- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 4 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 6 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 7 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8 Quyết định 67/2022/QĐ-UBND Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 9 Quyết định 14/2023/QĐ-UBND về Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 10 Quyết định 29/2023/QĐ-UBND về Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2023/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 27 tháng 9 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02 /2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 224/TTr-SXD ngày 22/9/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định một số nội dung về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2023.
Điều 3. Giám đốc sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Bắc Giang; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số: 32/2023/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)
Quy định này quy định một số nội dung về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng (sau đây viết tắt là CTRXD) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD trên địa bàn tỉnh.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. CTRXD là chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ).
2. Chủ nguồn thải CTRXD là chủ đầu tư (dự án, nhà ở riêng lẻ) hoặc nhà thầu chính thi công xây dựng công trình (được chủ đầu tư ủy quyền thông qua hợp đồng) có phát sinh CTRXD.
3. Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD là các tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD.
4. Cơ sở xử lý CTRXD là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTRXD (có thể bao gồm cả hoạt động tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp).
1. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD trong quá trình thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình của các tổ chức, cá nhân phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại điểm a, b, d, g khoản 5 Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường và Quy định này.
2. CTRXD từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị thực hiện theo khoản 6 Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường.
3. CTRXD từ hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân tại vùng nông thôn chưa có hệ thống thu gom, xử lý chất thải thực hiện theo khoản 7 Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường.
CTRXD phát sinh trong quá trình thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng được phân loại như sau:
1. CTRXD có khả năng tái chế, tái sử dụng: Vật liệu nhựa; vật liệu có cấu tạo từ kim loại sắt, thép, đồng, nhôm; gỗ, giấy; vật liệu hỗn hợp nhựa đường, có thể tái chế thành vật liệu bê tông nhựa (dạng cốt liệu) .
2. CTRXD có thể tái sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác ngay sau khi xử lý: Gạch, ngói, vữa, bê tông.
3. CTRXD không có khả năng tái sử dụng được phải đem đi hủy hoặc chôn lấp: Sứ vệ sinh, gạch ốp lát ceramic/granit, thủy tinh.
1. Việc thu gom CTRXD đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm phát tán bụi bẩn, ô nhiễm môi trường; không sử dụng hè phố, lòng đường, nơi công cộng làm nơi lưu giữ CTRXD. Chủ nguồn thải CTRXD có thể ký kết hợp đồng với đơn vị thu gom CTRXD có năng lực hành nghề theo quy định để thu gom CTRXD.
2. Đối với các loại CTRXD có khả năng tái chế, tái sử dụng: Chủ nguồn thải CTRXD phải thu gom, bảo quản riêng.
3. Đối với các loại CTRXD tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác ngay sau khi xử lý và CTRXD không có khả năng tái sử dụng: Chủ nguồn thải CTRXD phải ký kết hợp đồng với Đơn vị thu gom CTRXD có năng lực hành nghề theo quy định để thu gom CTRXD.
1. Việc vận chuyển CTRXD phải theo thời gian và lộ trình về tuyến đường, an toàn giao thông và tuân thủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông tại địa phương.
2. Các phương tiện vận chuyển CTRXD phải là phương tiện bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành theo quy định.
3. CTRXD phải được chứa, đựng trong phương tiện vận chuyển, bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán bụi, mùi ra môi trường trong quá trình vận chuyển.
Cơ sở xử lý CTRXD phải được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xử lý CTRXD như sau:
1. Các loại CTRXD có khả năng tái chế, tái sử dụng sau khi xử lý (vật liệu nhựa; vật liệu có cấu tạo từ kim loại sắt, thép, đồng, nhôm; gỗ, giấy) thì chủ đầu tư tự thanh lý cho bên thu gom tái chế. Vật liệu hỗn hợp nhựa đường chỉ được tái sử dụng sau khi được xử lý bằng phương pháp nung tách (tạo dạng cốt liệu).
2. Các loại CTRXD: Gạch, ngói, vữa, bê tông chỉ được tái sử dụng sau khi được xử lý bằng phương pháp nghiền. Vật liệu sau khi qua xử lý (nghiền, sàng) có thể tái sử dụng làm vật liệu san lấp hoặc sản xuất VLXD.
3. Các loại CTRXD: Sứ vệ sinh, gạch ốp lát ceramic/granit, thủy tinh phải được xử lý theo quy trình cho từng loại CTRXD cụ thể; khuyến khích Đơn vị xử lý CTRXD sử dụng công nghệ để phân hủy kết cấu (nghiền nát) trước khi chôn lấp nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và tránh được các tác động nguy hại khác trong tương lai.
Điều 9. Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD
Chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD do chủ nguồn thải CTRXD chi trả theo hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa chủ nguồn thải CTRXD và Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan tới thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD
1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTRXD
a) Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD hoặc ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD theo quy định. Đối với chất thải (sắt, thép, nhôm, kính, nhựa, gỗ, giấy) thì chủ đầu tư tự thanh lý cho bên thu gom tái chế; đối với chất thải (gạch vỡ, bê tông, cát, đá) thì tổ chức vận chuyển đến bãi tập kết đổ thải theo quy hoạch hoặc cơ sở tái chế, cơ sở xử lý để có thể tái sử dụng cho các công trình khác.
b) Chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD theo hợp đồng ký kết giữa chủ nguồn thải CTRXD và đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD.
2. Trách nhiệm của đơn vị thu gom, vận chuyển CTRXD
a) Bố trí thiết bị, phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển đảm bảo theo hợp đồng ký kết với chủ nguồn thải theo đúng quy định này và các quy định khác có liên quan.
b) Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRXD với chủ nguồn thải CTRXD theo quy định của pháp luật.
c) Báo cáo công tác thu gom, vận chuyển CTRXD theo quy định của pháp luật.
d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
3. Trách nhiệm của đơn vị xử lý CTRXD
a) Đầu tư xây dựng, trang thiết bị, phương tiện và bố trí nhân lực đáp ứng năng lực tiếp nhận CTRXD, đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.
b) Tiếp nhận và xử lý CTRXD từ các đơn vị thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng ký kết với chủ nguồn thải CTRXD.
c) Thực hiện đúng quy trình quản lý vận hành cơ sở xử lý; có các biện pháp an toàn lao động trong vận hành và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
d) Thực hiện tiếp nhận, xử lý CTRXD đảm bảo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Khi phát hiện sự cố môi trường, phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chủ đầu tư, chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra ô nhiễm hoặc sự cố môi trường để phối hợp xử lý.
đ) Báo cáo công tác xử lý CTRXD theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
Chủ trì theo dõi, quản lý giá dịch vụ xử lý CTRXD đối với các cơ sở xử lý CTRXD được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước do các chủ cơ sở xử lý CTRXD lập và phê duyệt theo quy định.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu các công nghệ xử lý CTRXD phù hợp với điều kiện của địa phương; tham gia các chương trình nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ để hoàn thiện dây chuyền công nghệ, thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD.
5. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra, phát hiện các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn tỉnh.
6. UBND cấp huyện
a) Xác định vị trí chôn lấp CTRXD trên địa bàn quản lý đảm bảo yêu cầu về an toàn, vệ sinh môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Xác định vị trí các điểm lưu trữ, trạm trung chuyển, cơ sở xử lý CTRXD phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về an toàn, vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.
c) Quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra công tác tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn theo quy định.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền rộng rãi các quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn.
b) Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD trên địa bàn quản lý. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân tại vùng chưa có hệ thống thu gom, xử lý CTRXD thực hiện theo khoản 3 Điều 4 Quy định này.
d) Quản lý hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển CTRXD trên địa bàn theo quy định.
1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 67/2022/QĐ-UBND Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2 Quyết định 14/2023/QĐ-UBND về Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3 Quyết định 29/2023/QĐ-UBND về Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi