ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2017/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 18 tháng 10 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 11/2015/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2017. Quyết định số 2362/QĐ-UB ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành theo Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên đối với các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn (sau đây gọi chung là đề án) về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là Liên hiệp Hội), các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
1. Tư vấn là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền.
2. Phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra.
3. Giám định là hoạt động xác định tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của đề án hoặc một số vấn đề, một sự việc cụ thể.
Điều 3. Mục đích, yêu cầu của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Mục đích: Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội là hoạt động mang tính xã hội nhằm cung cấp cho các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội thêm cơ sở luận cứ khoa học, độc lập, khách quan trong việc đề xuất xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án.
2. Yêu cầu:
a) Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội phải thể hiện được tính chuyên môn cao, đảm bảo tính độc lập, khách quan, trung thực và có tính thuyết phục; có động cơ và thái độ xây dựng, thể hiện ý thức trách nhiệm của đội ngũ trí thức tham gia đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương. Các ý kiến phân tích, đánh giá, kiến nghị phải có nội dung xác đáng, rõ ràng, dựa trên các dữ liệu đã được kiểm chứng.
b) Sau khi được yêu cầu và thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp Hội phải đảm bảo tiến độ và thời gian thực hiện, không làm ảnh hưởng đến đơn vị được tư vấn, phản biện và giám định xã hội về tiến độ xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án.
c) Liên hiệp Hội phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm định đề án, gửi kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội đề án trước khi có tổ chức thẩm định.
Điều 4. Loại đề án lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Đề án cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội bao gồm: Đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án có quy mô, phạm vi ảnh hưởng lớn về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Đề án do các cơ quan Đảng, nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện, các tổ chức, đơn vị đặt hàng Liên hiệp Hội thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
3. Các đề án không quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Liên hiệp Hội đề xuất tư vấn, phản biện và giám định xã hội được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 5. Tính chất của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội là hoạt động độc lập, khách quan, không vì lợi nhuận, không là hoạt động nghề nghiệp. Hoạt động này là để thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức của tỉnh tham gia đóng góp trí tuệ vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động nhằm nâng cao năng lực của Liên hiệp Hội trong việc tham gia góp phần vào việc hoạch định chính sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội không thay thế công việc tư vấn, thẩm định, giám định của các cơ quan quản lý có thẩm quyền và các tổ chức tư vấn hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Các mức độ tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Cung cấp, chia sẻ thông tin tham khảo về nội dung hoặc phương pháp tiếp cận, nguồn tư liệu, nguồn chuyên gia hoặc các nguồn khác.
2. Phân tích, đánh giá, đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận hoặc kiến nghị hướng nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện hoặc bổ sung, sửa đổi từng phần hoặc toàn bộ một đề án đang được chuẩn bị hoặc đang được thực thi.
3. Phân tích, đánh giá, nghiên cứu toàn diện và đưa ra kiến nghị cụ thể về giải pháp hoặc phương án bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế từng phần hoặc toàn bộ đề án.
Điều 7. Hình thức thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội được thực hiện theo các hình thức sau:
1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
2. Tổ chức nghiên cứu các vấn đề phục vụ cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội dưới dạng đề tài hoặc đề án (gồm nhiều đề tài) tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
3. Tổ chức các diễn đàn khoa học và công nghệ.
4. Trực tiếp chủ trì hoặc tham gia vào các bước trong quá trình xây dựng chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức.
Điều 8. Nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Nội dung chính của tư vấn, phản biện và giám định xã hội:
a) Tính cấp thiết, cơ sở pháp lý, khoa học của đề án;
b) Những mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể;
c) Các thông tin trong nước, ngoài nước liên quan có so sánh đối chiếu;
d) Các nhiệm vụ và giải pháp;
e) Các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện;
g) Hiệu quả kinh tế xã hội;
h) Các tác động khác của đề án;
i) Dự báo các rủi ro (nếu có) và nguyên nhân;
k) Phân tích các yếu tố điều kiện (khách quan, chủ quan) tác động đến kết quả thực hiện đề án;
l) Đánh giá mức độ thành công, chưa thành công;
m) Xác định các nguyên nhân thành công, chưa thành công;
n) Kiến nghị, đề xuất.
2. Trường hợp Liên hiệp Hội chủ động đề xuất việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội thì phải xác định phạm vi và nội dung công việc cần thiết phải tư vấn, phản biện và giám định xã hội; đồng thời gửi đến các cơ quan, tổ chức có liên quan. Khi được các cơ quan, tổ chức chấp thuận, việc tổ chức thực hiện được tiến hành theo nội dung tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp các cơ quan, tổ chức không đặt yêu cầu hoặc không chấp thuận nhưng Liên hiệp Hội nhận thấy sự cần thiết phải thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội thì Liên hiệp Hội chủ động báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Thời gian thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội của tổ chức Liên hiệp Hội thực hiện theo hợp đồng và những quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Nội dung của báo cáo tư vấn, phản biện và giám định xã hội phải đảm bảo:
a) Tính khoa học, thực tiễn, độc lập, khách quan nhằm giúp cơ quan được tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thêm thông tin và căn cứ trong việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các đề án.
b) Đề xuất được những giải pháp, kiến nghị góp phần đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện.
Điều 10. Quy trình, thủ tục lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Đối với các đề án quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quy định này, các cơ quan chủ trì đề án lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội. Quy trình, thủ tục, thời gian gửi lấy ý kiến và thời hạn gửi báo cáo tư vấn, phản biện và giám định xã hội được thực hiện như việc lấy ý kiến tham gia và trả lời của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh.
2. Đối với các đề án quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này, việc lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội thực hiện theo yêu cầu của cơ quan đặt hàng.
3. Đối với các đề án quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quy định này, Liên hiệp Hội chủ động tổ chức tư vấn, phản biện và giám định xã hội và gửi kết quả tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 11. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Thực hiện theo Thông tư số 11/2015/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Điều 12. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tư liệu cần thiết, bảo đảm các điều kiện về thời gian, kinh phí và sử dụng cơ sở vật chất (trên cơ sở thỏa thuận trước) cho Liên hiệp Hội thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
2. Nghiên cứu, bổ sung những kiến nghị, đề xuất trong văn bản tư vấn, phản biện và giám định xã hội để hoàn thiện đề án; trả lời các ý kiến không tán thành.
Điều 13. Trách nhiệm của Liên hiệp Hội
1. Tập hợp các các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực trong và ngoài tỉnh để thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội đạt kết quả tốt.
2. Thực hiện đúng yêu cầu về nội dung, thời gian theo quy định tại Điều 9 Quy định này; có trách nhiệm tập hợp đầy đủ, chính xác, khách quan ý kiến của các chuyên gia vào báo cáo kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội gửi đến các cơ quan, tổ chức có liên quan; chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
3. Tổ chức hệ thống thông tin, phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phục vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong toàn Liên hiệp Hội; xây dựng cơ sở dữ liệu về các văn bản pháp quy, các chính sách, quy hoạch của tỉnh; cung cấp thông tin có trong cơ sở dữ liệu khi có yêu cầu.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia trong và ngoài hệ thống Liên hiệp Hội. Lựa chọn và giới thiệu các chuyên gia có đủ năng lực và trình độ cho từng đề án tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
5. Hỗ trợ việc đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho cán bộ, chuyên gia của các Hội thành viên.
6. Quản lý, bảo mật các hồ sơ, tư liệu của đề án được cung cấp theo quy định, hoàn trả các phương tiện kỹ thuật (nếu được giao sử dụng) sau khi kết thúc nhiệm vụ.
7. Hằng năm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính các đơn vị có liên quan xác định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh các đề án cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội để tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời lập kế hoạch nội dung và dự toán kinh phí đối với các đề án quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 4 Quy định này và đề án do cơ quan Đảng, Nhà nước của tỉnh đặt hàng gửi Sở Tài chính tổng hợp trong dự toán chi ngân sách địa phương để thực hiện.
8. Hằng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 14. Trách nhiệm của các tổ chức hội thành viên Liên hiệp Hội
1. Tổ chức thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội khi được Liên hiệp Hội phân công.
2. Lựa chọn và giới thiệu chuyên gia, cung cấp thông tin trong phạm vi khả năng của mình (khi được yêu cầu) để hỗ trợ công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội.
Điều 15. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan:
a) Phối hợp với Liên hiệp Hội trong việc xác định, đề xuất các đề án cần lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội;
b) Phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp Hội trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này và thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với đề án có liên quan.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên hiệp Hội, Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xác định các đề án cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội hàng năm hoặc đột xuất trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu công việc.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
a) Thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí theo quy định đối với các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội do tỉnh giao Liên hiệp Hội thực hiện;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí tư vấn, phản biện và giám định xã hội đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.
Liên hiệp Hội, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các các huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Liên hiệp Hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh
- 2 Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Nông
- 3 Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 16/2013/QĐ-UBND Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4 Quyết định 31/2017/QĐ-UBND quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nam Định
- 5 Quyết định 48/2017/QĐ-UBND quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum
- 6 Chỉ thị 15/CT-CTUBND năm 2017 tăng cường hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa
- 7 Quyết định 829/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Thông tư 11/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Quyết định 14/2014/QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 1 Quyết định 829/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn
- 2 Chỉ thị 15/CT-CTUBND năm 2017 tăng cường hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa
- 3 Quyết định 48/2017/QĐ-UBND quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum
- 4 Quyết định 31/2017/QĐ-UBND quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nam Định
- 5 Quyết định 01/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 16/2013/QĐ-UBND Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6 Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về quy định hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Nông
- 7 Quyết định 27/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Trà Vinh