Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 320/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT VĂN KIỆN DỰ ÁN “HỖ TRỢ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN LUẬT, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN TOÀN DIỆN VÀ THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN, BAO GỒM CẢ TRONG TÌNH TRẠNG KHỦNG HOẢNG VỀ THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH” - MÃ SỐ DỰ ÁN VNM10P01 DO QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC TÀI TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CHO BỘ NỘI VỤ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản và sử dụng nguồn htrợ phát triển chính thức (ODA) và vn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;

Căn cứ Văn bản số 4913/BKHĐT-KKTĐN ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Thưng trực Chính phủ Phạm Bình Minh về việc xây dựng các chương trình, dự án hợp tác với Quỹ Dân s Liên hp quốc giai đoạn 2022 - 2026;

Căn cứ Văn bản số 2021/182 ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam về việc xây dựng Văn kiện dự án do Bộ Nội vụ chủ trì trong chương trình Quốc gia lần thứ 10 của Quỹ Dân số Liên hợp quốc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2022 - 2026;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Văn kiện dự án do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ không hoàn lại cho Bộ Nội vụ với các nội dung chính sau:

1. Tên dự án: “Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện và giám sát thực hiện luật, chính sách phát triển thanh niên toàn diện và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh” - Mã số dự án VNM10P01.

2. Nhà tài trợ: Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA).

3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nội vụ.

4. Chủ dự án: Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ.

5. Các cơ quan đồng thực hiện dự án:

- Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Vụ Văn hóa, Giáo dục, Văn phòng Quốc hội - Cơ quan chuyên môn của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

- Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Mục tiêu của dự án

a) Mục tiêu chung: Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển thanh niên toàn diện, giáo dục giới tính và tình dục toàn diện, giáo dục kỹ năng sống và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên bao gồm cả trong các chính sách và chương trình ứng phó với tình trạng khẩn cấp giảm thiểu thiên tai, dịch bệnh và thúc đẩy Chương trình hành động của Hội nghquốc tế về Dân s và phát triển - ICPD thông qua hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện và giám sát việc thực hiện luật và chính sách phát triển thanh niên.

b) Kết quả đóng góp của dán giai đoạn 2022 - 2026:

- Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ phát triển toàn diện và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên, bao gồm cả trong các chính sách và chương trình ứng phó với tình trạng khủng hoảng về thiên tai, dịch bệnh và thúc đy Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển.

- Các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm người dân tộc thiểu số, trẻ vị thành niên và thanh niên, người khuyết tật và người lao động di cư được tiếp cận bình đẳng tới thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, bình đẳng giới, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

c) Mục tiêu cụ thể và các hoạt động chính của dự án:

- Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực nhm thúc đẩy sự tham gia của thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương (thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật) trong đi thoại, xây dựng và thực hiện các chính sách thanh niên ở cấp quốc gia và địa phương, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh

Nhóm hoạt động 1: Hỗ trợ mở rộng, thiết lập các cơ chế/diễn đàn đối thoại trực tiếp và trc tuyến giữa các nhà hoạch định chính sách/ra quyết định với thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương, bao gồm thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật.

Nhóm hoạt động 2: Nâng cao năng lực thanh niên nhm tham gia hiệu quả trong đối thoại chính sách ở cấp quốc gia và địa phương.

Nhóm hoạt động 3: Hợp tác và hỗ trợ các tổ chức do thanh niên lãnh đạo, đặc biệt là các tổ chức do thanh niên dễ bị tổn thương lãnh đạo, trong việc thực hiện và giám sát thực hiện Luật Thanh niên cũng như trong các kế hoạch ứng phó với tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh cấp quốc gia và cấp địa phương.

Nhóm hoạt động 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cp trong giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên; vận động và nỗ lực thúc đẩy việc trao quyền cho thanh niên.

- Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực của Bộ Nội vụ về quản lý nhà nước về thanh niên và năng lực của các bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình chính sách, pháp luật về phát triển thanh niên liên quan

Nhóm hoạt động 5: Hỗ trợ giám sát sự phát triển của thanh niên Việt Nam thông qua việc thu thập và sử dụng các chỉ s phát triển thanh niên quốc gia nhằm thường xuyên so sánh với các nước trong khu vực ASEAN.

- Mục tiêu 3: Cải thiện giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sng, hỗ trợ sáng kiến thanh niên về sức khỏe sinh sn, sc khỏe tình dục cho vị thành niên và thanh niên d btổn thương ngoài trường học, kể cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh

Nhóm hoạt động 6: Nâng cao chất lượng giáo dục giới tính và tình dục toàn diện, giáo dục kỹ năng sng dựa vào cộng đồng và công nghệ thông tin, tăng cường năng lực cho các tổ chức do thanh niên làm chủ trong đối thoại chính sách, giáo dục gii tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống, cung cấp dịch vụ về sức khỏe sinh sn, sức khỏe tình dục cho nhóm thanh niên dễ bị tổn thương bao gồm trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

- Mục tiêu 4: Triển khai chương trình giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sng, bao gồm cả phòng chống HIV cho vị thành niên và thanh niên, kể cả thanh niên khuyết tật trong nhà trường

Nhóm hoạt động 7: Hỗ trợ giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống, sử dụng công nghệ thông tin trong trường học và tuyên truyền vận động đáp ứng nhu cầu đặc biệt về giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sng cho vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là thanh niên khuyết tật.

Nhóm hoạt động 8: Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, giảng viên hướng dẫn về chương trình tự học trực tuyến về giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin và tuyên truyền vận động chính sách đáp ứng nhu cầu về giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống của thanh niên là học sinh, sinh viên, đặc biệt của thanh niên khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nhóm hoạt động 9: Htrợ giám sát và quản lý dự án phát triển thanh niên của Bộ Nội vụ.

Nhóm hoạt động 10: Hỗ trợ kỹ thuật và quản lý chương trình của Quỹ Dân số Liên hợp quốc.

7. Địa điểm thực hiện dự án

Toàn quốc và tập trung vào 10 tnh, thành phố trực thuộc trung ương được lựa chọn thực hiện dự án là Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Trị, Khánh Hòa, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Vĩnh Long.

8. Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án: 2022 - 31/12/2026.

9. Tổng vốn của dự án: 3.549.513 USD. Trong đó:

a) Vốn ODA không hoàn lại: 3.170.000 USD, trong đó:

- Vốn có sẵn: 2.180.000 USD.

- Vn sẽ vận động: 990.000 USD.

b) Vốn đối ứng: 8.728.808.840 đồng (tương đương 379.513 USD).

- Bằng tiền mặt: 6.728.808.840 đồng (tương đương 292.557 USD).

- Bằng hiện vt (cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn sn có): 2.000.000.000 đồng (tương đương 86,956 USD).

Điều 2. Tổ chức thực hiện dự án

1. Bộ Nội vụ thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo và đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan thực hiện theo cam kết và tiến độ của dự án.

2. Bộ Nội vụ thành lập Ban Quản lý dự án để quản lý và sử dụng nguồn tài trợ của UNFPA theo quy định hiện hành của pháp luật. Vụ Công tác thanh niên, Ban Quản lý dự án và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:

a) Triển khai thực hiện dự án theo các nội dung tại Điều 1 và Văn kiện dự án phê duyệt kèm theo Quyết định này đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng quy định hiện nh của pháp luật, của Nhà tài trợ về quản lý và sử dụng vốn ODA và các quy định khác có liên quan và không trùng lặp vi các dự án sử dụng vn nước ngoài và vốn ngân sách nhà nước khác.

b) Phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc xây dựng Kế hoạch thực hiện hằng năm theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý và sử dụng ODA và gửi về Bộ Nội vụ để phê duyệt đảm bảo tiến độ của dự án.

c) Định kỳ hoặc đột xuất có trách nhiệm báo cáo về Bộ Nội vụ kết quả triển khai Dự án theo quy đnh hiện hành của pháp luật.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- C
ác bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội;
- V
ăn phòng Chính phủ;
- Ủy b
an văn hóa, Giáo dục của Quốc hội;
- Trung
ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Các đơn v
: Vụ văn hóa, Giáo dục, văn phòng Quc hội; Tng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội; - Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
- Các Vụ thuộc Bộ Nội vụ: K
ế hoạch - Tài chính, Hợp tác quốc tế; Tổ chức cán bộ;
- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà;
- Thứ trưởng Trương Hải
Long;
- Lưu: VT, CTTN.

BỘ TRƯỞNG




Phạm Thị Thanh Trà

 

VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA DO QUỸ DÂN SỐ LIÊN HỢP QUỐC TÀI TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CHO BỘ NỘI VỤ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 320/QĐ-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

 

Cơ quan chủ quản - Cơ quan đi tác cấp quốc gia: Bộ Nội vụ

Chủ dự án: Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án

2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề xuất và chủ dự án:

3. Nhài trợ và đồng tài trợ nước ngoài (nếu có):

4. Thời gian dự kiến thực hiện dự án:

5. Địa điểm thực hiện dự án:

II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

1. Sự phù hợp và các đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương

2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình, dự án

3. Sự cần thiết của những vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ dự án

4. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA không hoàn lại

III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI

1. Tính phù hợp của nội dung, mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ

2. Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ

IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

V. MÔ TẢ DỰ ÁN

1. Mục tiêu cụ thể 1:

2. Mục tiêu cụ thể 2:

3. Mục tiêu cụ thể 3:

4. Mục tiêu cụ thể 4:

VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

1. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án cho năm đầu tiên

2. Kế hoạch giám sát và đánh giá dự án

VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Cấu trúc dự án

2. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án

3. Khái quát cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị

IX. TỔNG VỐN DỰ ÁN

1. Vốn ODA không hoàn lại:

2. Vốn đối ứng

3. Cơ chế tài chính:

X. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI (Nếu có)

PHỤ LỤC 1. NGUỒN VỐN DO UNFPA TÀI TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2022 - 2026

PHỤ LỤC 2. NGUỒN VỐN ĐỐI ỨNG THỰC HIỆN DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2022 - 2026 DO UNFPA TÀI TRỢ

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BHG

Bạo hành trên cơ sở giới

Bộ LĐ-TB&XH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

BNV

Bộ Nội vụ

BYT

Bộ Y tế

CIP

Cơ quan đồng thực hiện

CNTT

Công nghệ thông tin

Cục NGCBQLGD

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục

CTQG

Chương trình quốc gia

Trung ương Đoàn TNCSHCM

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

FSC

Kiểm tra tài chính thực địa

GDGT/TDTD và KNS

Giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và kỹ năng sống

HIV/AIDS

Vi rút suy giảm miễn dịch ở người/Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

HPPMG

Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc

HACT

Hướng dẫn chung Liên hợp quốc-EU về Định mc chi và tiếp cận hài hòa quản lý tài chính

LHQ

Liên hợp quốc

NIM

Phương thức quốc gia thực hiện

NIP

Cơ quan chủ quản dự án

Ban QLDA

Ban Quản lý dự án

SDGs

Mục tiêu Phát triển Bn vững

SKSS/SKTD

Sc khỏe sinh sn và sức khoẻ tình dục

Tổng cục GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

Trung tâm TTNTƯ

Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương

UBVHGD

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

UN

Liên hợp quốc

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc

UNFPA

Quỹ Dân số Liên hợp quốc

Vụ CTHSSV

Vụ Công tác học sinh, sinh viên

Vụ CTTN

Vụ Công tác thanh niên

Vụ VHGD

Vụ Văn hóa, Giáo dục, Văn phòng Quốc hội

VTN và TN

Vị thành niên và thanh niên

YDI

Chsố phát triển thanh niên

 

I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án

Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện và giám sát thực hiện luật, chính sách phát triển thanh niên toàn diện và thúc đy sự tham gia của thanh niên, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh - Mã sdự án VNM10P01.

2. Cơ quan chủ quản, đơn vị đề xuất và chủ dự án:

a) Cơ quan chủ quản - Cơ quan đối tác cấp quốc gia: Bộ Nội vụ

Địa chỉ: Số 8 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Số điện thoại/fax: 024.62820408

b) Đơn vị đề xuất dự án: Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ

Địa chỉ: Số 8 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Số điện thoại/fax: 024.62820408

c) Chdự án (Cơ quan chủ trì thực hiện): Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ

Địa chỉ: Số 8 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Số điện thoại/fax: 024.62820408

d) Các cơ quan đồng thực hiện:

- Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản HChí Minh. Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội. Sđiện thoại: 024.38548773

- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Địa chỉ: Số 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại: 024.38695144 (133)

- Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Địa chỉ: Số 67A, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại: 024.39740333 (301)

- Vụ Văn hóa, Giáo dục, Văn phòng Quốc hội - Cơ quan chuyên môn của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Địa chỉ: Số 22 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại: 080.46302.

3. Nhà tài trợ và đồng tài trnước ngoài (nếu có):

Htrợ thực hiện chương trình: Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và các nhà Tài trợ khác (sẽ vận động trong quá trình thực hiện dự án)

4. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 2022 - 31/12/2026

5. Địa điểm thực hiện dự án:

Toàn quốc và tập trung vào 10 tnh, thành phố trực thuộc trung ương được lựa chọn thực hiện dự án là Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Trị, Khánh Hòa, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Vĩnh Long.

II. BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

1. Sự phù hợp và đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương

a) Bộ Nội vụ

Thực hiện kế hoạch, chương trình công tác, Bộ Nội vụ được giao thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Triển khai thực hiện Luật Thanh niên năm 2020, chính sách cho thanh niên nói chung và chính sách cụ thể cho các đối tượng thanh niên đặc thù nói riêng nhằm khuyến khích sự phát triển của tất cả các nhóm thanh niên, đặc biệt là nhóm thanh niên dễ bị tổn thương và thanh niên từ đủ 16 - 18 tuổi.

- Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chiến lược giai đoạn 2021 - 2025.

- Thực hiện quy định của Luật Thng kê năm 2015 và Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Thống kê, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành và trin khai thực hiện Bộ chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thng kê về thanh niên Việt Nam nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quc gia và các chỉ tiêu thống kê về thanh niên Việt Nam phục vụ công tác xây dựng, triển khai và đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; đng thời làm cơ sở hoạch định chính sách, chiến lược phát triển thanh niên và phù hợp vi chỉ số phát triển thanh niên của khu vực và thế giới.

- Tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật đối với thanh niên và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên của các bộ, ngành và địa phương.

b) Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Trong nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021 - 2026), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thanh niên, cụ thể như sau:

- Tổ chức giám sát thường xuyên việc thực hiện chính sách đối với vị thành niên và thanh niên của các bộ ngành và địa phương, như một phần chương trình giám sát thưng xuyên của Ủy ban để làm rõ trách nhiệm giải trình của các cơ quan liên quan về việc thực hiện Luật Thanh niên năm 2020, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và các chính sách liên quan đến thanh niên. Tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưi 18 tuổi, đối tượng thanh niên dễ bị tổn thương, thanh niên là người dân tộc thiểu số...

- Hỗ trợ tăng cường năng lực cho đại biểu dân cử trong vận động chính sách và giám sát việc thực hiện chính sách thanh niên; triển khai bộ công cụ giám sát việc thực hiện Luật Thanh niên và các chính sách phát triển thanh niên.

- Phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội giám sát trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc triển khai các luật và chính sách liên quan đến thanh niên.

c) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Thực hiện Chương trình, Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2030, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia triển khai các nhiệm vụ phát triển thanh niên sau đây:

- Phát triển Chương trình “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và chương trình “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” nhằm phát huy các mô hình, sáng kiến của thanh niên, khuyến khích và tạo điều kiện đthanh niên phát triển.

- Tăng cường, kết nối hoạt động các câu lạc bộ, mạng lưới thanh niên theo các nội dung tuyên truyền về phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường; phòng chống các hành vi có hại cho sức khỏe và cộng đồng; các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng chống HIV/AIDS. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các nhóm thanh niên khuyết tật, thanh niên dễ bị tổn thương, tạo cơ hội để thanh niên được phát triển.

- Thiết lập các diễn đàn trao đổi, đối thoại để thanh niên tham gia ý kiến vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình xây dựng và thực thi chính sách pháp luật có liên quan đến thanh niên. Thông qua đó, tạo điều kiện đ thanh niên phát triển.

d) Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông và chương trình công tác của ngành giáo dục và đào tạo, giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung triển khai chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nội dung về chăm sóc sức khỏe tình dục toàn diện của học sinh.

Thông qua việc thực hiện dự án đã đóng góp trực tiếp vào kết quả thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, các hoạt động của dự án được lồng ghép vào các kế hoạch của các Bộ, ngành và địa phương với sự tham gia tích cực, chủ động và có ý nghĩa của thanh niên sẽ hỗ trợ việc triển khai thực hiện Luật Thanh niên; Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030; Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 và Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản sức khỏe tình dục cho vị thành niên và thanh niên giai đon 2020 - 2025 của Bộ Y tế...

đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung triển khai các giải pháp nhằm thực hiện các chương trình, kế hoạch liên quan đến phát triển thanh niên, cụ thể như sau:

- Triển khai Chương trình tự học trực tuyến giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và kỹ năng sống (GDGT/TDTD và KNS) và phòng ngừa HIV cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- ng dụng công nghệ thông tin trong việc tự học Chương trình giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và kỹ năng sống (GDGT/TDTD và KNS) và phòng ngừa HIV cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Mối quan hệ với các chương trình, dự án khác nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của chương trình, dự án

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, hiện nay, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan hiện đang triển khai chính sách, pháp luật chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ liên quan đến thanh niên bằng kinh phí được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước mà không thực hiện chương trình, dán bằng nguồn vốn khác để giải quyết các vấn đliên quan đến các nhiệm vụ nêu trên.

Do vậy, hiện nay Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) là cơ quan tài trợ quốc tế cung cấp hỗ trợ kỹ thuật giúp Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đế về phát triển thanh niên, bao gồm cả trong tình trạng khủng hong về thiên tai và dịch bệnh. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2026, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như kế hoạch, chiến lược của Bộ Nội vụ và của các bộ, ngành và địa phương vphát triển thanh niên trong giai đoạn này. Thông qua dự án này, UNFPA sẽ giúp Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan thực hiện và giám sát việc thực hiện luật, chính sách pháp luật nhằm phát triển thanh niên toàn diện và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

3. Sự cần thiết của những vấn đề cần giải quyết trong khuôn khổ dự án

Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng khi dân strong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao, trong đó một bộ phận đáng kể là thanh niên. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy tỷ trọng dân số từ 15-64 tui chiếm 68,0%, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt là 24,3% và 7,7%. Như vậy, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” khi mà cứ một người phụ thuộc thì có hai người trong độ tuổi lao động. Dự báo đến khoảng năm 2039, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”(1).

Theo Luật Thanh niên năm 2020 và Chiến lược phát triển thanh Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, phát triển thanh niên toàn diện bao gồm các vn đề về giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và việc làm; văn hóa, sức khỏe và knăng sống đhình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát huy vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, việc đầu tư vào phát triển thanh niên toàn diện trong thời gian tới sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp tục tận dụng thi kỳ dân số vàng để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với sự phát triển toàn diện của thanh niên cũng như sự phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, Dự án này sẽ tập trung hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết các vấn đ sau đây:

a) Triển khai thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam và các chính sách, chương trình liên quan tới phát triển thanh niên

Năm 2020, Việt Nam đã thông qua Luật Thanh niên thay thế Luật Thanh niên năm 2005. Theo đó, Luật Thanh niên năm 2020 đã quy định cụ thể quyền, vai trò, trách nhiệm của thanh niên, chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện chính sách đối vi thanh niên.

Năm 2021, Việt Nam cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 với 6 mục tiêu cụ thể và 20 chỉ tiêu chung nhằm phát triển thanh niên toàn diện. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của thanh niên, cũng như trách nhiệm của các bộ, cơ quan, tổ chức trong việc phát triển thanh niên toàn diện nhằm trao quyền và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên đáp ứng với tình hình thực tế và định hướng phát triển của đất nưc, dự án sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý nhà nước về chương trình thanh niên, điều phi liên ngành, kiểm tra việc thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên và các chính sách đối với thanh niên ở cấp quốc gia và địa phương.

b) Cập nhật, phân tích và sử dụng hệ thống dữ liệu thống kê quốc gia về thanh niên, chỉ sphát triển thanh niên trong xây dựng chính sách và lập kế hoạch

Giai đoạn 2017 - 2021, Việt Nam đã ban hành hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê về thanh niên Việt Nam thông qua việc thu thập từ chế độ báo cáo của các bộ, ngành để tổng hợp dữ liệu thống kê về thanh niên và báo cáo thực trạng phát triển thanh niên, sử dụng Chỉ số phát triển thanh niên (YDI).

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, việc thu thập, cập nhật số liệu về thanh niên và trách nhiệm giải trình của các tổ chức và cơ quan liên quan gặp nhiều trở ngại; việc lồng ghép chỉ tiêu phát triển thanh niên cũng như lng ghép các vấn đề về thanh niên (như sc khỏe, giáo dục, việc làm...) trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia cũng như kế hoạch hành động của các bộ, ngành và các địa phương còn gặp khó khăn, vướng mc. Vì vậy, dự án hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Nội vụ trong việc cải thiện việc thu thập, phân tích, sử dụng số liệu và bng chứng từ hệ thống dữ liệu về thanh niên để xây dựng chính sách, lập kế hoạch cũng như giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình phát triển thanh niên tại các cơ quan trung ương và địa phương, bao gồm cả trong tình trạng khng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

c) Tăng cường năng lực giám sát việc thực hiện Luật Thanh niên, chính sách và chương trình phát triển thanh niên, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh

Quốc hội và các cơ quan dân c đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát triển khai luật và các chính sách, chương trình phát triển thanh niên. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV năm 2021, có nhiều đại biểu chuyên trách về thanh niên được bầu mới. Do vậy, cần nâng cao năng lực giám sát việc thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên và chính sách đối với thanh niên ở tất cả các cấp, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh thông qua tập huấn cho các đại biểu dân cử về kỹ năng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên; sử dụng Cẩm nang giám sát thực hiện pháp luật, chính sách, pháp luật về thanh niên của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

d) Xây dựng cơ chế và chính sách thúc đẩy sự tham gia chủ động của thanh niên trong quá trình xây dựng và giám sát triển khai luật, chương trình và chính sách liên quan đến thanh niên

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện sự tham gia của thanh niên trong quá trình xây dựng các chính sách và chương trình liên quan đến thanh niên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự tham gia của thanh niên vẫn còn rt hạn chế, đặc biệt đi với những nhóm dễ bị tn thương. Thanh niên Việt Nam còn chưa chủ động và tích cc trong các hoạt động tham gia xây dựng, vận động chính sách cũng như phát triển cộng đồng. Do vậy, cần tiếp tục hỗ tr thanh niên trong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện Luật Thanh niên cũng như trong các kế hoạch ứng phó với tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh ở cấp quốc gia và cấp địa phương; hỗ trợ các sáng kiến thanh niên làm chủ, đặc biệt là sáng kiến dựa vào cộng đồng và nền tảng kỹ thuật số của các nhóm thanh niên dbị tổn thương trong việc cung cấp kiến thức và dịch vụ về SKSS/SKTD và cho các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương; kể cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

đ) Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục tình dục toàn diện(2) (GDTDTD) cho vị thành niên và thanh niên

Trong chu kỳ 9, giai đoạn 2017 - 2020, trên cơ sở tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn, thẩm định và phê duyệt Bộ khung Chương trình giáo dục giới tính và tình dục toàn diện(3) (GDGT/TDTD), tài liệu hướng dẫn về GDGT/TDTD cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trong toàn quốc. Bộ Tài liệu khung về GDGT/TDTD lồng ghép vào trong chương trình giáo dục năm 2018 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và phê duyệt năm 2019. Tài liệu Khung là cơ sở để xây dựng hướng dẫn cán bộ quản lý và giáo viên toàn quốc về GDGT/TDTD và bài giảng chi tiết nội dung lồng ghép GDGT/TDTD trong các môn học phù hợp cho giảng viên. Trên cơ sở tài liệu về GDGT/TDTD đã được phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện biên soạn chi tiết Tài liệu hướng dẫn giáo viên giảng dạy giáo dục giới tính và tình dục toàn diện trong các cấp học. Cụ thể, thực hiện GDGT/TDTD trong chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục tiểu học, chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông 2018.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt Chương trình giáo dục trực tuyến về sức khỏe tình dục toàn diện cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện các chương trình này và mang lại lợi ích của việc giáo dục sức khỏe tình dục toàn diện và knăng sống cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo viên và người làm công tác tư vấn cần thiết phải có kiến thc về sức khỏe tình dục toàn diện, kỹ năng sống và các kỹ năng giảng dạy phù hợp. Dự án sẽ hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên và người làm công tác tư vấn, hướng dẫn trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giới tính, tình dục toàn diện và kỹ năng sống với việc đẩy mạnh ứng dụng công ngh thông tin và internet để đáp ng nhu cầu tiếp cận chương trình giáo dục trực tuyến về gii tính và tình dục toàn diện và kỹ năng sống của thanh niên là học sinh, sinh viên, đặc biệt là thanh niên khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

4. Nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn ODA không hoàn lại

Trong chu kỳ 9, giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Nội vụ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hợp tác với UNFPA tập trung vào việc xây dựng Luật Thanh niên và chính sách đối với thanh niên, thúc đẩy sự tham gia chủ động của thanh niên trong đối thoại xây dựng chính sách cũng như việc vận động và khuyến khích phát huy vai trò, sự sáng tạo, đổi mới của thanh niên.

a) Một trong những bài học chủ yếu, quan trọng là thực hiện thành công cơ chế quốc gia điều hành, khuyến khích sự chủ động sáng tạo, tăng cường tính làm chủ, trách nhiệm giải trình đối với dự án và góp phần nâng cao năng lực thực hiện của Chính phủ. Việc phân cấp quản lý dự án đã giúp các đối tác chủ động hơn trong việc triển khai các hoạt động. Do vậy, các hoạt động của dự án do UNFPA hỗ trợ đã được lồng ghép toàn diện hơn vào các chương trình của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đặc biệt là trong xây dựng Luật Thanh niên năm 2020, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.

b) Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Bộ Nội vụ với các bộ, ngành liên quan, các cơ quan điều phối viện trợ của Chính phủ, Văn phòng UNFPA tại Việt Nam và các tổ chức có liên quan trong việc huy động các nguồn lực, giám sát, đánh giá và hỗ trợ kỹ thuật.

c) Cần thiết lập và thúc đẩy cơ chế phối hợp liên ngành, đẩy mạnh hơn nữa việc lng ghép các chương trình phát trin thanh niên trong kế hoạch hoạt động của các bộ, ngành liên quan ở trung ương và địa phương; tăng cường giám sát, báo cáo và trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành trong việc thực hiện chính sách về thanh niên, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh. Bên cạnh đó, cn đặc biệt chú ý đến chính sách hỗ trợ sự tham gia và phát triển của các nhóm thanh niên yếu thế như thanh niên dân tộc ít người, thanh niên di cư, thanh niên là công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, thanh niên khuyết tật, thanh niên có các xu hướng tình dục khác nhau.

d) Trong bối cảnh viện trợ quốc tế cho Việt Nam suy giảm do Việt Nam đã đạt mức thu nhập trung bình và trong bối cnh khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh ngày càng gia tăng, cần xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về thanh niên với chi phí hiệu quả để vận động Chính phủ nhân rộng thực hiện trên toàn quốc và sử dụng từ nguồn lực của trung ương và địa phương.

đ) Về tổ chức thực hiện dự án: UNFPA đã và đang áp dụng cách tiếp cận đa ngành để giúp đạt được kết quả và mục tiêu của dự án. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan đối tác được sự hỗ trợ của Liên hợp quốc (LHQ) và các bên liên quan khác để tránh trùng lặp, chồng chéo và cải thiện cht lượng các hoạt động. Điều này có thđược thực hiện thông qua việc xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả giữa Bộ Nội vụ và các cơ quan của LHQ, đồng thời mở rộng phối hợp với cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức có liên quan và giữa các dự án. UNFPA đã, đang và sẽ áp dụng phương thức tiếp cận đa ngành nhằm giúp đạt được các kết quả và mục tiêu của dự án.

e) Về thực hiện vốn và giải ngân: Tổng vốn của dự án chu kỳ 9 (giai đoạn 2017 - 2021) đã được duyệt là 5.397.369 USD, trong đó tổng vốn ODA không hoàn lại là 5.117.343 USD (kinh phí có sẵn (vốn thường xuyên) là 2.749.913 USD, kinh phí sẽ vận động thêm là 2.367.430 USD); vốn đối ng là 6.440.603.493 đồng (Bằng tiền mặt: 5.240.603.493 đng; bng hiện vt (phòng làm việc, máy tính, nhân sự tham gia thực hiện dự án) tương đương 1.200.000.000 đồng. Kết thúc dự án chu k9 (giai đoạn 2017 - 2021), kinh phí sẵn có của dự án được hỗ trợ là 2.014.257 USD, kinh phí vận động được là 526.564 USD, đạt 49,65% mức kinh phí dự kiến. Mức giải ngân cả 2 nguồn vốn là 2.416.880 USD, đạt 47,23% tổng vn cam kết và 95,12% vốn sẵn có của dự án. Điều này cho thấy sự nỗ lực của các bên trong việc thực hiện hoạt động và các nội dung đã cam kết, nhưng cn quan tâm hơn trong việc huy động vốn và tăng cường mức độ giải ngân.

Các bài học kinh nghiệm t ra từ chu kỳ 9 đã được Bộ Nội vụ, các cơ quan tham gia thảo luận và đề xuất các hoạt động, kinh phí và cơ chế thực hiện dự án để đảm bảo trong Chu kỳ 10 dự án được thực hiện hiệu quả hơn.

III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI

1. Tính phù hợp của nội dung, mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ

- Dự án do UNFPA tài trợ giai đoạn 2022 - 2026 nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện và giám sát thực hiện Luật và chính sách, pháp luật có liên quan đến phát triển toàn diện thanh niên; thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030. Nhằm hỗ trợ ưu tiên hơn của Chính phủ cho vị thành niên và thanh niên, trong khuôn khổ dự án này UNFPA tập trung hỗ trợ Bộ Nội vụ và các cơ quan triển khai Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm cả GDTDTD và tăng cường sự tham gia tích cực của thanh niên, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương, trong xây dựng chính sách và phát triển cộng đồng, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh.

- Các lĩnh vực hỗ trợ của dự án này phù hợp với định hướng ưu tiên của UNFPA tại Việt Nam trong những năm tới và được thể hiện trong Văn kiện Chương trình quốc gia 10, đó là tạo môi trường ổn định đhỗ trợ phát triển toàn diện thanh niên, GDTDTD, KNS, và sự tham gia của thanh niên bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh, quản lý chương trình, chính sách để thúc đẩy Hội nghQuốc tế về Chương trình hành động Phát triển Dân số - ICPD.

2. Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ

- UNFPA tổ chức Liên hp quốc có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số và phát triển, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phát triển thanh niên, sự tham gia của thanh niên và bình đẳng giới. Với kinh nghiệm và thế mạnh chuyên ngành của mình, UNFPA có lợi thế so sánh so với các tổ chức quốc tế khác khi hỗ trợ Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan giải quyết một cách hiệu quả các vn đề hỗ trợ phát triển thanh niên, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giáo dục tình dục toàn diện và kỹ năng sống cho vị thành niên và thanh niên. Với quy mô và ảnh hưng toàn cầu, UNPFA có khả năng cung cấp các bng chng quốc tế và trong nước về các vấn đề liên quan đến phát triển thanh niên toàn diện, bao gồm cả giáo dục gii tính và sức khỏe tình dục toàn diện, giáo dục kỹ năng sống, cho mục đích xây dựng và triển khai chính sách phù hợp. Qua đó, UNFPA là tổ chức thích hợp nhất để hỗ trợ Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan liên quan trong việc thực hiện chương trình nghị squốc gia về phát triển toàn diện thanh niên và các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) liên quan đến thanh niên.

- UNFPA có lợi thế là có thể làm việc với Chính phủ trong các vấn đề phát triển, trong việc lập quan hệ đi tác, thiết lập các diễn đàn giữa các đối tác phát triển và ủng hộ phi kết hợp, điều phối đa ngành. Đặc biệt, UNFPA có vai trò đặc biệt đối với các vấn đề đan xen đòi hỏi có sự hỗ trợ kỹ thuật như các vn đề thanh niên, giới và tiếp cận dựa trên quyền.

- Dự án do UNFPA tài trợ là dự án hỗ trợ kỹ thuật với nguồn viện trợ không hoàn lại, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng, nhu cầu về phát triển thanh niên của Việt Nam.

- Chu kỳ hỗ trợ của UNFPA phù hợp, hài hòa với các kế hoạch và ngân sách của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan về phát triển thanh niên.

- Hình thức quốc gia điều hành do UNFPA áp dụng tạo điều kiện cho tính làm chủ, cùng với cơ chế phân cấp của Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan thực hiện dự án một cách hiệu quả.

IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

1. Mục tiêu chung

Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển thanh niên toàn diện, giáo dục giới tính và tình dục toàn diện, giáo dục kỹ năng sống và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên bao gm cả trong các chính sách và chương trình ứng phó với tình trạng khẩn cấp giảm thiểu thiên tai, dịch bệnh và thúc đẩy Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển - ICPD thông qua hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện và giám sát việc thực hiện luật và chính sách phát triển thanh niên.

