- 1 Quyết định 216/QĐ-UBND năm 2020 về sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang
- 2 Quyết định 1556/QĐ-UBND năm 2021 về tổ chức lại tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn
- 3 Quyết định 38/2022/QĐ-UBND về tổ chức lại các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3110/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 19 tháng 9 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết đinh số 4667/QĐ-UBND ngày 21/11/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý, giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1721/SNV-TCBC ngày 09/8/2022 và Công văn số 1985/SNV-TCBC ngày 12/9/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với các nội dung chính như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Chủ trương của Đảng:
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chương trình số 13-CTr/TU ngày 16/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ.
- Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 07/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Kế hoạch số 102-KH/TU ngày 23/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
1.2. Quy định của Nhà nước:
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
- Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.
- Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
- Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định số 2855/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số 4667/QĐ-UBND ngày 21/11/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý, giai đoạn 2021 - 2025.
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án
2.1. Thực trạng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
2.1.1. Phân loại đơn vị theo mức độ tự chủ về tài chính:
a) Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên:
- Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai.
- Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (trực thuộc Chi cục Thủy sản).
- Đoàn Quy hoạch và thiết kế Thủy lợi.
b) Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên:
- Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
- Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.
- Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
- Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân.
- Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn.
- Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm sản và thủy sản (trực thuộc Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản).
- Ban Quản lý cảng cá Lạch Bạng.
- Ban Quản lý cảng cá Lạch Hới.
- Ban Quản lý cảng cá Hòa Lộc.
c) Đơn vị do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Trung tâm Khuyến nông.
2.1.2. Tổ chức bên trong và số lượng cấp phó:
a) Số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương:
Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 46 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; 04 trung tâm; 12 chi nhánh cấp nước và 55 trạm trực thuộc, cụ thể như sau:
- Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai: Có 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng Quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; Phòng Quản lý Quỹ phòng chống thiên tai; Phòng Hành chính - Tổng hợp.
- Trung tâm Đăng kiểm tàu cá: Có 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Đăng kiểm tàu cá.
- Đoàn Quy hoạch và thiết kế Thủy lợi: Có 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Thiết kế; Phòng Quy hoạch - Kế hoạch; Phòng Khảo sát địa hình.
- Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên: Có 03 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế; 01 Trung tâm bảo tồn, phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng; 01 Hạt Kiểm lâm.
- Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu: Có 03 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế; 01 Trung tâm bảo tồn, phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng; 01 Hạt Kiểm lâm.
- Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: Có 03 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế; 01 Trung tâm bảo tồn, phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng; 01 Hạt Kiểm lâm.
- Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En: Có 03 Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế; 01 Trung tâm bảo tồn, phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng; 01 Hạt Kiểm lâm.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng: Có 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Bảo vệ rừng và 04 Trạm Quản lý bảo vệ rừng.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn: Có 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Bảo vệ rừng và 07 Trạm Quản lý bảo vệ rừng.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh: Có 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Bảo vệ rừng; 01 Xưởng chế biến lâm sản và 05 Trạm Quản lý bảo vệ rừng.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân: Có 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Bảo vệ rừng và 06 Trạm Quản lý bảo vệ rừng.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn: Có 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Bảo vệ rừng và 06 Trạm Quản lý bảo vệ rừng.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh: Có 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Bảo vệ rừng và 12 Trạm Quản lý bảo vệ rừng.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Muờng Lát: Có 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Bảo vệ rừng và 03 Trạm Quản lý bảo vệ rừng.
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành: Có 02 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Bảo vệ rừng và 10 Trạm Quản lý bảo vệ rừng.
- Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn: Có 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật; Phòng Quản lý dự án; 01 Trạm Tư vấn dịch vụ và chuyển giao công nghệ và 12 chi nhánh cấp nước tại 9 huyện trong tỉnh.
- Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông lâm sản và thủy sản: Có 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Kiểm nghiệm chất lượng; Phòng Chứng nhận chất lượng.
- Ban Quản lý cảng cá Lạch Bạng: Không có phòng trực thuộc.
- Ban Quản lý cảng cá Lạch Hới: Không có phòng trực thuộc.
- Ban Quản lý cảng cá Hòa Lộc: Không có phòng trực thuộc.
