BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3174/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật ngày 16/4/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 192/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/12/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 13/2014/TT-BTP ngày 29/4/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng Cộng tác viên của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CỘNG TÁC VIÊN CỦA BỘ TƯ PHÁP TRONG CÔNG TÁC PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3174/QĐ-BTP ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về việc các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp quản lý, sử dụng Cộng tác viên trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này bao gồm: các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ thực hiện pháp điển, Cộng tác viên pháp điển và Cục Kiểm tra văn bản QPPL.
Điều 2. Cộng tác viên pháp điển
Cộng tác viên pháp điển là các chuyên gia, nhà khoa học có kiến thức về công tác pháp điển hoặc có kinh nghiệm chuyên môn về pháp luật phù hợp với nội dung đề mục được đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ký hợp đồng cộng tác để thực hiện công tác pháp điển (sau đây gọi tắt là Cộng tác viên).
1. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
a) Lập Danh sách nguồn Cộng tác viên pháp điển và công bố Danh sách Cộng tác viên trên Trang thông tin điện tử pháp điển để các cơ quan, đơn vị thực hiện pháp điển biết, tham khảo thực hiện thuê Cộng tác viên theo quy định; thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình thực hiện hoạt động pháp điển của Cộng tác viên để kịp thời đưa ra khỏi Danh sách nguồn Cộng tác viên pháp điển những người vi phạm hợp đồng hợp tác hoặc không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời thực hiện việc cập nhật bổ sung nguồn Cộng tác viên mới.
Người có nguyện vọng làm nguồn Cộng tác viên pháp điển gửi Đơn xin công nhận nguồn Cộng tác viên pháp điển đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (theo Mẫu kèm theo) để Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật xem xét quyết định công nhận, đưa vào Danh sách nguồn Cộng tác viên pháp điển.
b) Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về công tác pháp điển cho những người có tên trong Danh sách nguồn Cộng tác viên.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
a) Thủ trưởng đơn vị thực hiện pháp điển có quyền ký hợp đồng cộng tác với người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quy chế này, có nguyện vọng làm Cộng tác viên theo nhu cầu thực tế và phạm vi, tính chất công việc thực hiện pháp điển của đơn vị; thông báo cho Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về việc ký hợp đồng thuê Cộng tác viên và tình hình thực hiện công việc của Cộng tác viên.
Đơn vị thực hiện pháp điển không được sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế của đơn vị làm Cộng tác viên với đơn vị mình.
b) Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện pháp điển có thể tham khảo Danh sách nguồn Cộng tác viên do Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật lập để ký hợp đồng thuê Cộng tác viên thực hiện công tác pháp điển thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của đơn vị mình.
HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CỘNG TÁC VIÊN
1. Đơn vị thực hiện pháp điển ký hợp đồng cộng tác với Cộng tác viên theo nhu cầu cụ thể của công tác pháp điển tại đơn vị.
2. Hợp đồng cộng tác phải có những nội dung cơ bản sau đây: Thông tin về đơn vị sử dụng cộng tác viên; Họ tên, số chứng minh thư nhân dân, điện thoại và địa chỉ liên hệ của Cộng tác viên; Nội dung công việc phải thực hiện; Yêu cầu về chất lượng kết quả thực hiện công việc và thời hạn hoàn thành, giao nộp sản phẩm; Phương thức báo cáo, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện công việc; thù lao và thanh toán thù lao; Cơ chế giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh từ quá trình thực hiện hợp đồng.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Cộng tác viên pháp điển
a) Được cung cấp tài liệu và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ cho công việc theo hợp đồng; được đề xuất, kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị cộng tác về các vấn đề có liên quan đến quá trình thực hiện pháp điển; được thanh toán thù lao theo hợp đồng cộng tác.
b) Được Bộ trưởng Bộ Tư pháp biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật khi có thành tích trong công tác pháp điển.
c) Thực hiện nghiêm túc Quy chế này, hợp đồng cộng tác và quy định của pháp luật.
d) Có trách nhiệm thực hiện pháp điển các quy phạm pháp luật theo nội dung hợp đồng bảo đảm đúng quy định của pháp luật về pháp điển. Trường hợp pháp điển không đúng quy định thì phải thực hiện chỉnh lý, pháp điển lại để bảo đảm chất lượng kết quả pháp điển.
đ) Chịu trách nhiệm với đơn vị sử dụng cộng tác viên về các hoạt động và kết quả thực hiện công việc theo hợp đồng và pháp luật.
Điều 6. Chấm dứt quan hệ cộng tác giữa Cộng tác viên với đơn vị sử dụng Cộng tác viên
1. Quan hệ giữa Cộng tác viên với đơn vị cộng tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn cộng tác theo hợp đồng;
b) Cộng tác viên không khách quan, không trung thực trong thực hiện công việc được giao hoặc có các hành vi trái pháp luật trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan đến việc thực hiện công việc đã giao kết trong hợp đồng cộng tác;
c) Cộng tác viên không thực hiện công việc theo nội dung hợp đồng;
d) Cộng tác viên làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị đã ký hợp đồng cộng tác;
đ) Cộng tác viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết.
2. Trường hợp có căn cứ theo quy định của pháp luật làm thay đổi nội dung công việc phải thực hiện theo hợp đồng thì đơn vị sử dụng Cộng tác việc thông báo, trao đổi và thống nhất với Cộng tác viên hướng giải quyết để chấm dứt hợp đồng (nếu cần thiết).
