Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3181/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điện ảnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Trưởng ban Quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- VPCP, Cổng thông tin điện tử CP;
- Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, ĐA, DA (150).

BỘ TRƯỞNG




Hoàng Tuấn Anh

 

PHỤ LỤC

VỀ XẾP LOẠI QUY MÔ CÔNG TRÌNH RẠP CHIẾU PHIM
(Ban hành theo Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

Căn cứ Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020”,

Việc xếp loại quy mô công trình rạp chiếu phim được quy định như sau:

 

Diện tích đất xây dựng

(Đơn vị tính: ha)

Số phòng chiếu phim

(Đơn vị tính: phòng)

Tổng số ghế ngồi xem phim

(Đơn vị tính: ghế)

Loại đặc biệt

03 - 05

06 - 08

1500

Loại I

03 - 05

04 - 06

1000

Loại II

1,5 - 03

03 - 04

800

Loại III

01 - 1,5

02 - 03

500

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành theo Quyết định số 3181/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Thực hiện thành công mục tiêu và định hướng của Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (sau đây gọi tắt là Chiến lược và Quy hoạch) góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

b) Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể đối với các hoạt động để triển khai thực hiện Chiến lược và Quy hoạch, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, địa phương, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện các giải pháp của Chiến lược và Quy hoạch.

2. Yêu cầu

a) Thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời theo từng phân kỳ những nội dung đã được quy định trong Chiến lược và Quy hoạch.

b) Các hoạt động đề ra phải phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành, địa phương và hoạt động điện ảnh.

c) Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong các chính sách, đề án, kế hoạch... trong Kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược và Quy hoạch phải bảo đảm khả thi, có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu của Chiến lược và Quy hoạch.

d) Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đồng thời đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Bộ, cơ quan, ban ngành ở Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chiến lược và Quy hoạch.

II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

STT

Nội dung

Phân công thực hiện

Thời gian thực hiện

Giải pháp

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kinh phí

Đất đai

1.

Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Chiến lược và Quy hoạch

 

 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ; Trung tâm Công nghệ thông tin; Báo Văn hóa; Tạp chí Điện ảnh Việt Nam.

- Bộ Thông tin, Truyền thông;

- Các cơ quan thông tấn, báo chí, Đài Phát thanh, Đài Truyền hình trong cả nước.

 

Kinh phí sự nghiệp của Cục Điện ảnh.

 

1.1

Tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu nội dung Chiến lược, Quy hoạch và kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược, Quy hoạch

 

 

Hoàn thành: Năm 2014

 

 

1.2

Đăng tải nội dung Chiến lược, Quy hoạch và kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược, Quy hoạch trên trang thông tin điện tử của Bộ VHTTDL và của Cục Điện ảnh

 

 

Hoàn thành: Năm 2014

 

 

1.3

Phối hợp với Đài Truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của điện ảnh đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

 

 

Thường xuyên

 

 

1.4

Đẩy mạnh công tác phê bình điện ảnh nhằm giáo dục và định hướng thẩm mỹ cho nhân dân

 

 

Thường xuyên

 

 

2.

Về công tác quản lý nhà nước và xây dựng cơ chế, chính sách

2.1

Xây dựng văn bản quản lý nhà nước

a)

Xây dựng Thông tư liên tịch Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính Quy định về hoạt động và chế độ chi tiêu tài chính đối với Đội chiếu phim lưu động.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Tổ chức Cán bộ.

Bộ Tài chính:

+ Vụ Ngân sách nhà nước;

+ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

- Bộ Nội vụ.

Hoàn thành: Năm 2014

Kinh phí sự nghiệp Cục Điện ảnh.

 

b)

Xây dựng Thông tư hướng dẫn phân loại phim

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Vụ Gia đình.

Hội Điện ảnh Việt Nam.

Hoàn thành: Năm 2014

Kinh phí sự nghiệp của Cục Điện ảnh.

 

2.2

Xây dựng cơ chế, chính sách

a)

Xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến phim tới vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và hỗ trợ sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Tổ chức Cán bộ.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính:

+ Vụ Ngân sách nhà nước;

+ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

+ Cục Tài chính doanh nghiệp.

Hoàn thành: Quý III năm 2014

Kinh phí sự nghiệp của Cục Điện ảnh.

 

b)

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành điện ảnh với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình các địa phương trong việc sử dụng trang thiết bị kỹ thuật; hợp tác sản xuất, phát sóng, phổ biến phim Việt Nam, bảo đảm tăng tỷ lệ phim Việt Nam tại hệ thống rạp và trên sóng truyền hình cả nước.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch, Tài chính.

Đài Truyền hình Việt Nam: Ban Thư ký Biên tập.

Hoàn thành: Quý I năm 2015

Kinh phí sự nghiệp của Cục Điện ảnh.

 

c)

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành điện ảnh với ngành du lịch trong việc quảng bá du lịch thông qua các tác phẩm điện ảnh; quảng bá bối cảnh quay phim thông qua xúc tiến du lịch; hợp tác sản xuất phim nhằm quảng bá du lịch.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Tổng cục Du lịch; Vụ Kế hoạch, Tài chính.

- Bộ Ngoại giao: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO).

- Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hoàn thành: Quý II năm 2015.

Kinh phí sự nghiệp của Cục Điện ảnh.

 

d)

Xây dựng cơ chế ưu đãi (Incentive) nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác làm phim với Việt Nam và vào quay phim tại Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục Hợp tác quốc tế.

- Bộ Tư pháp;

- Bộ Tài chính:

+ Vụ Ngân sách nhà nước;

+ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

+ Cục Tài chính doanh nghiệp;

+ Tổng cục Hải quan;

+ Tổng cục Thuế.

Hoàn thành: Quý IV năm 2016

Kinh phí sự nghiệp của Cục Điện ảnh.

 

2.3

Quy hoạch, sắp xếp trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tại các địa phương.

a)

 

Duy trì, củng cố và phát huy hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực điện ảnh hiện có.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Bộ Nội vụ;

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

+ Cục Điện ảnh;

+ Vụ Tổ chức, Cán bộ.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2015

Ngân sách nhà nước tại các địa phương.

 

b)

Quy hoạch, sắp xếp Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng là đơn vị sự nghiệp có thu; không sáp nhập Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng với các cơ sở văn hóa khác. Đối với các địa phương đã sáp nhập cơ sở điện ảnh với các cơ sở văn hóa khác, phải tái thành lập Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố.

3.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật điện ảnh (Căn cứ Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

3.1

Xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo rạp chiếu phim tại các địa phương.

 

 

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo xây dựng dự án trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

- Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh phối hợp.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Xây dựng;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

- Ưu tiên nguồn vốn xã hội hóa;

- Phần còn lại các địa phương chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương kết hợp với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương (đối với các địa phương nhận trợ cấp cân đối từ Trung ương)

Bố trí đất đai, mặt bằng có vị trí và quy mô phù hợp. Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất theo quy định, phù hợp với quy hoạch xây dựng chung của địa phương.

a)

Xây dựng mới rạp chiếu phim với trang thiết bị kỹ thuật số hóa (digital), đạt tiêu chuẩn tại các tỉnh, thành phố:

 

- Giai đoạn 2014-2020: Ưu tiên xây dựng mới rạp chiếu phim tại các tỉnh, thành phố chưa có rạp, bao gồm:

Bắc Kạn (01 rạp loại III); Lào Cai (01 rạp loại III); Sơn La (01 rạp loại III); Yên Bái (01 rạp loại III); Bình Phước (01 rạp loại III); Đắc Nông (01 rạp loại III); Đồng Tháp (01 rạp loại III), Gia Lai (01 rạp loại II), Hậu Giang (01 rạp loại III), Vĩnh Long (01 rạp loại III), Bạc Liêu (01 rạp loại III), An Giang (01 rạp loại II, 01 rạp loại III); Hà Giang (01 rạp loại III); Điện Biên (01 rạp loại I, 01 rạp loại III).

 

- Giai đoạn 2016-2020: Xây dựng mới rạp chiếu phim tại các tỉnh thành phố khác, bao gồm:

Hà Nội (01 rạp loại III); Thành phố Hồ Chí Minh (01 rạp loại III); Đà Nẵng (01 rạp loại I, 01 rạp loại II); Cần Thơ (01 rạp loại III); Hải Phòng (01 rạp loại III); Thừa Thiên Huế (01 rạp loại I); Đắk Lắk (01 rạp loại I); Lâm Đồng (01 rạp loại II); Bình Định (01 rạp loại III); Quảng Ninh (02 rạp loại II); Đồng Nai (01 rạp loại I); Cà Mau (01 rạp loại II); Hải Dương (01 rạp loại III); Thanh Hóa (01 rạp loại I); Bà Rịa-Vũng Tàu (01 rạp loại III); Bắc Ninh (01 rạp loại III); Bình Dương (02 rạp loại III); Hà Nam (01 rạp loại III); Kiên Giang (01 rạp loại II); Long An (02 rạp loại II); Ninh Bình (01 rạp loại II; 01 rạp loại III); Ninh Thuận (01 rạp loại III); Phú Yên (01 rạp loại III); Quảng Bình (01 rạp loại III); Quảng Nam (01 rạp loại III); Quảng Ngãi (01 rạp loại I); Tây Ninh (01 rạp loại III); Trà Vinh (01 rạp loại III); Quảng Trị (01 rạp loại II); Bình Phước (02 rạp loại III); Nam Định (01 rạp loại III); Kon Tum (01 rạp loại III); Hà Tĩnh (01 rạp loại III); Tuyên Quang (01 rạp loại II); Cao Bằng (01 rạp loại III); Tiền Giang (01 rạp loại II); Hưng Yên (01 rạp loại II, 01 rạp loại III), Bắc Giang (01 rạp loại II).

b)

Cải tạo, nâng cấp rạp chiếu phim với trang thiết bị kỹ thuật số (digital), đạt tiêu chuẩn tại các tỉnh, thành phố:

 

Giai đoạn 2014-2020:

Hà Nội (01 rạp loại I, 02 rạp loại II); Thành phố Hồ Chí Minh (01 rạp loại II, 01 rạp loại III); Đà Nẵng (01 rạp loại II, 01 rạp loại III); Cần Thơ (01 rạp loại II); Hải Phòng (01 rạp loại II, 01 rạp loại III); Thừa Thiên Huế (01 rạp loại II); Khánh Hòa (01 rạp loại II, 01 rạp loại III); Đắk Lắk (01 rạp loại II); Bình Định (01 rạp loại II); Thái Nguyên (01 rạp loại III); Nghệ An (02 rạp loại II); Nam Định (01 rạp loại I, 01 rạp loại II, 01 rạp loại III); Đồng Nai (01 rạp loại I, 01 rạp loại II); Hải Dương (01 rạp loại II); Gia Lai (01 rạp loại II); Phú Thọ (01 rạp loại I, 01 rạp loại III, 01 rạp loại III); Bà Rịa-Vũng Tàu (01 rạp loại I); Bến Tre (01 rạp loại I); Cao Bằng (01 rạp loại I); Điện Biên (01 rạp loại III); Hà Tĩnh (01 rạp loại III); Hòa Bình (01 rạp loại II); Kiên Giang (01 rạp loại II); Kon Tum (01 rạp loại III); Lai Châu (01 rạp loại II); Lào Cai (01 rạp loại II); Lạng Sơn (01 rạp loại I); Phú Yên (01 rạp loại I); Quảng Ngãi (01 rạp loại I); Quảng Trị (01 rạp loại III); Thái Bình (01 rạp loại III); Vĩnh Phúc (01 rạp loại II); Yên Bái (01 rạp loại II); Ninh Bình (02 rạp loại III); Quảng Ninh (02 rạp loại III); Bình Thuận (01 rạp loại II, 01 rạp loại III).

3.2

Đầu tư trang thiết bị chiếu phim kỹ thuật số phù hợp cho Đội chiếu phim lưu động ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự án trình UBND cấp tỉnh phê duyệt;

- Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh phối hợp.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2015

Các địa phương chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương kết hợp với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (đối với các địa phương nhận trợ cấp cân đối từ Trung ương)

 

3.3

Rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại tổ chức, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đối với Trung tâm kỹ thuật điện ảnh và Trường quay Cổ Loa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp:

+ Vụ Kế hoạch, Tài chính;

+ Vụ Tổ chức, Cán bộ.

- Trung tâm kỹ thuật điện ảnh;

- Trường quay cổ Loa.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2015

Kinh phí huy động vốn đầu tư theo cơ chế xã hội hóa là chủ yếu, ngân sách nhà nước Trung ương hỗ trợ đầu tư một số hạng mục ban đầu.

 

3.4

Xây dựng mới 02 Trung tâm chiếu phim hiện đại.

a)

 

b)

Trung tâm chiếu phim tại Hà Nội.

Trung tâm chiếu phim tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dự án trình UBND thành phố phê duyệt.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Xây dựng;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2020

- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn xã hội hóa.

- Ngân sách của UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ một phần.

Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bố trí đất đai xây dựng theo quy hoạch chung của địa phương.

3.5

Xây dựng trường quay phục vụ sản xuất phim trong nước và cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài.

a)

Xây dựng Trường quay Cổ Loa thành trường nội-ngoại với quy mô đất xây dựng khoảng từ 100 đến 150 ha.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Vụ Kế hoạch, Tài chính chủ trì.

- Đơn vị phối hợp: Cục Điện ảnh.

- UBND thành phố Hà Nội;

- UBND thành phố Hồ Chí Minh;

- UBND thành phố Đà Nẵng;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Xây dựng;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2030

Kinh phí huy động vốn đầu tư theo cơ chế xã hội hóa là chủ yếu, ngân sách nhà nước Trung ương hỗ trợ đầu tư một số hạng mục ban đầu.

Thành phố Hà Nội bố trí đất đai xây dựng theo quy hoạch chung của địa phương

b)

Xây dựng 01 trường quay tại Thành phố Hồ Chí Minh (quy mô đất xây dựng khoảng từ 100 đến 150 ha).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Vụ Kế hoạch, Tài chính xây dựng dự án.

- Đơn vị phối hợp: Cục Điện ảnh.

- UBND thành phố Hồ Chí Minh;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Xây dựng;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2026-2030

Kinh phí huy động vốn đầu tư theo cơ chế xã hội hóa là chủ yếu, ngân sách nhà nước Trung ương hỗ trợ đầu tư một số hạng mục ban đầu.

Thành phố Hồ Chí Minh bố trí đất đai xây dựng theo quy hoạch chung của địa phương

c)

Xây dựng 01 trường quay tại thành phố Đà Nẵng (quy mô đất xây dựng khoảng từ 50 đến 70 ha).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Vụ Kế hoạch, Tài chính chủ trì.

- Đơn vị phối hợp: Cục Điện ảnh.

- UBND thành phố Đà Nẵng;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Xây dựng;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2020-2030

Kinh phí huy động vốn đầu tư theo cơ chế xã hội hóa là chủ yếu, ngân sách nhà nước Trung ương hỗ trợ đầu tư một số hạng mục ban đầu.

Thành phố Đà Nẵng bố trí đất đai xây dựng theo quy hoạch chung của địa phương

3.6

Đổi mới trang thiết bị kỹ thuật lưu trữ phim phù hợp, đạt tiêu chuẩn; tiếp tục đầu tư, hoàn thiện dự án xây dựng khu lưu trữ hình ảnh động của Viện Phim Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Viện phim Việt Nam chủ trì.

- Đơn vị phối hợp:

+ Cục Điện ảnh;

+ Vụ Kế hoạch, Tài chính.

- Bộ Tài chính:

+ Vụ Ngân sách nhà nước;

+ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

+ Cục Tài chính doanh nghiệp.

- UBND thành phố Hà Nội.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2015

Ngân sách nhà nước hỗ trợ, kết hợp với huy động nguồn xã hội hóa.

 

4.

Sản xuất phim

 

 

 

 

 

4.1

a)

 

Giai đoạn 2014-2015:

Phim truyện: 08-09 phim/năm (30% tổng số phim sản xuất/năm).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính chỉ đạo đặt hàng;

- Các hãng phim tổ chức sản xuất.

- Bộ Tài chính:

+ Vụ Ngân sách nhà nước;

+ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

+ Cục Tài chính doanh nghiệp.

 

Nhà nước đặt hàng trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước.

b)

Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình: 12-24 phim/năm cho mỗi thể loại (100% tổng số phim sản xuất/năm).

4.2

a)

Giai đoạn 2016-2020:

Phim truyện: 10-12 phim/năm (25% tổng số phim sản xuất/năm).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính chỉ đạo đặt hàng;

- Các hãng phim tổ chức sản xuất.

- Bộ Tài chính:

+ Vụ Ngân sách nhà nước;

+ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

+ Cục Tài chính doanh nghiệp.

 

Nhà nước đặt hàng trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước.

 

b)

Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình: 26-34 phim/năm cho mỗi thể loại (85% tổng số phim sản xuất/năm).

4.3

a)

 

Đến năm 2030:

Phim truyện: 11-12 phim/năm (20% tổng số phim sản xuất/năm).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài chính chỉ đạo đặt hàng;

- Các hãng phim tổ chức sản xuất.

- Bộ Tài chính:

+ Vụ Ngân sách nhà nước;

+ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

+ Cục Tài chính doanh nghiệp.

 

Nhà nước đặt hàng trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước.

 

b)

Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình: 35-54 phim/năm cho mỗi thể loại (70% tổng số phim sản xuất/năm).

5.

Đào tạo nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

5.1

Đào tạo trong nước

 

 

 

 

 

a)

Đào tạo chính quy dài hạn

- Đạo diễn: 105-140

- Nhà sản xuất: 70-105

- Biên kịch: 70-105

- Lý luận phê bình: 70

- Nhà phát hành phim: 70-105

- Quay phim: 70-140

- Thiết kế mỹ thuật: 70

- Kỹ thuật công nghệ: 105-140

- Họa sỹ hóa trang: 35-70

- Diễn viên: 175-210

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Vụ Đào tạo chủ trì;

- Đơn vị phối hợp:

+ Vụ Kế hoạch, Tài chính;

+ Cục Điện ảnh.

- Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đảm bảo đào tạo 60% số lượng sinh viên;

- Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo đào tạo 40% số lượng sinh viên.

- Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp).

- Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2020

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ

- Học phí do sinh viên đóng.

 

b)

Tổ chức các khóa đào tạo, thực tập ngắn hạn để nâng cao tay nghề

- Giai đoạn 2014 - 2015

+ Đạo diễn: 20-30

+ Nhà sản xuất phim: 20-30

+ Biên kịch: 20-30

+ Quay phim: 20-30

+ Kỹ thuật - công nghệ: 20-30

+ Diễn viên: 20-30

- Giai đoạn 2016-2020

+ Đạo diễn: 75-100

+ Nhà sản xuất phim: 50-75

+ Biên kịch: 50-75

+ Quay phim: 50-75

+ Kỹ thuật - công nghệ: 50-75

+ Diễn viên: 75-100

+ Nhà phát hành: 50-75

+ Thiết kế mỹ thuật: 50-75

+ Họa sỹ hóa trang: 25-50

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì.

- Đơn vị phối hợp:

- Vụ Đào tạo;

+ Vụ Kế hoạch, Tài chính;

+ Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội;

+ Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh.

- Bộ Tài chính:

+ Vụ Ngân sách nhà nước;

- Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

- Ngân sách nhà nước là chủ yếu;

- Kết hợp với nguồn xã hội hóa.

 

c)

Mở thêm ngành đào tạo Nhà sản xuất phim, Nhà phát hành phim, Họa sỹ hóa trang tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Vụ Đào tạo chủ trì;

- Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2015

Ngân sách nhà nước

 

d)

Thực hiện mô hình du học tại chỗ cho sinh viên điện ảnh tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Vụ Đào tạo chủ trì;

- Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Cục Điện ảnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2016-2020

- Kinh phí chủ yếu từ nguồn xã hội hóa.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần.

 

đ)

Nâng cao trình độ giảng viên, cải tiến giáo trình giảng dạy và xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Vụ Đào tạo chủ trì;

- Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Cục Điện ảnh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2020

Ngân sách nhà nước

 

5.2.

Đào tạo ở nước ngoài

 

 

 

 

 

a)

Đào tạo chính quy dài hạn

- Giai đoạn 2014-2015

+ Đạo diễn: 04-06

+ Nhà sản xuất phim: 04-06

+ Biên kịch: 04-06

+ Quay phim: 04-06

- Giai đoạn 2016-2020

+ Đạo diễn: 15-25

+ Nhà sản xuất phim: 15-25

+ Biên kịch: 15-25

+ Quay phim: 15-25

+ Kỹ thuật-công nghệ: 15-25

+ Nhà phát hành: 15-25

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Vụ Đào tạo chủ trì;

- Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh TP Hồ Chí Minh thực hiện

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Cục Điện ảnh.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Tài chính

 

- Ngân sách nhà nước: 50%;

- Xã hội hóa: 50%.

 

b)

Cử đi thực tập nâng cao tay nghề ngắn hạn ở nước ngoài

- Giai đoạn 2014-2015:

+ Đạo diễn: 06-10

+ Nhà sản xuất phim: 06-10

+ Biên kịch: 06-10

+ Quay phim: 06-10

+ Kỹ thuật-công nghệ: 06-10

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Đạo diễn: 25-50

+ Nhà sản xuất phim: 25-50

+ Biên kịch: 25-50

+ Quay phim: 25-50

+ Kỹ thuật-công nghệ: 25-50

+ Nhà phát hành: 25-50

+ Họa sỹ hóa trang: 15-25

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội; Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Vụ Đào tạo.

- Bộ Tài chính

 

- Ngân sách nhà nước là chủ yếu;

- Kết hợp với nguồn xã hội hóa.

 

6.

Phát hành, phổ biến phim

 

 

 

 

 

6.1

Giai đoạn 2014-2015:

Tỷ lệ phim Việt Nam đạt ít nhất 30% tổng số buổi chiếu trong cả nước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính.

- UBND các tỉnh, thành phố;

- Các cơ sở phát hành, phổ biến phim trong cả nước.

 

- Chủ yếu sử dụng kinh phí từ nguồn xã hội hóa;

- Nguồn ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngoại giao.

 

6.2

Giai đoạn 2016-2020:

Tỷ lệ phim Việt Nam đạt ít nhất 35% tổng số buổi chiếu trong cả nước

6.3

Đến năm 2030:

Tỷ lệ phim Việt Nam: Đạt ít nhất 45% tổng số buổi chiếu phim trong cả nước.

7.

Hội nhập quốc tế

 

 

 

 

 

7.1

Giới thiệu phim Việt Nam ra thế giới và phim nước ngoài tại Việt Nam, phối hợp tuyên truyền, quảng bá du lịch

a)

Gửi phim, cử đoàn đi tham dự 04-05 Liên hoan Phim quốc tế/năm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Cục Hợp tác Quốc tế; Tổng cục Du lịch.

- Bộ Ngoại giao

- Các cơ sở sản xuất, phát hành và phổ biến phim trong cả nước.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2020

- Ngân sách nhà nước là chủ yếu;

- Kết hợp với nguồn xã hội hóa.

 

b)

Tổ chức 02-03 chương trình phim Việt Nam ở nước ngoài/năm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Cục Hợp tác Quốc tế; Tổng cục Du lịch.

- Bộ Ngoại giao;

- Các cơ sở sản xuất, phát hành và phổ biến phim trong cả nước.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2020

- Ngân sách nhà nước là chủ yếu;

- Kết hợp với nguồn xã hội hóa.

 

c)

Tổ chức 05-07 chương trình phim nước ngoài/năm tại Việt Nam.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Du lịch.

- Bộ Ngoại giao;

- Các cơ sở sản xuất, phát hành và phổ biến phim trong cả nước.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2020

- Kinh phí chủ yếu từ nguồn xã hội hóa.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần.

 

d)

Sản xuất các bộ sưu tập phim Việt Nam chọn lọc để giới thiệu ra nước ngoài

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Du lịch.

- Bộ Ngoại giao;

- Các cơ sở sản xuất, phát hành và phổ biến phim trong cả nước.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2020

Ngân sách sự nghiệp của Cục Điện ảnh

 

7.2

Xây dựng thương hiệu Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Cục Hợp tác Quốc tế; Tổng cục Du lịch.

- Bộ Ngoại giao;

- Các cơ sở sản xuất, phát hành và phổ biến phim trong cả nước.

Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2014-2020

- Ngân sách nhà nước là chủ yếu;

- Kết hợp với nguồn xã hội hóa.

 

7.3

Đẩy mạnh xuất khẩu phim Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Cục Điện ảnh chủ trì;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch, Tài chính; Cục Hợp tác Quốc tế; Tổng cục Du lịch

- Bộ Ngoại giao;

- Các cơ sở sản xuất, phát hành và phổ biến phim trong cả nước.

 

- Kinh phí từ nguồn xã hội hóa là chủ yếu;

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần.

 

a)

- Giai đoạn 2014-2015:

Xuất khẩu đạt 04-05 phim truyện/năm.

b)

- Giai đoạn 2016-2020:

Xuất khẩu đạt 08-09 phim truyện/năm;

c)

- Đến năm 2030:

Xuất khẩu đạt 16-18 phim truyện/năm.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời phản ảnh, báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.