- 1 Luật Xây dựng 2014
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 8 Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 10 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 11 Thông tư 12/2021/TT-BXD về định mức xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 12 Thông tư 14/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 13 Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 14 Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 15 Quyết định 31/2023/QĐ-UBND quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025
- 16 Quyết định 19/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2021-2025
- 17 Quyết định 51/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2023/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 02 tháng 11 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH; QUY TRÌNH BẢO TRÌ, MỨC CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 ngày 11 tháng 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 363/TTr-SXD ngày 11 tháng 10 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với các dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH; QUY TRÌNH BẢO TRÌ, MỨC CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THEO CƠ CHẾ ĐẶC THÙ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND ngày 02/11/2023 của UBND tỉnh)
Chương I
1. Quy định này quy định về việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với các dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Các nội dung không được quy định tại quy định này thì thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân tham gia trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan đến các hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quy định này, gồm:
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã).
2. Ban Quản lý xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban Quản lý xã).
3. Ban Phát triển thôn, bản, tiểu khu và tương đương (gọi chung là Ban Phát triển thôn).
4. Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, tổ, nhóm thợ, hợp tác xã được giao nhiệm vụ bảo trì công trình xây dựng.
5. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, vận hành, bảo trì công trình
1. Việc quản lý, vận hành công trình phải được thực hiện một cách có hiệu quả, tránh lãng phí.
2. Quản lý, khai thác, vận hành công trình phải theo đúng công năng thiết kế đã được có quan có thẩm quyền phê duyệt; không được thay đổi công năng công trình khi chưa có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền.
3. Việc quản lý, vận hành, bảo trì công trình là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng dân cư và nhân dân hưởng lợi; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và tuân theo Quy chế quản lý, vận hành và Quy trình bảo trì công trình được phê duyệt.
4. Công tác bảo trì công trình là công việc phải được tiến hành thường xuyên, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng tuổi thọ và độ bền công trình. Việc thực hiện bảo trì phải bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và công trình.
5. Thường xuyên theo dõi tình trạng của công trình để kịp thời phát hiện những hư hỏng để có phương án sửa chữa khắc phục; lưu trữ hồ sơ tài liệu kỹ thuật có liên quan.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 4. Tổ chức quản lý, vận hành, bảo trì công trình
1. UBND cấp xã có trách nhiệm bàn giao các công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù cho Ban Quản lý xã hoặc Ban Phát triển thôn trực tiếp quản lý, vận hành, bảo trì.
2. Ban Quản lý xã hoặc Ban Phát triển thôn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý, vận hành, bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù theo quy định tại Quyết định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Quy chế quản lý, vận hành công trình
1. Quy chế quản lý, vận hành cho mỗi công trình được lập riêng cho từng thôn, bản tùy thuộc vào điều kiện của từng thôn, bản. Nội dung chính của Quy chế quản lý, vận hành công trình bao gồm:
a) Các công việc thực hiện quản lý, vận hành, bảo trì.
b) Quyền lợi, trách nhiệm của Ban Phát triển thôn.
c) Quyền lợi, trách nhiệm của người được hưởng lợi.
d) Quy định về sử dụng và quản lý tài chính. đ) Xử lý vi phạm Quy chế.
2. Trách nhiệm lập và phê duyệt Quy chế quản lý, vận hành công trình:
a) Ban Quản lý xã hoặc Ban Phát triển thôn xây dựng Quy chế quản lý, vận hành công trình; tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, người dân được hưởng lợi về các nội dung của Quy chế trước khi trình UBND xã phê duyệt. Quy chế được thông qua khi có sự đồng ý của đa số các hộ dân hưởng lợi trực tiếp công trình.
b) UBND cấp xã có trách nhiệm phê duyệt Quy chế theo đề nghị của Ban quản lý xã hoặc Ban Phát triển thôn.
Điều 6. Nội dung công tác quản lý, vận hành công trình
Ban Quản lý xã hoặc Ban Phát triển thôn có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Xây dựng nội quy sử dụng, bảo vệ và khai thác công trình, nội quy tại công trình.
2. Vận hành công trình theo đúng quy trình kỹ thuật, đúng nội quy sử dụng và bảo vệ công trình.
3. Tổ chức bảo vệ công trình thường xuyên; định kỳ, thường xuyên kiểm tra hiện trạng công trình.
4. Chuẩn bị kế hoạch, phương án bảo vệ công trình trong các tình huống nguy hiểm do thiên tai, thảm họa gây ra (mưa bão, giông lốc, lũ lụt, sạt lở đất, hỏa hoạn, ...) để có biện pháp phòng chống giảm thiểu rủi ro, thiệt hại. Ngay sau khi kết thúc thiên tai, thảm họa phải tiến hành kiểm tra công trình, xác định các hư hỏng để có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo công trình hoạt động bình thường.
Điều 7. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
1. Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo Điều 30 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
2. Nội dung quy trình bảo trì công trình xây dựng chung cho từng loại công trình có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình theo cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, trên địa bàn tỉnh Sơn La như sau:
a) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;
b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;
d) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
đ) Chỉ dẫn các phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;
e) Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt và công trình;
g) Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
h) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
i) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
k) Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
l) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
Điều 8. Kế hoạch bảo trì công trình
1. Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm được lập trên cơ sở quy trình bảo trì chung cho từng loại công trình theo thiết kế mẫu, thiết kế điển hình hoặc thiết kế sẵn có đã áp dụng trên địa bàn và hiện trạng công trình.
2. Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 9. Thực hiện bảo trì công trình
1. Ban Phát triển thôn tự tổ chức việc thực hiện các công việc kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.
2. Trong trường hợp công trình cần phải sửa chữa, Ban Phát triển thôn báo cáo UBND cấp xã. UBND cấp xã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc sửa chữa.
Điều 10. Chi phí bảo trì, định mức chi phí thực hiện công tác bảo trì công trình xây dựng
1. Chi phí bảo trì công trình xây dựng được xác định bằng dự toán theo Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng. Mức chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị công trình được quyết toán. Tỷ lệ (%) đối với các loại công trình thực hiện theo Phụ lục I Thông tư số 14/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
2. Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng thực hiện công tác bảo trì theo Phụ lục VI Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở xây dựng chuyên ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy định này.
2. Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ phạm vi, chức năng quản lý của ngành có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định trong quá trình quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố
1. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn theo phân cấp.
2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, vận hành, bảo trì công trình cho cán bộ cấp xã, cấp thôn và những người trực tiếp tham gia quản lý, vận hành, bảo trì công trình xây dựng.
3. Chỉ đạo UBND cấp xã hướng dẫn các thôn, bản được hưởng lợi từ công trình trong việc quản lý, vận hành, bảo trì theo Quy định đã được ban hành.
4. Kiểm tra UBND xã thực hiện Quy định này.
Điều 13. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Bàn giao công trình cho thôn, bản
a) UBND cấp xã có quyết định bằng văn bản bàn giao công trình cho Ban Phát triển thôn tiếp nhận để quản lý, vận hành, bảo trì công trình. Khi bàn giao công trình phải có mặt Chủ tịch UBND xã, Trưởng thôn và thành viên Ban Phát triển thôn.
b) UBND xã tổ chức lập, bàn giao 01 bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ cho Ban Phát triển thôn. Ban Phát triển thôn có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng.
2. Lập, phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng cho phù hợp với loại công trình xây dựng để tổ chức thực hiện công tác bảo trì.
3. Phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình xây dựng, bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện việc bảo trì công trình.
4. Kiểm tra Ban phát triển thôn thực hiện Quy định này.
5. Hàng năm, tổng hợp báo cáo UBND huyện, thành phố về tình hình thực hiện việc giao cho thôn, bản quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình trên địa bàn xã.
Điều 14. Trách nhiệm của Ban Quản lý xã hoặc Ban Phát triển thôn
1. Nhận bàn giao công trình từ UBND cấp xã. Ban Phát triển thôn có quyền từ chối tiếp nhận công trình trong các trường hợp công trình không đảm bảo chất lượng hoặc UBND cấp xã không bàn giao đầy đủ hồ sơ liên quan đến công trình.
2. Chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã về quản lý, vận hành, bảo trì công trình được UBND cấp xã giao. Tổ chức xây dựng Quy chế quản lý, vận hành công trình, lập kế hoạch bảo trì công trình, trình UBND cấp xã phê duyệt; xây dựng nội quy sử dụng, bảo vệ và khai thác công trình.
3. Tổ chức thực hiện việc quản lý, vận hành, bảo trì công trình được giao theo đúng quy định.
4. Đề nghị UBND cấp xã sửa chữa công trình khi phát hiện hư hỏng hoặc có biểu hiện xuống cấp.
5. Hàng năm báo cáo UBND cấp xã tình hình quản lý, vận hành, bảo trì các công trình thôn, bản được giao.
Điều 15. Trách nhiệm của các hộ dân hưởng lợi từ công trình
1. Mọi người dân trên địa bàn thôn có trách nhiệm chấp hành nghiêm quy chế, nội quy sử dụng, bảo vệ và khai thác công trình đã được thông qua và ban hành. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khi được hưởng lợi từ công trình.
2. Có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia bảo vệ công trình. Khi phát hiện công trình bị phá hoại, xâm phạm, xảy ra sự cố hoặc có hiện tượng hư hỏng phải có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục nếu có thể và báo ngay cho Ban Phát triển thôn hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, khắc phục. Khi xảy ra sự cố, phải tham gia ứng cứu, sửa chữa, bảo vệ công trình theo hướng dẫn của Ban Phát triển thôn.
Điều 16. Điều khoản thi hành
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo Sở Xây dựng để được hướng dẫn hoặc tham mưu với UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
- 1 Quyết định 31/2023/QĐ-UBND quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025
- 2 Quyết định 19/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2021-2025
- 3 Quyết định 51/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình đối với dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Yên