Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 307/QĐ-UB

Hải Dương, ngày 7 tháng 3 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

(VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21-6-1994;

- Căn cứ Thông tư số 07/LBTT ngày 24-4- 1995 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Ban Tổ chức cán bộ chính phủ hướng dẫn quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Quyết định số 852/TTG ngày 28- 12- 1995 của Thủ tướng Chính phủ.

- Căn cứ Thông báo số 01/TB-TU ngày 8- 1-1997 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về việc thành lập lại các Sở, ngành và đơn vị trực thuộc UBND tỉnh.

- Xét đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: - Nay quy định về chức nă ng nhiệm vụ, quyền hạn và tồ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương như sau:

1) Chức năng:

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Hải Dương, giúp UBND tỉnh quàn lý Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Chịu sự lãnh đạo toàn diện của UBND tỉnh và chịu sự chỉ đạo, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Thủy sản.

2- Nhiệm vụ và quyền hạn:

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

2.1- Trình UBND tỉnh các văn bản pháp quy (Quyết định, chỉ thị, v.v...) để thực hiện luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi thủy sản và phát triển nông thôn của Nhà nước và các Bộ ban hành. Ban hành các văn bản theo thẩm quyền về các lĩnh vực do Sở phụ trách.

2.2- Trình UBND tỉnh chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm trẽn địa bàn tỉnh và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sau khi được UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản phê duyệt về các lĩnh vực:

- Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản, thủy sản, phát triển ngành nghề nông thôn.

- Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản.

- Quản lý tài nguyên nước (trừ nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt), quản lý việc xây dựng, khai thác các công trình thủy lợi, nguồn nước nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trướng nông thôn thuộc trách nhiệm được giao.

- Quản lý Nhà nước các hoạt động dịch vụ nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.3- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.4- Là đầu mối phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện những nội dung liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.5- Thống nhất quản lý Nhà nước vệ công tác giống thực vật và động vật trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (kể cả sản xuất, lưu thông và xuất, nhập khẩu).

2.6- Tổ chức, chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

2.7- Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ thuộc các lĩnh vực do Sở phụ trách.

2.8- Tổ chức quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản chuyên ngành, chất lượng nông, lâm, thủy sản hàng hóa, an toàn lương thực, phòng chống bệnh động, thực vật, an toàn sử dụng các hóa chất trong sản xuất và bảo quản nông sản, thực phẩm... thuộc phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của Pháp luật.

2.9- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản do sở quản lý theo luật doanh nghiệp nhà nước và các quy định của UBND tỉnh phân cấp hoặc ủy quyển cho Sở quản lý.

2.10- Thực hiện công tác thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành.

2.11- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác thú y, công tác bảo vệ thực vật và kiểm dịch động, thực vật nội địa, công tác bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh .

2.12- Tổ chức và quản lý việc hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc Sở do UBND tỉnh giao.

2.13- Xây dựng quy hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ quản lý và kỹ thuật cho ngành trên địa bàn tỉnh.

2.14- Tổ chức, chỉ đạo công tác phân

bổ lao động nòng nghiệp và. dân cư nông thôn, điểu động dân cư đi xây dựng vùng kinh tế mới.

2.15- Quản lý việc cấp và thu hồi các giấy phép thuộc các lĩnh vực do Sở quản lý theo quyết định của Pháp luật.

2.16- Quản lý về tổ chức, công chức, viên chức và tài sản của Sờ theo Pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

2.17- Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác khi được UBND tỉnh giao.

3) Tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

3.1- Lãnh đạo Sở:

Lãnh đạo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 1 giám đốc, 3 phó giám đốc.

3.2- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ :

- Phòng hành chính, tổng hợp

- Phòng tổ chức cán bộ

- Phòng kế hoạch và đầu tư

- Phòng tài chính, kế toán

- Phòng trồng trọt, lâm nghiệp

- Phòng chăn nuôi, thủy sản

- Phòng chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Phòng chế biến nông - lâm - thủy sản và ngành nghề nông thôn

- Thanh tra sở.

3.3- Các tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành:

- Chi cục bảo vệ thực vật

- Chi cục thú y

- Chi cục quản lý nước và công trình thủy lợi.

- Chi cục kiểm lâm

- Chi cục vùng kinh tế mới

3.4- Các tổ chức sự nghiệp:

- Trung tâm khuyến nông

- Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

- Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Điển Nhi

- Trường cán bộ quản lý, kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 2: - Giao cho Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy xây dựng nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc, qui chế làm việc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bố trí cán bộ đảm bảo bộ máy tinh gọn, có hiệu quả; Xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 3: Các ông (bà) Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủ trưởng các sô, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

 

 

T/M UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Kiên