Dự án sẽ đóng góp vào 2 đu ra của CP10, đó là:

Đầu ra 1: “Tạo môi trưng thuận li để hỗ trợ phát triển toàn diện và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên, bao gồm cả trong các chính sách và chương trình ứng phó với tình trạng khủng hoảng về thiên tai, dịch bệnh và thúc đy Chương trình hành động ICPD”.

Chsố đầu ra 1 (Dự án sẽ đóng góp):

1.1. Số lượng Kế hoạch hành động quốc gia và địa phương về thực hiện Luật Thanh niên, với trọng tâm giải quyết nhu cầu của nhóm thanh niên dễ bị tổn thương được phê duyệt

- Chtiêu ban đầu: Luật Thanh niên ban hành (năm 2020)

- Chỉ tiêu mục tiêu: 01 Kế hoạch hành động thực hiện Luật Thanh niên, 01 Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2021- 2030, và 63 Kế hoạch hành động cấp tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên (năm 2026)

1.2. Số lượng cơ chế/diễn đàn đối thoại của thanh niên tại vùng miền được thiết lập.

- Chỉ tiêu ban đầu: Cơ chế/diễn đàn đối thoại thanh niên Quốc gia được thiết lập - Nhóm Tư vấn thanh niên (năm 2020)

- Chỉ tiêu mục tiêu năm 2026: Có 3 cơ chế/ diễn đàn đối thoại cho thanh niên ba miền Bắc, Trung, Nam được thiết lập

Đầu ra 2: “Các Nhóm dễ bị tổn thương bao gồm người dân tộc thiu s, trẻ vị thành niên và thanh niên, người khuyết tật (NKT) và người lao động di cư được tiếp cận bình đẳng ti thông tin và dịch vụ SKSS/TDTD, bình đẳng gii, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh”

Chsố đầu ra 3 (Dự án sẽ đóng góp):

2.1. Số tỉnh/thành phố thực hiện Hướng dẫn quốc gia về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS) được phê duyệt trong trường trung học

2.2. S tnh/thành phố thực hiện chương trình giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS) đã được phê duyệt trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2.3. Số tỉnh/thành phố giới thiệu các sáng kiến giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho nhóm thanh niên dễ bị tổn thương ngoài nhà trường

- Chỉ số ban đầu năm 2021: Hướng dẫn quốc gia về GDGT/TDTD trong trường học và chương trình tự học trực tuyến về GDGT/TDTD trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phê duyệt nhưng chưa được triển khai thực hiện (năm 2020)

- Ch smục tiêu năm 2026:

• Tối thiểu 3 tỉnh thực hiện Hướng dẫn quốc gia về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS) được phê duyệt trong trường trung học, dự kiến tỉnh Yên Bái, Khánh Hòa và Vĩnh Long

• Tối thiểu 3 tnh thực hiện chương trình giáo dục về giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS) được phê duyệt trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dự kiến tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh.

• Tối thiểu 4 tnh thực hiện các sáng kiến giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho nhóm thanh niên dễ btổn thương ngoài nhà trường, dự kiến tỉnh Hà Giang, Quảng Trị, Phú Yên và Bình Dương.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu cụ thể 1: Nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy sự tham gia của thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương (thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật) trong đối thoại, xây dựng và thực hiện các chính sách thanh niên ở cấp quốc gia và địa phương, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh (Đóng góp vào Đầu ra 1).

2.2. Mục tiêu cụ thể 2: Tăng cường năng lực của Bộ Nội vụ về quản lý nhà nước về thanh niên và năng lực của các bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình chính sách, pháp luật vphát triển thanh niên liên quan (Đóng góp vào Đầu ra 1).

2.3. Mục tiêu cụ thể 3: Cải thiện giáo dục gii tính, tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS), hỗ trợ sáng kiến thanh niên về SKSS/SKTD cho vị thành niên và thanh niên dễ bị tổn thương ngoài trường học, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh (Đóng góp vào Đầu ra 3).

2.4. Mục tiêu cụ thể 4: Triển khai chương trình giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống, bao gồm cả phòng chống HIV cho vị thành niên và thanh niên, kể cả thanh niên khuyết tật trong nhà trường (Đóng góp vào Đầu ra 3).

V. MÔ TẢ DỰ ÁN

1. Mục tiêu cụ thể 1:

Nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy sự tham gia của thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương (thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật) trong đi thoại, xây dựng và thực hiện chính sách thanh niên ở cấp quốc gia và địa phương, kể cả trong ng phó với tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh (Đóng góp vào Đầu ra 1).

Ch smục tiêu của dự án (Chsố CTQG)

• Số lượng diễn đàn/cơ chế thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương, bao gồm thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư, thanh niên khuyết tật được thành lập và tham gia đối thoại, xây dựng và thực hiện chính sách thanh niên ở cấp quốc gia và địa phương, bao gồm cả trong việc ứng phó với thiên tai và dịch bệnh

- Chtiêu ban đầu năm 2021: Cơ chế/diễn đàn đối thoại thanh niên quốc gia được thiết lập - Nhóm Tư vấn thanh niên (năm 2020)

- Chỉ tiêu mục tiêu năm 2026: Có 3 cơ chế/ diễn đàn đối thoại cho thanh niên ba miền Bắc, Trung, Nam được thiết lập

Nhóm hot động 1: Hỗ trợ mở rộng, thiết lập các cơ chế/diễn đàn đối thoại trực tiếp và trực tuyến giữa các nhà hoạch định chính sách/ra quyết định với thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ btổn thương, bao gồm thanh niên là người dân tộc thiu s, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật, bao gồm:

Hoạt động 1.1: Hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực cho các nhóm tư vấn thanh niên cấp quốc gia và địa phương với thành viên là các nhóm thanh niên ở các vùng miền khác nhau để họ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng kế hoạch hành động về phát triển thanh niên cấp quốc gia và địa phương

Dự kiến ngân sách: 37.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 35.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kthuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện: 2.000 USD

Hoạt động 1.2: Hỗ trợ tuyên truyền vận động chính sách trực tiếp và trực tuyến giữa các nhà hoạch định chính sách/người ra quyết định cấp quốc gia và cấp địa phương vi thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương như thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật.

Hỗ trợ các diễn đàn đối thoại cấp trung ương giữa thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương như thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật với đại diện các bộ, ban, ngành có liên quan về lĩnh vực ưu tiên cho thanh niên

Dự kiến ngân sách: 40.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ: 38.000 USD

+ Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện: 2.000 USD

Hoạt động 1.3: Hỗ trợ các diễn đàn đối thoại trực tiếp và trực tuyến cho thanh niên nêu các nhu cầu của họ cũng như đề xuất các giải pháp chính sách.

Hỗ trợ thanh niên nòng cốt tổ chức các diễn đàn thanh niên trực tiếp và trực tuyến cấp địa phương tại 4 tỉnh được chọn về nhu cầu và các vấn đề phát triển thanh niên đặc biệt là thanh niên khuyết tật, thanh niên di cư và thanh niên là người dân tộc thiểu số và đề xuất các giải pháp cho xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thanh niên địa phương, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

Dự kiến ngân sách: 110.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 110.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện

Nhóm hot động 2: Nâng cao năng lực thanh niên nhằm tham gia hiệu quả trong đối thoại chính sách ở cp quốc gia và địa phương, bao gm:

Hoạt động 2.1: Thành lập và tập huấn ba nhóm tư vấn Thanh niên (bao gồm đại diện Đoàn viên Thanh niên cơ sở và những thanh niên ở các nhóm thanh niên dễ btổn thương) thuộc 3 vùng Bắc - Trung - Nam về kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng vận động chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của thanh niên trong các cơ hội đối thoại chính sách chương trình thanh niên, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

Dự kiến ngân sách: 45.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 45.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện

Hoạt động 2.2: Trang bị kiến thức về SKSS/SKTD và kỹ năng vận động chính sách cho thanh niên dbị tn thương như thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật trong 4 tnh được lựa chọn để họ có thể tham gia vào đối thoại chính sách.

Dự kiến ngân sách: 55.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 55.000 USD

- Liên hợp quốc trc tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện

Hoạt động 2.3: Hỗ trợ thanh niên bao gồm thanh niên dễ bị tổn thương như thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên di cư, thanh niên khuyết tật trong việc giám sát và phản hồi việc thực hiện luật, chiến lược, chính sách thanh niên cấp trung ương và địa phương

Tập huấn cho 3 Nhóm tư vấn thanh niên 3 miền (Bắc, Trung, Nam) và thanh niên nòng ct của 4 tỉnh thực hiện dự án về kỹ năng giám sát và báo cáo phn hồi việc thực hiện Luật Thanh niên, chiến lược, chính sách thanh niên cấp trung ương và địa phương, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

Dự kiến ngân sách: 30.000 USD. Trong đó;

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 30.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện

Nhóm hoạt động 3: Hợp tác và h trcác tổ chức do thanh niên nh đạo, đặc biệt là các tổ chức do thanh niên dễ bị tổn thương lãnh đạo, trong việc thực hiện và giám sát việc thực hiện Luật Thanh niên cũng như trong các kế hoạch ứng phó với tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh cấp quốc gia và cấp địa phương, bao gồm:

Hoạt động 3.1: Hỗ trợ các sáng kiến thanh niên làm chủ, đặc biệt là sáng kiến của các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương, dựa vào cộng đồng và nền tảng kỹ thuật svề SKSS/SKTD và các dịch vụ cho các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương; kể cả trong ứng phó với tình trạng khủng hoảng vthiên tai và dịch bệnh.

Các sáng kiến thanh niên làm chủ, ưu tiên sáng kiến do thanh niên dễ bị tổn thương đề xuất, các đề xuất dựa trên nền tảng kỹ thuật số sẽ được lựa chọn công khai. Dự án sẽ hỗ trợ tập huấn cho các chủ sáng kiến được lựa chọn về kiến thức SKSS/SKTD và các kỹ năng truyền thông cộng đồng và truyền thông trên nền tảng số, quản lý, triển khai, giám sát, báo cáo hoạt động sáng kiến.

Hoạt động này sẽ phối hợp với các tổ chức phi chính phủ trong nước có kinh nghiệm làm việc với nhóm thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên khuyết tật

Dkiến ngân sách: 70.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS H Chí Minh: 70.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện

Hoạt động 3.2: Hỗ trợ thử nghiệm các sáng kiến do các nhóm Thanh niên lãnh đạo giúp đỡ thanh niên dễ bị tổn thương nhằm giảm thiểu tác hại đến SKSS/SKTD, bao gồm cả trong tình trạng khủng hoảng v thiên tai và dịch bệnh.

Dự kiến hỗ trợ thử nghiệm triển khai 10 sáng kiến do thanh niên làm chủ về giúp đỡ thanh niên dễ bị tổn thương trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

Hoạt động này sẽ phối hợp với các tổ chức phi chính phủ trong nước có kinh nghiệm làm việc với nhóm thanh niên là người dân tộc thiu số, thanh niên di cư, thanh niên khuyết tật.

Dự kiến ngân sách: 65.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 55.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện: 10.000 USD

Hoạt đng 3.3: Thúc đy việc huy động và sự tham gia của thanh niên trong ứng phó và giảm tác hại của thiên tai và các tình trạng khn cấp khác phù hợp với Luật Thanh niên

Tập huấn cho thanh niên nòng cốt của 4 tnh thực hiện dự án về kiến thức, kỹ năng cần thiết, hướng dẫn sự tham gia và hỗ trợ thanh niên trong ng phó và giảm tác hại của thiên tai và các tình trạng khẩn cấp khác

Dự kiến ngân sách: 50.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 50.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện

Hoạt động 3.4: Phổ biến các sáng kiến hiệu quả do thanh niên làm chủ về SKSS/SKTD và quyền nhằm vận động các chính sách hỗ trợ SKSS/SKTD cho Nhóm thanh niên dễ bị tổn thương kể cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

Hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm, tham quan các sáng kiến hiệu quả trong 4 tỉnh của dự án và tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện sáng kiến nhằm nhân rộng.

Dự kiến ngân sách: 31.214 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 31.214 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện

Nhóm hoạt động 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên; vận động và nỗ lực thúc đy việc trao quyền cho thanh niên, bao gồm:

Hoạt động 4.1: Hỗ trợ nâng cao năng lực đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân bao gm nhóm Nghị sỹ trẻ trong việc giám sát việc thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên và chính sách đối với thanh niên ở tất cả các cấp thông qua các hội nghị cập nhật các vấn đề thanh niên cho đại biểu Quốc hội, nhóm Nghị sỹ trẻ, qua đó tăng cường thảo luận việc thực hiện các chính sách, chương trình của Chính phủ về thanh niên trong các kỳ hợp quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Htrợ tổ chức Diễn đàn chính sách quốc gia về thanh niên, với sự tham gia của Nhóm Nghị sỹ trẻ, Đại biểu Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương qua đó giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên; vận động và nỗ lực trong việc trao quyền cho thanh niên tham gia xây dựng chính sách

Dự kiến ngân sách: 100.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Vụ Văn hóa, Giáo dục, Văn phòng Quốc hội - Cơ quan chuyên môn giúp việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: 95.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện: 5.000 USD

Nhóm hoạt động 4.2: Hỗ trợ, nâng cao năng lực cho đại biểu dân cử về kỹ năng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên thông qua tập huấn các đại biểu dân cử về kỹ năng giám sát, sử dụng Cẩm nang giám sát thực hiện pháp luật, chính sách về thanh niên của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Hỗ trợ các hoạt động giám sát của Quốc hội đối với trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật, chính sách và chương trình cho thanh niên

Dự kiến ngân sách: 110.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Vụ Văn hóa, Giáo dục, Văn phòng Quốc hội - Cơ quan chuyên môn giúp việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: 105.000 USD

+ Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện: 5.000 USD

2. Mục tiêu cụ thể 2:

Tăng cường năng lực của Bộ Nội Vụ về quản lý nhà nước về thanh niên và năng lực của các bộ, ngành liên quan, các địa phương trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình, chính sách về phát triển thanh niên liên quan (Đóng góp vào Đầu ra 1).

Chỉ smục tiêu của dự án

• Số lượng Kế hoạch hành động quốc gia và địa phương về thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên với trọng tâm giải quyết nhu cầu ca nhóm thanh niên dễ bị tổn thương được phê duyệt (Chỉ s CTQG).

- Chsố ban đầu năm 2021: Luật Thanh niên được ban hành (năm 2020)

- Chỉ số mục tiêu năm 2026: 01 Kế hoạch hành động Quốc gia và 63 kế hoạch hành động cấp tỉnh/thành phố.

Nhóm hoạt động 5: Hỗ trợ giám sát sự phát triển thanh niên Việt Nam thông qua việc thu thập và sử dụng các chỉ sphát triển thanh niên quốc gia nhằm thường xuyên so sánh với các nước trong khu vực ASEAN

Hoạt động 5.1: Nâng cao năng lực Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc xây dựng, thực hiện, kiểm tra thực trạng phát triển thanh niên, sử dụng Chỉ số phát triển thanh niên (YDI) và các chỉ tiêu thống kê khác

Dự kiến ngân sách: 180.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ: 170.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện: 10.000 USD

Hoạt động 5.2: Nâng cao năng lực của Bộ Nội vụ về quản lý nhà nước về chương trình thanh niên, điều phi liên ngành, kiểm tra việc thực hiện Luật Thanh niên, chiến lược và các chính sách phát triển thanh niên cấp quốc gia và địa phương và báo cáo thực trạng phát triển thanh niên, sử dụng Chỉ sphát triển thanh niên (YDI)

Dự kiến ngân sách: 115.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ: 110.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện: 5.000 USD

Hoạt động 5.3: Hỗ trợ Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng báo cáo quốc gia về phát trin của thanh niên Việt Nam, sử dụng các Chỉ số Phát triển thanh niên và dự tính

Chỉ số tổng hợp về phát triển thanh niên (Youth Development Index Score)

Dự kiến ngân sách: 125.000USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ: 120.000USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện: 5.000 USD

Nhóm hoạt động 5.4: Hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ Quản lý chương trình của Văn phòng UNFPA

Dự kiến ngân sách: 276.786USD

3. Mục tiêu cụ thể 3:

Cải thiện giáo dục giới tính, tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS), htrợ sáng kiến thanh niên về SKSS/SKTD cho vị thành niên và thanh niên dễ bị tổn thương ngoài trường hc, kể cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh. (Đóng góp vào Đầu ra 3)

Chỉ số mục tiêu của dự án:

• Số tỉnh/thành phố thực hiện giáo dục giới tính, tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS) trực tiếp và trực tuyến cho nhóm vị thành niên và thanh niên dễ bị tổn thương ngoài nhà trường, kể cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh (Chỉ số CTQG)

- Chỉ số ban đầu năm 2021: 0

- Chỉ số mục tiêu năm 2026: Ít nhất tại 4 tỉnh Hà Giang, Quảng Trị, Phú Yên và Bình Dương.

