Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3103/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 12 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 31/5/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế.

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1013/SCT-QLXNK ngày 30/6/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương Đề án “Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nghệ An đến năm 2025”

(Có đề cương Đề án chi tiết kèm theo)

Điều 2. 1. Giao Sở Công Thương tổ chức xây dựng Đề án, lấy ý kiến của các Sở, Ban, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan về nội dung Đề án; tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

2. Giao Sở Công Thương lập dự toán kinh phí xây dựng Đề án, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCX TT Lê Xuân Đại;
- PVP KT UBND tỉnh;
- Lưu VT, KT (Hòa).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Đại

 

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025

Phần I

THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

I. TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025

1. Tình hình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về Hội nhập Kinh tế Quốc tế

1.1. Về công tác tổ chức, lãnh đạo triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Về hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; huy động nguồn lực.

1.2.2. Công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đề án, kế hoạch

1.2.3. Xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường

2. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nghệ An trên các lĩnh vực cụ thể:

2.1. Công nghiệp

2.2. Thương mại hàng hóa và dịch vụ

2.3. Nông nghiệp và phát triển nông thôn

2.4. Kinh tế đối ngoại

2.4.1- Về xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất khẩu lao động

2.4.2- Về Viện trợ Phát triển Chính thức (QDA)

2.4.3- Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2.4.4- Về Viện trợ của Tổ chức Phi chính phủ nước ngoài (NGO).

2.5. Du lịch

2.6. Kết cấu hạ tầng

- Giao thông

- Hạ tầng đô thị và cấp thoát nước

- Hệ thống phân phối điện

- Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin

- Hạ tầng thương mại

- Hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm CN.

- Hệ thống thủy lợi

3. Đánh giá tổng quát kết quả Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007-2017

3.1. Kết quả đạt được

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2007 - 2017

- Đầu tư

- Xuất nhập khẩu

- Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

- Phát triển doanh nghiệp, doanh nhân.

3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân:

3.2.1 Hạn chế

3.2.2 Nguyên nhân

II. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, khách quan, mang tính phổ quát cho mọi nền kinh tế, lãnh thổ trong quá trình phát triển. Trải qua quá trình đổi mới với các yếu tố nội lực giữ vai trò quyết định cùng các nhân tố bên ngoài thông qua qua trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tiến trình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai các chủ trương, định hướng và giải pháp tổ chức thực hiện của Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế khi nước ta trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ năm 2007 đến nay, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng của tỉnh Nghệ An đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân qua các năm đạt khá; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể; kim ngạch và thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục tăng trưởng và mở rộng; mạng lưới phân phối hàng hóa, thị trường dịch vụ, lao động trở nên đa dạng; hoạt động hợp tác, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư không ngừng được quan tâm, tăng cường và đạt hiệu quả,....

Tuy nhiên những kết quả đạt được nêu trên chưa bền vững, ổn định do việc tổ chức thực hiện chưa được đặt trong tổng thể, thiếu tính đồng bộ và bố trí nguồn lực phù hợp; chưa tận dụng được các thời cơ, thuận lợi từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước mang lại

Để hội nhập thành công, góp phần hoàn thành mục tiêu "xây dựng Nghệ An trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020; là trung tâm về tài chính thương mại, du lịch, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ ” như Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đã đề ra, việc xây dựng và ban hành Đề án “Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nghệ An đến năm 2025” là cần thiết.

III. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới;

- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Nghị quyết số 06/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình HNKTQT, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

- Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới.

- Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

- Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 31/5/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế.

- Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình HNKTQT, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

- Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Quyết định số 6433/QĐ-BCT ngày 21/7/2014 của Bộ Công Thương về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 31/5/2014 của Chính phủ về Chương trình hành động hội nhập quốc tế.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII

- Các Quy hoạch, Kế hoạch và Đề án có liên quan.

Phần II

ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025

I. BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HNKTQT CỦA TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2025

1. Bối cảnh thế giới và khu vực

2. Tình hình trong nước

II. ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025

1. Quan điểm, mục tiêu:

1.1. Quan điểm

- Hội nhập kinh tế quốc tế được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác. Lấy hội nhập kinh tế quốc tế làm nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước mở rộng thị trường đi đôi với nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp; tranh thủ tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tri thức, công nghệ, kỹ năng quản trị và các nguồn lực quan trọng khác, đóng góp tích cực cho quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh Nghệ An đến năm 2025

- Đảm bảo đồng bộ giữa đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh, giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả quá trình thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

- Hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đa dạng về hình thức, phong phú về lĩnh vực với sự tham gia của nhiều chủ thể trên cơ sở khai thác tối đa các lợi thế, tiềm năng, hài hòa lợi ích các chủ thể có liên quan.

1.2. Mục tiêu

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, cải thiện năng lực cạnh tranh,... thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng.

- Đảm bảo sự thống nhất, gắn kết và tương tác lẫn nhau giữa hội nhập kinh tế quốc tế với các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Từng bước cải thiện cơ bản cơ chế phối hợp giữa các chủ thể tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Nghệ An đến năm 2025

2.1. Định hướng chung về hội nhập kinh tế quốc tế

2.2. Định hướng hội nhập trên một số lĩnh vực cụ thể

2.2.1 Công nghiệp

2.2.2 Thương mại

2.2.3 Nông nghiệp và phát triển nông thôn

2.2.4 Đầu tư

2.2.5 Du lịch

2.2.6 Kết cấu hạ tầng

3. Giải pháp thúc đẩy quá trình HNKTQT tỉnh Nghệ An đến năm 2025

3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật

3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm

3.4. Tập trung phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

3.5. Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

3.6. Bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

3.7. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá

3.8. Củng cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Lộ trình thực hiện Đề án

2. Kinh phí thực hiện Đề án

II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Công Thương

2. Sở Tư Pháp

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

4. Sở Du lịch

5. Sở Ngoại vụ

6. Sở Nông nghiệp và PTNN

7. Sở Tài Chính

8. Sở Giao thông vận tải

9. Sở Xây dựng

10. Sở Tài Nguyên và Môi trường

11. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam

12. Trung tâm hỗ trợ và xúc tiến đầu tư tỉnh

13. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh khác có liên quan

14. UBND các huyện, thành phố, thị xã

15. Các hội doanh nghiệp và doanh nghiệp