Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3124/2009/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 09 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐỊNH MỨC CHỈ TIÊU VÀ PHÂN CẤP ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2009 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT/BTC-BNN ngày 11/7/2007 của liên bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006 - 2010; Thông tư liên tịch số 48/2008/TTLT/BTC-BNN ngày 12/6/2008 của liên bộ: Tài chính - Nông nghiệp & PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT/BTC-BNN ngày 11/7/2007;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 93/2007/TTLT/BNN-BYT-BGDĐT ngày 22/11/2007 của liên bộ: Nông nghiệp & PTNT - Y tế - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phân công phối hợp giữa ba ngành trong việc thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2006-2010;

Theo đề nghị của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Nước sạch và VSMTNT tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 336/TTr-BCĐ-VP về việc quy định một số định mức chi tiêu cho Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2010; Công văn số 389/STC-HCSN ngày 06/3/2009 của Sở Tài chính; Văn bản thẩm định số 552/STP-VB ngày 07/7/2009 của Sở Tư pháp; Công văn số 1320/SKHĐT-KTNN ngày 03/8/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định một số định mức chi tiêu và phân cấp đầu tư đối với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009 - 2010”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ ĐỊNH MỨC CHI TIÊU VÀ PHÂN CẤP ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH VÀ VSMTNT TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3124/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy định này cụ thể hóa hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, chi cho Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) giai đoạn 2009-2010 (sau đây gọi tắt là Chương trình) theo Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT/BTC-BNN ngày 11/7/2007 và Thông tư liên tịch số 48/2008/TTLT/BTC-BNN ngày 12/6/2008 của liên bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT, áp dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và phân cấp đầu tư đối với các dự án thuộc Chương trình.

2. Nguồn vốn thực hiện Chương trình bao gồm:

- Ngân sách Nhà nước và kinh phí hỗ trợ có mục tiêu hòa đồng ngân sách của 03 nhà tài trợ: Đan Mạch, Ôstrâylia, Hà Lan và các nguồn vốn ODA khác (sau đây gọi chung là vốn ngân sách Nhà nước);

- Vốn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã);

- Vốn đóng góp của người dân vùng hưởng lợi;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

3. Nguyên tắc đầu tư của Chương trình:

- Các vùng nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh, trước mắt ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển, vùng thường xuyên bị khô hạn, lũ lụt, khó khăn về nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm; hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách;

- Việc bố trí kinh phí thực hiện Chương trình căn cứ khả năng ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động khác, theo dự án hoặc dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm;

- Đối với nguồn kinh phí hỗ trợ có mục tiêu hàng năm của ngân sách Nhà nước (bao gồm kinh phí sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển), thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, theo Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ và thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Thanh Hóa;

- Đối với các công trình công cộng: Trạm y tế xã; trường học gồm: Nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường dạy nghề nông thôn (sau đây gọi tắt là trường học); trụ sở xã, chợ nông thôn, Chương trình chỉ hỗ trợ xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh cho những cơ sở đã được xây dựng từ năm 2006 trở về trước mà chưa có kế hoạch nâng cấp từ nay đến năm 2010.

4. Các đơn vị được giao sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có trách nhiệm thực hiện đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam và của các nhà tài trợ; cuối năm hoặc kết thúc dự án phải thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành.

II. ĐỊNH MỨC CHI TIÊU CỤ THỂ

1. Chi từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình

1.1. Chi truyền thông, vận động xã hội:

- Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: Đài phát thanh, truyền hình, báo và phương tiện thông tin khác; in ấn phổ biến tài liệu chuyên môn nghiệp vụ, tờ rơi, áp phích, phim ảnh: Chi theo kế hoạch và dự toán được UBND tỉnh hoặc các cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt; thanh, quyết toán theo quy định hiện hành.

- Phần chi khác như: Tổ chức chiến dịch về Nước sạch & VSMT, chi phí phục vụ trực tiếp cho truyền thông, vận động xã hội khác, các đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ kế hoạch của tỉnh hàng năm, lập dự toán chi tiết, gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh quyết định.

1.2. Chi tập huấn nghiệp vụ:

- Áp dụng cho tất cả các lớp tập huấn thuộc Chương trình tại tỉnh Thanh Hóa;

- Địa điểm tập huấn, số lượng giảng viên, cán bộ tổ chức lớp, thành phần và số lượng học viên: theo kế hoạch tập huấn được duyệt;

- Nội dung chi: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 11/7/2007 và Thông tư liên tịch số 48/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 12/6/2008 của liên bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT.

- Mức chi cụ thể cho một lớp tập huấn: Theo phụ lục số 01.

1.3. Chi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào Chương trình:

Ứng dụng những kết quả nghiên cứu đã thành công về giải pháp công nghệ, kỹ thuật về nước sạch và VSMTNT vào thực tiễn trong tỉnh thông qua những mô hình hoặc phương án cụ thể, phù hợp với khả năng kinh tế và điều kiện cụ thể của từng vùng, mô hình và dự toán được UBND tỉnh hoặc các cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt; nghiệm thu, thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

1.4. Chi thực hiện công tác giám sát theo dõi - đánh giá Chương trình (bao gồm cả chi phí lấy mẫu và phân tích chất lượng nước)

a) Chi tập huấn cho cán bộ xã làm công tác điều tra (bao gồm cán bộ huyện, xã, và thôn bản), mỗi lớp tổ chức tại 01 xã.

- Giảng viên, cán bộ tổ chức lớp, thành phần và số lượng học viên:

+ Giảng viên: 02 người; cán bộ tổ chức lớp học: 01 người.

+ Học viên là cán bộ huyện: tối đa 02 người dự 01 lớp tại 01 xã.

+ Học viên là cán bộ xã: tối đa 02 người/xã.

+ Học viên là cán bộ thôn: tối đa 02 người/thôn (100% số thôn trong xã).

- Số ngày đào tạo: 02 ngày.

- Nội dung và mức chi: Theo mức chi tập huấn nghiệp vụ quy định mục 1.2.

b) Chi cho công tác điều tra và xử lý số liệu:

- Định mức ngày công:

+ Vùng miền núi đặc biệt khó khăn: 10 hộ/ngày công;

+ Vùng miền núi khác: 15 hộ/ngày công;

+ Các vùng còn lại: 25 hộ/ngày công;

c) Chi lấy mẫu và phân tích mẫu:

- Số lượng mẫu cần lấy, số chỉ tiêu cần phân tích: theo Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ Y tế và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Chi phí lấy và phân tích mẫu: Theo Đơn giá khảo sát xây dựng do UBND tỉnh ban hành tại thời điểm thực hiện.

1.5. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh và mô hình xử lý chất thải chăn nuôi.

a) Nội dung chi: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 11/7/2007 và Thông tư liên tịch số 48/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 12/6/2008 của liên bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT;

b) Nguyên tắc hỗ trợ:

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 11/7/2007 và Thông tư liên tịch số 48/2007/TTLT-BTC-BNN ngày 12/6/2008 của liên bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT.

c) Mức chi thực hiện mô hình cụ thể: Theo phụ lục số 02.

Việc lựa chọn hộ, mức hỗ trợ cho từng hộ do UBND xã quyết định trên cơ sở thứ tự đối tượng ưu tiên, nhưng không vượt quá tổng mức hỗ trợ cho 1 xã (tối đa là 200 triệu đồng).

1.6. Chi hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung

a) Nguyên tắc hỗ trợ:

- Hỗ trợ một phần chi phí quản lý vận hành đối với công trình chưa thu đủ phí trong thời gian không quá 3 năm sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Các năm sau, tổ chức được giao quản lý vận hành công trình phải có phương án tài chính đảm bảo hoạt động trên nguyên tắc tự trang trải.

- Hỗ trợ cho các khoản chi:

+ Thù lao cho 02 cán bộ vận hành, bảo dưỡng: Mỗi tuần 02 ngày công/người, mỗi tháng phải đủ 08 ngày công/người;

+ Năm thứ 2 đến năm thứ 3, có thể hỗ trợ thêm chi phí bảo dưỡng công trình.

b) Mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ thù lao cho cán bộ vận hành, bảo dưỡng:

Lương tối thiểu/ 22 ngày x 8 ngày công x 2 người/công trình.

- Hỗ trợ chi phí bảo dưỡng công trình (năm thứ 2 và thứ 3): 3.000.000 đồng/ công trình/năm.

1.7. Chi phát sinh đột xuất khác

Nếu có nhu cầu chi phát sinh đột xuất, các đơn vị liên quan lập kế hoạch, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo kiểm tra để trình UBND tỉnh quyết định.

1.8. Lập và trình duyệt dự toán chi

- Các đơn vị được giao chủ trì các hoạt động sự nghiệp của Chương trình (theo Thông tư liên tịch số 93/2007/TTLT/BNN-BYT-BGDĐT ngày 22/11/2007 của liên bộ: Nông nghiệp & PTNT - Y tế - Giáo dục và Đào tạo) căn cứ kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, lập phương án, dự toán chi tiết thông qua Sở chủ quản phê duyệt; gửi sở Tài chính thẩm tra, báo cáo Trưởng ban chỉ đạo tỉnh quyết định.

- Những hoạt động có sự phối hợp của nhiều đơn vị thì đơn vị được giao chủ trì tổ chức lập dự toán, thực hiện và quyết toán kinh phí theo quy định.

2. Chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển

2.1. Nội dung chi và mức chi: Theo phụ lục số 04.

2.2. Cơ chế tổ chức thực hiện.

- Các nội dung chi từ nguồn vốn đầu tư phát triển phải lập, trình duyệt dự án theo Luật Xây dựng của Việt Nam và theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ (nếu có);

- Các dự án, công trình thuộc hợp phần: Vệ sinh hộ gia đình, cấp nước và vệ sinh cho trạm y tế xã do Sở Y tế chủ trì chỉ đạo thực hiện; các dự án, công trình thuộc hợp phần: Cấp nước và vệ sinh trường học do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì chỉ đạo thực hiện. Các sở chủ trì chỉ đạo UBND các huyện lập kế hoạch, danh mục đầu tư; phân bổ vốn hỗ trợ; cung cấp thiết kế mẫu (nếu có); đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo tỉnh. UBND các huyện lập kế hoạch và danh mục đầu tư hàng năm, thông qua sở chủ trì, gửi Thường trực BCĐ tỉnh tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Cơ chế giao kế hoạch vốn hỗ trợ: Việc giao vốn hỗ trợ đầu tư đối với các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn thực hiện theo cơ chế hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Nhà nước cho ngân sách huyện. Căn cứ nguồn vốn Trung ương phân bổ hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ giao số vốn hỗ trợ và mục tiêu đầu tư cho các huyện, UBND các huyện có trách nhiệm huy động các nguồn vốn để kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ, thực hiện hoàn thành các mục tiêu đã được giao kế hoạch.

3. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước cấp cho Chương trình thực hiện theo Luật ngân sách và các quy định hiện hành.

III. PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ

1. Đối tượng được phân cấp: Chủ tịch UBND cấp huyện.

2. Nội dung phân cấp: Chủ tịch UBND cấp huyện được phân cấp quyết định đầu tư đối với các công trình cấp nước và vệ sinh cho trạm y tế xã; công trình cấp nước và vệ sinh cho trường học; công trình cấp nước phân tán; chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; công trình nhà tiêu hộ gia đình.

3. Trách nhiệm của người được phân cấp: Người được phân cấp chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo KTKT xây dựng công trình, kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn thầu và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo các quy định hiện hành; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh về các quyết định của mình.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân giao nhiệm vụ:

1.1. Sở Nông nghiệp và PTNT: Chịu trách nhiệm tổng hợp chung mọi hoạt động của Chương trình; chủ trì triển khai thực hiện các hoạt động về nước sạch nông thôn và vệ sinh chuồng trại.

1.2. Sở Y tế: Chủ trì xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hợp phần vệ sinh nông thôn, vệ sinh cá nhân; nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình; cấp nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh cho các trạm y tế xã vùng nông thôn.

1.3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hợp phần cấp nước sạch và vệ sinh môi trường các trường học nông thôn.

1.4. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Chương trình tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành liên quan:

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo và UBND tỉnh, triển khai thực hiện thỏa thuận đã ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Thanh Hóa;

- Chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các nhà tài trợ trong quá trình thực hiện;

- Phân bổ vốn; kiểm tra các đơn vị được giao sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý tài chính của Chương trình và những cam kết với các nhà tài trợ;

- Tổng hợp báo cáo Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh và các ngành liên quan;

- Triển khai thực hiện công tác kiểm toán, các nội dung đã cam kết và cung cấp thông tin, báo cáo cho các nhà tài trợ theo Hiệp định đã ký;

1.5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung của Chương trình tại địa phương theo phân cấp, theo hướng dẫn của các sở được giao chủ trì, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo và theo kế hoạch được duyệt;

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình, dự án khác trên địa bàn; quyết định các dự án đầu tư được phân cấp đảm bảo thực hiện đúng quy định của Chương trình, đảm bảo các nội dung đã cam kết theo Hiệp định đã ký với các nhà tài trợ và thỏa thuận giữa UBND tỉnh với Bộ NN&PTNT;

- Tổ chức huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương (đóng góp của cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác), chỉ đạo các xã đôn đốc vốn đóng góp của người dân vùng hưởng lợi theo cam kết đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và VSMTNT;

2. Quản lý, vận hành công trình sau đầu tư.

- Trước khi triển khai thực hiện dự án, cơ quan, đơn vị được giao tiếp nhận quản lý công trình phải thành lập bộ phận quản lý vận hành công trình theo một trong các mô hình sau:

+ Cộng đồng dân cư, tư nhân quản lý: Đối với các công trình cấp nước quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, phạm vi cấp nước thôn, bản, liên thôn;

+ Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân quản lý: đối với các công trình cấp nước quy mô trung bình, phạm vi cấp nước liên thôn, toàn xã;

+ Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT, công ty cổ phần quản lý đối với các công trình cấp nước quy mô trung bình, lớn; công nghệ phức tạp; phạm vi cấp nước xã, liên xã;

- Bộ phận quản lý vận hành phải được tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật;

- Có quy trình vận hành, quy chế quản lý vận hành, trong đó quy định rõ cơ chế thu chi tài chính để đảm bảo tính bền vững của công trình sau đầu tư.

3. Thực hiện và chế độ thông tin, báo cáo

- Trước ngày 20 tháng 6 hàng năm, các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo; các ngành liên quan và các huyện lập kế hoạch và nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình cho năm sau, gửi về Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình NS&VSMTNT tỉnh để tổng hợp trình UBND tỉnh; đồng thời các sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo gửi kế hoạch nói trên cho Bộ quản lý ngành ở Trung ương.

- Trước ngày 10 tháng 7 hàng năm UBND tỉnh gửi kế hoạch năm sau cho Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời, đúng quy định của Chương trình./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

ĐỊNH MỨC CHI CHO MỘT LỚP TẬP HUẤN, ÁP DỤNG CHO TẤT CẢ CÁC LỚP TẬP HUẤN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH &VSMTNT TẠI TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3124/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: đồng

Số TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi

Ghi chú

1

2

4

5

6

I

Chi cho giảng viên và CB tổ chức lớp

 

 

 

1

Phụ cấp lưu trú

Người/ngày

70.000

 

2

Tiền thuê chỗ nghỉ

Người/ngày

60.000

 

3

Xăng xe đi và về

Lít/100km

15

 

4

Thù lao giáo viên lên lớp

Người/ngày

300.000

 

II

Chi cho học viên

 

 

 

1

Tiền đi lại cho học viên

Người

50.000 đến 100.000

Tùy theo địa điểm tổ chức

2

Tiền nghỉ cho học viên

 

 

 

2.1

Hội nghị cấp tỉnh

Người/ngày

120.000

 

2.2

Hội nghị cấp huyện, thị xã, thành phố

Người/ngày

60.000

 

2.3

Hội nghị cấp xã, phường, thị trấn

Người/ngày

40.000

 

3

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

 

 

 

3.1

Hội nghị cấp tỉnh

Người/ngày

70.000

 

3.2

Hội nghị cấp huyện, thị xã, thành phố

Người/ngày

50.000

 

3.3

Hội nghị cấp xã, phường, thị trấn

Người/ngày

20.000

 

III

Chi quản lý, tổ chức lớp học

 

 

 

1

Chi nước uống

Người/ngày

7.000

 

2

Tiền in ấn tài liệu cho học viên

Người

25.000

 

3

Văn phòng phẩm

Người

25.000

 

4

Hội trường và trang thiết bị

Ngày

 

 

4.1

Hội nghị cấp tỉnh

Ngày

1.200.000

 

4.2

Hội nghị cấp huyện, thị xã, thành phố

Ngày

500.000

 

4.3

Hội nghị cấp huyện, xã, phường, thị trấn

Ngày

300.000

 

5

In giấy chứng nhận cho học viên (nếu có)

Người

25.000

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

ĐỊNH MỨC CHI THU THẬP, XỬ LÝ SỐ LIỆU THEO DÕI - ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH VÀ VSMTNT TẠI TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3124/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: đồng

Số TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi

Ghi chú

1

2

4

5

6

I

Chi cho công tác tập huấn

 

 

Theo phụ lục 1

II

Chi cho điều tra CB thôn, bản

 

 

 

1

Sao chụp biểu mẫu, tài liệu

Theo thực tế có chứng từ hợp lệ

2

Hỗ trợ thôn, bản thu thập thông tin

Ngày

50.000

 

+ Vùng đặc biệt khó khăn (vùng 135) 10 hộ/ngày

+ Vùng núi khác (thuộc 11 huyện miền núi) 15 hộ/ngày

+ Các vùng còn lại 25 hộ/ngày

III

Hỗ trợ lập báo cáo

 

 

 

01

Hỗ trợ lập báo cáo cấp xã

500.000

 

02

Thuê cập nhật số liệu của xã vào biểu mẫu Excel

300.000

 

03

Hỗ trợ CB huyện cập nhật thông tin tổng hợp gửi TTN tỉnh

Huyện

1.500.000 đến 2.000.000

04

CB tỉnh kiểm tra, đôn đốc, giám sát và tư vấn cho địa phương trong quá trình thực hiện

Huyện

1.000.000 đến 2.000.000

05

CB tỉnh cập nhật báo cáo của các huyện, tổng hợp xử lý số liệu gửi TTN TW

Huyện

1.000.000 đến 1.500.000

IV

Chi cho công tác lấy mẫu và phân tích mẫu nước

Mẫu

1.280.000

 

01

Chi phí lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu

Mẫu

50.000

 

02

Chi phí xét nghiệm mẫu nước

Mẫu

1.230.000

 

 

PHỤ LỤC SỐ 03

ĐỊNH MỨC CHI HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH VÀ MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH&VSMTNT TẠI TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3124/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: đồng

Số TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi

Ghi chú

1

2

4

5

6

1

Chi chọn địa điểm xây dựng dự án:

Người/ngày

70.000

Số người và số ngày thực hiện công việc: theo dự án; mức chi này chỉ áp dụng đối với trường hợp cán bộ chỉ đạo kỹ thuật là C.bộ H.đồng

2

Chi cán bộ chỉ đạo kỹ thuật hợp đồng: (22 ngày/tháng)

Tháng

2,5 lần lương tối thiểu

3

Chi tuyên truyền vận động, hướng dẫn kỹ thuật cho dân

Dự án

10.000.000 đến 20.000.000

4

Chi kiểm tra, nghiệm thu dự án

Dự án

10.000.000 đến 20.000.000

5

Chi hỗ trợ mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

 

-

Các hộ tham gia mô hình thuộc diện ưu tiên

1.000.000

 

-

Các hộ tham gia mô hình ngoài diện ưu tiên

Hộ

800.000

 

6

Chi hỗ trợ mô hình xử lý chất thải chăn nuôi

 

 

 

-

Hỗ trợ cho một hộ tham gia mô hình

Hộ

1.000.000

 

-

Hỗ trợ cho một hộ tham gia mô hình + lắp đặt biogas

Hộ

1.200.000

 

 

PHỤ LỤC SỐ 04

ĐỊNH MỨC CHI TỪ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG NƯỚC SẠCH &VSMTNT TẠI TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3124/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: đồng

Số TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Mức chi

Ghi chú

1

Công trình nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

 

-

Các hộ thuộc diện ưu tiên

đồng/hộ

1.000.000

 

-

Các hộ thuộc ngoài diện ưu tiên

đồng/hộ

800.000

 

-

Công trình nhà tiêu hợp vệ sinh cho trạm xá, trường học, chợ nông thôn

Tỷ lệ % của dự toán được duyệt

Không quá 75%

Đơn vị không có nguồn thu do UBND tỉnh quyết định

2

Công trình cấp nước sạch

 

 

 

2.1

Công trình cấp nước tập trung

 

 

 

+

Thị trấn, thị tứ

Tỷ lệ % của tổng dự toán được duyệt

45

 

+

Vùng đồng bằng, duyên hải

nt

60

 

+

Vùng nông thôn khác

nt

75

 

+

Xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, xã biên giới, công trình cấp nước tự chảy ở vùng núi cao

Tỷ lệ % của tổng dự toán được duyệt

90

 

+

Công trình cấp nước cho trạm xá, trường học, chợ nông thôn

Tỷ lệ % của dự toán được duyệt

Không quá 75%

Đơn vị không có nguồn thu do UBND tỉnh quyết định

2.2

Công trình cấp nước phân tán (giếng khoan đường kính nhỏ, giếng đào, bể nước mưa 4m3, lu nước mưa 2m3)

 

 

 

+

Vùng đồng bằng

Tỷ lệ % của dự toán được duyệt

45

Bà mẹ VNAH; gia đình liệt sỹ, gia đình có công với CM: hỗ trợ 100%

+

Vùng trung du

nt

60

+

Miền núi

nt

75

2.3

Hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý chất thải làng nghề

Tỷ lệ % của tổng dự toán được duyệt

60