• Số tnh/thành phthực hiện các sáng kiến thanh niên trực tiếp dựa vào cộng đồng và trực tuyến v GDGT/TDTD cho nhóm vị thành niên và thanh niên dễ bị tổn thương ngoài nhà trường, cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

- Chỉ số ban đầu năm 2021: 0

- Chỉ số mục tiêu năm 2026: 4 tỉnh Hà Giang, Quảng Trị, Phú Yên và Bình Dương.

Nhóm hoạt động 6: Nâng cao cht lượng GDGT/TDTD và KNS dựa vào cộng đồng và công nghệ thông tin, tăng cường năng lực cho các tổ chức do thanh niên làm chủ trong đối thoại chính sách GDGT/TDTD và KNS, cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD cho Nhóm thanh niên dễ bị tổn thương bao gm trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh

Hoạt động 6.1: Nâng cao chất lượng GDGT/TDTD và KNS dựa vào cộng đồng và công nghệ thông tin cho thanh niên dễ bị tổn thương ngoài nhà trường, kcả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

Hoạt động này bao gồm xây dựng tài liệu truyền thông trc tiếp và trực tuyến phù hợp cho từng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, tập huấn tuyên truyền viên là thanh niên từ các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương và hỗ trợ các hoạt động truyền thông về GDGT/TDTD và KNS dựa vào cộng đồng và công nghệ thông tin

Dự kiến ngân sách: 138.036 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 118.036 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện: 20.000 USD

Hoạt động 6.2: Nâng cao năng lực cho các tổ chức do thanh niên làm chủ trong đối thoại vận động chính sách GDGT/TDTD và KNS, cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD cho Nhóm thanh niên dễ bị tổn thương ngoài trưng học, k ctrong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dch bệnh.

Hoạt động này bao gồm tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ đoàn các cấp và thanh niên về đối thoại vận động chính sách GDGT/TDTD và KNS, cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD, thiết lập, quản lý các mạng lưới truyền thông trực tuyến vGDGT/TDTD và KNS, cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD cho nhóm thanh niên dễ bị tổn thương ngoài trường học, kể cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh tại 4 tỉnh thực hiện dự án.

Tổ chức 4 Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm đối thoại chính sách về GDGT/TDTD và KNS, cung cấp dịch vụ SKSS/KTD cho nhóm thanh niên dễ bị tổn thương ngoài trường học tại 4 tỉnh thực hiện dự án và 1 hội nghị cấp quốc gia

Dự kiến ngân sách: 110.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 90.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện: 20.000 USD

Hoạt động 6.3. Tuyên truyền vận động dựa trên bằng chứng về chính sách và chương trình GDGT/TDTD và KNS cho vị thành niên và thanh niên dbị tổn thương ngoài trường học, cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

Hoạt động này bao gồm tổ chức các đợt giám sát có sự tham gia của các bộ, ngành, xây dựng các tài liệu vận động chính sách, tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả hoạt động trực tuyến và trực tiếp, các sáng kiến truyền thông về GDGT/TDTD và KNS, cung cấp dịch vụ cho vị thành niên và thanh niên dễ bị tổn thương ngoài trường học, tổ chức hoạt động hưởng ng Ngày Quốc tế Thanh niên hàng năm nhằm đề xuất chính sách dựa trên bằng chng về GDGT/TDTD và KNS cho vị thành niên và thanh niên dễ bị tổn thương ngoài trường học kể cả trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh.

Dự kiến ngân sách: 100.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 87.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện: 13.000 USD

4. Mục tiêu cụ thể 4:

Triển khai chương trình giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống bao gồm phòng chống HIV cho vị thành niên và thanh niên, cả thanh niên khuyết tật trong nhà trường

Chỉ số mục tiêu của dự án (Chỉ số CTQG)

• Số tỉnh/thành phố thực hiện Hướng dẫn quốc gia về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sng (KNS) được phê duyệt trong trường trung học

• Số tỉnh/thành phố thực hiện chương trình giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS) được phê duyệt trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Chỉ số ban đầu năm 2021: Hướng dẫn quốc gia về GDGT/TDTD trong trường học và chương trình tự học trực tuyến v GDGT/TDTD trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phê duyệt nhưng chưa được triển khai thực hiện (2020)

Chỉ số mục tiêu năm 2026:

- Ít nhất 3 tỉnh là Yên Bái, Khánh Hòa và Vĩnh Long thực hiện Hướng dẫn quốc gia về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục KNS được phê duyệt trong trường trung học

- Ít nhất 3 tnh là Thái Nguyên, Nghệ An và Thành phố HChí Minh thực hiện chương trình giáo dục về giới tính và tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sng (KNS) được phê duyệt trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nhóm hoạt động 7: Hỗ trợ GDGT/TDTD và KNS, sử dụng CNTT trong trường học và tuyên truyền vận động đáp ứng nhu cầu đặc biệt về GDGT/TDTD và KNS cho VTN và TN, đặc biệt là thanh niên khuyết tật

Hoạt động 7.1: Bồi dưng và bồi dưỡng lại giảng viên/giáo viên quốc gia thực hiện GDGT/TDTD và KNS trong chương trình giáo dục quốc gia cho vị thành niên và thanh niên trong nhà trường, đặc biệt là học sinh khuyết tật

Tập huấn nâng cao năng lực cho giảng viên/giáo viên cấp quốc gia thực hiện GDGT/TDTD và KNS trong chương trình giáo dục quốc gia cho vị thành niên và thanh niên trong nhà trường, đặc biệt là học sinh khuyết tật trong năm 2022. Đội ngũ giảng viên quốc gia sẽ tiếp tục tập hun đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh và giáo viên các cơ sở đào tạo giáo viên. Tập huấn lại, bổ sung đội ngũ giảng viên quốc gia vào năm 2024

Dự kiến ngân sách: 85.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo: 70.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện: 15.000 USD

Hoạt động 7.2: Đào tạo và đào tạo lại giảng viên tuyến tỉnh của 3 tỉnh lựa chọn về GDGT/TDTD và KNS và giám sát thực hiện sử dụng CNTT

Hoạt động này bao gồm tập huấn và tập huấn lại trực tiếp và trực tuyến nhằm nâng cao năng lực cho giảng viên/giáo viên cấp địa phương của 3 tỉnh (dự kiến tỉnh Khánh Hòa, Yên Bái, Vĩnh Long) về giảng dạy GDGT/TDTD và KNS trong chương trình THCS và THPT trong nhà trường, đặc biệt là học sinh khuyết tật; giám sát thực hiện sử dụng CNTT trong dạy và học; giám sát hỗ trợ kỹ thuật việc giảng dạy GDGT/TDTD và KNS cho học sinh trong chương trình THCS và THPT trong nhà trường, đặc biệt là học sinh khuyết tật trong 3 tỉnh thực hiện dự án

Dự kiến ngân sách: 150.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo: 140.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật các can thiệp thí điểm do UNFPA trực tiếp thực hiện: 10.000 USD

Hoạt động 7.3: Vận động chính sách đáp ứng nhu cầu đặc biệt về GDGT/TDTD, KNS và phòng chống HIV của nhóm VTN và TN dbị tổn thương đặc biệt là thanh niên khuyết tật trong trường học

Hỗ trợ các vận động chính sách đáp ứng nhu cầu đặc biệt về GDGT/TDTD và KNS của nhóm VTN và TN dễ bị tổn thương đặc biệt là thanh niên khuyết tật trong trường học qua các tọa đàm/hội thảo vận động chính sách cấp trung ương và địa phương

Dự kiến ngân sách: 90.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Cục Nhà giáo và Cán bộ qun lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo: 80.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện: 10.000 USD

Nhóm hoạt động 8: Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, giảng viên hướng dẫn v chương trình tự học trực tuyến GDGT/TDTD và KNS; htrợ ứng dụng CNTT và tuyên truyền vận động chính sách đáp ứng nhu cầu về GDGT/TDTD và KNS của thanh nn là học sinh, sinh viên, đặc biệt của thanh niên khuyết tật trong các sở giáo dục nghề nghiệp

Hoạt động 8.1: Đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhà giáo làm công tác hướng dẫn và đội ngũ tư vấn viên triển khai chương trình tự học trực tuyến vGDGT/TDTD, KNS và phòng chống HIV.

Tập huấn và tập huấn lại người hướng dẫn và mạng lưới tư vấn người học thực hiện chương trình tự học trực tuyến về GDGT/TDTD và KNS

Dự kiến ngân sách: 95.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Vụ Công tác học sinh sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 85.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện: 10.000 USD

Hoạt động 8.2: Hỗ trợ GDGT/TDTD và KNS sử dụng công nghệ thông tin cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Xây dựng các ứng dụng sử dụng công nghệ thông tin về nội dung GDGT/TDTD, KNS và phòng chống HIV; hỗ trợ các hoạt động truyền thông trực tiếp và trực tuyến, sử dụng ứng dụng CNTT cho người hc trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; giám sát và hỗ trợ kỹ thuật việc trin khai chương trình GDGT/TDTD và KNS cho người học trong các cơ sở giáo dục nghnghiệp tại 3 tnh Thái Nguyên, Ngh An và Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự kiến ngân sách: 120.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Vụ Công tác học sinh sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 110.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện: 10.000 USD

Hoạt động 8.3: Tuyên truyền vận động chính sách, đáp ứng nhu cầu của người học, đặc biệt là thanh niên khuyết tật về GDGT/TDTD, KNS và phòng chống HIV trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng/mạng xã hội, diễn đàn, hội thảo tại trung ương và địa phương, có sự tham gia của người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Dự kiến ngân sách: 50.000 USD. Trong đó:

- Cơ quan thực hiện: Vụ Công tác học sinh sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: 50.000 USD

- Liên hợp quốc trực tiếp thực hiện (UNFPA): Hỗ trợ kỹ thuật do UNFPA trực tiếp thực hiện.

Nhóm hoạt động 9: Htrợ giám sát và quản lý dự án phát triển thanh niên của Bộ Nội vụ

Hỗ trợ Ban quản lý dự án bao gồm hỗ trợ kế toán dự án, quản lý, điều phối và giám sát tiến độ và chất lượng hoạt động dự án. Dự án sẽ hỗ trợ 01 kế toán dự án toàn bộ thời gian. Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ chi trả nhân sự trực tiếp tham gia Ban Quản lý dự án.

Dán này có sự tham gia của 05 cơ quan bao gồm Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quốc hội nên cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan và Ban Quản lý dự án để thực hiện hiệu quả, đạt kết quả đầu ra của dự án. Do vậy, Dự án sẽ hỗ trợ Ban Quản lý dự án trong việc điều phối, quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án đạt được các chỉ tiêu dự kiến, góp phần tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc thực hiện chương trình phát triển thanh niên quốc gia.

Dự kiến ngân sách: 100.000 USD

Cơ quan thực hiện: Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ.

Nhóm hoạt động 10: Hỗ trợ kỹ thuật và quản lý chương trình UNFPA.

Dự kiến ngân sách: 691.964 USD.

VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG

V thành niên và thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương, bao gồm thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật.

VII. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN

1. Kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án cho năm đầu tiên

Việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động tổng thể của dự án thực hiện theo các quy định tại Quy chế HPPMG và quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý ODA. Kế hoạch năm/Kế hoạch 2 năm (AWP/BWP) và kế hoạch quý của dự án do Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ tổng hợp và xây dựng trên cơ sở kế hoạch hoạt động tương ng của các cơ quan thực hiện dự án (CIPs). Kế hoạch hàng năm được xây dựng da trên Văn kiện dự án và phản ánh các hoạt động sẽ được triển khai trong khung kế hoạch thời gian của kế hoạch năm và các cơ quan chịu trách nhiệm triển khai cụ thể. Kế hoạch năm sẽ được Bộ Nội vụ và Văn phòng UNFPA phê duyệt. Thời gian của kế hoạch năm là 12 tháng.

(Phụ lục 1 - Kế hoạch ngân sách thực hiện dự án 5 năm theo mục tiêu và cơ quan thực hiện kèm theo).

2. Giám sát và đánh giá dự án

- Trong khuôn khdự án này, Giám đốc dự án là người có trách nhiệm chính, thường xuyên trong giám sát đánh giá dự án và kế hoạch hàng năm.

- Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ sẽ có vai trò là cơ quan chủ trì phụ trách việc theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện dự án với sự phối hợp của các cơ quan quản lý viện trợ của của Chính phủ và Văn phòng UNFPA.

- Tiến độ thực hiện và kết quả đầu ra các hoạt động, kết quả đầu ra và tác động của dự án sẽ được giám sát và đo lường thường xuyên dựa vào các bộ Chỉ số và mục tiêu đã được xác định trước nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu của dự án sẽ đạt được và các nguồn lực được sử dụng hữu hiệu.

Trong quá trình triển khai dự án và kế hoạch hoạt động định k, Văn phòng UNFPA và Ban quản lý dự án (Ban QLDA) sẽ thường xuyên trao đi về công tác giám sát và đánh giá. Việc trao đi thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng của các hoạt động đã được triển khai và có thể khắc phục hoặc/và điều chỉnh nội dung, phương thức thực hiện để triển khai một cách nhanh nhất khi có nhu cầu.

Nhằm đảm bảo chất lượng triển khai thực hiện dự án, có 3 loại hình hoạt động giám sát đánh giá sau sẽ được áp dụng:

a) Giám sát của Ban QLDA thực hiện là chức năng thường xuyên của Ban QLDA nhằm theo dõi tiến độ dự án và khi cần thiết sẽ áp dụng các giải pháp điều chỉnh.

b) Giám sát do NIP hoặc cơ quan chủ quản thực hiện là một phần của giám sát thường kỳ dự án được đơn vị chủ trì thực hiện (NIP), các đơn vị đồng thực hiện (CIPs), Ban QLDA và UNFPA triển khai. Các phát hiện và khuyến nghị sau mỗi chuyến giám sát thực địa sẽ được trao đổi cùng NIP và Ban QLDA.

c) Giám sát liên ngành do NIP hoặc Cơ quan chquản thực hiện cùng với các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ và/hoặc Văn phòng UNFPA. Nội dung và phương thc như loại hình trên.

d) Giám sát do Văn phòng UNFPA thực hiện, bao gồm:

- Kiểm tra tài chính thực địa (Financial Spot Check-FSC): Hoạt động này được Văn phòng UNFPA thực hiện trên cơ sở vai trò là Nhà tài trợ. FSC sẽ được UNFPA tiến hành thường knhằm đánh giá công tác quản lý nội bộ của NIP và sự chính xác trong quản lý duy trì các biểu mẫu tài chính của Ban QLDA. Công tác này rất quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng quản lý của kinh phí và trang thiết bị.

- Hng năm, Bộ Nội vụ phối hợp với Văn phòng UNFPA sẽ tổ chức hội nghị đánh giá việc thực hiện dự án trong năm và xác định các nội dung ưu tiên cho năm tiếp theo.

- Năm 2023, scó 01 đánh giá giữa kỳ (MTR), Đánh giá giữa kỳ sẽ là cơ hội quan trọng nhằm tổng kết kết quả phương thức triển khai của chương trình và có các điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

- Công tác báo cáo của dự án được thực hiện theo quy định chung của Chính phủ về quản lý ODA và quy định của HPPMG đối với từng hoạt động cho đến thực hiện Kế hoạch định kỳ và của toàn dự án hng năm và kết thúc. Các đơn vị tham gia có trách nhiệm cung cấp số liệu và thông tin để Ban QLDA tổng hợp, xử lý và xây dựng báo cáo chung. Thời điểm và chế độ báo cáo được quy định cụ thể trong Hợp đồng trách nhiệm và trong các quy chế qun lý của Chính phủ và ca UNFPA áp dụng cho dự án.

VIII. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Cấu trúc dự án

a) Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thực hiện những nội dung chính như sau:

- Quyết định việc tổ chức bộ máy quản lý dự án thực hiện theo quy định của pháp lut về quản lý ODA.

- Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt kế hoạch hoạt động tổng thể của dự án theo quy định.

- Phê duyệt kế hoạch giao vốn đối ứng hàng năm của dự án.

- Thực hiện công tác quản lý đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thu.

- Chịu trách nhiệm về tht thoát, lãng phí, tham nhũng và các sai phạm trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

- Tổ chức giám sát và đánh giá tình hình thực hiện, đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và đạt mục tiêu đề ra.

- Thực hiện hoặc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng ODA và vn vay ưu đãi và các quy định hiện hành khác có liên quan.

b) Chủ dự án - NIP (Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ)

Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ làm NIP của dự án trong Chương trình quốc gia 2022 - 2026. Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ là đầu mối chịu trách nhiệm quản lý, điều phối toàn bộ dự án theo quy định của Chính phủ Việt Nam và của UNFPA. Cụ thể như sau:

- Tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện dự án trên cơ sở quyết định của cơ quan chủ qun.

- Chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tài trợ cho dự án từ khi chuẩn bị, thực hiện đến khi đưa dự án vào khai thác sử dụng.

- Xây dựng hoặc ủy quyền xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch tổng thể, hàng năm thực hiện dự án.

- Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt kế hoạch hoạt động cho từng quý, phục vụ cho công tác điều hành, giám sát và đánh giá dự án.

- Thực hiện hoặc ủy quyền thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành về đu thầu.

- Phối hợp với Văn phòng UNFPA và các cơ quan liên quan tiến hành công tác theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện dự án.

- Phối hợp với các đơn vị để triển khai chỉ đạo của Bộ Nội vụ trong quản lý và thực hiện dự án.

- Thực hiện hoặc ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về quản Lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi và các quy định hiện hành khác có liên quan.

c) Các cơ quan đồng thực hiện - CIPs:

- Vụ Văn hóa, Giáo dục, Văn phòng Quốc hội - Cơ quan chuyên môn của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trực tiếp triển khai các hoạt động liên quan đến giám sát triển khai thực hiện Luật Thanh niên và các chính sách pháp luật liên quan đến thanh niên.

- Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, BLao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các hoạt động liên quan đến triển khai thực hiện chương trình giáo dục trực tuyến về chăm sóc sức khỏe tình dục toàn diện, knăng sống và phòng chống HIV dựa trên số liệu và nhu cầu thực tiễn và ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp,

- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các hoạt động liên quan đến việc trin khai thực hiện chương trình giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và kỹ năng sống cho học sinh trung học bao gồm chú trọng nhóm học sinh dễ bị tổn thương.

- Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm về các hoạt động giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và kỹ năng sống cho thanh niên ngoài trường học, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương và các sáng kiến do thanh niên làm chbao gồm c trong tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh, thúc đẩy sự tham gia của thanh niên trong việc xây dựng, thực hiện, cung cấp, phản hi về các chính sách, pháp luật và các chương trình về phát triển thanh niên.

đ) Bên cạnh việc đóng vai trò hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các đối tác trong quá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo chất lượng của dự án. UNFPA sẽ chịu trách nhiệm thực hiện trực tiếp một số hoạt động dự án đã được thng nhất giữa Bộ Nội vụ và Văn phòng UNFPA như nêu tại Báo cáo này và được thhiện cụ thể trong kế hoạch hàng năm của dự án này. UNFPA sẽ chịu trách nhiệm giải trình trước Ban điều hành của UNFPA về các kết quả các hoạt động do UNFPA tự thực hiện.

2. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án

Dự án được tổ chức và quản lý theo phương thc sau đây:

a) Bộ Nội vụ thành lập Ban quản lý dự án (Ban QLDA) theo quy định tại Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc (HPPMG).

b) Ban Qun lý dự án được thành lập nhằm giúp Bộ Nội vụ quản lý và sử dụng nguồn viện trợ của UNFPA; quản lý việc thực hiện và điều phối các hoạt động của dự án thông qua việc triển khai hoạt động hàng năm của dự án.

c) Ban Quản lý dự án có một số vị trí chủ chốt sau: Giám đốc, Phó giám đốc, Điều phối viên, các thành viên là Lãnh đạo và nhân sự của các cơ quan thực hiện dự án và kế toán dự án. Ngoài ra, Ban QLDA còn có thể tuyển thêm một số cán bộ hợp đồng để hỗ trợ công tác quản lý và thực hiện dự án. Nhân sự của Ban Quản lý dự án sẽ được hưởng lương hoặc phụ cấp nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các cơ quan thực hiện dự án. Trong khuôn khổ của dự án này, UNFPA sẽ hỗ trợ 01 kế toán toàn bộ thời gian để phụ trách kế toán giai đoạn 2022 - 2026; Bộ Nội vụ sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước năm 2027 để ký hợp đồng lao động với Kế toán dự án và duy trì hoạt động của Ban QLDA để thực hiện nhiệm vụ kết thúc dự án theo quy định.

d) Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Ban Quản lý dự án được xây dựng theo hướng dẫn tại Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và Văn bản hướng dẫn chi tiết (nếu có) và Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc (HPPMG). Một số nhiệm vụ cụ thể của Ban Quản lý dự án như sau:

- Chịu trách nhiệm giải trình trước Cơ quan chủ quản và Chủ dự án về việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án.

- Ban QLDA có con dấu, tài khoản riêng tại Ngân hàng thương mại và Kho Bạc theo quy định để giao dịch trong phạm vi của dự án với các nguồn vn khác nhau.

- Tổ chức và hướng dẫn các đơn vị triển khai hoạt động sau khi dự án được phê duyệt, tiến hành giải ngân vn ODA và đối ứng của dự án theo kế hoạch được duyệt và các quy đnh hiện hành của Nhà nước về quản lý dự án, về quản lý tài chính và các quy định có liên quan.

- Tổng hợp, xây dựng Kế hoạch vốn hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định về quản lý và sử dụng vn ODA.

- Trên cơ sở Kế hoạch tổng thể 5 năm được phê duyệt kèm theo Văn kiện dự án, Ban QLDA tổng hợp các kế hoạch hoạt động của dự án (Kế hoạch 2 năm, Kế hoạch năm, Kế hoạch quý) từ các cơ quan đồng thực hiện gi UNFPA phê duyệt.

- Thực hiện công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu.

- Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu, các báo cáo của các cơ quan đồng thực hiện và các đơn vị tham gia khác, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án ODA và khi được các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Thay mặt NIP chịu trách nhiệm làm đối tác chính thường xuyên với Văn phòng UNFPA và các cơ quan ngoài Bộ Nội vụ trong thực hiện dự án.

- Chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động của dự án.

- Thực hiện các nhiệm vụ do chủ dự án giao hoặc nhiệm vụ được cấp có thm quyền ủy quyền thực hiện.

3. Khái quát cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan, đơn vị

a) Cơ quan chủ quản: Bộ Nội vụ là cơ quan chquản chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch và tổ chức ca dự án, hướng dẫn việc quản lý và thực hiện dự án theo quy định hiện hành về quản lý ODA của Chính phủ và quy định có liên quan và theo phương thức Quốc gia thực hiện (NIM) quy định trong hướng dẫn HPPMG được thng nht giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hp quốc.

b) Chủ dự án (Vụ Công tác Thanh niên):

- Đơn vị chủ dự án (NIP) là Vụ Công tác thanh niên sẽ điều phối chung, quản lý, thực hiện dự án.

- Đôn đốc, thúc đẩy Ban QLDA và các đơn vị thực hiện tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý ODA và Quy chế chung HPPMG.

- Tổng hợp kế hoạch vốn ODA không hoàn lại hằng năm của dự án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định gửi Bộ Tài chính tổng hợp, giao Kế hoạch vốn ODA và vốn đối ứng của dự án hng năm theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài cũng như theo Quy chế chung, bao gồm tình hình xây dựng Kế hoạch hoạt động, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch giải ngân, tài chính.

- Thực hiện hoặc ủy quyền Ban QLDA phê duyệt kế hoạch hoạt động, kế hoạch đấu thầu của d án theo quy định của pháp luật.

- Giám sát thường xuyên và chịu trách nhiệm về hoạt động của Ban Quản lý dự án.

- Trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến chính sách phát triển thanh niên và kế hoạch, dữ liệu về thanh niên Việt Nam.

- Ủy quyền Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ trong khuôn khổ dự án thuộc trách nhiệm của chủ dự án thực hiện hoặc được ủy quyền/giao thực hiện theo quy định của pháp luật.

c) Cơ quan đồng thực hiện (CIP)

- Các cơ quan đng thực hiện sẽ tham gia vào việc thực hiện các hoạt động của dự án theo phân công trong Văn kiện dự án và kế hoạch công tác năm cũng như Hợp đồng trách nhiệm ký với NIP và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và NIP. Trong hợp đồng phân công rõ trách nhiệm cũng như nghĩa vụ và quyền hạn của các bên trong quá trình thực hiện nội dung dự án phân công cho CIP và theo quy định hiện hành của pháp luật vvề quản lý và sử dụng vốn ODA và quy định khác có liên quan.

- Trên cơ sở Văn kiện dự án và kế hoạch thực hiện dự án, Ban QLDA và cơ quan đồng thực hiện dự án (CIP) thực hiện các hoạt động như kế hoạch công tác năm và ngân sách đã được thông qua. Phản hi và báo cáo kịp thời cho Ban QLDA (thay mặt Chdự án) về các phát sinh.

- Tiếp nhận các cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong các hoạt động tBan QLDA và các đối tác khác (nếu có) nhằm đảm bảo chất lượng và đúng mục đích các hoạt động của dự án.

Các cơ quan đồng thực hiện chịu trách nhiệm xây dng, báo cáo kế hoạch công tác năm và quý (kế hoạch hoạt động, kế hoạch đấu thầu, kế hoạch khác (nếu có)) trình cấp có thẩm quyn quản lý xem xét, quyết định trước khi gửi Ban QLDA tổng hợp kế hoạch chung để thực hiện dự án, góp phần vào việc đạt được các kết quả đu ra của Chương trình quốc gia 10 và là cơ sở đxem xét đánh giá việc thực hiện dự án.

d) UNFPA sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện giám sát trong quá trình thực hiện các hoạt động dự án, đặc biệt trong hoạt động nghiên cứu và xây dựng chính sách. Ngoài ra, UNFPA sẽ hỗ trợ kỹ thuật về lĩnh vực tham gia của thanh niên trong việc xây dựng và thực hiện chính sách. Để đảm bảo sự tham gia hiệu quả của thanh niên trong việc xây dựng và thực hiện chính sách còn mới ở Việt Nam và đòi hỏi có sự hỗ trợ và các bài học kinh nghiệm quốc tế, UNFPA sẽ phối hợp với các tổ chức Liên hợp quốc khác để hỗ trợ kỹ thuật cho một số hoạt động.

đ) Sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện

Cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm chính và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đồng thực hiện, cơ quan tham gia để xây dựng kế hoạch công tác năm và thực hiện các hoạt động đảm bảo triển khai hiệu quả dự án. Dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác như Ủy ban Văn Hóa, Giáo dục của Quc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội (có kinh nghiệm để hỗ trợ kỹ thuật về Sáng kiến thanh niên làm chủ và chương trình giáo dục giới tính và tình dục toàn diện) để đảm bo các nhu cầu về phát triển thanh niên và sự tham gia của thanh niên được giải quyết đầy đủ trong các chính sách và kế hoạch hành động liên quan tới vị thành niên và thanh niên đtránh chồng chéo và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình dành cho phát triển thanh niên.

IX. TỔNG VỐN DỰ ÁN

Tổng vốn dự án là 3.549.513 USD. Trong đó:

1. Vốn ODA không hoàn lại

Tổng vốn ODA không hoàn lại của dự án là 3.170.000USD. Trong đó:

a) Nguồn thường xuyên: 2.180.000 USD

b) Nguồn vận động: 990.000 USD

2. Vốn đối ứng

Bộ Nội vụ và các cơ quan đồng thực hiện dự án sẽ đóng góp nguồn vốn đối ng cần thiết cho dự án bao gồm cả tiền mặt và bằng hiện vật.

Dự kiến tng vốn là: 8.728.808.840 đồng, quy đổi ra USD: 379.513 USD (Tỷ giá 1USD ≈ 23.000 đồng) do Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tham gia thực hiện dự án đảm bảo, cụ thể:

- Bằng tiền mặt: 6.728.808.840 đồng (tương đương 292.557 USD).

- Bằng hiện vật: 2.000.000.000 đng (Cơ sở vật chất, nhà cửa, thiết bị, đội ngũ cán bộ chuyên môn sẵn có tương đương 86.956 USD).

Nguồn vn đối ứng được huy động theo hình thức vốn ngân sách trung ương cấp phát 100% tổng vn đối ứng. Bộ Nội vụ và các cơ quan đng thực hiện dự án bố trí vốn đối ứng trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm để thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2027. Trong đó, dự toán vốn đối ứng năm 2027 để đảm bo hoạt động của Ban QLDA để thực hiện nhiệm vụ kết thúc dự án theo quy định.

(Phụ lục 2 - Vốn đối ứng kèm theo)

3. Cơ chế tài chính:

a) Dự án tuân thủ các hướng dẫn điều hành và các quy trình tài chính của UN, đặc biệt là HPPMG, hướng dẫn chung UN-EU về định mức chi và tiếp cận hài hòa quản lý tài chính (HACT). Các văn bản này là tài liệu tham chiếu chính cho các quy tc và quy định quản lý tài chính và hành chính để thực hiện Cam kết Hà Nội vtăng cường hiệu quả viện trợ, đơn giản hóa bộ máy quản lý dự án, giảm bớt các bước quản lý và chuyển tiền trung gian, đồng thời phù hợp với đặc thù của dự án (có nhiều đơn vị cùng tham gia dự án và hầu hết các đơn vị này đu có i khoản riêng).

b) Dự án tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý tài chính của Chính phủ Việt Nam đối với viện trợ ODA không hoàn lại.

c) Ban Quản lý dự án sẽ mở tài khoản riêng để tiếp nhận kinh phí viện trợ để quản lý tài chính của dự án. Tài khoản tại Ngân hàng thương mại để tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của UNFPA. Tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận và sử dụng ngun vốn đối ứng của dự án. Ban QLDA có trách nhiệm tiếp nhận kinh phí, quản lý tài chính, lưu giữ hồ sơ, chứng từ, thanh quyết toán với Nhà tài trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và theo yêu cầu của Nhà tài trợ.

d) Hóa đơn chứng tcủa các hoạt động sẽ được ghi cho Ban QLDA và Dự án sẽ thực hiện các nghĩa vụ về thuế và các quy định về tài chính khác theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

đ) Đơn vị nhận kinh phí có trách nhiệm báo cáo việc tiếp nhận và sử dụng kinh phí cho Ban QLDA định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

X. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI CỦA NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI (Nếu có)

Trong hợp tác với UNFPA giai đoạn 2022 - 2026, với đặc thù và định hướng ưu tiên của mình, UNFPA có một số điều kiện ràng buộc khác với quy định của Việt Nam. Các điều kiện này và ý kiến của Bộ Nội vụ về khả năng đáp ứng của phía Việt Nam được nêu dưới đây:

1. UNFPA sẽ tập trung hỗ trợ đối thoại và triển khai thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật cho Việt Nam trong giai đoạn nêu trên với một số nội dung chuyên môn được lựa chọn mà không hỗ trợ cho tuyến địa phương với việc cung cấp các dịch vụ. Điều này phản ánh thực tế định hướng của UNFPA nói riêng và nhiu tổ chức Liên hợp quốc khác nói chung khi Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình và mong mun tạo nh hưng lan tỏa mang tính rộng lớn hơn. Hầu hết nội dung đều là nhu cầu và ưu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện hỗ trợ số gặp một số thách thức, khó khăn khi chính sách pháp luật của Việt Nam có một số nội dung tương đi rộng lớn, đòi hỏi kinh nghiệm hỗ trợ kỹ thuật cao và nguồn vốn nhiều nên đây đang là khó khăn của UNFPA trong giai đoạn này.

2. Bên cạnh việc áp dụng các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng vốn ODA của Chính phủ Việt Nam, dự án sẽ thực hiện theo Quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc (HPPMG). Đây là tài liệu từ kết quả của Sáng kiến Thống nht hành động (DaO) hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc về quy chế quản lý nhằm hài hoà hóa các thủ tục, quy trình quản lý chương trình, dự án (do 3 tổ chức Liên hợp quốc (UNDP, UNICEF và UNFPA) tài trợ cho Việt Nam). Tài liệu có một số nội dung khác với quy định hiện hành của Việt Nam (như hạn mức đu thầu, quản lý tài sản,...). Tài liệu đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng, được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký ban hành vào tháng 7/2010 và sa đi một số điểm vào năm 2017. Bộ Nội vụ cho rng việc áp dụng HPPMG cho phép nâng cao vai trò và trách nhiệm của Bộ và các bên tham gia với các quy định cụ th, rõ ràng và được các bên cùng thống nht mang tính hài hoà. Tài liệu HPPMG giúp tránh áp dụng quy chế quản lý song hành, nâng cao tính minh bạch, đáp ứng các Tuyên bố Paris và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ mà Việt Nam đã tham gia. Tài liệu quy định rõ và nâng cao vai trò quốc gia điều hành và sự phối hợp của các Tổ chức Liên hợp quốc với các cơ quan thực hiện của Việt Nam. Hiện nay, chưa có bên nào tham gia ký kết HPPMG tuyên bố không thực hiện quy chế này nữa nên vẫn còn hiệu lực áp dụng. Do đó, Bộ Nội vụ đề nghị vẫn áp dụng cho dự án trong giai đoạn 2022 - 2026.

3. Các định mức chi tiêu về cơ bản sẽ theo các quy định chung của các cơ quan LHQ trên cơ sở thống nhất với các cơ quan quản lý viện trợ của Việt Nam. Dán áp dụng định mức chi tiêu theo Hướng dẫn của LHQ - EU về Chi phí địa phương trong hợp tác phát triển với Việt Nam được đại diện Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc, Liên minh Châu Âu tại Việt Nam ký ban hành. Các tài liệu này được cập nhật và thay thế theo quy định của các tổ chức quốc tế trên cơ sở thống nhất với Việt Nam (hiện nay sử dụng bản Định mức chi tiêu LHQ-EU được cập nhật năm 2022). Việc áp dụng định mức này đã và đang được tất cả các chương trình, dự án do Liên hợp quốc và Liên minh Châu Âu tài trợ áp dụng và có hiệu quả. Các định mức này phản ánh tính truyền thống và đặc thù hợp tác của các tổ chức Liên hợp quốc với Việt Nam và phản ánh quan điểm của phía Việt Nam thông qua các cuộc họp tham vấn, sự đồng thuận trong quá trình xây dựng, Định mức với quy định khá cụ thể, rõ ràng phù hợp với điều kiện thc tế của Việt Nam, giúp hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện các dự án.

4. Với đặc thù hợp tác và việc áp dụng HPPMG gồm các quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động và ngân sách cũng như quản lý thực hiện khá cụ thể, chặt chẽ, UNFPA đề nghị Văn kiện dự án được xây dựng theo quy định Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021. Văn kiện dự án là tài liệu chung của cả phía Việt Nam và UNFPA làm cơ sở cho việc xây dựng Kế hoạch năm, quý và các hoạt động tiếp theo. Phương thức này phù hợp với đặc thù nguồn cung cấp viện trợ của UNFPA (do có 2 nguồn lực thường xuyên - RR và vận động thêm - OR) cũng như đảm bảo tính linh hoạt hơn trong việc hỗ trợ kỹ thuật liên quan đối thoại chính sách khi thực hiện dự án với thời gian khá dài (5 năm).

5. Như đã nêu ở trên, nguồn lực có sẵn (Secured fund) của UNFPA không đảm bảo 100% mà phụ thuộc vào cung cấp của UNFPA trung ương và vận động thêm trong quá trình thực hiện dự án. Với đặc thù tổ chức Liên hợp quốc không phải là nhà cung cấp trực tiếp vốn viện trợ và với bối cảnh khó khăn về tài chính toàn cầu, nên UNFPA không thể đảm bảo 100% vốn có sẵn và được Chính phủ Việt Nam chấp thuận, cùng phi hp trong công tác vận động. Có những Chương trình quốc gia trên cơ sở vận động thêm, vn viện trợ đã vượt quá cam kết ban đầu, đóng góp tích cực cho công tác phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các tổ chức Liên hợp quốc ở Việt Nam hiện nay có cam kết chỉ đảm bảo vốn có sẵn khi phê duyệt Văn kiện và sử dụng để vận động thêm vn ODA cho dự án. Theo thông báo và cam kết của UNFPA, nguồn ODA có sẵn cho dự án là 2.180.000 USD đạt trong 5 năm. UNFPA với những nội dung ưu tiên và thế mạnh uy tín cam kết sẽ vận động tối đa nguồn ngân sách cần vận động thêm cho các ưu tiên trên cơ sở bài học đạt được của Chu kỳ trước. Đây là xu hướng và đặc thù của các tổ chức Liên hợp quốc, trong đó có UNFPA.

6. Cách tiếp cận của UNFPA đề xuất cho các hỗ trợ trong dự án này sẽ được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận dựa trên bằng chng, tôn trọng quyền con người, các nguyên tắc về bình đẳng và phù hợp với văn hóa của Việt Nam.

7. Trong các hoạt động của dự án, các bằng chứng nghiên cu cần được xây dựng với chất lượng cao làm cơ sở cho xây dng chính sách. Vì vậy, UNFPA và các cơ quan thực hiện dự án sẽ cùng thực hiện một số nghiên cứu chính thông qua đấu thầu trong nước và quốc tế theo quy định (nếu cần). UNFPA và Bộ Nội vụ thống nhất hai bên sẽ tham gia và hỗ trợ kỹ thuật trong cả quá trình tiến hành và thực hiện nghiên cứu. Điều này giúp chất lượng và kết quả đạt được từ nghiên cứu tốt hơn và số được nhiều bên áp dụng hơn.

8. Theo quy định của HPPMG, các hoạt động chủ yếu do phía Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, với một số hoạt động gặp khó khăn cho phía Việt Nam trong triển khai thực hiện, UNFPA sẽ thực hiện giúp các hoạt động đó trên cơ sở cùng tham gia của các cơ quan Việt Nam có liên quan. Trong dự án, có một số hoạt động liên quan đến tuyển dụng chuyên gia quốc tế, tổ chức các hoạt động ở nước ngoài.., Bộ Nội vụ thy việc tự thực hiện có nhiều khó khăn, nhất là thủ tục ký kết hợp đồng quốc tế. Do đó, Bộ Nội vụ đề nghị UNFPA đảm nhận chủ trì các hoạt động này và được chấp nhận.

9. Các cơ quan tham gia dự án phải đảm bảo đnguồn lực (vốn đối ứng) như đã cam kết theo tiến độ thực hiện của dự án. Bộ Nội vụ cùng các cơ quan thấy rng với kinh nghiệm nhiều năm hợp tác với UNFPA và các tổ chức của Liên hợp quốc khác thì việc đáp ứng và đảm bảo nguồn lực (vốn đối ứng) như đã cam kết theo tiến độ dự án là phù hợp nhằm thể hiện sự tích cực, chđộng tham gia của Bộ Nội vụ và các cơ quan nhằm thực hiện và đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu và kết quả đề ra của dự án./.

 

PHỤ LỤC 1.

NGUỒN VỐN DO UNFPA TÀI TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2022 - 2026
(Kèm theo Văn kiện Dự án do UNFPA tài trợ)

Mục tiêu/ Nhóm hoạt động

Cơ quan thực hiện

NĂM 2022

NĂM 2033

NĂM 2024

NĂM 2025

NĂM 2026

TNG 5 NĂM (2022 - 2026)

Ngun thưng xuyên

Nguồn vận động

Ngun thưng xuyên

Nguồn vận động

Ngun thưng xuyên

Nguồn vận động

Ngun thưng xuyên

Nguồn vận động

Ngun thưng xuyên

Nguồn vận động

TNG CỘNG

Ngun thưng xuyên

Nguồn vận động

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy sự tham gia của thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương (thanh niên người dân tộc, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tật) trong đối thoại, xây dựng và thực hiện các chính sách thanh niên ở cấp quốc gia và địa phương, bao gồm cả trong ứng phó với tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh (Đóng góp vào Đầu ra 1)

1. Hỗ trợ mrộng, thiết lp các cơ chế/din đàn đối thoại trực tiếp và trực tuyến gia các nhà hoạch định chính sách/ra quyết định với thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương, bao gm thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên lao động di cư và thanh niên khuyết tt

TNG

6.000

20.000

16.000

30.000

15.000

40.000

5.000

30.000

0

25.000

187.000

42.000

145.000

TWĐTNCSHCM

5.000

20.000

5.000

20.000

5.000

30.000

5.000

30.000

0

25.000

145.000

20.000

125.000

BNV

0

0

8.000

10.000

10.000

10.000

0

0

0

0

38.000

18.000

20.000

UNFPA

1.000

0

3.000

0

0

0

0

0

0

0

4.000

4.000

0

1.1. Hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực cho các nhóm tư vấn thanh niên cấp quốc gia và địa phương vi thành viên là các nhóm thanh nn các vùng miền khác nhau đhọ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng kế hoạch hành động vphát triển thanh niên cp quốc gia và địa phương

TWĐTNCSHCM

5.000

0

5.000

0

0

10.000

0

10.000

0

5.000

35.000

10.000

25.000

UNFPA

1 000

0

1.000

0

0

0

0

0

0

0

2.000

2.000

0

1.1.1. Xây dựng, tham vấn, hoàn thiện và ban hành Khung hướng dẫn Đối thoại chính sách v phát trin thanh niên, đặc bit thanh niên dễ bị tổn thương

TWĐTNCSHCM

5.000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5.000

5.000

0

UNFPA

1.000

0

1.000

0

0

0

0

0

0

0

2.000

2.000

0

1.1.2. Tập hun thanh niên nòng cốt của 4 tnh thực hiện dự án về sự tham gia của thanh niên và kỹ năng đối thoại chính sách cho nhóm thanh niên nòng cốt tại 4 tnh dự án

TWĐTNCSHCM

0

0

5.000

0

0

10.000

0

10.000

0

5.000

30.000

5.000

25.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1.2. Htrợ tuyên truyền vn động chính sách trc tiếp và trực tuyến cấp giữa các nhà hoạch định chính sách/ người ra quyết định cp quốc gia và cp đa phương với thanh niên, đặc biệt là thanh niên dễ bị tổn thương như thanh niên là người dân tộc thiu số, thanh niên lao động di cư và thanh nn khuyết tật. Htrợ các din đàn đối thoại cp trung ương giữa thanh nn, đặc biệt thanh niên dễ bị tổn thương như thanh niên là người dân tộc thiu số, thanh niên lao động di cư và thanh nn khuyết tật với các đại diện các bộ, ban ngành có liên quan về lĩnh vực ưu tiên cho thanh niên.

BNV

0

0

8.000

10.000

10.000

10.000

0

0

0

0

38.000

18.000

20.000

UNFPA

0

0

2.000

0

0

0

0

0

0

0

2.000

2.000

0

1.3. Hỗ trợ các din đàn đối thoại trc tiếp và trc tuyến cho thanh niên nêu các nhu cầu của h cũng như đxuất các giải pháp chính sách: Htrợ thanh niên ng cốt tổ chức các diễn đàn thanh niên trực tiếp và trực tuyến cấp địa phương tại 4 tnh được chọn về nhu cầu và các vn đề phát triển thanh niên, đặc biệt là thanh niên khuyết tật, thanh niên di cư và thanh niên là người dân tộc thiểu số và đề xuất các giải pháp cho xây dựng và thực hiện kế hoch phát triển thanh nn đa phương, bao gồm c trong ng phó với khng hong v thiên tai và dịch bnh.

TWĐTNCSHCM

0

20.000

0

20.000

5.000

20.000

5.000

20.000

0

20.000

110.000

10.000

100.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

2. Nâng cao năng lực thanh niên nhằm tham gia hiệu qu trong đi thoại chính sách cp quốc gia và địa phương

TNG

18.000

18.000

9.000

20.000

9.000

25.000

2.000

16.000

2.000

11.000

130.000

40.000

90.000

TWĐTNCSHCM

18.000

18.000

9.000

20.000

9.000

25.000

2.000

16.000

2.000

11.000

130.000

40.000

90.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2.1. Thành lp và tập hun 03 nhóm Tư vấn Thanh niên (bao gồm đại diện Đoàn viên Thanh niên cơ sở và những thanh niên các nhóm thanh niên dbị tổn thương) thuộc 3 vùng Bắc - Trung - Nam về kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng vn động chính sách nhm ng cường sự tham gia của thanh niên trong các đối thoại chính sách chương trình thanh nn, bao gồm cả trong ứng phó với tình trạng khủng hong về thiên tai và dịch bệnh

TWĐTNCSHCM

10.000

5.000

5.000

5.000

0

10.000

0

5.000

0

5.000

45.000

15.000

30.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2.2. Trang bị kiến thức vSKSS/SKTD và k năng vn đng chính sách cho thanh niên dễ btổn thương như thanh niên là người dân tộc thiu số, thanh niên di cư và thanh niên khuyết tật trong 4 tỉnh được chọn để họ có th tham gia vào đối thoại chính sách.

TWĐTNCSHCM

3.000

8.000

4.000

10.000

4.000

10.000

2.000

6.000

2.000

6.000

55.000

15.000

40.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2.3. Htrợ thanh niên bao gồm thanh niên dễ bị tổn thương như thanh niên là người dân tộc thiu số, thanh niên lao động di cư và thanh nn khuyết tật trong việc giám sát và phản hi việc thực hiện Lut, chiến lược, chính sách Thanh niên cấp trung ương và địa phương: Tập huấn cho 3 nhóm tư vn thanh niên 3 min (Bắc, Trung, Nam) và thanh niên nòng cốt của 4 tnh dự án v k năng giám sát và báo cáo phn hồi việc thực hiện Luật Thanh niên, chiến lược, chính sách Thanh niên cp trung ương và địa phương, bao gồm cả trong tình trng khủng hoảng v thiên tai và dịch bnh.

TWĐTNCSHCM

5.000

5.000

0

5.000

5.000

5.000

0

5.000

0

0

30.000

10.000

20.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3. Hp tác và hỗ trvới các tchức do thanh niên lãnh đạo, đặc biệt là các tổ chức do thanh niên dễ bị tn thương lãnh đạo, trong việc thực hiện và giám sát thực hiện Luật Thanh niên cũng như trong các kế hoạch ứng phó với tình trạng khủng hong về thiên tai và dịch bệnh cp quốc gia và cấp địa phương

TNG

13.000

7.000

26.000

33.000

17.000

35.000

4.000

43.000

11.214

27.000

216.214

71.214

145.000

TWĐTNCSHCM

13.000

7.000

21.000

33.000

12.000

35.000

4.000

43.000

11.214

27.000

206.214

61.214

145.000

UNFPA

0

0

5.000

0

5.000

0

0

0

0

0

10.000

10.000

0

3.1. Hỗ trợ các sáng kiến thanh niên làm chủ, đặc biệt là sáng kiến của các nhóm thanh niên dbị tổn thương, dựa vào cộng đng và nn tng kỹ thuật số về SKSS/SKTD và các dịch vụ cho các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương; bao gồm ctrong ứng phó với tình trạng khủng hong v thiên tai và dịch bnh.

TWĐTNCSHCM

3.000

2.000

6.000

13.000

7.000

15.000

4.000

13.000

0

7.000

70.000

20.000

50.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.1.1. Phát động và lựa chọn tìm kiếm sáng kiến thanh niên làm ch, ưu tiên sáng kiến do thanh niên dbị tn thương đề xuất, các đxuất dựa trên nn tng kỹ thuật số.

TWĐTNCSHCM

3.000

2.000

0

0

3.000

2.000

0

0

0

0

10.000

6.000

4.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.1.2. Tập hun cho các ch sáng kiến được la chọn v kiến thc SKSS/SKTD và các kỹ năng truyền thông cộng đồng và truyn thông trên nn tảng s, quản lý, triển khai, giám sát, báo cáo hoạt động sáng kiến. Hoạt động này sẽ phi hp với các t chc phi chính phủ trong nước có kinh nghiệm làm việc với nhóm thanh niên là người dân tộc thiểu số, thanh niên khuyết tật

TWĐTNCSHCM

0

0

5.000

10.000

3.000

10.000

3.000

10.000

0

0

41.000

11.000

30.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.1.3. Giám sát hỗ trợ kỹ thuật

TWĐTNCSHCM

0

0

1.000

3.000

1.000

3.000

1.000

3.000

0

0

12.000

3.000

9.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.1.4. Đánh giá, tổng kết, rút i học kinh nghiệm

TWĐTNCSHCM

0

0

0

0

0

0

0

0

0

7.000

7.000

0

7.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.2. Htrợ thnghiệm trin khai các sáng kiến do thanh niên làm ch v giúp đỡ thanh niên dễ bị tn thương nhằm giảm thiểu tác hại, bao gồm c trong nh trng khủng hoảng về thiên tai và dịch bnh; Dự kiến htrợ thử nghiệm 10 sáng kiến thanh niên làm ch v giúp đ thanh niên d btổn thương trong các tình trạng khủng hong về thiên tai và dịch bệnh.

Hoạt động này sẽ phi hp với các t chc phi Chính phủ trong nước có kinh nghiệm làm việc với nhóm thanh niên là người dân tộc thiu s, thanh niên di cư, thanh niên khuyết tật

TWĐTNCSHCM

0

0

5.000

15.000

5.000

10.000

0

20.000

0

0

55.000

10.000

45.000

UNFPA

0

0

5.000

0

5.000

0

0

0

0

0

10.000

10.000

0

3.3. Thúc đẩy việc huy động và sự tham gia của thanh niên trong ng phó và giảm tác hại của thiên tai và các tình trạng khẩn cp khác phù hợp với Luật Thanh niên: Tập hun cho thanh niên nòng cốt của 4 tnh dự án v kiến thức, kỹ năng cần thiết, hướng dẫn sự tham gia và htrợ thanh niên trong ứng phó và gim tác hại của thiên tai và các tình trạng khẩn cp khác

TWĐTNCSHCM

10.000

5.000

10.000

5.000

0

10.000

0

10.000

0

0

50.000

20.000

30.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.4. Ph biến các sáng kiến hiệu quả do thanh niên làm ch v SKSS/SKTD và quyn nhằm vận động các chính sách hỗ trợ SKSS/SKTD cho nhóm thanh niên dễ bị tổn thương bao gồm cả trong tình trạng khng hong v thiên tai và dịch bệnh.

TWĐTNCSHCM

0

0

0

0

0

0

0

0

11.214

20.000

31.214

11.214

20.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.4.1. Hỗ trợ chia s kinh nghiệm, tham quan các sáng kiến hiệu quả trong 4 tnh của dự án

TWĐTNCSHCM

0

0

0

0

0

0

0

0

0

20.000

20.000

0

20.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.4.2. Hội nghị tng kết đánh giá kết quả thực hiện sáng kiến nhm nhân rộng

TWĐTNCSHCM

0

0

0

0

0

0

0

0

11.214

0

11.214

11.214

0

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4. Hỗ tr nâng cao năng lực của đại biu Quốc hội và đại biu Hội đng nhân dân các cp trong giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên; vận động và nlực thúc đy việc trao quyền cho thanh niên

TỔNG

20.000

22.000

20.000

22.000

20.000

22.000

20.000

22.000

20.000

22.000

210.000

100.000

110.000

UBVHGD

18.000

22.000

18.000

22.000

18.000

22.000

18.000

22.000

18.000

22.000

200.000

90.000

110.000

UNFPA

2.000

0

2.000

0

2.000

0

2.000

0

2.000

0

10.000

10.000

0

4.1. Hỗ trợ nâng cao năng lực đại biu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân bao gm nhóm Nghị sỹ trtrong việc giám sát việc thực hiện Luật Thanh niên, Chiến lược phát triển thanh niên và chính sách đối với thanh niên ở tt c các cp.

UBVHGD

9.000

10.000

9.000

10.000

9.000

10.000

9.000

10.000

9.000

10.000

95.000

45.000

50.000

UNFPA

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

5.000

5.000

0

4.1.1. Hội nghị cập nhật các vn đề thanh niên cho đại biểu Quc hội, nhóm Nghị sỹ tr, qua đó tăng cường thảo luận việc thực hiện các chính sách, chương trình của chính phủ về thanh niên trong các k hp Quốc hội và Hội đồng nhân dân

UBVHGD

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

50.000

25.000

25.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4.1.2. Tchức Diễn đàn chính sách quốc gia về thanh niên, với sự tham gia của các v Nhóm Nghị sỹ trẻ, Đại biu Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương qua đó giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên; vận động và nỗ lực việc trao quyn cho thanh niên tham gia xây dựng chính sách

UBVHGD

4.000

5.000

4.000

5.000

4.000

5.000

4.000

5.000

4.000

5.000

45.000

20.000

25.000

UNFPA

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

5.000

5.000

0

4.2. Hỗ trợ, nâng cao năng lực cho đại biu dân cử vkỹ năng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên.

UBVHGD

9.000

12.000

9.000

12.000

9.000

12.000

9.000

12.000

9.000

12.000

105.000

45.000

60.000

UNFPA

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

5.000

5.000

0

4.2.1. Dự án hỗ trợ tập huấn các đại biểu dân cử về kỹ năng giám sát, sdụng Cm nang giám sát thực hiện pháp lut, chính sách v thanh niên của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

UBVHGD

5.000

6.000

5.000

6.000

5.000

6.000

5.000

6.000

5.000

6.000

55.000

25.000

30.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4.2.2. Htrợ các hoạt động giám sát ca đại biểu Quốc hội đối với trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật, chính sách và chương trình cho thanh niên.

UBVHGD

4.000

6.000

4.000

6.000

4.000

6.000

4.000

6.000

4.000

6.000

50.000

20.000

30.000

UNFPA

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

5.000

5.000

0

TNG CỘNG MỤC TIÊU 1

 

57.000

67.000

71.000

105.000

61.000

122.000

31.000

111.000

33.214

85.000

743.214

253.214

490.000

UNFPA hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Ni vụ thực hiện

BNV

0

0

8.000

10.000

10.000

10.000

0

0

0

0

38.000

18.000

20.000

UNFPA hỗ trợ kthuật cho TWĐTNCSHCM thực hin

TWĐTNCSHCM

36.000

45.000

35.000

73.000

26.000

90.000

11.000

89.000

13.214

63.000

481.214

121.214

360.000

UNFPA htrợ kỹ thuật cho UBVHGD thc hiện

UBVHGD

18.000

22.000

18.000

22.000

18.000

22.000

18.000

22.000

18.000

22.000

200.000

90.000

110.000

UNFPA thực hiện

UNFPA

3.000

0

10.000

0

7.000

0

2.000

0

2.000

0

24.000

24.000

0

Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực của Bộ Nội Vụ về quản lý nhà nước về Thanh niên và năng lực của các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình chính sách về phát triển Thanh niên liên quan (Đóng góp vào Đầu ra 1)

5. Hỗ trợ giám sát sự phát triển thanh niên Việt Nam thông qua việc thu thập và sử dụng các Chỉ số phát triển thanh niên quốc gia nhm thường xuyên so nh vi các nước trong khu vực ASEAN

TNG

101.000

42.000

96.000

42.000

90.000

42.000

96.000

42.000

97.786

42.000

696.786

486.786

210.000

BNV

42.000

42.000

37.000

42.000

37.000

42.000

37.000

42.000

37.000

42.000

400.000

190.000

210.000

UNFPA

59.000

0

59.000

0

59.000

0

59.000

0

60.786

0

296.786

296.786

0

5.1. Nâng cao năng lực Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc xây dựng, thực hiện, kiểm tra thực trạng phát triển thanh niên, sử dụng Ch s phát trin thanh niên (YDI) và các chtiêu thống kê khác

BNV

18.000

20.000

13.000

20.000

13.000

20.000

13.000

20.000

13.000

20.000

170.000

70.000

100.000

UNFPA

2.000

0

2.000

0

2.000

0

2.000

0

2.000

0

10.000

10.000

0

5.2. Nâng cao năng lực của Bộ Nội vụ về qun lý nhà nước về chương trình thanh niên, điều phối liên ngành, kiểm tra việc thực hiện Lut Thanh niên, chiến lược và các chính sách phát triển thanh niên cp quốc gia và địa phương và báo cáo thực trạng phát triển thanh niên, sử dụng Chỉ số phát trin thanh niên (YDI)

BNV

12.000

10.000

12.000

10.000

12.000

10.000

12.000

10.000

12.000

10.000

110.000

60.000

50.000

UNFPA

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

5.000

5.000

0

5.3. Hỗ trợ Bộ Nội vụ, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng báo cáo quốc gia về phát triển của thanh niên Việt Nam, sử dụng các Chỉ số Phát trin thanh niên và d tính Chỉ số tổng hợp v phát trin thanh niên (Youth Development Index Score)

BNV

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

120.000

60.000

60.000

UNFPA

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

5.000

5.000

0

5.4. Hỗ trợ kỹ thuật h tr Quản lý chương trình của Văn phòng UNFPA

BNV

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

UNFPA

55.000

0

55.000

0

55.000

0

55.000

0

56.786

0

276.786

276.786

0

TNG CỘNG MỤC TIÊU 2

 

101.000

42.000

96.000

42.000

96.000

42.000

96.000

42.000

97.786

42.000

696.786

486.786

210.000

UNFPA h trkỹ thuật cho Bộ Nội vụ thực hiện

BNV

42.000

42.000

37.000

42.000

37.000

42.000

37.000

42.000

37.000

42.000

400.000

190.000

210.000

UNFPA thực hiện

UNFPA

59.000

0

59.000

0

59.000

0

59.000

0

60.786

0

296.786

296.786

0

TNG ĐU RA 1 (CPD Output 3- RRF)

158.000

109.000

167.000

147.000

157.000

164.000

127.000

153.000

131.000

127.000

1.440.000

740.000

700.000

Mục tiêu 3: Cải thiện giáo dục giới tính, tình dục toàn diện (GDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS), hỗ trợ sáng kiến thanh niên về SKSS/SKTD cho cho vị thành niên và thanh niên dễ bị tổn thương ngoài trường học, bao gồm cả trong ứng phó với tình trạng khủng hoảng về thiên tai và dịch bệnh (Đóng góp vào Đầu ra 3)

6. Nâng cao cht lượng giáo dục gii tính tình dục toàn diện

(CDGT/TDTD) và giáo dục kỹ năng sống (KNS) dựa vào cộng đồng và công ngh thông tin, tăng cường năng lực cho các tổ chức do thanh niên làm ch trong đi thoại chính sách GDGT/TDTD và KNS, cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD cho nhóm thanh niên dbị tn thương bao gm trong tình trạng khủng hong về thiên tai và dịch bnh.

TNG

74.000

14.000

34.000

30.000

54.000

14.000

39.000

23.000

47.036

19.000

348.036

248.036

100.000

TWĐTNCSHCM

65.000

14.000

26.000

30.000

41.000

14.000

26.000

23.000

37.036

19.000

295.036

195.036

100.000

UNFPA

9.000

0

8.000

0

13.000

0

13.000

0

10.000

0

53.000

53.000

0

6.1. Nâng cao cht lượng GDGT/TDTD và KNS dựa vào cộng đồng và công nghệ thông tin cho thanh niên dễ btổn thương ngoài nhà trường, bao gồm ctrong ứng phó với tình trạng khủng hoảng v thiên tai và dịch bệnh.

TWĐTNCSHCM

35.000

5.000

10.000

16.000

25.000

0

10.000

9.000

8.036

0

118.036

83.036

30.000

UNFPA

0

0

5.000

0

5.000

0

5.000

0

5.000

0

20.000

20.000

0

6.1.1. Xây dựng tài liệu truyền thông trực tiếp và trực tuyến phù hp cho từng nhóm đối tượng d btổn thương

TWĐTNCSHCM

10.000

5.000

0

0

0

0

0

0

0

0

15.000

10.000

5.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6.1.2. Tập hun tuyên truyền viên là thanh niên từ các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương

TWĐTNCSHCM

15.000

0

0

10.000

15.000

0

0

0

0

0

40.000

30.000

10.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6.1.3. Htrợ các hoạt động truyền thông vGDGT/TDTD và KNS dựa vào cộng đồng và công nghệ thông tin

TWĐTNCSHCM

10.000

0

10.000

6.000

10.000

0

10.000

9.000

8.036

0

63.036

43.036

15.000

UNFPA

0

0

5.000

0

5.000

0

5.000

0

5.000

0

20.000

20.000

0

6.2. Nâng cao năng lực cho các tổ chức do thanh niên làm chtrong đối thoại vận động chính sách GDGT/TDTD và KNS, cung cp dịch vSKSS/SKTD cho nhóm thanh niên dễ b tn thương ngoài trường học, bao gồm c trong tình trạng khủng hoảng v thiên tai và dịch bệnh.

TWĐTNCSHCM

18.000

0

8.000

10.000

8.000

10.000

8.000

10.000

8.000

10.000

90.000

50.000

40.000

UNFPA

5.000

0

0

0

5.000

0

5.000

0

5.000

0

20.000

20.000

0

6.2.1. Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ đoàn các cp và thanh niên nòng cốt về đối thoại vn động chính sách GDGT/TDTD và KNS, cung cp dịch vụ SKSS/SKTD cho nhóm thanh niên d btổn thương ngoài trường học tại 4 tnh dự án

TWĐTNCSHCM

18.000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

18.000

18.000

0

UNFPA

5.000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5.000

5.000

0

6.2.2 Thiết lp, qun các mạng lưới truyền thông trực tuyến vGDGT/TDTD và KNS, cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD cho nhóm thanh niên dễ b tn thương ngoài trường học, bao gồm cả trong tình trạng khẩn cp v thiên tai và dịch bệnh tại 4 tnh dự án.

TWĐTNCSHCM

0

0

3.000

0

3.000

0

3.000

0

3.000

0

12.000

12.000

0

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6.2.3. Tổ chc 4 Hội nghị chia skinh nghiệm đối thoại chính sách v GDGT/TDTD và KNS, cung cấp dịch vụ SKSS/SKTD cho nhóm thanh niên dễ btổn thương ngoài trường học tại 4 tnh dự án và 1 hội nghị cp quốc gia.

TWĐTNCSHCM

0

0

5.000

10.000

5.000

10.000

5.000

10.000

5.000

10.000

60.000

20.000

40.000

UNFPA

0

0

0

0

5.000

0

5.000

0

5.000

0

15.000

15.000

0

6.3. Tuyên truyền vận động dựa trên bng chứng về chính sách và chương trình GDGT/TDTD và KNS cho v thành niên và thanh niên d b tn thương ngoài trường học, bao gồm c trong ng phó với tình trạng khng hong v thiên tai và dịch bệnh

TWĐTNCSHCM

12.000

9.000

8.000

4.000

8.000

4.000

8.000

4.000

21.000

9.000

87.000

57.000

30.000

UNFPA

4.000

0

3.000

0

3.000

0

3.000

0

0

0

13.000

13.000

0

6.3.1. Tổ chức các đợt giám sát có sự tham gia của các bộ, ngành về hoạt động GDGT/TDTD và KNS và cung cp dịch vụ cho vị thành niên và thanh niên dễ bị tổn thương ngoài trường học, bao gm c trong ng phó với tình trạng khủng hoảng v thiên tai và dịch bệnh

TWĐTNCSHCM

0

0

3.000

0

3.000

0

3.000

0

0

0

9.000

9.000

0

UNFPA

0

0

2.000

0

2.000

0

2.000

0

0

0

6.000

6.000

0

6.3.2 Xây dựng các tài liệu vận động chính sách dựa trên kết quả các hoạt động trực tuyến và trực tiếp, các sáng kiến truyền thông về GDGT/TDTD và KNS cho v thành niên và thanh niên d btổn thương ngoài trường học, bao gm ctrong ứng phó với tình trạng khng hong vthiên tai và dịch bnh.

TWĐTNCSHCM

7.000

5.000

0

0

0

0

0

0

0

0

12.000

7.000

5.000

UNFPA

3.000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.000

3.000

0

6.3.3. Hội thảo chia sẻ kết quhoạt động trc tuyến và trực tiếp, các sáng kiến truyn thông về GDGT/TDTD và KNS cho vị thành niên và thanh niên dễ bị tn thương ngoài trường học, bao gồm cả trong ứng phó vi tình trạng khủng hong v thiên tai và dịch bệnh và đ xut chính sách dựa trên bằng chứng

TWĐTNCSHCM

0

0

0

0

0

0

0

0

15.000

5.000

20.000

15.000

5.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6.3.4. Tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Thanh niên, hàng năm Giám sát, htrợ kỹ thuật, tng kết hot động

TWĐTNCSHCM

5.000

4.000

5.000

4.000

5.000

4.000

5.000

4.000

6.000

4.000

46.000

26.000

20.000

UNFPA

1.000

0

1.000

0

1.000

0

1.000

0

0

0

4.000

4.000

0

TNG CỘNG MỤC TIÊU 3

 

74.000

14.000

34.000

30.000

54.000

14.000

39.000

23.000

47.036

19.000

348.036

248.036

100.000

UNFPA h tr k thuật cho TWĐTNCSHCM thực hin

TWĐTNCSHCM

65.000

14.000

26.000

30.000

41.000

14.000

26.000

23.000

37.036

19.000

295.036

195.036

100.000

UNFPA thực hin

UNFPA

9.000

0

8.000

0

13.000

0

13.000

0

10.000

0

53.000

53.000

0

Mục tiêu 4: Triển khai chương trình giáo dục giới tính, tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống bao gồm phòng chống HIV cho vị thành niên và thanh niên, bao gồm cả thanh niên khuyết tật trong nhà trường (Đóng góp vào Đầu ra 3)

7. Htrợ GDGT/TDTD và KNS, sử dụng CNTT trong trường học và tuyên truyền vận động đáp ng nhu cu đặc biệt về GDGT/TDTD và KNS cho VTN và TN, đặc biệt là thanh niên khuyết tt

TNG

97.000

40.000

42.000

18.000

62.000

23.000

12.000

7.000

12.000

12.000

325.000

225.000

100.000

BGDĐT

75.000

40.000

38.000

18.000

57.000

23.000

10.000

7.000

10.000

12.000

290.000

190.000

100.000

UNFPA

22.000

0

4.000

0

5.000

0

2.000

0

2.000

0

35.000

35.000

0

7.1. Đào tạo và đào tạo lại giảng viên quốc gia thực hiện GDGT/TDTD và KNS trong chương trình giáo dục quc gia cho vị thành niên và thanh niên trong nhà trưng, đặc biệt là học sinh khuyết tật: Tp huấn cho giảng viên/ giáo viên cp quc gia thực hiện GDGT/TDTD và KNS trong chương trình giáo dục quốc gia cho v thành niên và thanh niên trong nhà trường, đặc biệt là học sinh khuyết tật trong năm 2022. Đội ngũ giảng viên quốc gia stiếp tục tập hun đội ngũ ging viên tuyến tnh và giáo viên các cơ s đào tạo giáo viên. Tập huấn li, bsung đội ngũ giáo viên quốc gia vào năm 2024

BGDĐT

30.000

15.000

0

0

20.000

5.000

0

0

0

0

70.000

50.000

20.000

UNFPA

15.000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

15.000

15.000

0

7.2. Đào tạo và đào tạo lại giảng viên tuyến tnh của 3 tnh la chọn vGDGT/TDTD và KNS và giám sát thực hiện sử dụng CNTT

BGDĐT

35.000

20.000

28.000

13.000

27.000

13.000

0

2.000

0

2.000

140.000

90.000

50.000

UNFPA

5.000

0

2.000

0

3.000

0

0

0

0

0

10.000

10.000

0

7.2.1. Khảo sát tại địa phương v GDGT/TDTD và KNS cho chương trình THCS và THPT trong nhà trường, đc biệt là học sinh khuyết tật

BGDĐT

5.000

1.500

0

0

0

0

0

0

0

0

6.500

5.000

1.500

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

7.2.2. Tổ chức tập hun trực tuyến cho giảng viên/giáo viên cp địa phương của 3 tnh (dự kiến tnh Khánh Hòa, Yên Bái, Vĩnh Long) vgiảng dạy GDGT/TDTD và KNS trong chương trình THCS và THPT trong nhà trường đặc biệt là học sinh khuyết tật và giám sát thực hin sdụng CNTT trong dạy và học.

