- 1 Quyết định 176-HĐBT năm 1989 về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Quyết định 143-HĐBT năm 1990 tổng kết thực hiện Quyết định 217-HĐBT, các Nghị định 50-HĐBT và 98-HĐBT về đổi mới quản lý xí nghiệp quốc doanh và làm thử việc tiếp tục đổi mới quản lý xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Quyết định 144-HĐBT năm 1990 về chấn chỉnh quản lý tài chính xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Quyết định 268-CT năm 1990 về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Thông tư liên bộ 2-TT/LB năm 1991 hướng dẫn giải quyết chính sách đối với lao động khi giải thể xí nghiệp quốc doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 125/NH-TT năm 1990 hướng dẫn thi hành Quyết định 315/HĐBT về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 3 Thông tư 54/TCCN năm 1990 về việc xử lý tài chính khi giải thể xí nghiệp quốc doanh do Bộ tài chính ban hành
- 1 Nghị định 50/CP năm 1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
- 2 Nghị định 59-CP năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
- 3 Nghị định 180/2004/NĐ-CP về việc thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước
- 4 Nghị định 172/2013/NĐ-CP thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 315-HĐBT | Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1990 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHẤN CHỈNH VÀ TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TRONG KHU VỰC KINH TẾ QUỐC DOANH
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, làm cho kinh tế quốc doanh được củng cố, phát triển và thực hiện vai trò chủ đạo trọng nền kinh tế quốc dân gồm nhiều thành phần, trước hết thông qua kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội do các đơn vị kinh tế quốc doanh tạo ra;
Căn cứ vào kết luận của Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp ngày 5 tháng 7 năm 1990,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương căn cứ vào các Quyết định 143-HĐBT và 144-HĐBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản kèm theo (bản hướng dẫn về tổng kết Quyết định số 217-HĐBT, Nghị định 50-HĐBT và Nghị định 98-HĐBT; hướng dẫn về tổng kết và chấn chỉnh công tác tài chính xí nghiệp, về tiền lương và tiền thưởng; về thí điểm quản lý, v. v...) để vạch kế hoạch, biện pháp chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất, kinh doanh cho tất cả các ngành, các đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc, nhằm làm cho hoạt động của các đơn vị này vào nền nếp; loại bỏ những nhược điểm, những lộn xộn trong kinh doanh hiện nay, tạo nên hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực; làm cho kinh tế quốc doanh thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Điều 2. Các đơn vị thuộc diện chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất, kinh doanh theo Quyết định này trước hết là các đơn vị kinh tế quốc doanh được thành lập trên cơ sở các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, của các Bộ cũng như của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu và quận, huyện, và do nguồn vốn ngân sách của trung ương hoặc địa phương đầu tư theo thể chế hình thành xí nghiệp quốc doanh của Nhà nước, như các xí nghiệp (công ty) Liên hiệp xí nghiệp (Tổng công ty) trong công nghiệp, xây dựng và vận tải, trong bưu điện, thương nghiệp và kinh doanh vật tư; các nông, lâm, ngư trường quốc doanh, các tổ chức du lịch, dịch vụ quốc doanh; các đơn vị kinh tế trong các lực lượng vũ trang do ngân sách Nhà nước đầu tư.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu khoa học... lập ra nhằm mục đích giải quyết đời sống và gây quỹ cho cơ quan, đơn vị mình, các xí nghiệp quận, huyện, phường, xã được đôn lên từ các xí nghiệp tư nhân, tổ hợp, hợp tác xã, v.v... thuộc loại hình kinh tế tập thể của các đoàn thể và của tập thể cán bộ, nhân viên cơ quan, sẽ thực hiện theo các quy định trong quyết định số 268-HĐBT ban hành ngày 30 tháng 7 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 3. Nội dung chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh.
- Rà soát lại chức năng hoạt động kinh doanh của tưng đơn vị trực thuộc để tổ chức lại hoạt động theo đúng chức nặng của đơn vị, vừa bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của đơn vị, vừa bảo đảm sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước theo pháp luật.
- Rà soát lại các yếu tố sản xuất kinh doanh của cơ sở: thị trường, công nghệ, vốn, tổ chức lao động, tổ chức bộ máy quản lý và cán bộ. Trên từng yếu tố một cần làm rõ thực trạng của xí nghiệp, biện pháp khắc phục, trong đó làm rõ phần trách nhiệm của cơ sở và phần trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của xí nghiệp.
- Soát xét lại tình trạng tài chính xí nghiệp, đánh giá lại đúng đắn tài sản cố định, vốn lưu động; kết quả lãi, lỗ, tồn kho; nợ nần của xí nghiệp; việc chấp hành kỷ luật tài chính, kế toán thống kê của xí nghiệp để đề ra các biện pháp chấn chỉnh và tháo gỡ cụ thể và kiên quyết.
- Đối với các đơn vị kinh doanh lỗ vốn kéo dài nhiều năm thì Bộ và địa phương phải lập danh sách đầy đủ, tiến hành phân loại theo mức độ quan trọng của các sản phẩm và dịch vụ do đơn vị tạo ra và theo mức độ kém hiệu quả của các đơn vị. Từ đó tìm biện pháp để hỗ trợ cho đơn vị hoạt động; sáp nhập vào xí nghiệp khác hoặc chuyển thành các tổ chức kinh tế tập thể. Nếu đã thực hiện các biện pháp chấn chỉnh trên mà vẫn không có hiệu quả, tiếp tục thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì cho phép giải thể theo hướng dẫn kèm theo Quyết định này.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ thực hiện Quyết định này; thực hiện đúng chế độ báo cáo hàng tháng, hàng quỹ về Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương để tập hợp báo cáo lên Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xem xét và chỉ đạo kịp thời.
QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN VỀTHỦ TỤC GIẢI THỂ XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH BỊ THUA LỖ NGHIÊM TRỌNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 315-HĐBT ngày 1-9-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong kinh tế quốc doanh)
Điều 1. Xí nghiệp quốc doanh không tiêu thụ được sản phẩm, không thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh, liên tiếp bị lỗ trong thời gian dài, không có khả năng thanh toán và không thể khắc phục được bằng các biện pháp như chuyển hướng sản xuất, thay đổi mặt hàng, đầu tư trang bị lại, cũng như các biện pháp về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh với sự hỗ trợ của cấp trên,... có thể bị tuyên bố giải thể.
Xí nghiệp quốc doanh nêu tại văn bản này là xí nghiệp được thành lập bằng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước trung ương hoặc địa phương, không bao gồm các xí nghiệp được chuyển đổi từ các tổ hợp tác, các hợp tác xã, hoặc các tổ chức kinh doanh thuộc các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể không có chức năng quản lý sản xuất kinh doanh.
Điều 3. Căn cứ vào những thủ tục giải thể quy định dưới đây, Bộ trưởng các Bộ quy định thủ tục cụ thể áp dụng cho việc giải thể các xí nghiệp thuộc quyền quản lý Nhà nước trực tiếp của Bộ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định thủ tục cụ thể áp dụng cho các xí nghiệp quốc doanh thuộc tỉnh, thành phố và quận, huyện.
Việc chọn các xí nghiệp đưa vào diện giải thể phải được xem xét kỹ các mặt khác nhau như quy mô, trình độ sản xuất và kinh doanh; vị trí sản phẩm và dịch vụ của xí nghiệp trong nền kinh tế; các biện pháp đã áp dụng để hỗ trợ xí nghiệp v.v...
- Thứ trưởng.
- Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài vụ.
- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch. - Đại diện Bộ Tài chính.
- Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương.
- Đại diện Ngân hàng Trung ương.
- Chủ tịch Công đoàn ngành.
- Đại diện Trọng tài kinh tế Nhà nước.
+ Hội đồng giải thể xí nghiệp địa phương gồm có:
- Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
- Giám đốc Sở Tài chính.
- Giám đốc Ngân hàng tỉnh, thành phố.
- Giám đốc Sở lao động.
- Đại diện liên đoàn lao động tỉnh hay thành phố, đặc khu.
- Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chủ tịch Trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố.
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng ngành và từng địa phương, Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có quyền bổ nhiệm thêm những người khác làm thành viên của Hội dồng giải thể xí nghiệp.
Điều 7. Đối với ngành và địa phương có nhiều xí nghiệp nằm trong diện giải thể có thể lập các Ban thanh lý để làm chức năng do Hội đồng giải thể uỷ quyền.
Điều 8. Hội đồng giải thể xí nghiệp (hoặc Ban thanh lý theo sự uỷ nhiệm của Hội đồng) có quyền và có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận và thẩm tra lại toàn bộ sổ sách kế toán của xí nghiệp, thu hồi lại con dấu của xí nghiệp; trong trường hợp cần thiết, có quyền yêu cầu Giám đốc xí nghiệp giải thích rõ, hay trả lời những câu hỏi liên quan đến sổ sách kế toán của xí nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết phù hợp với lợi ích của xí nghiệp cũng như của chủ nợ xí nghiệp cho đến khi xí nghiệp được giải thể.
- Xác định và liệt kê tất cả các tài sản của xí nghiệp, bao gồm: tài sản cố định và lưu động hiện thuộc quyền quản lý và sử dụng của xí nghiệp, kể cả các tài sản xí nghiệp thuê hay mượn của các tổ chức hay cá nhân khác; tiền gửi của xí nghiệp tại ngân hàng; số tiền mà các tổ chức hay cá nhân khác đang nợ xí nghiệp; các tài sản mà xí nghiệp cho các tổ chức hay cá nhân khác mượn, hay thuê, các tài sản khác.
Các tài sản được coi là vật bảo đảm không thuộc tài sản của xí nghiệp. Nếu giá trị vật bảo đảm vượt quá số nợ, thì giá trị chênh lệch đó thuộc tài sản của xí nghiệp.
- Niêm phong một số tài sản nếu xét thấy cần thiết, bán các đồ vật dễ hư hỏng, sắp mất giá hay giữ gìn quá tốn kém, và phải đem số tiền thu được gửi vào tài khoản của xí nghiệp tại ngân hàng.
- Xác định và liệt kê tất cả các chủ nợ và số nợ của xí nghiệp, trong đó có phân biệt rõ số nợ có bảo đảm và số nợ không bảo đảm.
- Thu hồi, quản lý và đánh giá hiện trang giá trị còn lại của các tài sản; kiến nghị với Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phương án bán các tài sản của xí nghiệp; khung giá cho toàn bộ tài sản và cho từng tài sản riêng; phương án phân chia giá trị thu được từ việc bán tài sản của xí nghiệp.
- Kiến nghị phương án giải thể xí nghiệp để Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
Điều 9. Với việc quyết định thành lập Hội đồng giải thể xí nghiệp hay bán thanh lý, đương nhiên chấm dứt quyền hạn của Giám đốc xí nghiệp. Hội đồng hoặc ban thanh lý có quyền yêu cầu Giám đốc giúp đỡ các công việc cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ của mình.
Kể từ thời điểm nói trên, những hành vi sau đây của xí nghiệp trong diện giải thể được coi là phạm pháp và bị xử lý theo pháp luật:
- Cất giấu, phân tán, phân phối hay chuyển nhượng các tài sản của xí nghiệp.
- Dùng tài sản của xí nghiệp để bảo đảm cho các khoản nợ mà trước đây không có bảo đảm.
- Dùng tài sản để thanh toán các khoản nợ của xí nghiệp.
- Từ bỏ quyền đòi nợ của mình.
Điều 11. Đối với tài sản của các tổ chức hay cá nhân mà xí nghiệp bị giải thể thuê hay mượn, thì người chủ của số tài sản đó xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mình để xin thu hồi lại. Trong trường hợp tiền thuê đã trả trước; thì chủ sở hữu phải hoàn lại số tiền thuê tương ứng với thời hạn thuê còn lại trước khi thu hồi lại tài sản của mình.
Điều 12. Phương án giải thể xí nghiệp có thể bao gồm các hình thức và nội dung khác nhau như:
- Sáp nhập toàn bộ hay từng phần vào xí nghiệp quốc doanh khác; bán toàn bộ hay từng phần cho các đơn vị khác, không phân biệt thành phần kinh tế; cho thuê, cho đấu thầu hoặc hoá giá và thanh lý.
- Những tổ chức hay cá nhân mua nguyên trạng toàn bộ tài sản cố định, sử dụng tại chỗ các tài sản đó và tiếp nhận một số lao động đã làm việc trong xí nghiệp được ưu tiên giảm giá. Mức giảm do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của xí nghiệp cùng với cơ quan tài chính cùng cấp quyết định.
- Khi đem đấu giá công khai và bán lẻ, cán bộ, công nhân đã làm việc trong xí nghiệp được ưu tiên mua các tài sản của xí nghiệp.
Điều 13. Các chủ nợ có bảo đảm bằng vật thế chấp, được ưu tiên trả nợ bằng vật thế chấp đó. Hội đồng giải thể hoặc Ban thanh lý có quyền đốc thúc các chủ nợ đem bán đấu giá công khai vật thể chấp trong vòng 2 tháng kể từ ngày xí nghiệp bị giải thể. Quá thời hạn này Hội đồng có quyền rút vật thế chấp về và bán đấu giá công khai.
Giá trị thu được từ việc bán tài sản của xí nghiệp, sau khi trừ các chi phí nói trên, được sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Tiền lương và tiền bảo hiểm xã hội mà xí nghiệp còn nợ cán bộ công nhân.
- Các khoản nợ của các chủ nợ (nợ ngân sách, ngân hàng và các chủ nợ khác...) được tham gia vào việc phân chia tài sản của xí nghiệp.
- Phần còn lại đem sử dụng để giải quyết quyền lợi về mặt vật chất cho người lao động theo quyết định 176-HĐBT ngày 9 tháng 10 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh.
Nếu phần giá trị còn lại này không đủ để giải quyết quyền lợi của người lao động như đã nói trên, ngân sách tỉnh, thành phố, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, dành một khoản chi hợp lý để hỗ trợ cho việc giải quyết những quyền lợi chính đáng của người lao động.
Trong trường hợp giá trị thu được không đủ trả hết các khoản nợ, thì tiền lương và bảo hiểm của cán bộ, công nhân vẫn được ưu tiên thanh toán. Số nợ khác chưa được thanh toán sẽ không được thanh toán nữa.
Điều 16. Trong trường hợp xí nghiệp bị giải thể vì những nguyên nhân không thuộc trách nhiệm của Giám đốc xí nghiệp, thì Giám đốc xí nghiệp có thể được xem xét và bố trí vào vị trí công tác mới.
Nếu Giám đốc xí nghiệp đã lạm dụng quyền hành của mình, hay lợi dụng những sơ hở trong cơ chế quản lý của Nhà nước nhằm mục đích thu lợi riêng cho mình hay thu lợi riêng cho những người khác dẫn tới xí nghiệp bị giải thể, thì Giám đốc sẽ bị xử phạt, tuỳ mức độ sai phạm, từ cảnh cáo, phạt tiền, buộc thôi việc hay truy tố trước pháp luật.
Điều 17. Quá trình lập thủ tục và tiến hành các biện pháp giải thể xí nghiệp không được kéo dài quá 6 tháng kể từ khi Hội đồng giải thể hoặc Ban thanh lý được thành lập. Trường hợp phải kéo dài quá thời hạn đó phải do Bộ trưởng (đối với xí nghiệp trung ương) hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (đối với xí nghiệp địa phương) xem xét và quyết định.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Quyết định 330-HĐBT năm 1991 sửa đổi Quyết định 315-HĐBT về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Nghị định 50/CP năm 1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
- 3 Nghị định 59-CP năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
- 4 Nghị định 59-CP năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
- 1 Chỉ thị 84-TTg năm 1993 về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 05/TT-LB năm 1992 về việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ giải quyết chính sách đối với người lao động thôi việc khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 81/TC-CN năm 1991 hướng dẫn Quyết định 330/HĐBT về giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư liên bộ 2-TT/LB năm 1991 hướng dẫn giải quyết chính sách đối với lao động khi giải thể xí nghiệp quốc doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 125/NH-TT năm 1990 hướng dẫn thi hành Quyết định 315/HĐBT về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 6 Chỉ thị 408-CT năm 1990 về tiếp tục chấn chỉnh công tác tài vụ kế toán và hạch toán kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 7 Thông tư 54/TCCN năm 1990 về việc xử lý tài chính khi giải thể xí nghiệp quốc doanh do Bộ tài chính ban hành
- 8 Quyết định 268-CT năm 1990 về việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức làm kinh tế do các cơ quan hành chính và các đoàn thể thành lập do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 9 Quyết định 144-HĐBT năm 1990 về chấn chỉnh quản lý tài chính xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 10 Quyết định 176-HĐBT năm 1989 về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Chỉ thị 408-CT năm 1990 về tiếp tục chấn chỉnh công tác tài vụ kế toán và hạch toán kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2 Quyết định 277-CT năm 1992 về thanh toán nợ giai đoạn II do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành
- 3 Chỉ thị 84-TTg năm 1993 về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 50/CP năm 1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
- 5 Nghị định 59-CP năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
- 6 Thông tư 81/TC-CN năm 1991 hướng dẫn Quyết định 330/HĐBT về giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 05/TT-LB năm 1992 về việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ giải quyết chính sách đối với người lao động thôi việc khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành