- 1 Quyết định 4968/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025
- 2 Kế hoạch 288/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Kế hoạch 1044/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới năm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2024-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3199/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 10 tháng 9 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 925/QĐ-TTG NGÀY 02/8/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (CHƯƠNG TRÌNH 925)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Chương trình 925);
Căn cứ Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 26/5/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Căn cứ Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 08/11/2023 của UBND tỉnh về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số 314/TTr-SNN ngày 06/9/2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phân công nhiệm vụ thực hiện Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Bình Định. (Chi tiết có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành theo các mục tiêu, nhiệm vụ được phân công tại Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các Hội đoàn thể có liên quan của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 925/QĐ-TTG NGÀY 02/8/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (CHƯƠNG TRÌNH 925)
(Kèm theo Quyết định số: 3199/QĐ-UBND ngày 10/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình 925 phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu quả cao, thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Góp phần chuyển biến nhận thức và ý thức của cán bộ, người dân trên địa bàn tỉnh đối với công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể liên quan của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan với địa phương.
- Huy động nguồn lực, lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch vào các chương trình, hoạt động có liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo mục tiêu đề ra.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Thực hiện hiệu quả nội dung vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo ra môi trường sống ở nông thôn an toàn và bền vững; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
- Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách trên địa bàn tỉnh; nâng cao tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn, nước thải; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; chú trọng thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
2.1. Về cấp nước sạch nông thôn
Có tối thiểu 55% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày, trong đó: có 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; duy trì 100% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.
2.2. Về bảo vệ môi trường
a) Về quản lý chất thải rắn nông thôn
- Có tối thiểu 50% chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo theo quy định; 100% bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tự phát, không hợp vệ sinh phải được xử lý đảm bảo yêu cầu môi trường; không để phát sinh mới các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, bãi rác tạm trên địa bàn tỉnh.
- 100% chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động nông nghiệp, làng nghề được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Có tối thiểu 80% các phụ phẩm nông nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.
b) Về quản lý làng nghề, cơ sở chăn nuôi
- Có tối thiểu 50% làng nghề đạt yêu cầu về thu gom và xử lý chất thải.
- 100% trang trại nuôi heo có quy mô lớn, 50% trang trại nuôi heo có quy mô vừa và nhỏ xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật; 100% cơ sở chăn nuôi heo quy mô nông hộ có công trình biogas hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác xử lý chất thải chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Có tối thiểu 80% chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, gia súc, gia cầm phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế làm phân compost, biogas và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
c) Về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Có tối thiểu 95% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được thu gom và xử lý theo đúng quy định.
2.3. Về an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản
- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm.
- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng 10%/năm.
- 100% các địa phương kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp.
- 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.
2.4. Về nhà tiêu hợp vệ sinh
Có ít nhất 97,5% hộ gia đình nông thôn và 95% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung ban hành tại Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 26/5/2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định; Kế hoạch số 146/KH- UBND ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về cấp nước sạch nông thôn, vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của Chương trình 925 và tại Kế hoạch này.
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung về quản lý chất thải nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, ban hành tại Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 08/11/2023 của UBND tỉnh về Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về chất thải và phụ phẩm nông nghiệp của Chương trình 925 và tại Kế hoạch này.
- Kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện các nội dung liên quan của Kế hoạch tại các địa phương; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 925 trên địa bàn tỉnh.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung liên quan ban hành tại Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 08/11/2023 của UBND tỉnh về Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu về chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, bao gói thuốc bảo vệ thực vật của Chương trình 925 và tại Kế hoạch này.
- Kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện các nội dung liên quan của Kế hoạch tại các địa phương; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này.
3. Giao Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung về nghiên cứu giải pháp, công nghệ xử lý chất thải (chất thải rắn sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp, nước thải chăn nuôi, nước thải nuôi trồng thủy sản,…) ban hành tại Kế hoạch số 187/KH-UBND ngày 08/11/2023 của UBND tỉnh về Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 925 và tại Kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này.
4. Giao Sở Xây dựng: Chủ trì hướng dẫn các địa phương thực hiện lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng các xã đảm bảo hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư theo quy định ban hành tại Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 26/5/2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định, góp phần hoàn thành các mục tiêu về nước thải sinh hoạt của Chương trình 925 và tại Kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này.
5. Giao Sở Y tế
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung về đảm bảo an toàn thực phẩm và quản lý hiệu quả đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý ban hành tại Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định; nội dung vệ sinh hộ gia đình, cá nhân và vệ sinh trạm y tế, nước sạch nông thôn ban hành tại Quyết định số 1655/QĐ- UBND ngày 26/5/2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 925 và tại Kế hoạch này.
- Kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện các nội dung liên quan của Kế hoạch tại các địa phương; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này.
6. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung về vệ sinh trường học ban hành tại Quyết định số 1655/QĐ-UBND ngày 26/5/2022 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Định, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 925 và tại Kế hoạch này.
- Kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện các nội dung liên quan của Kế hoạch tại các địa phương; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này.
7. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các Hội, đoàn thể có liên quan
Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và các quy định liên quan về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh và công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường tại nông thôn.
8. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các tổ chức hội, đoàn thể của tỉnh để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn; góp phần đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình 925 và tại Kế hoạch này.
Trên đây là Phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Bình Định; UBND tỉnh đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện./.
- 1 Quyết định 4968/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025
- 2 Kế hoạch 288/KH-UBND năm 2023 triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Kế hoạch 1044/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới năm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2024-2025