- Trung tâm Khuyến nông: Có 06 phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Thông tin tuyên truyền và đào tạo; Phòng Khuyến nông Trồng trọt; Phòng Khuyến nông chăn nuôi; Phòng Khuyến lâm; Phòng Khuyến ngư.
b) Số lượng cấp phó:
- Số lượng cấp phó đơn vị sự nghiệp: 26.
- Số lượng cấp phó phòng, trạm, trung tâm, chi nhánh cấp nước thuộc đơn vị sự nghiệp: 30.
2.1.3. Nhân lực làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập:
Tổng số người làm việc (biên chế sự nghiệp) trong các đơn vị sự nghiệp công lập được UBND tỉnh giao năm 2022 là: 344 người làm việc; số lượng người làm việc hiện có (tính đến ngày 01/9/2022) là 333 người.
2.2. Sự cần thiết xây dựng đề án:
Các tổ chức bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa bảo đảm quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về tiêu chí số lượng người làm việc tối thiểu. Vì vậy, việc rà soát và xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cần thiết và phù hợp với chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1.1. Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối, giảm cấp phó; hoạt động hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật.
1.2. Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức bên trong của đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ; quy định của pháp luật chuyên ngành.
1.3. Quá trình sắp xếp, tổ chức lại không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2.1. Quy định việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thuộc các Chi cục thuộc sở; các tổ chức bên trong của các đơn vị.
2.2. Tổ chức bên trong thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: Phòng, trung tâm, trạm và tương đương.
III. NỘI DUNG SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI
1. Sáp nhập Đoàn Quy hoạch và Thiết kế thủy lợi và Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thành Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm 100% kinh phí chi thường xuyên từ năm 2024.
2. Sáp nhập Ban Quản lý cảng cá Lạch Hới, Ban Quản lý cảng cá Lạch Bạng và Ban Quản lý cảng cá Hòa Lộc thành Ban Quản lý cảng cá Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
3. Sắp xếp lại tổ chức bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: (1) Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai (giảm 01 phòng); (2) Đoàn Quy hoạch và thiết kế Thủy lợi (giảm 02 phòng); (3) Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (giảm 01 phòng); (4) Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (giảm 01 phòng); (5) Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (giảm 01 phòng); (6) Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En (giảm 01 phòng); (7) Trung tâm Khuyến nông (giảm 02 phòng); (8) Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng (giảm 01 trạm); (9) Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn (giảm 01 trạm); (10) Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh (giảm 05 trạm); (11) Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát (giảm 01 trạm); (12) Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành (giảm 01 trạm).
4. Kiện toàn cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của 05 Ban Quản lý rừng phòng hộ: Nghi Sơn, Thạch Thành, Sông Chàng, Mường Lát và Lang Chánh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.1. Xây dựng dự thảo các Quyết định của UBND tỉnh về việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của các đơn vị, gồm: (1) Ban Quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai; (2) Đoàn Quy hoạch và thiết kế Thủy lợi; (3) Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên; (4) Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu; (5) Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; (6) Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En; (7) Trung tâm Khuyến nông; (8) Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng; (9) Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn; (10) Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh; (11) Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát; (12) Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành, gửi Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh.
Thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2022.
1.2. Xây dựng Phương án kiện toàn cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của 05 Ban Quản lý rừng phòng hộ: Nghi Sơn, Thạch Thành, Sông Chàng, Mường Lát và Lang Chánh, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2022.
1.3. Xây dựng Đề án thành lập Ban Quản lý cảng cá Thanh Hóa trên cơ sở sáp nhập Ban Quản lý cảng cá Lạch Hới, Ban Quản lý cảng cá Lạch Bạng và Ban Quản lý cảng cá Hòa Lộc, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2022.
1.4. Xây dựng Đề án sáp nhập Đoàn Quy hoạch và Thiết kế thủy lợi và Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thành Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Thời gian hoàn thành trước ngày 30/6/2023.
1.5. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng Phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị, sắp xếp cấp phó, lộ trình giải quyết cấp phó dôi dư, bảo đảm thực hiện theo quy định.
2.1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các đơn vị liên quan, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định này.
2.2. Thẩm định, tham mưu trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các quyết định về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị được sắp xếp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 216/QĐ-UBND năm 2020 về sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang
- 2 Quyết định 1556/QĐ-UBND năm 2021 về tổ chức lại tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn
- 3 Quyết định 38/2022/QĐ-UBND về tổ chức lại các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp thuộc và trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế