Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3123/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 22 tháng 07 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 58/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài Chính về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê;

Căn cứ Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 266/BC-SNN.KHTC ngày 03/7/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Triển khai nhiệm vụ thu thập số liệu thống kê nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. CHỦ TRƯƠNG VÀ CÁC CĂN CỨ

1. Những căn cứ:

- Căn cứ Chỉ thị số 08/2005/CT-BTS ngày 25/8/2005 của Bộ Thủy sản về việc triển khai hoạt động thu mẫu thống kê các số liệu nghề cá cơ bản.

- Căn cứ Công văn số 286/BNN-KTBVNL ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc chỉ đạo thực hiện chương trình thu thập số liệu nghề khai thác hải sản.

- Căn cứ Công văn số 3258/BNN-KTBVNL ngày 08 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chỉ đạo thực hiện công tác rà soát, thống kê, quản lý số liệu tàu thuyền và sản lượng khai thác.

- Căn cứ Thông tư 58/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài Chính về Quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

- Căn cứ Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND ngày 05/1/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tổ chức lại, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An.

- Căn cứ Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2015.

2. Tên Đề án: Triển khai nhiệm vụ thu thập số liệu thống kê nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

3. Cơ quan chuyên quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An.

4. Cơ quan lập Đề án: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An.

II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

1. Thực trạng nhiệm vụ thu thập số liệu thống kê nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015.

1.1. Kết quả thực hiện giai đoạn 2010 - 2015 (theo Quyết định số 6928/QĐ-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh).

* Điều tra cường lực khai thác:

Theo số liệu thống kê cho thấy, trong những năm qua, khai thác thủy sản của tỉnh Nghệ An đã phát triển nhanh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo.

- Năm 2010, toàn tỉnh ta có 4.321 tàu khai thác hải sản với tổng công suất máy 239.236 CV, sản lượng khai thác đạt 56.138 tấn;

- Năm 2014, số tàu cá toàn tỉnh có 3.968 chiếc, giảm 353 tàu so với năm 2010, tổng công suất máy 443.764 CV, tăng 1,85 lần so với năm 2010, sản lượng khai thác đạt 105.653 tấn, tăng 1,88 lần so với năm 2010.

Điều này cho thấy, khi cường lực khai thác tăng (Công suất, thời gian, ngư cụ), năng suất đánh bắt tăng, có nghĩa ngư dân đã đánh bắt tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ (<20 CV) chiếm 40% trong tổng số tàu thuyền tham gia khai thác nên đã gây tình trạng dư thừa năng lực khai thác vùng biển ven bờ. Vấn đề đặt ra là phải sắp xếp cơ cấu nghề nghiệp một cách hợp lý, khai thác nghề gì và khai thác ở vùng biển nào để đảm bảo cân bằng giữa năng lực khai thác và khả năng nguồn lợi hiện có một cách bền vững.

* Điều tra sản lượng khai thác:

Điều tra sản lượng khai thác là điều tra mẫu để ước tính sản lượng trên một đơn vị cường lực khai thác. Tổng thể điều tra là tập hợp tất cả các lần sản phẩm khai thác được của tất cả các tàu cá tại địa phương trong một tháng. Cuộc điều tra này được tiến hành tại các điểm lên cá như: Cảng cá, bến cá, hay các nơi tàu thuyền khai thác thường đưa cá lên bờ.

Từ các số liệu khảo sát, điều tra; sản lượng khai thác hải sản từ năm 2010-2014 được tổng hợp theo Bảng 1.

Bảng 1: Tổng hợp sản lượng khai thác hải sản qua các năm 2010-2014

TT

Nội dung

Huyện/thị

ĐVT

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

Sản lượng khai thác

Tổng

Tấn

56.138

81.482

73.262

103.070

105.653

Quỳnh Lưu

Tấn

27.663

53.060

40.947

61.521

45.155

Diễn Châu

Tấn

17.067

17.897

21.478

28.586

28.531

Nghi Lộc

Tấn

4.512

3.629

3.805

4.043

4.178

Cửa Lò

Tấn

6.896

6.896

7.032

8.920

8.325

Hoàng Mai

Tấn

 

 

 

 

19.464

1.1.

Tổng

Tấn

45.025

69.974

59.266

80.570

82.618

Quỳnh Lưu

Tấn

23.596

48.865

36.210

52.258

39.335

Diễn Châu

Tấn

13.087

14.028

15.814

19.789

19.576

Nghi Lộc

Tấn

3.760

2.956

3.025

3.296

3421

Cửa Lò

Tấn

4.582

4.125

4.217

5.227

4563

Hoàng Mai

Tấn

 

 

 

 

15723

1.2

Tôm

Tổng

Tấn

1.212

1.341

1.201

2.000

2.002

Quỳnh Lưu

Tấn

334

289

342

825

512

Diễn Châu

Tấn

456

584

428

656

667

Nghi Lộc

Tấn

143

128

141

153

143

Cửa Lò

Tấn

279

340

290

366

322

Hoàng Mai

Tấn

 

 

 

 

358

1.3

Mực

Tổng

Tấn

4.837

4.834

5.453

7.300

7.595

Quỳnh Lưu

Tấn

2.721

2.794

3.176

5.110

3202

Diễn Châu

Tấn

982

825

987

926

942

Nghi Lộc

Tấn

285

252

312

305

312

Cửa Lò

Tấn

849

963

978

959

1002

Hoàng Mai

Tấn

 

 

 

 

2137

1.4.

Hải sản khác

Tổng

Tấn

5.064

5.333

7.342

13.200

13.438

Quỳnh Lưu

Tấn

1.012

1.112

1.219

3.328

2.106

Diễn Châu

Tấn

2.542

2.460

4.249

7.215

7.346

Nghi Lộc

Tấn

324

293

327

289

302

Cửa Lò

Tấn

1.186

1.468

1.547

2.368

2.438

Hoàng Mai

Tấn

 

 

 

 

1.246

 

Bảng 2: Tổng sản lượng khai thác thủy sản nội đồng qua các năm 2010 - 2014

TT

Huyện/thị

ĐVT

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1

TP Vinh

Tấn

96

101

106

92

110

2

TX Cửa Lò

Tấn

20

26

34

38

41

3

TX Thái Hòa

Tấn

18

21

21

24

22

4

Huyện Diễn Châu

Tấn

260

267

263

270

310

5

Hiện Yên Thành

Tấn

576

615

622

614

726

6

Huyện Quỳnh Lưu

Tấn

241

286

312

321

341

7

Huyện Nghi Lộc

Tấn

125

151

165

171

166

8

Huyện Hưng Nguyên

Tấn

403

512

524

485

511

9

Huyện Nam Đàn

Tấn

588

608

627

628

701

10

Huyện Đô Lương

Tấn

154

169

171

182

178

11

Huyện Thanh Chương

Tấn

102

116

125

132

137

12

Huyện Anh Sơn

Tấn

75

81

87

88

85

13

Huyện Nghĩa Đàn

Tấn

21

23

21

25

32

14

Huyện Tân Kỳ

Tấn

94

102

110

108

141

15

Huyện Quỳ Châu

Tấn

130

148

151

158

153

16

Huyện Quỳ Hợp

Tấn

38

46

52

53

48

17

Huyện Quế Phong

Tấn

108

114

120

97

108

18

Huyện Con Cuông

Tấn

28

31

34

40

38

19

Huyện Tương Dương

Tấn

59

68

70

73

71

20

Huyện Kỳ Sơn

Tấn

18

21

20

23

25

21

TX Hoàng Mai

Tấn

 

 

 

71

161

Tổng cộng

Tấn

3.154

3.506

3.635

3.693

4.105

* Điều tra về số lượng và hiệu quả nghề khai thác:

Qua quá trình điều tra về số lượng và hiệu quả nghề khai thác có những đánh giá chung về các đội tàu khai thác chính trong toàn tỉnh như sau:

- Đội tàu chụp 04 tăng gông:

Chụp 04 tăng gông là một nghề tập trung chủ yếu tại huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai với công suất > 90 cv, xu thể hiện nay ngư dân đầu tư tàu chủ yếu tập trung ở dải công suất ≥ 400 cv. Trung bình trong tháng đội tàu này hoạt động từ 18 - 20 ngày, thời gian mỗi chuyến biển thường kéo dài từ 7 - 12 ngày, hoạt động với 9 - 10 lao động. Đối tượng khai thác chính của đội tàu này chủ yếu là các loài cá nổi, mực.

Kết quả từ điều tra thu thập cho thấy sản lượng bình quân chuyển biến trong tháng của đội tàu này khá ổn định. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

90 - 400 CV

5.400

2.800

2.600

2

≥ 400 CV

5.850

3.000

2.850

- Đội tàu câu tay kết hợp chụp 2 tăng gông:

Đội tàu câu tay kết hợp chụp 2 tăng gông tập trung chủ yếu ở huyện Quỳnh Lưu, hoạt động ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Mỗi tháng, đội tàu này thường hoạt động một chuyến từ 11 - 18 ngày, và thường có 6 - 7 lao động trên tàu. Mực ống, cá hố là đối tượng khai thác chủ yếu của đội tàu này và luôn chiếm trên 90% sản lượng khai thác của đội tàu.

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung bình theo ngày của đội tàu được thể hiện ở Bảng 4.

Bảng 4: Doanh thu, chi phí lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

50 - 90 CV

2.450

1.450

1.000

2

90 - 250 CV

3.150

1.520

1.630

3

250 - 400 CV

4.500

2.500

2.000

- Đội tàu vây:

Đối tượng khai thác của đội tàu này chủ yếu là nhóm cá nổi, tập trung hầu hết ở huyện Quỳnh Lưu. Ngư trường khai thác trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ và nam Vịnh Bắc Bộ, tại các vùng nước sâu từ 40 - 60m. Mỗi chuyến biển thường kéo dài trung bình khoảng từ 6 - 9 ngày. Trung bình mỗi tháng, đội tàu này thường hoạt động trong khoảng từ 18 - 20 ngày, số lao động thường 13 - 15 người/tàu.

Đội tàu vây là một trong những đội tàu cho sản lượng và doanh thu cao, tương đối ổn định so với các nghề khác trong tỉnh, hiện nay nhiều ngư dân trong tỉnh đang cố gắng đầu tư, chuyển đổi nghề để nâng cao thu nhập. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 5.

Bảng 5: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

90 - 250 CV

15.200

6.400

8.800

2

250 - 400 CV

16.600

7.200

9.400

3

≥ 400 CV

16.800

8.100

8.700

- Đội tàu giã đôi:

Đội tàu giã xa bờ tập trung chủ yếu ở thị xã Cửa Lò và huyện Diễn Châu, thường hoạt động vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Trung bình mỗi tháng hoạt động từ 16 - 20 ngày, mỗi chuyến biển thường 7 - 8 ngày. Số lao động thường là từ 6 - 7 người, phổ biến nhất là mức 6 người. Đối tượng khai thác chủ yếu của đội làu này là cá, mực, cá xô, cá tạp ... và cá có giá trị xuất khẩu. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 6.

Bảng 6: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

> 90 CV

9.900

7.000

2.900

- Đội tàu rê thu, ngừ:

Đối tượng khai thác là nhóm cá thu, cá ngừ có giá trị kinh tế cao. Ngư trường khai thác chủ yếu trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Mỗi chuyến biển thường kéo dài trung bình khoảng từ 7 - 10 ngày. Trung bình mỗi tháng hoạt động từ 16 - 18 ngày, Lao động bình quân từ 6 - 7 lao động/tàu. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 7.

Bảng 7: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

90 - 250 CV

3.917

1.000

2.917

2

250 - 400 CV

4.672

1.681

2.991

- Đội tàu rê trôi:

Đối tượng khai thác là nhóm cá nổi. Ngư trường khai thác chủ yếu trong vùng biển ven bờ Thanh Hóa - Hà Tĩnh. Mỗi chuyến biển thường hoạt động trong ngày hay kéo dài khoảng từ 4 - 6 ngày. Trung bình mỗi tháng, thường hoạt động trong khoảng từ 16 - 18 ngày. Số lao động trên tàu ổn định qua các năm, thường phổ biến nhất ở mức 3 lao động/tàu.

Nghề lưới rê trôi phù hợp với nghề cá quy mô nhỏ, kinh phí đầu tư thấp, ổn định sinh kế.... Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 8.

Bảng 8: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

20 - 50 CV

2.500

763

1.737

2

50 - 90 CV

3.875

900

2.975

- Đội tàu rê trôi đáy (rê Quét):

Đối tượng khai thác chủ yếu là nhóm cá đáy như cá Lượng, cá Mối, cá Thừng, cá Lượng Rìu.... Hoạt động khai thác xa bờ là chủ yếu, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Mỗi chuyến biển thường kéo dài trung bình khoảng từ 7 - 10 ngày. Trung bình mỗi tháng, thường hoạt động trong khoảng từ 16 - 18 ngày, mức 7 lao động/tàu. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 9.

Bảng 9: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

90 - 250 CV

3.910

1.832

2.078

2

250 - 400 CV

4.547

1.842

2.705

- Đội tàu rê đáy:

Đối tượng khai thác chủ yếu là nhóm cá đáy và nhóm giáp xác. Ngư trường khai thác vùng biển ven bờ. Chuyến biển thông thường là 01 ngày, số ngày hoạt động trong tháng 12 - 18 ngày, phổ biến 02 lao động/tàu. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 10.

Bảng 10: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

20 - 90 CV

732

176

556

- Đội tàu giã đôi 20 - 48CV:

Đội tàu giã đôi 20 - 48 CV tập trung ở huyện Diễn Châu, thường hoạt động vùng ven bờ tỉnh Nghệ An và một số tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Trung bình mỗi tháng đội tàu này hoạt động từ 16 - 20 ngày, mỗi chuyến biển thường đi trong ngày hoặc 4 - 5 ngày. Số lao động trong mỗi chuyến biển thường là từ 3 - 4 người. Đối tượng khai thác chủ yếu của đội tàu này là tôm, cá Đù, cá Xóc, cá tạp, Mực, Ghẹ,... Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 11.

Bảng 11: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

20 - 90 CV

3.320

2.200

1.120

- Đội tàu giã đơn:

Đội tàu giã đơn có công suất máy thường từ 20 - 90 CV tập trung chủ yếu ở huyện Diễn Châu, khai thác chủ yếu các loại tôm, moi, ốc, thường hoạt động vùng ven bờ tỉnh Nghệ An và một số tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Trung bình mỗi tháng đội tàu này hoạt động từ 16 - 18 ngày, mỗi chuyến biển thường đi trong 3 - 4 ngày. Số lao động trong mỗi chuyến biển là từ 3 - 5 người, phổ biến nhất là 4 người. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 12.

Bảng 12: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

20 - 90 CV

1.722

872

850

- Đội tàu xăm:

Đối tượng khai thác chủ yếu là moi và nhóm cá nổi nhỏ như cá cơm.... hoạt động khai thác ven bờ. Mỗi chuyến biển thường kéo dài trung bình khoảng từ 1 - 2 ngày. Trung bình mỗi tháng, thường hoạt động trong khoảng từ 12 - 18 ngày, lao động trên tàu dao động mức 10 - 12 lao động/tàu. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo ngày được thể hiện ở Bảng 13.

Bảng 13: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận ngày

ĐVT: 1000 Đồng

TT

Đội tàu

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận

1

< 20 CV

2.200

400

1.800

2

50 - 90 CV

3.463

1.150

2.313

3

90 - 400 CV

3.775

2.105

1.670

1.2. Đánh giá chung

a) Ưu điểm:

Thực hiện nhiệm vụ thống kê sản lượng nghề khai thác thủy sản thường xuyên sẽ giúp cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An nắm được hiện trạng và xu hướng biến động của các đối tượng thủy sản quan trọng, chất lượng nguồn lợi và hệ sinh thái biển; biến động về năng suất, cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản; làm cơ sở để xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề cá một cách hiệu quả và bền vững.

Qua 5 năm thực hiện Đề án, tuy số liệu còn hạn chế nhưng Đề án cũng đã góp phần đáp ứng được các vấn đề của quản lý nghề cá đặt ra như:

(1) Đánh giá mức độ bền vững của nghề cá.

(2) Triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở chế biến, dịch vụ nghề cá.

(3) Điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp phù hợp khả năng nguồn lợi từng vùng.

(4) Đào tạo nguồn nhân lực.

(5) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phục hồi, tái tạo những loài thủy sản cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng.

(6) Cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch quản lý vùng biển ven bờ thuộc quyền quản lý của tỉnh và xác định số lượng tàu của tỉnh được phép tham gia khai thác tại vùng biển xa bờ.

(7) Thòng qua số liệu Đề án đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành các chính sách quản lý và phát triển nghề cá bền vững:

- Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi nghề khai thác thủy sản từ vùng lộng sang vùng khơi đến năm 2020;

- Quyết định số 1998/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 2782/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 9/01/2015 về việc Ban hành Quy định quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

- Chỉ thị số 31 ngày 05/11/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An;

- Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Tăng cường quản lý tàu cá khai thác thủy sản bằng nghề lưới Kéo trên vùng biển thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An.

b) Tồn tại:

- Việc triển khai công tác thống kê hoạt động độc lập và giải quyết vấn đề mang tính tức thời, không liên tục, chưa có sự liên kết các vấn đề về nguồn lợi - khai thác và kinh tế xã hội, dẫn đến nguồn số liệu khó khai thác sử dụng, hạn chế thông tin tổng hợp phục vụ công tác dự báo, tư vấn cho việc ra quyết định trong công tác quản lý và giải quyết bài toán tổng thể.

- Các chỉ số tổng sản lượng khai thác chỉ được phân thành các nhóm cá, tôm và mực, không phân theo loài và nhóm loài khai thác, không theo các đội tàu nghề khai thác, đặc biệt là không thể hiện được những thông tin liên quan đến các hoạt động khai thác. Chính vì vậy, nguồn số liệu này chưa đủ cơ sở để tính toán phân tích sâu, phục vụ việc xây dựng quy hoạch, dự báo và quản lý nghề cá bền vững.

- Phần mềm CSDL Vnfishbase hiện tại đang trong thời gian khắc phục và hoàn thiện nên công tác nhập số liệu còn gặp nhiều khó khăn. Số liệu chủ yếu được xử lý trên Microsoft Excel nên còn mất nhiều thời gian cho việc nhập dữ liệu cũng như chiết xuất ra các báo cáo.

- Bên cạnh đó, nguồn kinh phí của UBND tỉnh cấp trong 05 năm thực hiện Đề án (giai đoạn 2010-2015) không đủ như Dự toán đã được phê duyệt (200.000.000 đồng/năm) nên công tác thu thập cũng như xử lý số liệu chưa được thường xuyên, liên tục. Do đó, chưa thể phân tích, đánh giá được hiện trạng cũng như xu thế biến động của nghề khai thác. Cụ thể, kinh phí UBND tỉnh cấp để thực hiện Đề án cho từng năm như sau:

+ Năm 2010 là: 95.000.000 đồng (Chín mươi lăm triệu đồng chẵn);

+ Năm 2011 là: 82.000.000 đồng (Tám mươi hai triệu đồng chẵn);

+ Năm 2012 là: 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng chẵn);

+ Năm 2013 là: 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng chẵn);

+ Năm 2014 là: 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng chẵn).

c) Nguyên nhân:

- Do nguồn kinh phí cấp cho hằng năm không đủ theo dự toán được duyệt nên công tác thống kê không được thường xuyên, liên tục.

- Trong giai đoạn thực hiện Đề án thì phần mềm CSDL Vnfishbase chưa được đưa vào hoạt động được nên số liệu cũng như các báo cáo đang còn gặp nhiều khó khăn.

2. Mục tiêu, nội dung và các giải pháp thực hiện.

2.1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực quản lý và phát triển ngành khai thác hải sản Nghệ An hiệu quả và bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể

- Thiết lập và triển khai hệ thống thu thập số liệu thống kê khai thác hải sản tỉnh Nghệ An phù hợp với kế hoạch chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cung cấp số liệu thống kê tổng hợp của nghề khai thác, đánh bắt hải sản cho các cơ quan quản lý.

- Đánh giá nghề cá phục vụ việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề cá hiệu quả và bền vững ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

2.2. Nội dung

a) Nội dung 1: Thiết lập hệ thống thu thập số liệu nghề cá

* Xây dựng văn bản điều hành:

Căn cứ vào các văn bản qui phạm có liên quan ở cấp trên, xây dựng văn bản cụ thể hóa ở cấp địa phương nhằm hướng tới xây dựng một hệ thống thống kê chuyên ngành nghề khai thác hải sản và duy trì hệ thống đó theo hướng bền vững.

* Củng cố và Xây dựng tổ chức hệ thống thu thập:

Căn cứ vào cơ cấu và tập quán của các đội tàu khai thác ở địa phương, xây dựng hệ thống thu thập số liệu cho phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương cụ thể nhưng phải gọn nhẹ, hiệu quả và có thể duy trì bền vững.

* Biện pháp thực hiện:

- Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An sẽ thành lập tổ công tác phụ trách hoạt động giám sát hoạt động khai thác của địa phương có chức năng và nhiệm vụ riêng do Chi cục trưởng quyết định. Tổ công tác sẽ rà soát tất cả văn bản qui phạm và công văn có liên quan hiện hành để soạn thảo văn bản riêng nhằm cụ thể hóa công tác giám sát hoạt động khai thác hải sản ở địa phương.

- Thiết lập mạng lưới thu thập số liệu tại các cảng cá, bến cá và các địa phương có nghề khai thác hải sản trong toàn tỉnh. Phân công các tổ/nhóm/cá nhân điều hành, quản lý hoạt động thu thập, xử lý, phân tích số liệu và xây dựng báo cáo theo yêu cầu quản lý nghề cá của tỉnh.

- Cán bộ thu thập số liệu tại hiện trường: Bao gồm cán bộ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cán bộ quản lý thủy sản hoặc cán bộ có chuyên môn tương đương làm việc tại các huyện, thành, thị, cán bộ quản lý nghề cá tại các xã, phường ven biển.

- Cán bộ quản lý và tổng hợp: Cán bộ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Khai thác thủy sản hoặc tương đương.

- Nhiệm vụ: Thu thập số liệu, xử lý số liệu điều tra, nhập số liệu vào cơ sở dữ liệu đảm bảo chất lượng số liệu điều tra.

b) Nội dung 2: Hoạt động điều tra thu thập số liệu:

* Điều tra thống kê về cường lực khai thác:

Cường lực khai thác là khả năng huy động thực tế các tàu tham gia hoạt động khai thác trong một thời gian nhất định thường được tính theo tháng. Đối với tàu là tổng số ngày mà tàu đó đi biển trong tháng (đơn vị tính là ngày/tàu), đối với đội tàu là tổng số ngày đi biển của tất cả các tàu trong đội tàu.

Để tính toán được cường lực khai thác chúng ta cần phải điều tra hoạt động của đội tàu. Điều tra hoạt động của tàu là cuộc điều tra ngẫu nhiên và cố định, mục tiêu của nó nhằm tính toán hệ số hoạt động của tàu (BAC). Tổng thể nghiên cứu của điều tra hoạt động tàu là trạng thái hoạt động của tất cả các tàu thuyền trong đội tàu đang hoạt động vào tất cả các ngày trong tháng.

Điều tra cường lực khai thác thực hiện những nội dung như sau:

- Xác định quy mô mẫu: Việc xác định mẫu căn cứ theo hướng dẫn của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO) và trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã nghiên cứu và xây dựng tài liệu hướng dẫn về thu mẫu ở lĩnh vực này (Phụ lục I).

- Lập biểu điều tra: Căn cứ vào số mẫu cần thu, xác định chu kỳ thu mẫu trong tháng, đảm bảo sao cho những ngày thu mẫu phải có những ngày đầu tháng, giữa tháng và cuối tháng. Việc thu mẫu được thực hiện theo chu kỳ 03 ngày, tức là mỗi tháng chỉ thu mẫu 10 ngày. Chọn ngẫu nhiên một số tàu trong một đội tàu, lập danh sách để tiến hành điều tra cố định.

- Triển khai điều tra: Phương pháp điều tra hiệu quả nhất hiện nay là điều tra qua điện thoại, căn cứ theo kế hoạch về thời gian và danh sách tàu trong bảng, điều tra, cán bộ thống kê chỉ cần hỏi xem tại thời điểm đó tàu cá có đi hoạt động khai thác ngoài biển hay không, và làm thao tác đánh dấu theo quy định vào phiếu điều tra.

* Điều tra thống kê về nghề khai thác:

Nghề khai thác được điều tra thống kê nghề đánh bắt chính theo từng nhóm công suất tàu và số lượng mẫu của các đội tàu cần thu theo hàng tháng (Phụ lục II).

* Điều tra thống kê về sản lượng khai thác:

Đối với điều tra sản lượng khai thác có thể sử dụng nhiều cách chọn mẫu kết hợp như: Chọn mẫu phân nhóm theo còng suất và nghề khai thác; chọn mẫu theo khối đối với địa bàn các huyện, thị, cảng cá, bến cá hay chọn mẫu theo phân cấp; mẫu cấp một là cảng cá, bến cá, mẫu cấp hai là chọn mẫu ngẫu nhiên để điều tra.

Điều tra sản lượng khai thác là điều tra mẫu để ước tính sản lượng trên một đơn vị cường lực khai thác. Tổng thể điều tra là tập hợp tất cả các lần sản phẩm khai thác được của tất cả các tàu cá tại địa phương trong một tháng. Cuộc điều tra này được tiến hành tại các điểm lên cá như: Cảng cá, bến cá, hay các nơi tàu thuyền khai thác thường đưa cá lên bờ.

Theo hướng dẫn của tổ chức FAO về lĩnh vực này, quy mô mẫu điều tra sản lượng khai thác người ta thường sử dụng độ tin cậy tối thiểu 90% tương ứng với 32 mẫu đối với một đội tàu (căn cứ theo bảng tra cứu Quy mô mẫu điều tra sản lượng khai thác của FAO - Phụ lục III).

* Biện pháp thực hiện:

Với cách điều tra thống kê nghề khai thác như trên và hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay, cách tốt nhất là xây dựng hệ thống cộng tác viên ở các điểm lên cá làm nhiệm vụ thu thập số liệu và thông tin hàng ngày. Để xây dựng đội ngũ cộng tác viên, cần phải có sự lựa chọn những người có trình độ cần thiết và am hiểu nghề cá địa phương. Họ cũng cần phải được tập huấn cách thức thu thập số liệu sao cho đảm bảo được tính đại diện, sát với tình hình thực tế của nghề cá địa phương và cách viết báo cáo hàng tháng về tình hình thu thập số liệu, những vấn đề tác động tốt, xấu đến hoạt động nghề cá. Như vậy ít nhất mỗi xã/phường trọng điểm nghề cá phải có 01 cộng tác viên phụ trách.

Chi Cục cần thiết lập một nhóm cán bộ (3 người) chịu trách nhiệm về hệ thống này và làm báo cáo khi cần thiết. Họ cũng phải là những người có đủ am hiểu để có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống.

Cần thống nhất với Cục thống kê tỉnh về phương pháp, cách thức thực hiện để tránh tình trạng thu thập số liệu chồng chéo, phương pháp khác nhau và kết quả khác nhau.

c) Nội dung 3: Xử lý số liệu và xây dựng báo cáo.

* Xử lý, tổng hợp số liệu thu thập thống kê:

Số liệu thu thập được tổng hợp tính toán theo công thức tính của FAO (Phụ lục II)

* Xây dựng báo cáo đánh giá số liệu:

Làm cơ sở tư vấn cho các chương trình, dự án, các chính sách phát triển nghề cá và công tác quy hoạch nghề cá phát triển bền vững

* Biện pháp thực hiện:

Sử dụng công thức tính sản lượng đánh bắt theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/FAO. Phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan trong tỉnh xây dựng các báo cáo tư vấn và lập kế hoạch quản lý nghề cá hàng năm của tỉnh.

Nhóm cán bộ phụ trách là những người chịu trách nhiệm về việc xây dựng các báo cáo định kỳ hay đột xuất theo yêu cầu của Chi cục Trưởng hay Lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Đánh giá tác động của Đề án:

- Dữ liệu về nghề khai thác hải sản được thu thập, cập nhật thường xuyên đảm bảo tính kịp thời, chính xác và có độ tin cậy cao.

- Số liệu đầu ra của chương trình sẽ là những con số thống nhất và sử dụng chung trong toàn tỉnh (bao gồm cả Cục Thống kê).

- Đội ngũ cán bộ tham gia sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về giám sát, thu thập số liệu và đánh giá nghề cá, nâng cao năng lực tư vấn cho quản lý nghề cá.

- Những kết quả đánh giá, tư vấn sẽ là thông tin đầu vào cho việc quy hoạch, quản lý và phát triển nghề địa phương.

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Nguồn kinh phí thực hiện

a) Dự toán nguồn kinh phí hằng năm: 300.000.000 đồng/năm.

b) Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách tỉnh (chi sự nghiệp thủy sản) bố trí cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (phụ lục IV).

3.2. Phân công nhiệm vụ

a) Sở Nông nghiệp và PTNT:

Là cơ quan chỉ đạo, giám sát thực hiện Đề án; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về hiệu quả thực hiện Đề án. Hàng năm xây dựng báo cáo đánh giá nghề cá, quy hoạch và kế hoạch quản lý, phát triển nghề cá dựa trên số liệu thu thập được

b) Cục Thống kê:

- Phối hợp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong việc thống nhất các chỉ tiêu thống kê lĩnh vực thủy sản.

- Thiết lập mạng lưới cán bộ thống kê và sử dụng chung số liệu từ nhiệm vụ này.

c) Sở Kế hoạch đầu tư:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh về các chính sách, kế hoạch phát triển ngành khai thác hải sản của tỉnh.

d) Sở Tài chính:

Căn cứ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo Đề án, thẩm định dự toán kinh phí, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện.

e) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Tổ chức nhân sự thiết lập hệ thống cộng tác viên thực hiện công tác thống kê thu thập số liệu từ công tác phỏng vấn thông qua biểu mẫu được thống nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp với Cục Thống kê xây dựng và vận hành hệ thống thống kê lĩnh vực khai thác thủy sản phù hợp điều kiện từng huyện, xã có hoạt động thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch thu thập số liệu và trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn quy trình, phương pháp thu mẫu thống kê cho cán bộ thu mẫu.

- Xây dựng các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý thủy sản các cấp.

f) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và xã, phường ven biển có trách nhiệm:

- Cử cán bộ tham gia làm cộng tác viên thống kê thủy sản.

- Phối hợp Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai các hoạt động thu thập số liệu tại địa phương.

Điều 2. Giao Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện ven biển tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án Triển khai nhiệm vụ thu thập số liệu thống kê nghề khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ven biển và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT NN UBND tỉnh;
- PVP TC UBND tỉnh;
- Chi cục KT&BVNLTS;
- Lưu: VTUB, CVNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

PHỤ LỤC I

1. Yêu cầu lấy mẫu lên cá ở mức độ chính xác và quy mô tổng thể:

(Bảng tra quy mô mẫu thu - Trích tài liệu của FAO)

Độ chính xác (%)

90

91

92

93

94

95

96

97

98

99

 

Quy mô tổng thể

 

Quy mô mẫu an toàn

 

300

29

35

43

54

69

90

120

163

218

274

 

400

30

36

44

56

73

97

133

188

267

356

 

500

30

37

45

58

75

102

143

208

308

432

 

600

30

37

46

59

77

106

150

223

343

505

 

700

31

37

47

60

79

108

156

236

373

574

 

800

31

38

47

60

80

110

160

246

400

640

 

900

31

38

47

61

81

112

164

255

424

703

 

1000

32

38

48

61

82

114

167

262

445

762

 

2000

32

39

49

63

85

120

182

302

572

1231

 

3000

32

39

49

64

86

123

188

318

632

1549

 

4000

32

39

49

64

87

124

191

327

667

1778

 

5000

32

39

50

64

87

125

192

332

690

1952

 

6000

32

39

50

65

88

125

194

336

706

2088

 

7000

32

39

50

65

88

126

195

339

718

2197

 

8000

32

39

50

65

88

126

195

341

728

2286

 

9000

32

39

50

65

88

126

196

342

735

2361

 

10000

32

39

50

65

88

126

196

343

741

2425

 

15000

32

39

50

65

88

127

197

347

760

2638

 

20000

32

39

50

65

89

127

198

349

770

2760

 

25000

32

39

50

65

89

127

198

351

776

2838

 

30000

32

39

50

65

89

128

199

352

780

2893

 

35000

32

39

50

65

89

128

199

352

782

2933

 

40000

32

39

50

65

89

128

199

353

785

2964

 

45000

32

39

50

65

89

128

199

353

786

2989

 

50000

32

39

50

65

89

128

199

353

788

3009

 

>50000

32

40

50

65

89

128

200

356

800

3201

 

2. Mẫu phỏng vấn sản lượng khai thác hải sản

Thông tin chung

Thông tin về tàu

Người phỏng vấn:  ………………………………

Tên chủ tàu:  ……………………………………

Ngày /tháng/năm phỏng vấn: ..../.../201...

Số đăng ký làu: NA - …………………….. - TS

Mẫu số: .............

Công suất (CV): .............

Ngày cập bến cá: ............ / ............ /201 …….

Trọng tải (Tấn): .............

Điểm lên cá: .............

Số ngày đánh cá tháng trước:.............  (ngày)

 

Thông tin chuyến biển

Chi phí cho chuyến biển (Đơn vị: 1000 đ)

Số nhân công: ……………………………….

Nhiên liệu:

………………………….

Ngư trường: ………………………….

Mồi:

………………………….

Độ sâu đánh bắt (m): ………………………….

Chi phí bảo quản:

………………………….

Đối tượng đánh bắt: ………………………….

Lương thực:

………………………….

Thời gian chuyến đi (ngày): ………………

Chi phí khác:

………………………….

Số ngày không hoạt động trong chuyến: …….

 

………………………….

Số mẻ lưới/ngày: ………………………….

 

………………………….

Thời gian một mẻ (giờ): ………………………

 

………………………….

Thời gian đánh bắt: (ngày/đêm/ngày và đêm)

Tổng:

………………………….

Ngư cụ

 

 

Loại ngư cụ

Thông số kỹ thuật

Tổng độ Dài (m)

Mắt lưới (2a) (mm)

Số lượng lưới

Số lưỡi câu/dây

Chiều cao (m)

Lưới kéo

Kéo đôi

LPhao: ….

Cỡ mắt ở đụt: ……..

……..

 

 

Kéo đơn

LPhao: ….

Cỡ mắt ở đụt: ……..

……..

 

 

Lưới rê

Rê trôi thu ngừ

……..

……..

……..

 

……..

Rê trôi lưới cước

……..

……..

……..

 

……..

Rê trôi tầng đáy

……..

……..

……..

 

……..

Rê cố định tầng đáy

……..

……..

……..

 

……..

Rê 3 lớp

……..

……..

……..

 

……..

Lưới vây

Vây ngày/đêm

……..

Cỡ mắt ở tùng: ……

……..

 

……..

Vây cá cơm

……..

Cỡ mắt ở tùng: ……

……..

 

……..

Vây chà rạo/AS

……..

Cỡ mắt ở tùng: ……

……..

 

……..

Nghề Câu

Câu vàng cá ngừ

……..

Số vàng: …….

Số dây câu:…….

LPhao ganh ….

Câu tay cá

 

 

Số dây câu:…….

 

Câu tay mực ống

 

 

Số dây câu:…….

 

Câu tay mực xà

 

 

Số thúng câu:…….

 

Câu vàng tầng đáy

……..

Số vàng ………..

Số dây câu:…….

LPhao ganh ….

Chụp mực

Chu vi miệng:….

Đụt:…….

……..

 

Chiều cao: ……..

Pha xúc

Diện tích (m2)

……..

……..

 

……..

Vó, mảnh

Độ mở ngang: ………

Tùng: ……..

……..

 

……..

Đăng, Đáy

Độ dài miệng đáy: …..

Cỡ mắt ở đụt: ………

Số đáy:……….

 

Chiều cao: ……..

Bẫy - rập

Độ dài: ……….

Cỡ mắt ở đụt: ………

Số bẫy: ……….

 

Chiều cao: ……..

Nghề khác ………………

………

………

………

 

……..

Sản lượng chuyến biển

 

STT

Nhóm thương phẩm

Sản lượng (kg)

Giá thành (1000 đ)

Thành tiền (1000 đ)

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Nhận định các vấn đề liên quan ……………………………………

3. Mẫu phỏng vấn cường lực khai thác hải sản (BAC)

STT

Họ và tên

Số đăng ký tàu

Địa chỉ liên lạc

Ngày điều tra trong tháng

Tổng Cộng

3

6

9

12

15

18

21

24

27

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

NGHỀ KHAI THÁC VÀ SỐ LƯỢNG MẪU SẢN LƯỢNG CỦA CÁC ĐỘI TÀU CẦN THU HÀNG THÁNG

Nhóm nghề

Loại nghề

Dải công suất

Số lượng tàu

Đội tàu thu phiếu (*)

Số lượng phiếu/tháng

Ghi chú

NGHỀ CÂU

CÂU MỰC

< 20

 

-

0

 

20 đến <90

 

-

0

 

≥ 90

 

-

0

 

CÂU TAY CÁ

< 20

117

1

32

 

20 đến <90

59

1

32

 

≥ 90

7

-

0

 

CÂU TAY CÁ NGỪ

< 20

 

-

0

 

20 đến <90

 

-

0

 

≥ 90

 

-

0

 

CÂU VÀNG ĐÁY

< 20

 

-

0

 

20 đến <90

 

-

0

 

≥ 90

 

-

0

 

CÂU KHÁC (chung)

< 20

 

-

0

 

20 đến <90

 

-

0

 

 ≥ 90

 

-

0

 

NGHỀ LƯỚI KÉO

KÉO ĐÔI

< 20

 

-

0

 

20 đến <50

67

1

32

 

50 đến <90

8

-

0

 

90 đến <250

104

1

32

 

250 đến <400

38

1

32

 

≥ 400

20

-

0

 

KÉO ĐƠN

< 20

21

-

0

 

20 đến <50

425

1

32

 

50 đến <90

134

1

32

 

90 đến <250

5

-

0

 

250 đến <400

4

-

0

 

≥ 400

1

-

0

 

LƯỚI KÉO KHÁC (chung)

< 20

 

-

0

 

20 đến <50

 

-

0

 

50 đến <90

 

-

0

 

90 đến <250

 

-

0

 

250 đến <400

 

-

0

 

≥ 400

 

-

0

 

NGHỀ LƯỚI RÊ

RÊ BA LỚP

< 20

 

-

0

 

20 đến <90

 

-

0

 

≥ 90

 

-

0

 

RÊ ĐÁY

< 20

49

-

0

 

20 đến <90

182

1

32

 

≥ 90

205

1

32

 

RÊ NỔI

< 20

1,160

-

0

 

 

PHỤ LỤC III:

TÍNH TOÁN SẢN IƯỢNG VÀ CƯỜNG LỰC KHAI THÁC

Sản lượng khai thác (CATCH) = Năng lực khai thác trên đơn vị cường lực (CPUE) x Cường lực khai thác (EFFORT):

CATCH (SL) = CPUE x EFFORT

Được thể hiện theo công thức sau:

CATCH (SL) = CPUE x A x BAC x F

Cường lực khai thác (EFFORT) = Hệ số hoạt động của đội tàu (BAC) x Tổng số tàu có trong đội tàu (F) x Số ngày các tàu khai thác có thể đi biển trong một tháng (A).

Trong đó:

CPUE: Năng suất khai thác trên một đơn vị cường lực (sản lượng khai thác trung bình trong một ngày của một đội tàu - đơn vị: kg/tàu/ngày).

A: Số ngày các tàu khai thác có thể đi biển trong một tháng (A = Số ngày dương lịch trong tháng - số ngày tất cả các tàu không đi biển khai thác trong tháng).

F: Tổng số tàu thuyền khai thác của tỉnh - phân theo nhóm đội tàu thu mẫu (từ nguồn số liệu điều tra cơ bản).

BAC: Là hệ số hoạt động của đội tàu, biểu hiện xác suất để một tàu thuyền khai thác hải sản bất kỳ có thể đi biển vào một ngày bất kỳ trong tháng.

 

PHỤ LỤC IV:

DỰ TOÁN KINH PHÍ

ĐVT: đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Kinh phí

Thành tiền

1

Công tác phí cho cán bộ thu thập số liệu sản lượng, hệ số BAC tại các bến cá: 03 người x 10 ngày/tháng

Ngày

30

260,000

7,800,000

2

Chi phí phiếu điều tra (*)

Phiếu

544

30,000

16,320,000

3

Phô tô, in ấn phiếu điều tra:

Bộ

544

1,000

544,000

4

Điện thoại, internet

Tháng

1

300,000

300,000

5

Chi khác

 

 

 

36,000

6

Tổng chi phí cho 01 tháng

 

 

 

25,000,000

7

Kinh phí cho 01 năm: 12 tháng

Tháng

12

25,000,000

300,000,000