THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 315-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1997 |
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI) PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét báo cáo kết quả Đại hội toàn quốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ III ngày 28 và 29 tháng 03 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
(Đã được Đại hội toàn quốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ III thông qua ngày 29 tháng 3 năm 1997)
Điều 5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có những chức năng sau:
1. Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế;
2. Xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài.
Điều 6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có những nhiệm vụ sau:
1. Tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tư vấn cho Nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế; tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước để trao đổi thông tin và ý kiến nhằm cải thiện môi trường kinh doanh.
2. Tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp trước pháp luật;
3. Phối hợp và hỗ trợ các hiệp hội kinh doanh ở Việt Nam, hợp tác với các Phòng thương mại và tổ chức hữu quan ở nước ngoài, tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế phù hợp với mục đích của Phòng và giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong các tổ chức đó;
4. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong kinh doanh ở trong nước và quốc tế, xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với mục tiêu của Phòng;
5. Tiến hành các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước như: chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác;
6. Tổ chức đào tạo bằng những hình thức thích hợp để giúp các nhà kinh doanh nâng cao kiến thức và năng lực quản lý và kinh doanh;
7. Giúp đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
8. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và chứng thực các chứng từ cần thiết khác trong kinh doanh; xác nhận các trường hợp bất khả kháng;
9. Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải hoặc trọng tài; giúp phân bổ tổn thất chung khi có yêu cầu;
10. Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức khác uỷ thác.
Phòng có 4 loại hội viên sau đây:
- Hội viên chính thức là các hiệp hội kinh doanh và doanh nghiệp của người Việt Nam và các doanh nghiệp liên doanh có ít nhất 50% vốn pháp định của người Việt Nam có đăng ký và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam;
- Hội viên liên kết là các doanh nghiệp của người nước ngoài hoặc liên doanh giữa người Việt Nam và người nước ngoài có đăng ký và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam, các doanh nghiệp của người Việt Nam có đăng ký và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài;
- Hội viên thông tấn là những chuyên gia và tổ chức chuyên môn ở trong và ngoài nước có khả năng giúp thực hiện các nhiệm vụ của Phòng;
- Hội viên danh dự là những cá nhân có đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện mục đích của Phòng;
Hội viên là các tổ chức cử người đại diện tham gia Phòng và thông báo cho Hội đồng quản trị danh sách người được cử.
Trường hợp bị từ chối, đương sự có thể khiếu nại lên Đại hội. Quyết định của Đại hội là Quyết định cuối cùng.
Theo đề nghị của Ban thường trực, Hội đồng quản trị quyết định mời tổ chức hoặc cá nhân làm hội viên thông tấn, bầu hội viên danh dự của Phòng và thông báo cho toàn thể hội viên biết.
Điều 10. Tư cách hội viên sẽ không còn giá trị nếu xảy ra một trong những trường hợp sau:
1. Bị đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động;
2. Giải thể hoặc phá sản;
3. Chết hoặc bị kết án;
4. Theo quyết định của Hội đồng quản trị với sự nhất trí của ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng quản trị do một trong những nguyên nhân sau:
a. Không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những quy định, Nghị quyết của Phòng;
b. Hoạt động trái với mục đích của Phòng, gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Phòng.
Hội viên bị tước tư cách theo Điều 10.4 có quyền khiếu nại lên Đại hội. Quyết định của Đại hội là quyết định cuối cùng.
2. Các hội viên của các hiệp hội kinh doanh, các thành viên, chi nhánh của các doanh nghiệp có thể trở thành hội viên của Phòng nếu tự nguyện gia nhập và được Hội đồng quản trị chấp nhận.
