Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3128/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 18 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 588/QĐ-TTg, ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2324/QĐ-BYT, ngày 05/6/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 3136/TTr-SYT ngày 06/11/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (Kèm theo Chương trình số 3117/CTr-SYT ngày 04/11/2020 của Giám đốc Sở Y tế).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Y tế triển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- PVPVX UBND tỉnh;
- Phòng VX;
- Lưu: VT, 3.06.05.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Quyên Thanh

 

CHƯƠNG TRÌNH

ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA TỈNH VĨNH LONG

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với từng giai đoạn và tình hình thực tế của địa phương; hướng tới ổn định quy mô, cơ cấu dân số hợp lý, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

2. Yêu cầu:

- Phân tích lựa chọn nguyên nhân mức sinh thấp, những yếu tố tác động đến mức sinh để làm cơ sở đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp can thiệp phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế tại địa phương.

- Bám sát chỉ tiêu tăng mức sinh hàng năm, mục tiêu mức sinh đến năm 2025 và năm 2030 để có các giải pháp triển khai đồng bộ, hiệu quả nhằm khuyến khích người dân sinh đủ hai con.

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư đặc biệt là vai trò của người đứng đầu trong cuộc vận động mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ hạnh phúc.

B. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG

I. Sự cần thiết:

Thời gian qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Công tác DS - KHHGĐ đã đạt những thành tựu đáng ghi nhận tốc độ gia tăng dân số được khống chế; song công tác DS-KHHGĐ đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ vì Vĩnh Long vẫn thuộc nhóm tỉnh có mức sinh thấp và không ổn định. Nếu để mức sinh giảm xuống quá thấp sẽ dẫn đến dân số suy giảm, thiếu nguồn lao động; giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” ngắn lại; “già hóa dân số” diễn ra nhanh rất bất lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu nhân khẩu học của tỉnh trong tương lai. Do đó cần duy trì mức sinh ở mức thấp hợp lý với tổng tỷ suất sinh khoảng 1,9 - 2,0 con/phụ nữ, thì quy mô dân số sẽ ổn định. Điều này, sẽ phát huy được các lợi thế của dân số đó là quy mô dân số sẽ ổn định, cơ cấu tuổi của dân số sẽ cân bằng hơn, giảm dần được sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các vùng, duy trì tương đối ổn định tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, kéo dài giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm thời gian chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa dân số” sang “dân số già”, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của tỉnh trong cả hiện tại và tương lai.

Và để giải quyết vấn đề này, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 25-CTr/TU, ngày 02/01/2018 về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Cụ thể hóa chủ trương này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 41/KH-UBND, ngày 13/09/2018 về việc thực hiện Chương trình hành động số 25- CTr/TU, ngày 02/01/2018 của Tỉnh ủy và Nghị quyết 137/NQ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ. Để triển khai thực hiện Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 nhằm hướng tới phấn đấu đạt mức sinh thay thế góp phần bảo đảm an sinh, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. Cơ sở pháp lý

1. Văn bản của Trung ương:

- Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 137/NQ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Quyết định số 1679/QĐ-TTg, ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 588/QĐ-TTg, ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;

- Quyết định số 2324/QĐ-BYT, ngày 05/6/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;

- Công văn số 3369/BYT-TCDS, ngày 19/6/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.

2. Văn bản của tỉnh:

- Chương trình hành động số 25-CTr/TU, ngày 02/01/2018 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Kế hoạch số 41/KH-UBND, ngày 13/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thực hiện Chương trình hành động số 25- CTr/TU, ngày 02/01/2018 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 137/NQ- CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ;

- Quyết định số 1476/QĐ-UBND, ngày 12/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch Hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Vĩnh Long thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

- Công văn số 2047/UBND-VX ngày 05/5/2020 của UBND tỉnh về việc tham mưu triển khai thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”.

III. Đối tượng, phạm vi thực hiện

1. Đối tượng:

- Nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

- Lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị; doanh nghiệp, tổ chức; người có uy tín, người đứng đầu tổ chức tại cộng đồng, tôn giáo, dòng họ, cá nhân liên quan.

2. Phạm vi: Trên phạm vi toàn tỉnh.

IV. Thực trạng mức sinh trên địa bàn tỉnh

1. Kết quả đạt được:

Vĩnh Long đã khống chế thành công tốc độ gia tăng nhanh quy mô dân số. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của giai đoạn 2009-2019 là giảm 0,03% thấp hơn giai đoạn 1999 - 2009 tăng 0,14%. Thành công của công tác dân số trong thời gian qua đã làm cho tỷ lệ “nhóm phụ thuộc từ 0-14 tuổi” giảm mạnh. Điều này dẫn đến tỷ lệ nhóm dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh từ 56,8% năm 1996 tăng lên 66,5% năm 2019. Đây là dư lợi lớn của “cơ hội dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tỷ lệ dân số từ 0-14 tuổi giảm mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ hội cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.

Kết quả sau 05 năm thực hiện giảm sinh trên địa bàn tỉnh, như sau:

Nội dung

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Trung bình

Tổng tỷ suất sinh (con/PN)

1,61

2,03

1,67

1,83

1,81

1,79

2. Một số tồn tại, hạn chế chủ yếu:

Trong thời gian qua đã khẳng định hiệu quả thành công trong việc thực hiện khống chế tốc độ gia tăng dân số, tuy nhiên mức sinh của tỉnh Vĩnh Long có chiều hướng giảm và không ổn định; Tổng tỷ suất sinh từ: 1,66 con/phụ nữ năm 2005 xuống còn 1,63 con/ phụ nữ năm 2010. Mặc dù thời gian qua các ngành các cấp đặc biệt là cơ quan chuyên môn có nhiều nỗ lực lớn trong việc vận động mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con nhằm từng bước tiến dần đến mức sinh thay thế đặc biệt là sau Kết luận số 44-KL/TW, ngày 01/04/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - Kế hoạch hóa gia đình”. Mức sinh có chiều hướng tăng lên rõ rệt từ: 1,63 con/phụ nữ năm 2010 tăng lên: 1,81con/phụ nữ năm 2019 và ước đạt 1,82 con/phụ nữ vào năm 2020. Đặc biệt tỷ suất này lên: 2,14 con/phụ nữ trong năm 2012. Tuy nhiên vẫn không đạt được mức sinh thay thế.

3. Nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế:

- Một số nơi các cấp ủy đảng chính quyền địa phương kể cả đội ngũ những người làm công tác DS còn nặng về kế hoạch hóa gia đình mà chưa chú trọng quan tâm nhiều đến qui mô, chất lượng, cơ cấu dân số đặc biệt là hệ lụy của mức sinh thấp.

- Do thời gian dài thực hiện mục tiêu giảm sinh đã làm thay đổi nhận thức người dân về việc thực hiện gia đình qui mô nhỏ; trở thành chuẩn mực thấm sâu trong toàn xã hội. Bên cạnh đó thông điệp truyền thông chưa kịp thời chuyển đổi phù hợp với biến động mức sinh của từng vùng, đối tượng, đặc biệt là vùng có mức sinh thấp.

- Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, phát triển kinh tế cũng dẫn đến áp lực cho các gia đình trong tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt, ngoài ra trình độ học vấn, điều kiện sống được cải thiện, lối sống theo trào lưu và tâm lý thích hưởng thụ, thích dịch chuyển cũng tác động đến mức sinh thấp; hạ tầng giáo dục, y tế và các dịch vụ cơ bản còn nhiều bất cập tại các khu công nghiệp, thiếu chính sách đủ mạnh để người dân sinh đủ hai con.

- Xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa và tình trạng phá thai, tỷ lệ vô sinh có xu hướng gia tăng cũng tác động đến mức sinh thấp.

4. Bài học kinh nghiệm:

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu là yếu tố quyết định tới thành công của việc thực hiện chính sách DS - KHHGĐ.

- Tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên có ảnh hưởng sâu sắc, lan tỏa đến việc thực hiện các mục tiêu dân số. Thực tế cho thấy những nơi nào cán bộ đảng viên gương mẫu thì công tác dân số được quan tâm và thực hiện tốt.

- Đội ngũ những người làm công tác dân số phải kiên định mục tiêu mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con đặc biệt là cán bộ chuyên trách, Cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” tuyên truyền vận động đến từng cặp vợ chồng, từng gia đình thấy được lợi ích của việc sinh đủ hai con.

V. Mục tiêu

1. Mục tiêu:

Phấn đấu đưa mức sinh tiến dần đến mức sinh thay thế nhằm góp phần thực hiện thành công Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Vĩnh Long thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030.

2. Chỉ tiêu:

Tăng 4% tổng tỷ suất sinh bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đến năm 2025 là: 1,88 con/phụ nữ và tăng lên 6% đến năm 2030 là: 1,99 con/phụ nữ.

VI. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền:

a. Tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa việc chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế.

Thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con, nuôi dạy tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

Các hoạt động chủ yếu:

- Ban hành các văn bản của cấp ủy, chính quyền, thống nhất nhận thức, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo chuyển hướng công tác dân số từ tập trung vào việc giảm sinh sang duy trì mức sinh thay thế và thực hiện cuộc vận động mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh đủ hai con nhằm phấn đấu đạt mức sinh thay thế.

- Cung cấp các ấn phẩm truyền thông phù hợp với từng địa phương.

b. Trên cơ sở xác định hiện trạng và xu hướng mức sinh của địa phương, xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch với chỉ tiêu phù hợp với từng giai đoạn cụ thể hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế - mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng nên sinh hai con.

Các hoạt động chủ yếu:

- Đánh giá hiện trạng và xu hướng mức sinh của từng địa phương.

- Ban hành các văn bản (Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch...) để đưa mục tiêu, chỉ tiêu mức sinh (Tổng tỷ suất sinh bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

c. Cấp ủy đảng, chính quyền chủ trì, huy động các ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện kế hoạch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện; kịp thời có biện pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong từng thời kỳ.

Các hoạt động chủ yếu:

- Ban hành Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng địa phương; Ban hành các quy định về cơ chế phối hợp và phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng sở, ngành, đoàn thể, tổ chức trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tham gia thực hiện Chương trình.

- Cung cấp ấn phẩm tuyên truyền, vận động phù hợp với từng ban, ngành, đoàn thể, tổ chức.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện của các địa phương, đơn vị; có biện pháp điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong từng thời kỳ.

d. Ban hành quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc; gắn kết quả thực hiện mục tiêu điều chỉnh mức sinh được giao cho các địa phương, đơn vị với đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị nhất là người đứng đầu.

Các hoạt động chủ yếu:

- Ban hành quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quy định đảm bảo sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, địa phương, đơn vị.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi:

a. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới: Đặc biệt tập trung tuyên truyền nội dung chuyển hướng chính sách về quy mô dân số từ tập trung vào nỗ lực giảm sinh sang sinh thêm con đảm bảo mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con.

Các hoạt động chủ yếu:

- Tổ chức các sự kiện truyền thông, tuyên truyền về Nghị quyết 21-NQ/TW và thực hiện mục tiêu điều chỉnh mức sinh phù hợp với từng địa phương.

- Xây dựng phóng sự, bản tin phát trên truyền hình, tuyền thanh và trên internet...

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên các báo của địa phương.

- In ấn và phát hành các ấn phẩm truyền thông tư vấn, vận động.

b. Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động:

Các hoạt động chủ yếu:

- Xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp với vùng có mức sinh thấp với khẩu hiệu vận động là ”Mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con”.

- Tập trung tuyên truyền vào lợi ích của việc sinh đủ hai con; các yếu tố bất lợi của việc kết hôn, sinh con quá muộn; sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội; đối với gia đình và chăm sóc bố, mẹ khi già yếu.

- Tập trung vận động nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không sinh con muộn, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con và nuôi dạy con tốt.

- Đối tượng tuyên truyền, vận động chủ yếu là nam, nữ thanh niên chưa kết hôn, cặp vợ chồng chưa sinh đủ hai con.

c. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động các hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục phù hợp với văn hóa, tập quán, từng nhóm đối tượng:

- Tuyên truyền, vận động trực tiếp các đối tượng tại hộ gia đình, cộng đồng thông qua đội ngũ Cộng tác viên dân số, nhân viên y tế khóm ấp và tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể cơ sở.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet và mạng xã hội.

- Tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông tại nơi đông dân cư, tập trung nhiều thanh niên; chú trọng tuyên truyền, vận động đối với các nhóm đặc thù như người lao động ở khu công nghiệp.

- Cung cấp các tài liệu, ấn phẩm truyền thông, tổ chức các loại hình văn hóa, văn nghệ quần chúng.

d. Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi trong hệ thống giáo dục:

Mục tiêu của giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản phải bảo đảm trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản, có hệ thống về cấu tạo, cơ chế hoạt động của các cơ quan sinh sản ở người, chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; định hình giá trị của mỗi gia đình nên có hai con vì lợi ích và tương lai bền vững của đất nước.

Các hoạt động chủ yếu:

- Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên và giáo viên, nhân viên, y tế học đường tham gia giảng dạy về dân số, sức khỏe sinh sản.

- Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường trong tình hình mới.

đ. Thí điểm triển khai, mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn:

Chương trình phải đảm bảo cung cấp cho nam, nữ thanh niên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng; chăm sóc, nuôi dạy con tốt, quản lý kinh tế gia đình; củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

Các hoạt động chủ yếu:

- Đánh giá nhu cầu về kiến thức, kỷ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, hôn nhân, gia đình và các vấn đề có liên quan của nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn.

- Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên tham gia giảng dạy chương trình giáo dục trước kết hôn.

- Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục trước kết hôn.

3. Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích:

a. Rà soát, đề xuất bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị cộng đồng tại địa phương liên quan đến mục tiêu giảm sinh, đặc biệt là các quy định xử lý vi phạm chính sách dân số:

Đề xuất ban hành quy định về việc đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Các hoạt động chủ yếu:

Ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những nội dung không còn phù hợp với công tác dân số trong tình hình mới.

b. Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của địa phương:

Các hoạt động chủ yếu:

- Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành trên phạm vi toàn quốc:

Đề xuất sửa đổi bổ sung và mở rộng đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ khi sinh con đúng chính sách dân số.

Hỗ trợ phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ cho người dân có nhu cầu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách.

- Rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng:

Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên...

Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế.... đến việc sinh ít con.

Xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp khuyến khích gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

- Thí điểm và từng bước mở rộng các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. Trên cơ sở sơ kết, đánh giá các biện pháp thí điểm hỗ trợ, ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp. Một số nội dung hỗ trợ, khuyến khích cần thí điểm như sau:

Hỗ trợ để tạo môi trường nam, nữ thanh niên giao lưu, kết bạn, hẹn hò và tiến tới hôn nhân, khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi,...

Xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ. Thí điểm, nhân rộng các dịch vụ thân thiện với người lao động như đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sỹ gia đình... Chú trọng quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.

Hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con: Tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em bao gồm sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con; giảm thuế thu nhập cá nhân; miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình;...

Hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình; từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn muộn.

4. Mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) và các dịch vụ có liên quan:

a. Phổ cập dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ, không phân biệt giới, người đã kết hôn, người chưa kết hôn:

Lồng ghép các hoạt động phổ cập dịch vụ SKSS/KHHGĐ với Chương trình củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đến năm 2030.

Các hoạt động chủ yếu:

- Đảm bảo hỗ trợ phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách.

- Tổ chức cung ứng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ thân thiện cho vị thành niên, thanh niên; khu công nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Thí điểm cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên Website, Email, Facebook, Youtube, Zalo...

b. Triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản:

Các hoạt động chủ yếu:

- Thí điểm mô hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên thông qua các chương trình giáo dục, can thiệp tại cộng đồng.

- Củng cố và phát triển mạng lưới sàng lọc vô sinh; tích cực chuyển giao công nghệ hỗ trợ sinh sản.

- Thí điểm mô hình xã hội hóa dịch vụ dự phòng, sàng lọc vô sinh, ung thư đường sinh sản tại cộng đồng cho nhóm dân số trẻ đáp ứng nhu cầu và khả năng chi trả của người dân.

c. Đối với địa bàn vùng sâu, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tổ chức các loại hình cung cấp dịch vụ phù hợp; tư vấn, kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm, phòng, tránh các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh con dị tật, mắc các bệnh, tật ảnh hưởng đến việc suy giảm chất lượng giống nòi:

Lồng ghép với các hoạt động của Chương trình ”Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021-2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg, ngày 10/04/2020.

Các hoạt động chủ yếu:

Kiểm tra sức khỏe, phát hiện tư vấn về phòng, tránh và điều trị cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn các nguy cơ sinh con dị tật và mắc các bệnh hiểm nghèo.

5. Các nhiệm vụ và giải pháp khác:

a. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng:

Các hoạt động chủ yếu:

- Khẩn trương tập huấn cho toàn bộ cộng tác viên, tuyên truyền viên về kiến thức, kỹ năng mới đáp ứng nhiệm vụ chuyển trọng tâm từ giảm sinh sang sinh đủ hai con.

- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng lồng ghép các nội dung điều chỉnh mức sinh vào nhiệm vụ, hoạt động của các ngành, đơn vị.

- Đưa nội dung đào tạo, tập huấn về điều chỉnh mức sinh lồng ghép vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực dân số, nhân khẩu học thông qua hệ thống đào tạo trong nước và ngoài nước.

b. Nghiên cứu khoa học và hệ thông tin quản lý:

Các hoạt động chủ yếu:

- Nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về quy mô dân số, mức sinh trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế xã hội; các nghiên cứu tác nghiệp về những giải pháp, can thiệp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp cho từng giai đoạn.

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống chỉ báo, chỉ tiêu về quy mô dân số và mức sinh. Đưa chỉ tiêu mức sinh vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

- Thường xuyên cung cấp thông tin về động thái dân số và thực trạng mức sinh cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành ở địa phương.

c. Hợp tác quốc tế:

Các hoạt động chủ yếu:

Tổ chức học tập và chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia, vùng lãnh thổ về quy mô dân số và mức sinh, biện pháp điều chỉnh mức sinh đặc biệt là tại các quốc gia đã hoặc đang trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học.

d. Kiểm tra, giám sát, đánh giá:

Các hoạt động chủ yếu:

- Định kỳ kiểm tra, giám sát hỗ trợ, đánh giá; kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn.

- Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2020-2025 để điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn 2026-2030.

VII. Kinh phí

1. Nhu cầu kinh phí:

Ngân sách Nhà nước đảm bảo đáp ứng những nhu cầu cần thiết của công tác dân số trong từng thời kỳ, theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác dân số theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và từ các nguồn hợp pháp khác.

Ngân sách Trung ương tiếp tục bảo đảm đủ chi phí dịch vụ kế hoạch hóa gia đình bao gồm cả phương tiện tránh thai cấp cho đối tượng ưu tiên, ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện chính sách khuyến khích người dân sinh đủ hai con.

Cơ chế quản lý điều hành Chương trình thực hiện theo các quy định về quản lý nguồn vốn sự nghiệp y tế/dân số và xã hội công tác y tế/dân số và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

2. Nguồn kinh phí:

Thực hiện xây dựng Kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách dựa theo nội dung quy định tại Phụ lục 4 và Phụ lục 5 kèm theo Quyết định số 2324/QĐ-BYT ngày 05/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030.

Tổng dự toán kinh phí giai đoạn 2020-2030 là: 35.914 triệu đồng

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 10.055 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 22.177 triệu đồng.

- Nguồn huy động khác: 3.682 triệu đồng.

(Chi tiết phụ lục 1 và phụ lục 2 đính kèm).

VIII. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế:

a. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình điều chỉnh mức sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ đạo công tác dân số trong việc triển khai Chương trình cũng như lồng ghép với các Chương trình dự án liên quan trên địa bàn.

b. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền:

- Ban hành Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch... để đưa chỉ tiêu mức sinh vào hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; rà soát bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Ban hành các Nghị quyết, quyết định về hỗ trợ, chính sách khuyến khích mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con; bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình của địa phương.

c. Hướng dẫn các sở, ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên phạm vi cả tỉnh.

d. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo Bộ Y tế (Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Chương trình.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn để thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.

3. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh cân đối nguồn kinh phí theo khả năng ngân sách để thực hiện Chương trình.

4. Sở Lao động, Thương binh và xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng ưu tiên, đặc biệt khu công nghiệp để khuyến khích sinh đủ hai con.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục về giới, giới tính, Dân số, Sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới cho học sinh, sinh viên; bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên, cán bộ y tế trong trường học về giới, giới tính, Dân số, Sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới.

6. Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người lao động khu công nghiệp để khuyến khích sinh đủ hai con.

7. Các sở, ban, ngành liên quan khác: Tham gia thực hiện Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân tỉnh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia triển khai và giám sát việc thực hiện Chương trình.

9. UBND huyện, thị xã, thành phố:

Chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể của địa phương tùy theo chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đạt kết quả cao.

Trên đây là Chương trình điều chỉnh mức sinh năm 2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long/.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để báo cáo);
- Tổng Cục DS-KHHGĐ (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở, Ban, ngành liên quan;
- Các Đoàn thể liên quan;
- UBND các huyện, TX,TP;
- Chi Cục DS-KHHGĐ (để thực hiện);
- Lưu: VT-1.02.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Công Tuấn

 

PHỤ LỤC 1:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Tổng giai đoạn 2020-2030

Trong đó: Giai đoạn 2020-2025

Tổng KP

TW

Địa phương

Huy động

Tổng KP

TW

Địa phương

Huy động

Tổng cộng

35.914

10.055

22.177

3.682

17.421

4.766

10.590

2.065

I

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền

3.115

835

2.280

0

1.648

420

1.228

 

1

Đánh giá hiện trạng và xu hướng mức sinh làm cơ sở xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện

161

65

100

 

88

40

48

 

2

Cung cấp thông tin, hội nghị, hội thảo phổ biến, chuyên đề, sơ kết, tổng kết

1.520

240

1.280

0

810

130

680

0

3

Cung cấp ấn phẩm vận động

880

380

500

0

500

200

300

0

4

Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương, đơn vị

550

150

400

0

250

50

200

0

II

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi

9.515

2.630

6.018

867

4.110

1.055

2.600

455

1

Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động cho từng khu vực có mức sinh khác nhau.

550

150

400

0

275

75

200

0

 

Xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động phù hợp với vùng mức sinh

550

150

400

0

275

75

200

0

2

Các hoạt động tuyên truyền, vận động phù hợp theo từng khu vực mức sinh

4.765

1.130

3.118

517

2.535

580

1.650

305

2.1

Tổ chức sự kiện truyền thông về điều chỉnh mức sinh

1.617

450

1.000

167

980

250

600

130

2.2

Sản xuất (biên tập, thiết kế, phát hành) các loại tài liệu, tờ rơi, sách mỏng

440

120

320

0

200

50

150

0

2.3

Phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh

1.298

400

598

300

650

200

300

150

2.4

Xây dựng chuyên trang, chuyên đề, bản tin, phóng sự trên báo, tạp chí, website có uy tín

810

160

600

50

405

80

300

25

2.5

Đẩy mạnh truyền thông, vận động trực tiếp tại hộ gia đình, khu dân cư, khu công nghiệp…

600

0

600

0

300

0

300

0

3

Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường, phù hợp với các lớp học, cấp học trong hệ thống giáo dục

2.075

675

1.250

150

425

125

250

50

3.1

Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên là giáo viên, nhân viên y tế học đường tham gia giảng dạy về dân số, sức khỏe sinh sản

800

300

500

0

400

150

250

0

3.2

Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường trong tình hình mới

1.275

375

750

150

425

125

250

50

4

Thí điểm triển khai, mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn

2.125

675

1.250

200

875

275

500

100

4.1

Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên tham gia giảng dạy chương trình giáo dục trước kết hôn

850

300

500

50

450

150

250

50

4.2

Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục trước kết hôn

1.275

375

750

150

425

125

250

50

III

Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích

4.910

1.480

2.830

600

2.370

725

1.350

295

1

Trên phạm vi toàn tỉnh

750

250

500

0

375

125

250

0

 

Xây dựng, thí điểm và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các cặp vợ chồng có hai con thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn…

750

250

500

0

375

125

250

0

2

Đối với vùng mức sinh thay thế và vùng mức sinh thấp

4.160

1.230

2.330

600

1.995

600

1.100

295

a

Nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách đến việc sinh ít con như chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế…Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con

270

100

170

0

150

50

100

0

b

Xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp khuyến khích gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con

1.250

350

800

100

500

150

300

50

c

Xây dựng, thí điểm và thực hiện các biện pháp, chính sách về y tế nhằm hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con

290

120

120

50

100

50

50

0

d

Phối hợp với Bộ, ngành liên quan và địa phương thí điểm các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ hai con

550

160

240

150

345

100

150

95

e

Thí điểm và từng bước mở rộng các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con ở vùng mức sinh thấp.

1.800

500

1.000

300

900

250

500

150

IV

Mở rộng tiếp cận dịch vụ SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ có liên quan

4.880

1.255

2.710

915

2.046

551

1.030

465

1

Phổ cập dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tổ chức cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình thân thiện cho vị thành niên, thanh niên; công nhân khu công nghiệp, khu kinh tế

Lồng ghép với c/trình củng cố, nâng cao chất lượng d/vụ KHHGĐ đến 2030

1.2

Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản

Lồng ghép với c/trình củng cố, nâng cao chất lượng d/vụ KHHGĐ đến 2030

1.3

Thí điểm cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản qua website, email, facebook, youtube, Twitter, Instagram, Zalo,…

Lồng ghép với c/trình củng cố, nâng cao chất lượng d/vụ KHHGĐ đến 2030

2

Xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên; tích cực chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản

4.880

1.255

2.710

915

2.046

551

1.030

465

a

Thí điểm, mở rộng can thiệp giảm vô sinh

1.360

345

1.000

15

316

101

200

15

b

Mô hình giảm phá thai

500

150

350

0

180

50

130

 

c

Củng cố và phát triển mạng lưới sàng lọc vô sinh; tích cực chuyển giao công nghệ hỗ trợ sinh sản

1.800

400

800

600

900

200

400

300

d

Thí điểm mô hình xã hội hóa dịch vụ dự phòng, sàng lọc vô sinh, ung thư đường sinh sản tại cộng đồng cho nhóm dân số trẻ đáp ứng nhu cầu và khả năng chi trả của người dân

1.220

360

560

300

650

200

300

150

V

Các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ

13.494

3.855

8.339

1.300

7.247

2.015

4.382

850

1

Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và các nhiệm vụ mới về điều chỉnh mức sinh

4.600

1.200

3.400

0

2.450

600

1.850

 

1.1

Cập nhật kiến thức mới, tập huấn lại cho đội ngũ cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên về điều chỉnh mức sinh

1.800

0

1.800

0

1.000

0

1.000

0

1.2

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về điều chỉnh mức sinh

1.400

500

900

0

750

250

500

0

1.3

Xây dựng nội dung đào tạo, tập huấn về điều chỉnh mức sinh lồng ghép vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

1.000

300

700

0

500

150

350

0

1.4

Tập huấn dự báo dân số cho cán bộ dân số tỉnh, huyện

400

400

0

0

200

200

0

0

2

Nghiên cứu khoa học và hệ thống tin quản lý

3.650

950

1.650

1.050

2.050

500

850

700

2.1

Nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ và quy mô dân số, mức sinh công nghệ về quy mô dân số, mức sinh trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế-xã hội; các nghiên cứu tác nghiệp về những giải pháp, can thiệp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp cho từng giai đoạn và từng địa phương.

