất cả các tài khoản lưu ký chứng khoán cấp 2, cấp 3, gồm giao dịch, cầm cố, chờ rút, chờ thanh toán, chờ giao dịch... của hoạt động môi giới cũng như tự doanh đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.

Số dư chứng khoán hàng ngày được tính vào thời điểm cuối ngày trên cơ sở chứng từ đã được VSD xác nhận hiệu lực.

Ví dụ: Thành viên lưu ký A có số dư chứng khoán lưu ký các ngày trong tháng như sau:

Ngày 01/M/2010: 250 (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ)

Ngày 02/M/2010: 150 (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ)

Ngày 03/M/2010: 400 (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ)

.............................................................................

Ngày 31/M/2010: 200 (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ)

Như vậy, số tiền phí lưu ký cổ phiếu, chứng chỉ quỹ phải nộp trong tháng M của thành viên lưu ký A là:

0,5 đồng/30 x (250 + 150 + 400 +......+ 200)

b) Phí lưu ký trái phiếu:

Số phí lưu ký trái phiếu thành viên nộp trong tháng

=

0,2 đồng

x   ∑Vi

30

Trong đó:

i = 1->n là các ngày trong tháng phát sinh số dư chứng khoán lưu ký

Vi là số lượng trái phiếu lưu ký của ngày i được xác định bằng cách cộng dồn số dư chứng khoán lưu ký trên tất cả các tài khoản lưu ký chứng khoán cấp 2, cấp 3, gồm giao dịch, cầm cố, chờ rút, chờ thanh toán, chờ giao dịch... của hoạt động môi giới cũng như tự doanh đối với trái phiếu.

Số dư chứng khoán hằng ngày được tính vào thời điểm cuối ngày trên cơ sở chứng từ đã được VSD xác nhận hiệu lực.

Ví dụ : Thành viên lưu ký C, có số dư trái phiếu các ngày trong tháng như sau:

Ngày 01/M/2010: 300 trái phiếu

Ngày 02/M/2010: 330 trái phiếu

Ngày 03/M/2010: 400 trái phiếu

.....................................................

Ngày 31/M/2010: 1.200 trái phiếu

Số tiền phí lưu ký trái phiếu phải nộp trong tháng M của thành viên lưu ký C là:

0,2 đồng/30 x (300 + 330 + 400 +.....+ 1200)

4.2.3. Phí chuyển khoản chứng khoán:

Mức thu tối đa cho một lần chuyển khoản của một mã chứng khoán không quá 500.000 đồng/ lần.

a) Chuyển khoản phát sinh do nhà đầu tư tất toán tài khoản:

- Đối tượng nộp là thành viên lưu ký bên chuyển khoản

Phí chuyển khoản tất toán tài khoản thành viên phải nộp trong tháng: P=   ∑Pi

Pi = 0,5 đồng  x ∑Vj

Trong đó:

Pi là phí chuyển khoản tất toán tài khoản ngày i

i = 1->n là các ngày trong tháng phát sinh giao dịch chuyển khoản tất toán tài khoản

j = 1->m là các mã chứng khoán có phát sinh giao dịch chuyển khoản tất toán tài khoản ngày i

Vj là tổng số chứng khoán mã j trên yêu cầu chuyển khoản chứng khoán ngày i của thành viên bên chuyển khoản đã được VSD xác nhận ngày hiệu lực chuyển khoản.

- Ví dụ: Thành viên lưu ký D trong tháng có phát sinh các giao dịch chuyển khoản tất toán như sau:

Ngày 01/M/2010: chuyển khoản 8000 cổ phiếu X và 5000 cổ phiếu Y sang công ty chứng khoán A  -> P1 = 0,5 đồng x 8000 cp + 0,5 đồng x 5000cp  = 6.500đ

Ngày 05/M/2010: chuyển khoản 1.500.000 cổ phiếu Y sang công ty chứng khoán B  -> P5 = 500.000đ (Vì 0,5 đ x 1.500.000 cp =750.000đ > 500.000đ nên chỉ lấy mức tối đa là 500.000 đồng).

Như vậy số tiền phí chuyển khoản tất toán tài khoản thành viên D phải nộp trong tháng M là:

P1+ P5= 6.500 + 500.000= 506.500 (đồng)

b) Chuyển khoản phát sinh để thực hiện thanh toán:

- Đối tượng nộp: thành viên lưu ký có phát sinh các giao dịch bán chứng khoán của hoạt động môi giới cũng như tự doanh.

Phí chuyển khoản thanh toán thành viên phải nộp trong tháng:   P =   ∑Pi

Pi = 0,5 đồng  x ∑Vj

Trong đó:

Pi là phí chuyển khoản thanh toán ngày i

i = 1->n là các ngày trong tháng phát sinh giao dịch bán chứng khoán

j = 1->m là các mã chứng khoán có phát sinh giao dịch bán tại ngày i

Vj là tổng số chứng khoán mã j bán tại ngày i theo Thông báo kết quả giao dịch của VSD.

- Ví dụ : Trong tháng thành viên lưu ký E có các giao dịch sau:

+ Ngày 01/M/2010:

Mã chứng khoán X: Tài khoản A giao dịch mua 500 cp, tài khoản B giao dịch mua 1000 cp

Mã chứng khoán Y: Tài khoản A giao dịch bán 600 cp, tài khoản B giao dịch bán 200.000 cp -> phí chuyển khoản thanh toán mã Y là: 0,5đ x (600cp+200.000cp) = 100.300đ

Mã chứng khoán Z: Tài khoản A giao dịch mua 1000 cp, tài khoản B giao dịch bán 20.000 cp -> phí chuyển khoản thanh toán mã Z là: 0,5đ x 20.000cp = 10.000đ

Số tiền phí chuyển khoản thanh toán ngày 01/M/2010 của thành viên E là:

P1= 100.300đ+ 10.000đ = 110.300đồng

+ Ngày 02/M/2010:

Mã chứng khoán Y: Tài khoản A giao dịch bán 100.000 cp, tài khoản B giao dịch bán 2.000.000 cp -> phí chuyển khoản thanh toán mã Y là: 500.000đ (Vì 0,5đ x (100.000cp+2.000.000cp) = 1.050.000đ đồng > 500.000 đồng nên nên chỉ lấy mức tối đa là 500.000 đồng).

Mã chứng khoán Z: Tài khoản A giao dịch bán 1.000 cp, tài khoản B giao dịch bán 50.000 cp, tài khoản C giao dịch bán 10.000cp -> phí chuyển khoản thanh toán mã Z là: 0,5đ x (1.000cp + 50.000cp + 10.000cp)= 30.500đ

Số tiền phí chuyển khoản thanh toán ngày 02/M/2010 của thành viên E là:

P2 = 500.000đ+ 30.500đ = 530.500đồng

+ ....

Phí chuyển khoản thanh toán tháng M của thành viên E là:

P1+ P2 +....= 110.300đ + 530.500đ + ....

4.2.4. Phí thực hiện quyền:

- Phí thực hiện quyền được tính theo số lượng cổ đông (bao gồm cả cổ đông đã lưu ký và cổ đông chưa lưu ký) trên Danh sách tổng hợp người sở hữu chứng khoán thực hiện quyền do VSD lập theo từng lần thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền của Tổ chức phát hành.

- Trường hợp trong một tháng phát sinh nhiều lần thông báo thực hiện quyền, phí thực hiện quyền được tính bằng tổng số tiền phí các lần thực hiện quyền.

4.2.5. Phí sửa lỗi sau giao dịch:

Phí sửa lỗi sau giao dịch thành viên phải nộp

= 500.000 đồng x n

Đối tượng nộp: thành viên lưu ký có phát sinh giao dịch lỗi phải xử lý.

Trong đó n là số lần giao dịch lỗi đã được VSD chấp thuận xử lý

4.2.6. Phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của SGDCK:

Phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán được tính trên giá trị giao dịch chuyển quyền sở hữu chứng khoán được thực hiện qua VSD, không qua hệ thống giao dịch của các SGDCK.

Phí chuyển quyền sở hữu

=    0,1% x Giá trị giao dịch

 

Giá trị giao dịch

=

Số lượng chứng khoán chuyển quyền sở hữu

x   Giá chứng khoán

Giá chứng khoán được xác định như sau:

- Đối với cổ phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch: Giá chứng khoán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng nếu không thấp hơn mức giá tham chiếu của chứng khoán vào ngày VSD thực hiện chuyển quyền sở hữu; hoặc theo giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

- Trường hợp biếu, tặng, cho, thừa kế hoặc hợp đồng không có giá chuyển nhượng hoặc thấp hơn giá tham chiếu của chứng khoán vào ngày VSD xác nhận chuyển quyền sở hữu thì lấy theo giá tham chiếu của cổ phiếu vào ngày VSD thực hiện chuyển quyền sở hữu.

- Đối với chứng khoán chưa niêm yết: Giá chứng khoán được xác định là mệnh giá.

a) Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán:

- Phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán đối với trường hợp cổ đông sáng lập đang trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và trường hợp chuyển nhượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận áp dụng đối với cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng

- Phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán trong trường hợp này được nộp thông qua thành viên lưu ký chứng khoán (nơi mà bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng mở tài khoản lưu ký chứng khoán).

b) Trường hợp chuyển quyền sở hữu do biếu, tặng, cho, thừa kế chứng khoán:

- Phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán trong trường hợp này chỉ áp dụng đối với bên nhận chuyển quyền sở hữu

- Phí chuyển quyền sở hữu chứng khoán trong trường hợp này được nộp thông qua thành viên lưu ký chứng khoán (nơi mà bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng mở tài khoản lưu ký chứng khoán – đối với chứng khoán đã lưu ký) hoặc nộp thông qua tổ chức phát hành (đối với chứng khoán chưa lưu ký).

c) Số thu phí của VSD từ chuyển quyền sở hữu chứng khoán đối với trường hợp cổ đông sáng lập đang trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và trường hợp chuyển nhượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận được phân chia cho SGDCK theo tỷ lệ 50% số thu phí.

4.2.7. Phí đại lý thanh toán lãi và vốn gốc Trái phiếu Chính phủ:

Đối tượng nộp: Tổ chức phát hành

Phí đại lý thanh toán lãi và vốn gốc Trái phiếu Chính phủ mà tổ chức phát hành phải nộp

 

= 0,1% x Số tiền gốc, lãi thực thanh toán

Trường hợp phí đại lý thanh toán gốc, lãi Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân trong tháng có phát sinh thanh toán gốc, lãi.

5. Nghĩa vụ thực hiện và chế độ báo cáo:

5.1. Đối với trường hợp thu phí định kỳ, chậm nhất 10 ngày trước ngày thu phí cuối cùng theo quy định, SGDCK/VSD có trách nhiệm thông báo mức phí mà đối tượng liên quan phải nộp theo quy định để các người nộp phí xác nhận. Người nộp phí có trách nhiệm đối chiếu số liệu và thông báo cho SGDCK/VSD để có chỉnh sửa kịp thời trong trường hợp có sai sót.

5.2. Chậm nhất vào ngày thu phí cuối cùng theo quy định, người nộp phí có nghĩa vụ chuyển đủ số tiền phí phải nộp vào tài khoản của tổ chức thu phí theo thông báo của tổ chức thu phí.

5.3. Các SGDCK/VSD có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cho các đối tượng nộp phí thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 27/2010/TT-BTC ngày 26/2/2010 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, SGDCK/VSD và các đối tượng nộp phí báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước những vướng mắc để xử lý kịp thời.

5.4. Các SGDCK/VSD báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình thực hiện thu phí hàng quý (chi tiết theo mẫu báo cáo đính kèm) chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu quý sau./.

 

Mẫu báo cáo thu phí của các SGDCK và VSD

Tên đơn vị thu phí
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số:       /BC-Tên đơn vị

……., ngày......tháng......năm ......

 

BÁO CÁO THU PHÍ QUÝ ..... NĂM 200..

(Theo Quyết định số 306 /QĐ-UBCK ngày 18 / 5 /2010 của Chủ tịch UBCKNN về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 27/2010/TT-BTC ngày 26/2/2010 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam)

Đơn vị: 1000 đồng

STT

Loại phí

Người nộp phí

Số phí thu trong quý

Lũy kế từ đầu năm

Ghi chú

1

........

........

.......

.......

 

2

........

........

......

......

 

.......

.......

......

.......

......

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- Lãnh đạo UBCKNN;
-  Vụ PTTT;
-  Lưu:…….

TỔNG GIÁM ĐỐC