Điều 12. Hội viên có những quyền sau:
1. Tham dự Đại hội nếu được bầu;
2. Biểu quyết hoặc bỏ phiếu ở Đại hội nếu là hội viên chính thức;
3. Được đề cử hoặc ứng cử vào Hội đồng quản trị của Phòng nếu là hội viên chính thức hoặc hội viên thông tấn;
4. Đề đạt ý kiến với Đại hội, Hội đồng quản trị, Ban thường trực về hoạt động của Phòng và những vấn đề về chính sách, pháp luật kinh tế và môi trường kinh doanh;
5. Yêu cầu Phòng giúp đỡ và được hưởng dịch vụ của Phòng với điều kiện ưu đãi;
6. Thôi là Hội viên Phòng nếu xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia.
Điều 13. Hội viên có những nghĩa vụ sau:
1. Đóng phí gia nhập và hội phí theo quy định của Hội đồng quản trị. Hội viên thông tấn và Hội viên danh dự không phải đóng phí;
2. Thi hành Nghị quyết, Quyết định của Đại hội và Hội đồng quản trị;
3. Tham dự các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập hoặc mời;
4. Cung cấp các thông tin, tài liệu, ý kiến phục vụ việc thực hiện các chức năng của Phòng;
5. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng thực hiện mục đích của Phòng.
Điều 14. Các cơ quan lãnh đạo của Phòng gồm:
- Đại hội;
- Hội đồng quản trị;
- Ban thường trực;
- Ban kiểm tra.
Điều 15. Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Phòng.
Đại hội bao gồm các đại biểu của hội viên được bầu từ các hiệp hội kinh doanh và các hội viên khác theo tỷ lệ hội viên ở các khu vực với số lượng và cơ cấu do Hội đồng quản trị quyết định.
Điều 16. Đại hội có 2 loại: Đại hội thường kỳ và Đại hội bất thường.
Đại hội thường kỳ do Hội đồng quản trị triệu tập 5 năm một lần để giải quyết các vấn đề sau:
1. Thông qua báo cáo hoạt động của Phòng trong nhiệm kỳ qua;
2. Quyết định chương trình hoạt động của Phòng trong thời gian tới;
3. Quyết định sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ của Phòng;
4. Bầu Hội đồng quản trị;
5. Thảo luận và quyết định các vấn đề khác về công tác của Phòng và của các hội viên.
Đại hội bất thường được triệu tập bất kỳ thời gian nào theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc theo đề nghị của trên 1/2 số hội viên để giải quyết những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Phòng vượt quá thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Các hội viên tiến hành bầu đại biểu và thông báo cho Hội đồng quản trị ít nhất là 15 ngày trước ngày đại hội.
Việc triệu tập đại hội bất thường và chương trình nghị sự phải được công bố ít nhất là 15 ngày trước ngày đại hội. Đại biểu đại hội bất thường là những đại biểu được bầu đi dự đại hội thường kỳ ngay trước đó.
Điều 18. Nghị quyết đại hội được thông qua theo đa số đại biểu có mặt.
Riêng những vấn đề đặc biệt quan trọng dưới đây thì phải biểu quyết theo 2/3 số đại biểu có mặt và số đó phải trên 1/2 tổng số đại biểu được bầu đi dự đại hội:
a. Sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ;
b. Xét công nhận hội viên mới đã bị Hội đồng quản trị từ chối nếu đương sự yêu cầu;
c. Xét, giải quyết khiếu nại việc khai trừ hội viên theo quy định tại Điều 10.4.
d. Giải thể và thanh lý tài sản của Phòng.
Hội đồng quản trị gồm:
- Chủ tịch;
- Các phó Chủ tịch;
- Tổng thư ký;
- Và các uỷ viên.
Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Tổng thư ký của Hội đồng quản trị là Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng thư ký của Phòng, có cùng nhiệm kỳ với Hội đồng quản trị.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Thành viên của Hội đồng quản trị có thể bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quyết định của đại hội bất thường hoặc theo đề nghị của trên 1/2 số hội viên chính thức.
Trong trường hợp thành viên Hội đồng quản trị nghỉ hưu, bị đình chỉ công tác hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục nhiệm vụ thì hội viên là pháp nhân có thành viên đó được cử người khác thay thế và phải thông báo cho Chủ tịch Hội đồng quản trị trong vòng 30 ngày sau khi xảy ra tình huống trên. Người được cử thay thế chỉ được công nhận là thành viên Hội đồng quản trị với sự chấp thuận của ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị.
Các thành viên Hội đồng quản trị có quyền tham dự, đề cử, ứng cử, biểu quyết và bỏ phiếu tại đại hội kỳ tiếp liền sau.
Điều 20. Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu và đề ra những công việc và biện pháp cần thiết để thực hiện Nghị quyết của đại hội;
2. Quyết định chương trình công tác và kế hoạch ngân sách hàng năm của Phòng, xét duyệt các mức phí mà Phòng được thu, quy định hội phí và cách thu phí;
3. Quyết định cơ cấu tổ chức của Phòng; quyết định thành lập các uỷ ban chuyên ngành, chuyên đề và các tổ chức bên cạnh Phòng;
4. Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ban kiểm tra và cử Ban Thường trực của Phòng;
5. Giám sát hoạt động của Ban thường trực và các tổ chức bên cạnh Phòng;
6. Chuẩn bị nội dung và các vấn đề tổ chức cho đại hội thường kỳ và bất thường;
7. Quyết định mời các tổ chức, cá nhân làm hội viên thông tấn và tham gia các uỷ ban của Phòng và tổ chức bên cạnh Phòng, bầu các cá nhân làm hội viên danh dự của Phòng.
8. Công nhận hoặc huỷ bỏ tư cách hội viên;
9. Xem xét những ý kiến, kiến nghị của hội viên, chuẩn bị những thông tin, kiến nghị gửi tới các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác.
Hội đồng quản trị, căn cứ Điều lệ và Nghị quyết đại hội, quy định quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Các Phó Chủ tịch là người giúp Chủ tịch điều hành chung và được Chủ tịch phân công trách nhiệm trong một số lĩnh vực công tác cụ thể. Phó Chủ tịch Thường trực thay mặt Chủ tịch lãnh đạo Phòng khi Chủ tịch đi vắng.
Tổng thư ký là người giúp Chủ tịch điều phối hoạt động của các cơ quan chuyên trách, các tổ chức trực thuộc Phòng và được Chủ tịch phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể.
1. Tổ chức thực hiện những công việc do Hội đồng quản trị đề ra;
2. Xây dựng và điều hành các cơ quan chuyên trách và các tổ chức trực thuộc để giải quyết những công việc thường xuyên của Phòng. Bổ nhiệm và bãi nhiệm các Phó tổng thư ký, lãnh đạo các cơ quan chuyên trách và giám đốc các tổ chức trực thuộc của Phòng;
3. Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của Hội đồng quản trị;
4. Đề xuất với Hội đồng quản trị việc mời các tổ chức và cá nhân làm hội viên thông tấn, mời tham gia các uỷ ban, tổ chức do Hội đồng quản trị thành lập; đề xuất để Hội đồng quản trị bầu hội viên danh dự của Phòng.
Ngoài ra, Hội đồng quản trị có thể uỷ nhiệm cho Ban thường trực một số nhiệm vụ khác. Ban thường trực có nhiệm vụ báo cáo trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ công tác của mình.
Quy chế hoạt động của Ban thường trực do Hội đồng quản trị quyết định.
Ban kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra tư cách đại biểu tham dự đại hội; kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của đại hội, do Hội đồng quản trị; kiểm tra về tài chính và báo cáo kết quả kiểm tra trước Hội đồng quản trị và trước đại hội.
Quy chế hoạt động của Ban kiểm tra do Hội đồng quản trị quyết định.
Điều 26. Ngân sách của Phòng có từ những nguồn thu sau:
1. Phí gia nhập và hội phí do hội viên đóng góp;
2. Các khoản thu do hoạt động của Phòng và các tổ chức trực thuộc và bên cạnh Phòng đem lại;
3. Các khoản tài trợ, giúp đỡ của Nhà nước;
4. Các khoản tài trợ, giúp đỡ của các hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức khác và cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 27. Phòng sử dụng ngân sách của mình cho những việc sau:
1. Chi hoạt động của Phòng;
2. Chi tiền lương, các chi phí về cơ sở vật chất và hoạt động của các cơ quan chuyên trách, các tổ chức trực thuộc và bên cạnh Phòng;
3. Đầu tư mở rộng hoạt động ở trong và ngoài nước phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Phòng.