1.900

400

1.000

500

950

200

500

250

2.2

Củng cố, hoàn thiện hệ thống chỉ báo, chỉ tiêu về quy mô dân số và mức sinh

600

300

0

300

0

150

0

150

2.3

Cung cấp thông tin về động thái dân số và thực trạng mức sinh cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành ở trung ương và địa phương

1.150

250

650

250

800

150

350

300

3

Hợp tác quốc tế

1.850

675

925

250

1.000

350

500

150

 

Tổ chức các đoàn học tập và chia sẻ kinh nghiệm ở các nước về điều chỉnh mức sinh

1.850

675

925

250

1.000

350

500

150

4

Kiểm tra, giám sát, đánh giá

3.394

1.030

2.364

0

1.747

565

1.182

0

4.1

Kiểm tra, giám sát hỗ trợ

1.694

530

1.164

0

847

265

582

0

4.2

Hội nghị, hội thảo; sơ kết, đánh giá, tổng kết

1.700

500

1.200

0

900

300

600

0

 

PHỤ LỤC 2:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THEO TỪNG NĂM

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

NỘI DUNG

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Tổng cộng

1.180

3.666

3.226

3.341

3.260

3.320

3.894

3.402

3.364

3.523

3.538

I

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền

268

325

268

268

268

323

268

268

268

268

323

1

Đánh giá hiện trạng và xu hướng mức sinh của từng địa phương làm cơ sở xây dựng, ban hành các văn chỉ đạo, kế hoạch thực hiện

 

55

 

 

 

55

 

 

 

 

55

2

Cung cấp thông tin, hội nghị, hội thảo phổ biến, chuyên đề, sơ kết, tổng kết

138

140

138

138

138

138

138

138

138

138

138

3

Cung cấp ấn phẩm vận động

80

80

80

80

80

80

80

80

80

80

80

4

Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện tại địa phương, đơn vị

50

50

50

50

50

50

50

50

50

50

50

II

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi

812

1.092

817

816

815

816

1.089

815

815

814

814

1

Phát triển hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động cho từng khu vực có mức khác nhau

 

275

 

 

 

 

275

 

 

 

 

 

Xây dựng hệ thống thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền vận động phù hợp với vùng mức sinh

 

275

 

 

 

 

275

 

 

 

 

2

Các hoạt động tuyên truyền, vận động phù hợp theo từng khu vực mức sinh

432

434

434

434

433

434

432

433

433

433

433

2.1

Tổ chức sự kiện truyền thông về điều chỉnh mức sinh

147

147

147

147

147

147

147

147

147

147

147

2.2

Sản xuất (biên tập, thiết kế, phát hành) các loại tài liệu, tờ rơi, sách mỏng

40

40

40

40

40

40

40

40

40

40

40

2.3

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của trung ương và địa phương

118

118

118

118

118

118

118

118

118

118

118

2.4

Xây dựng chuyên trang, chuyên đề, bản tin, phóng sự trên báo, tạp chí, website có uy tín

73

74

74

74

74

74

73

73

74

73

74

2.5

Đẩy mạnh truyền thông, vận động trực tiếp tại hộ gia đình, khu dân cư, khu công nghiệp…

54

55

55

55

54

55

54

55

54

55

54

3

Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường, phù hợp với các lớp học, cấp học trong hệ thống giáo dục

187

189

189

189

189

189

189

189

189

188

188

3.1

Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên là giáo viên, nhân viên y tế học đường tham gia giảng dạy về dân số, sức khỏe sinh sản

72

73

73

73

73

73

73

73

73

72

72

3.2

Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường trong tình hình mới

115

116

116

116

116

116

116

116

116

116

116

4

Thí điểm triển khai, mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn

193

194

194

193

193

193

193

193

193

193

193

4.1

Tập huấn, đào tạo giảng viên tuyến tỉnh, học viên tham gia giảng dạy chương trình giáo dục trước kết hôn

78

78

78

77

77

77

77

77

77

77

77

4.2

Thí điểm và từng bước mở rộng triển khai chương trình giáo dục trước kết hôn

115

116

116

116

116

116

116

116

116

116

116

III

Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích

 

524

424

424

424

424

674

504

504

504

504

1

Trên phạm vi toàn quốc

 

75

75

75

75

75

75

75

75

75

75

 

Xây dựng, thí điểm và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các cặp vợ chồng có hai con thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Đối với vùng mức sinh thay thế và vùng mức sinh thấp

 

449

349

349

359

349

599

209

429

429

429

a

Nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách đến việc sinh ít con như chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế…Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con

 

100

 

 

 

 

170

 

 

 

 

b

Xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp khuyến khích gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con

 

125

125

125

125

125

125

125

125

125

125

c

Xây dựng, thí điểm và thực hiện các biện pháp, chính sách về y tế nhằm hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con

 

29

29

29

29

29

29

29

29

29

29

d

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương thí điểm các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ hai con

 

55

55

55

55

55

55

55

55

55

55

e

Thí điểm và từng bước mở rộng các biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con ở vùng mức sinh thấp

 

140

140

140

140

220

220

220

220

220

220

IV

Mở rộng tiếp cận dịch vụ SKSS/KHHGĐ và các dịch vụ có liên quan

 

370

412

428

448

453

499

551

513

573

633

1

Phổ cập dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tổ chức cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình thân thiện cho vị thành niên, thanh niên; công nhân khu công nghiệp, khi kinh tế

Lồng ghép với c/trình củng cố, nâng cao chất lượng d/vụ KHHGĐ đến 2030

1.2

Tổ chức các hoạt động thúc đẩy tiếp thị xã hội, xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản

Lồng ghép với c/trình củng cố, nâng cao chất lượng d/vụ KHHGĐ đến 2030

1.3

Thí điểm cung cấp dịch vụ kế

hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản qua website, email, facebook, youtube, Twitter, Instagram, Zalo,…

Lồng ghép với c/trình củng cố, nâng cao chất lượng d/vụ KHHGĐ đến 2030

2

Xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên; tích cực chuyển giao công nghệ, phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản

 

350

392

408

428

433

479

531

493

553

613

2.1

Thí điểm, mở rộng can thiệp giảm vô sinh

 

80

102

118

138

143

149

151

153

163

163

2.2

Mô hình giảm phá thai

 

50

60

70

50

50

70

70

20

30

30

2.3

Củng cố và phát triển mạng lưới sàng lọc vô sinh; tích cực chuyển giao công nghệ hỗ trợ sinh sản

 

100

110

120

140

160

180

200

220

250

320

2.4

Thí điểm mô hình xã hội hóa dịch vụ dự phòng, sàng lọc vô sinh, ung thư đường sinh sản tại cộng đồng cho nhóm dân số trẻ đáp ứng nhu cầu và khả năng chi trả của người dân

 

140

140

120

120

100

100

130

120

130

120

V

Các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ

100

1.375

1.325

1.425

1.325

1.324

1.384

1.284

1.284

1.384

1.284

1

Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và các nhiệm vụ mới về điều chỉnh mức sinh

100

440

440

540

440

440

500

400

400

500

400

1.1

Cập nhật kiến thức mới, tập huấn lại cho đội ngũ cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên về điều chỉnh mức sinh

 

200

200

200

200

200

160

160

160

160

160

1.2

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội về điều chỉnh mức sinh

 

140

140

140

140

140

140

140

140

140

140

1.3

Xây dựng nội dung đào tạo, tập huấn về điều chỉnh mức sinh lồng ghép vào chương trình đào tạo, tập huấn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

 

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

1.4

Tập huấn dự báo dân số cho cán bộ dân số tỉnh, huyện

100

 

 

100

 

 

100

 

 

100

 

2

Nghiên cứu khoa học và hệ thông tin quản lý

 

410

360

360

360

360

360

360

360

360

360

2.1

Nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ về quy mô dân số, mức sinh trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế-xã hội; các nghiên cứu tác nghiệp về những giải pháp, can thiệp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp cho từng giai đoạn và từng địa phương

 

190

190

190

190

190

190

190

190

190

190

2.2

Củng cố, hoàn thiện hệ thống chỉ báo, chỉ tiêu về quy mô dân số và mức sinh

 

105

55

55

55

55

55

55

55

55

55

2.3

Cung cấp thông tin về động thái dân số và thực trạng mức sinh cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành ở trung ương và địa phương

 

115

115

115

115

115

115

115

115

115

115

3

Hợp tác quốc tế

 

185

185

185

185

185

185

185

185

185

185

3.1

Tổ chức các đoàn học tập và chia sẻ kinh nghiệm ở các nước về điều chỉnh mức sinh

 

185

185

185

185

185

185

185

185

185

185

3.2

Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các quốc gia, tổ chức quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Kiểm tra, giám sát, đánh giá

 

340

340

340

340

339

339

339

339

339

339