3. Sau khi chấm dứt quan hệ cộng tác giữa Cộng tác viên với đơn vị thực hiện pháp điển, Thủ trưởng đơn vị sử dụng Cộng tác viên gửi thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cộng tác đó đến Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 7. Kinh phí thuê Cộng tác viên cộng tác viên pháp điển
Kinh phí trả thù lao thuê Cộng tác viên pháp điển được sử dụng từ ngân sách nhà nước bố trí theo đề mục và đảm bảo các quy định về nội dung chi, mức chi trong Thông tư liên tịch số 192/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/12/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIAO NHẬN, BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÁP ĐIỂN
Điều 8. Giao nhận báo cáo, hồ sơ kết quả pháp điển
1. Đơn vị ký hợp đồng cộng tác với Cộng tác viên nhận trực tiếp báo cáo, hồ sơ kết quả pháp điển bằng văn bản giấy đã giao kết theo hợp đồng cộng tác tại đơn vị. Đồng thời gửi bản điển tử kết quả pháp điển theo quy định về sử dụng phần mềm pháp điển.
Trường hợp không giao nhận trực tiếp báo cáo kết quả pháp điển được thì Cộng tác viên có thể gửi báo cáo, hồ sơ kết quả pháp điển của mình đến đơn vị ký hợp đồng cộng tác theo đường bưu điện.
2. Việc giao nhận báo cáo, hồ sơ kết quả pháp điển kèm theo tài liệu liên quan (nếu có) được xem là hoàn tất, đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này khi Cộng tác viên và Thủ trưởng đơn vị sử dụng Cộng tác viên ký văn bản thanh lý hợp đồng cộng tác theo từng công việc được thỏa thuận.
Điều 9. Lưu giữ kết quả pháp điển của Cộng tác viên
Đơn vị sử dụng Cộng tác viên có trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ kết quả pháp điển của Cộng tác viên và các văn bản, giấy tờ liên quan bằng hình thức lưu trữ hồ sơ tài liệu tại đơn vị theo quy định để phục vụ tốt cho công tác thực hiện pháp điển của đơn vị và của Bộ.
1. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và Thủ trưởng các đơn vị thực hiện pháp điển thuộc Bộ Tư pháp tổ chức triển khai, thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc theo thẩm quyền; trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc phải báo cáo Lãnh đạo Bộ kịp thời để xem xét chỉ đạo giải quyết.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thực hiện pháp điển thuộc Bộ trong việc hướng dẫn lập dự toán, cấp phát, quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Cộng tác viên theo quy định./.
Mẫu Đơn xin công nhận nguồn Cộng tác viên pháp điển
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3174 /QĐ-BTP ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
Hà Nội, ngày… tháng… năm 20…
ĐƠN XIN CÔNG NHẬN
NGUỒN CỘNG TÁC VIÊN PHÁP ĐIỂN
Kính gửi: Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp
Tôi tên là:...................................................................Năm sinh:.............................
Trình độ chuyên môn:............................................................................................
Hiện đang công tác tại:...........................................................................................
Chức vụ (nếu có):....................................................................................................
CMND số:…………...............cấp ngày…...tháng….....năm…… tại.....................
Địa chỉ liên hệ:.......................................................................................................
Điện thoại: ………………….............Email:.........................................................
Công tác trong 3 năm gần đây:
Thời gian | Làm việc tại cơ quan/tổ chức | Công việc chính đang làm | Chức vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
Sau khi nghiên cứu về tiêu chuẩn, điều kiện cộng tác viên, tôi thấy mình đủ điều kiện để làm Cộng tác viên pháp điển. Tôi làm đơn này kính đề nghị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp xem xét, công nhận tôi vào nguồn Cộng tác viên.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật và cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Tư pháp về Cộng tác viên và nguồn Cộng tác viên sau khi được công nhận làm nguồn Cộng tác viên pháp điển của Bộ Tư pháp.
| NGƯỜI LÀM ĐƠN |
- 1 Quyết định 1664/QĐ-BTP năm 2017 về kế hoạch tổ chức sơ kết Giai đoạn 1 thực hiện Quyết định 1267/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển (2014-2017) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN về Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
- 3 Công văn 905/LĐTBXH-PC năm 2017 đôn đốc thực hiện pháp điển các Đề mục theo Quyết định 761/QĐ-LĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Quyết định 114/QĐ-BTP năm 2015 về Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Quyết định 3173/QĐ-BTP năm 2014 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
- 6 Thông tư 13/2014/TT-BTP hướng dẫn thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 192/2013/TTLT-BTC-BTP Quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm công tác hợp nhất văn bản, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
- 9 Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 10 Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2012 triển khai thi hành Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Quyết định 1901/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 12 Công văn 4735/VPCP-PL xây dựng văn bản hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012
- 1 Công văn 4735/VPCP-PL xây dựng văn bản hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1901/QĐ-BTP năm 2012 về Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2012 triển khai thi hành Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 3173/QĐ-BTP năm 2014 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
- 5 Quyết định 114/QĐ-BTP năm 2015 về Bộ Tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Công văn 905/LĐTBXH-PC năm 2017 đôn đốc thực hiện pháp điển các Đề mục theo Quyết định 761/QĐ-LĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7 Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN về Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
- 8 Quyết định 1664/QĐ-BTP năm 2017 về kế hoạch tổ chức sơ kết Giai đoạn 1 thực hiện Quyết định 1267/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển (2014-2017) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành