- 1 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 3 Nghị định 12/2011/NĐ-CP về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong
- 4 Quyết định 40/2011/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 6 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC Hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định 40/2011/QĐ-TTg do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính ban hành
- 7 Nghị định 56/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước
- 8 Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9 Thông tư 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 10 Thông tư 18/2014/TT-BNV quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong thời kỳ đối với đơn vị chưa được xác định phiên hiệu do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 11 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- 12 Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- 13 Nghị định 112/2017/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975
- 14 Nghị định 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
- 15 Thông tư 11/2018/TT-BNV Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 16 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- 17 Luật Thanh niên 2020
- 18 Thông tư 4/2020/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ Nội vụ ban hành
- 19 Thông tư 7/2020/TT-BNV quy định chế độ báo cáo thống kê về thanh niên Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 20 Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 1 Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 2 Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 4 Thông tư 04/2021/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Nghị định 63/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 8 Nghị định 12/2011/NĐ-CP về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong
- 9 Quyết định 40/2011/QĐ-TTg quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 11 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC Hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với Thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định 40/2011/QĐ-TTg do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính ban hành
- 12 Nghị định 56/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước
- 13 Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 14 Thông tư 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 15 Thông tư 18/2014/TT-BNV quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong thời kỳ đối với đơn vị chưa được xác định phiên hiệu do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 16 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
- 17 Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo
- 18 Nghị định 112/2017/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975
- 19 Nghị định 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
- 20 Thông tư 11/2018/TT-BNV Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 21 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- 22 Luật Thanh niên 2020
- 23 Thông tư 4/2020/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ Nội vụ ban hành
- 24 Thông tư 7/2020/TT-BNV quy định chế độ báo cáo thống kê về thanh niên Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 25 Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA BỘ NỘI VỤ NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu Tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| BỘ TRƯỞNG |
THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA BỘ NỘI VỤ NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/QĐ-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
I. Mục đích
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành nội vụ.
II. Yêu cầu
1. Thực hiện đầy đủ nội dung Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ), Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;
2. Bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ, các tổ chức, cá nhân liên quan; kết hợp chặt chẽ giữa theo dõi tình hình thi hành pháp luật với xây dựng pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
3. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của từng đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện công việc được giao trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, tránh chồng chéo với các nội dung thanh tra, kiểm tra khác.
III. Phạm vi và đối tượng theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật có nội dung liên quan đến ngành nội vụ tại các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức.
Bộ Nội vụ có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức gửi báo cáo tình hình theo dõi thi hành pháp luật và thành lập Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra trực tiếp tình hình thi hành pháp luật tại Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức.
I. Triển khai các nhiệm vụ chung về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Vụ Pháp chế phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan phổ biến, quán triệt, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Kết quả thực hiện: Các hoạt động phổ biến, tập huấn được thực hiện.
2. Vụ Pháp chế tham mưu Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị kiểm tra tình hình thi hành pháp luật tại các Bộ, ngành, địa phương về lĩnh vực nội vụ. Cụ thể như sau:
a) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung công việc: Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ theo kế hoạch, được kết hợp chặt chẽ với công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực nội vụ.
- Kết quả thực hiện: Thông báo kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực nội vụ; văn bản xử lý kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật (nếu có).
b) Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung công việc: Thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực nội vụ.
- Kết quả thực hiện: Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực nội vụ.
c) Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung hoạt động: Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri; tiếp nhận, phân loại, trả lời phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ về lĩnh vực nội vụ.
3. Vụ Pháp chế là đầu mối tổng hợp, tham mưu Lãnh đạo Bộ theo dõi, đánh giá chung về tình hình thi hành pháp luật
- Nội dung thực hiện: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật thường xuyên, liên tục, toàn diện nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật; tổng hợp, xây dựng Báo cáo năm 2023 về tình hình thi hành pháp luật (đề cương báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp).
- Kết quả thực hiện: Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 của Bộ Nội vụ.
II. Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực quản lý nhà nước được giao
1. Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
a) Phạm vi và đối tượng theo dõi, kiểm tra: Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (gắn kết chặt chẽ với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo) tại 05 tỉnh: Hà Tĩnh, Hòa Bình, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre.
b) Nội dung theo dõi, kiểm tra và cách thức thực hiện công việc:
- Theo dõi, kiểm tra theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
- Các đối tượng được theo dõi, kiểm tra báo cáo việc thực hiện các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với những đối tượng được theo dõi, kiểm tra.
c) Thời gian dự kiến thực hiện: Từ tháng 4/2023 đến tháng 11/2023.
d) Đơn vị chủ trì: (Tại Phụ lục kèm theo).
đ) Đơn vị phối hợp: (Tại Phụ lục kèm theo).
e) Sản phẩm: Thông báo kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với các cơ quan, tổ chức được theo dõi, kiểm tra; Báo cáo tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng
a) Phạm vi và đối tượng theo dõi, kiểm tra: Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng tại 02 bộ: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ; 03 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thái Bình, TP. Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu.
b) Nội dung theo dõi, kiểm tra và cách thức thực hiện công việc:
- Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật nhằm đánh giá tình hình tổ chức và thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Các đối tượng được theo dõi, kiểm tra báo cáo việc thực hiện quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; thành lập Đoàn kiểm tra trực tiếp tại các bộ, địa phương được theo dõi, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
c) Thời gian dự kiến thực hiện: Quý I, Quý II, Quý III và Quý IV năm 2023.
d) Đơn vị chủ trì: (Tại Phụ lục kèm theo).
đ) Đơn vị phối hợp: (Tại Phụ lục kèm theo).
e) Sản phẩm: Thông báo kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị được theo dõi, kiểm tra; Báo cáo tình hình thi hành pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện
a) Phạm vi và đối tượng được theo dõi, kiểm tra: Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện năm 2023 tại 03 bộ, ngành gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 10 tỉnh gồm: Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp.
b) Nội dung theo dõi, kiểm tra và cách thức thực hiện công việc:
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức hoạt động và quản lý hội (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ); Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2014/TT-BNV ngày 16/4/2014); Thông tư số 04/2020/TT-BNV ngày 13/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ.
- Các bộ, ngành, địa phương, hội, quỹ được theo dõi, kiểm tra báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện; thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện tại các bộ, ngành, địa phương, hội, quỹ được theo dõi, kiểm tra.
c) Thời gian dự kiến thực hiện: Quý II, Quý III năm 2023.
d) Đơn vị chủ trì: (Tại Phụ lục kèm theo).
đ) Đơn vị phối hợp: (Tại Phụ lục kèm theo).
e) Sản phẩm đầu ra: Thông báo kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện đối với các bộ, ngành, địa phương, hội, quỹ được theo dõi, kiểm tra; Báo cáo tình hình thi hành pháp luật về việc việc chấp hành pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
4. Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ
a) Phạm vi và đối tượng theo dõi, kiểm tra: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ tại 04 bộ, ngành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 06 tỉnh, gồm: Hải Dương, Đồng Tháp, Thừa Thiên - Huế, Bến Tre, Quảng Nam, Thái Bình.
b) Nội dung theo dõi, kiểm tra và cách thức thực hiện công việc:
- Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật nhằm đánh giá tình hình tổ chức và thực hiện các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ; biên chế và đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ; tình hình thực hiện các nghiệp vụ thu thập, chỉnh lý, số hóa và bảo quản tài liệu lưu trữ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ về lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
- Các đối tượng được theo dõi, kiểm tra báo cáo việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ; thành lập Đoàn kiểm tra trực tiếp tại các bộ, địa phương được theo dõi, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ.
c) Thời gian dự kiến thực hiện: Từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2023.
d) Đơn vị chủ trì: (Tại Phụ lục kèm theo).
đ) Đơn vị phối hợp: (Tại Phụ lục kèm theo).
e) Sản phẩm: Thông báo kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị được theo dõi, kiểm tra; Báo cáo tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
5. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
a) Phạm vi và đối tượng theo dõi, kiểm tra: Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách tiền lương tại 08 bộ, ngành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch; 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, An Giang.
b) Nội dung theo dõi, kiểm tra và cách thức thực hiện công việc:
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách tiền lương được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; kiểm tra việc xếp lương thi nâng ngạch, chuyển ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức; kiểm tra việc xếp lương đối với người làm việc trong các doanh nghiệp được điều động, tiếp nhận, tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước.
- Các đối tượng được theo dõi, kiểm tra xây dựng và gửi báo cáo tình hình thực hiện chính sách tiền lương (báo cáo theo nội dung được yêu cầu và gửi cho đoàn kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị được theo dõi, kiểm tra); thành lập Đoàn kiểm tra trực tiếp tại các bộ, địa phương được theo dõi, kiểm tra về việc thực hiện chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
c) Thời gian dự kiến thực hiện: Quý I, Quý II, Quý III năm 2023.
d) Đơn vị chủ trì: (Tại Phụ lục kèm theo).
đ) Đơn vị phối hợp: (Tại Phụ lục kèm theo).
e) Sản phẩm: Thông báo kết luận kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về thực hiện chính sách tiền lương đối với các bộ, ngành, địa phương; Báo cáo tình hình thi hành pháp luật về chính sách tiền lương.
6. Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về thanh niên
a) Phạm vi và đối tượng theo dõi, kiểm tra: Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên tại 04 bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Y tế; 14 tỉnh gồm: Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Giang, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Dương, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Trà Vinh.
b) Nội dung theo dõi, kiểm tra và cách thức thực hiện công việc:
- Việc thực hiện Luật Thanh niên năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành; việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030; chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975 quy định tại Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ; chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến quy định tại Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 16/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính; các quy định tại Nghị định số 12/2011/NĐ-CP và Thông tư số 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 của Bộ Nội vụ; việc triển khai thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam quy định tại Thông tư số 11/2018/TT-BNV ngày 14/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thông tư số 07/2020/TT-BNV ngày 15/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê về thanh niên Việt Nam; việc triển khai thực hiện Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ về quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước; việc triển khai thực hiện Đề án 500 trí thức tình nguyện đối với các địa phương thực hiện Đề án; việc triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về thanh niên theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành và địa phương; công tác tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
- Các đối tượng được theo dõi, kiểm tra xây dựng và gửi báo cáo tình hình thực hiện các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; thành lập Đoàn kiểm tra trực tiếp tại các bộ, địa phương được theo dõi, kiểm tra về việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
c) Thời gian dự kiến thực hiện: Quý II, Quý III và Quý IV năm 2023.
d) Đơn vị chủ trì: (Tại Phụ lục kèm theo).
đ) Đơn vị phối hợp: (Tại Phụ lục kèm theo).
e) Sản phẩm: Thông báo kết luận kiểm tra tình hình thi hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên đối với các bộ, ngành, địa phương được theo dõi, kiểm tra; Báo cáo tình hình thi hành các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên.
7. Theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác của Bộ Nội vụ
Thực hiện theo kế hoạch, quyết định của cấp có thẩm quyền.
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
a) Phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực trọng tâm và chuyên đề tại Kế hoạch này;
b) Tham mưu Lãnh đạo Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này;
c) Chủ trì xây dựng Báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Nội vụ năm 2023 gửi Bộ Tư pháp tổng hợp.
2. Trách nhiệm của Văn phòng bộ
Thực hiện thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật tại Điểm c, Khoản 2, Mục I, Phần B của Kế hoạch, gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp vào Báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Nội vụ năm 2023 theo quy định.
3. Trách nhiệm của các đơn vị được giao chủ trì thực hiện theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực trong Kế hoạch
a) Xây dựng Kế hoạch chi tiết theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với từng chuyên đề, từng lĩnh vực được giao chủ trì thực hiện;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với chuyên đề, lĩnh vực được giao chủ trì thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ đề ra trong Kế hoạch;
c) Xây dựng Báo cáo theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật (tham gia ý kiến đối với Báo cáo chung và xây dựng Báo cáo đối với chuyên đề, lĩnh vực được giao chủ trì thực hiện) gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ và gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
d) Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ khi xây dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra hoặc thực hiện theo kế hoạch, quyết định của cấp có thẩm quyền gửi Vụ Pháp chế để theo dõi chung; gửi Vụ Pháp chế báo cáo kết quả triển khai thực hiện để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ và gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí hàng năm của các đơn vị. Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm dự toán kinh phí thực hiện theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của đơn vị mình.
2. Vụ Kế hoạch -Tài chính, Văn phòng Bộ bố trí đủ kinh phí, phương tiện để thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Nội vụ năm 2023./.
- 1 Quyết định 254/QĐ-BTP về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp năm 2023
- 2 Quyết định 226/QĐ-BGTVT về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành của Bộ Giao thông vận tải năm 2023
- 3 Quyết định 443/QĐ-BXD về Kế hoạch kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2023