BGDĐT

20.000

18.500

0

0

0

0

0

0

0

0

38.500

20.000

18.500

UNFPA

5.000

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5.000

5.000

0

7.2.3. Tổ chức tp hun trực tiếp (03 lớp bồi dưỡng, 03 lớp bồi dưỡng lại) cho giảng viên/giáo viên cấp địa phương ca 3 tỉnh (dự kiến tnh Khánh Hòa, Yên Bái, Vĩnh Long) về giảng dạy GDGT/TDTD và KNS trong chương trình THCS và THPT trong nhà trường, đặc bit hc sinh khuyết tật và giám sát thực hiện sử dụng CNTT trong dạy và học

BGDĐT

10.000

0

23.000

11.000

22.000

11.000

0

0

0

0

77.000

55.000

22.000

UNFPA

0

0

2.000

0

3.000

0

0

0

0

0

5.000

5.000

0

7.2.4. Giám sát hỗ trợ kỹ thuật (02 đợt) việc ging dạy GDGT/TDTD và KNS sau các khóa tập huấn trực tiếp ging vn/giáo viên tai địa phương) trong chương trình THCS và THPT trong nhà trưng, đặc biệt là học sinh khuyết tt và giám sát thực hiện sdụng CNTT trong dy và học

BGDĐT

0

0

5.000

2.000

5.000

2.000

0

2.000

0

2.000

18.000

10.000

8.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

7.3. Vận động chính sách đáp ứng nhu cu đặc biệt về GDGT/TDTD và KNS của nhóm VTN và TN d b tn thương đặc biệt là thanh niên khuyết tật trong trường học: Htrợ vận động chính sách đáp ứng nhu cầu đặc biệt v GDGT/TDTD và KNS ca nhóm VTN và TN dễ btổn thương đặc biệt là TN khuyết tt trong trường học qua các tọa đàm/ hội tho vn động chính sách cp trung ương và địa phương. (Dkiến 5 tọa đàm/hội thảo)

BGDĐT

10.000

5.000

10.000

5.000

10.000

5.000

10.000

5.000

10.000

10.000

80.000

50.000

30.000

UNFPA

2.000

0

2.000

0

2.000

0

2.000

0

2.000

0

10.000

10.000

0

8. Hỗ tr, ng cao năng lc cho cán bộ, giáo viên, ging viên hướng dn v chương trình thọc trc tuyến GDGT/TDTD và KNS; ng dụng CNTT và tuyên truyền thực hiện chính sách đáp ứng nhu cầu về GDGT/TDTD và KNS của thanh niên là học sinh, sinh viên, đặc biệt của thanh nn khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

TNG

37.000

18.000

34.000

18.000

35.000

18.000

35.000

18.000

34.000

18.000

265.000

175.000

90.000

BLĐTBXH

33.000

18.000

29.000

18.000

31.000

18.000

31.000

18.000

31.000

18.000

245.000

155.000

90.000

UNFPA

4.000

0

5.000

0

4.000

0

4.000

0

3.000

0

20.000

20.000

0

8.1. Đào tạo và đào to lại cán bộ, giáo viên, giảng viên làm công tác hướng dn và đội ngũ tư vn viên triển khai chương trình thọc trc tuyến v GDGT/TDTD và KNS và phòng chống HIV.

BLĐTBXH

8.000

3.000

8.000

2.000

10.000

2.000

18.000

6.000

26.000

2.000

85.000

70.000

15.000

UNFPA

2.000

0

3.000

0

2.000

0

2.000

0

1.000

0

10.000

10.000

0

8.1.1. Đào tạo và đào tạo lại người hướng dn người học chương trình tự học trực tuyến về GDGT/TDTD và KNS

BLĐTBXH

8.000

3.000

0

0

10 000

2.000

10.000

3.000

18.000

2.000

56.000

46.000

10.000

UNFPA

2.000

0

1.000

0

2.000

0

1.000

0

1.000

0

7.000

7.000

0

8.1.2. Đào tạo mạng lưới tư vấn triển khai hướng dẫn người học chương trình tự học trực tuyến về GDGT/TDTD và KNS

BLĐTBXH

0

0

8.000

2.000

0

0

8.000

3.000

8.000

0

29.000

24.000

5.000

UNFPA

0

0

2.000

0

0

0

1.000

0

0

0

3.000

3.000

0

8.2. Htrợ ứng dụng CNTT trong GDGT/TDTD và KNS; hỗ trợ các hoạt động truyền thông trực tiếp và trực tuyến, sử dụng ứng dụng CNTT cho người học trong các cơ sgiáo dục nghnghiệp; giám sát và h trkỹ thuật việc triển khai chương trình GDGT/TDTD và KNS cho người học trong các trưng giáo dục nghề nghiệp tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Thành ph H Chí Minh.

BLĐTBXH

20.000

10.000

16.000

11.000

16.000

11.000

8.000

7.000

0

11.000

110.000

60.000

50.000

UNFPA

2.000

0

2.000

0

2.000

0

2.000

0

2.000

0

10.000

10.000

0

8.3. T chc tuyên truyền vận động chính sách, đáp ng nhu cầu của người học, đặc biệt là thanh niên khuyết tật, v GDGT/TDTD và KNS trong các cơ sgiáo dục ngh nghip thông qua các phương tiện thông tin đại chúng/mạng xã hội, din đàn, hội tho

BLĐTBXH

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

50.000

25.000

25.000

UNFPA

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

TNG CNG MỤC TIÊU 4

 

134.000

58.000

76.000

36.000

97.000

41.000

47.000

25.000

46.000

30.000

590.000

400.000

190.000

UNFPA hỗ tr kthuật cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thc hiện

BGDĐT

75.000

40.000

38.000

18.000

57.000

23.000

10.000

7.000

10.000

12.000

290.000

190.000

100.000

UNFPA hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện

BLĐTBXH

33.000

18.000

29.000

18.000

31.000

18.000

31.000

18.000

31.000

18.000

245.000

155.000

90.000

UNFPA thực hiện

UNFPA

26.000

0

9.000

0

9.000

0

6.000

0

5.000

0

55.000

55.000

0

Mục tiêu 5: Quản lý giám sát công tác triển khai hoạt động dự án, đảm bảo hiệu quả đầu tư

9. Hỗ trợ giám sát và qun dự án phát triển thanh niên của Bộ Nội v

BNV

20.000

0

20.000

0

20.000

0

20.000

0

20.000

0

100.000

100.000

0

10. Hỗ trợ kỹ thuật và qun lý chương trình UNFPA

UNFPA

138.393

0

138.393

0

138.393

0

138.393

0

138.392

0

691.964

691.964

0

TNG CỘNG MỤC TIÊU 5

 

158.393

0

158.393

0

158.393

0

158.393

0

158.392

0

791.964

791.964

0

UNFPA hỗ trợ kỹ thuật cho BNội vụ

BNV

20.000

0

20.000

0

20.000

0

20.000

0

20.000

0

100.000

100.000

0

UNFPA thực hiện

UNFPA

138.393

0

138.393

0

138.393

0

138.393

0

138.392

0

691.964

691.964

0

TỔNG ĐẦU RA 3 (CPDOutput3-RRF)

 

366.393

72.000

268.393

66.000

309.393

55.000

244.393

48.000

251.428

49.000

1.730.000

1.440.000

290.000

TỔNG NGÂN SÁCH TOÀN DỰ ÁN

 

524.393

181.000

435.393

213.000

466.393

219.000

371.393

201.000

382.428

176.000

3.170.000

2.180.000

990.000

NGÂN SÁCH DÀNH CHO ĐỐI TÁC THỰC HIỆN (A)

GOV

289.000

181.000

211.000

213.000

240.000

219.000

153.000

201.000

166.250

176.000

2.049.250

1.059.250

990.000

Bộ Nội vụ thực hiện

BNV

62.000

42.000

65.000

52.000

67.000

52.000

57.000

42.000

57.000

42.000

538.000

308.000

230.000

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện

BGDĐT

75.000

40.000

38.000

18.000

57.000

23.000

10.000

7.000

10.000

12.000

290.000

190.000

100.000

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện

BLĐTBXH

33.000

18.000

29.000

18.000

31.000

18.000

31.000

18.000

31.000

18.000

245.000

155.000

90.000

Ủy Ban Văn hóa, Giáo dc của Quốc hội thực hiện

UBVHGD

18.000

22.000

18.000

22.000

18.000

22.000

18.000

22.000

18.000

22.000

200.000

90.000

110.000

Trung ương Đoàn TNCS H Chí Minh thực hiện

TWĐTNCSHCM

101.000

59.000

61.000

103.000

67.000

104.000

37.000

112.000

50.250

82.000

776.250

316.250

460.000

NGÂN SÁCH PHẦN UNFPA THỰC HIỆN (GIÁM SÁT, (HỖ TRỢ KT, QUẢN LÝ CHUNG)

UNFPA

235.393

0

224.393

0

226.393

0

218.393

0

216.178

0

1.120.750

1.120.750

0

 

PHỤ LỤC 2.

NGUỒN VỐN ĐỐI ỨNG THỰC HIỆN DỰ ÁN DO UNFPA TÀI TRỢ
(Kèm theo Văn kiện Dự án do UNFPA tài trợ)

I. Tiền mặt: 8.728.808.840 đồng

 

Khon

Tiu khon

Nội dung

2022

2023

2024

2025

2026

2027

Cộng

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Ban Quản lý Dự án - Bộ Nội vụ

501.853.850

637.210.920

679.363.160

736.269.780

739.613.340

480.209.800

3.774.520.850

 

Mục 1

6051

6051

Phụ cấp 50%/người/tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám đc

43.984.800

64.511.040

64.511.040

68.051.280

68.051.280

34.025.640

343.135.080

 

Phó Giám đốc

41.571.000

60.970.800

64.511.040

64,511,040

64,511,040

34 025.640

330.100.560

 

Điều phi viên

31.781.700

46.613.160

46.613.160

49,956,720

49,956,720

66.608.960

291.530.420

 

CB Hành chính, thủ quỹ

26.752.950

43.269.600

43.269.600

43,269,600

46,613,160

23.306.580

226.481.490

 

CB Văn thư, tổng hợp

31.781.700

46.613.160

46.613.160

49,956,720

49,956,720

24.978.360

249.899.820

 

CB đào tạo

31.781.700

46.613.160

46.613.160

49,956,720

49,956,720

24.978.360

249.899.820

 

Kế toán Dự án (t năm 2022 đến năm 2026, UNFPA hỗ trợ trả lương), năm 2027, Bộ Nội vụ trlương để thực hiện nhiệm vụ kết thúc Dự án

 

 

 

 

 

84.965.760

84.965.760

 

Mục 2

6550

 

Công cụ dng cụ, thiết b văn phòng, văn phòng phẩm

100.000.000

110.000.000

121.000.000

133,100,000

133,100,000

50.000.000

647.200.000

 

6600

 

Chi phí liên lạc iện thoại, fax.,..)

60.000.000

66.000.000

72.600.000

79,860,000

79,860,000

30.000.000

388.320.000

 

6650

 

Hi tho, hội nghị Ban Chỉ đạo, Quản lý Dự án (hằng năm, tổng kết dự án)

100.000.000

115.000.000

132.250.000

152,087,500

152,087,500

100.000.000

751.425.000

 

6750

 

Chi phí thuê mướn (dọn dẹp,...)

19.200.000

21.120.000

23.232.000

25,555,200

25,555,200

0

114.662.400

 

Mc 3

7750

 

Chi Khác

5.000.000

5.500.000

6.050.000

6,655,000

6,655,000

7.320.500

37.1.80.500

 

 

Dự phòng

10.000.000

11.000.000

12.100.000

13,310,000

13,310,000

0

59.720.000

 

2. Trung ương Đoàn TNCS HCM: Tự cân đi từ nguồn thu sự nghiệp của Trung tâm Thanh Thiếu niên Trung ương và thực hiện theo quy định hin hành ca Nhà nước

60.814.350

93.226.320

96.569.880

96,569,880

99,913,440

103.257.000

550.350.870

 

 

 

 

Phcấp 50%/người/tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục 1

6051

6051

Phó GĐ Ban QLDA

34.061.400

49.956.720

53.300.280

53,300,280

53,300,280

56.643.840

300.562.800

 

01 cán bộ thực hiện Dự án

26.752.950

43.269.600

43.269.600

43,269,600

46,613,160

46.613.160

249.788.070

 

3. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục (Vụ Văn hóa, Giáo dục)

 

 

 

 

 

 

 

 

Đóng góp cơ sở, vật cht, phòng làm việc của Ban Quản lý Dự án và đóng góp vnhân sự của các quan, đơn vthực hin Dự án

 

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Công tác học sinh sinh viên, Tng cục Giáo dục nghề nghiệp)

100.280.000

100.280.000

100.280.000

100.280.000

100.280.000

0

501.400.000

 

Mục 1

6051

6051

Phụ cấp 50%/người/tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

Vụ trưởng, Phó Giám đốc Ban QLDA

53.460.000

53.460.000

53.460.000

53.460.000

53.460.000

0

267.300.000

 

01 công chức tham gia thực hiện Dự án

26.820.000

26.820.000

26.820.000

26.820.000

26.820.000

0

134.100.000

 

Mục 2

6550

6550

Trang thiết bị (công cụ, thiết bị văn phòng, khu hao máy tính...)

6.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

6.000.000

0

30.000.000

 

 

6650

6650

Họp (01 lần/quý)

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

0

10.000.000

 

Mục 3

7750

 

Chi Khác: VPP, điện thoại...

12.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

12.000.000

0

60.000.000

 

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Nhà giáo và cán bộ qun lý giáo dục): Không có

399.907.424

399.907.424

399.907.424

399.907.424

399.907.424

0

1.902.537.120

 

 

 

 

Phụ cấp 100%/người/tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục 1

6051

6051

Cục trưng, Phó GĐ BQLDA

142.603.296

142.603.296

142.603.296

142.603.296

142.603.296

 

713,016,480

 

 

 

 

02 công chc tham gia thực hin Dự án

237.904.128

237.904.128

237.904.128

237.904.128

237.904.128

 

1.189.520.640

 

Mục 2

6550

6550

Trang thiết b(công cụ, thiết bị văn phòng, khấu hao máy tính...)

9.000.000

9.000.000

9.000.000

9.000.000

9.000.000

0

45.000.000

 

 

6650

6650

Họp (01 lần/quý)

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

0

10.000.000

 

Mục 3

7750

 

Chi Kc (công tác phí (02 chuyến công tác/năm)

8.400.000

8.400.000

8.400.000

8.400.000

8.400.000

0

42.000.000

 

 

 

 

Tổng

1.062.855.624

1.230.624.664

1.276.120.464

1.333.027.084

1.339.714.204

583.466.800

6.728.808.840

 

II. HIỆN VẬT TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN MẶT: 2.000.000.000 đồng

Đóng góp cơ sở, vật chất, phòng làm việc của Ban Quản lý Dự án và đóng góp về nhân sự của các cơ quan.

 



(1) Kết quả Tng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019, thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019, Ban chđạo tổng điu tra dân số và nhà ở trung ương.

(2) Giáo dục tình dục toàn diện là một chương trình giáo dục dựa trên quyền và nhạy cảm giới nhằm nâng cao kiến thức đúng về tình dục, sức khoẻ sinh sản và sức khỏe tình dục, quyền, bình đẳng và vai trò giới; về hành vi tình dục và lạm dụng tình dục, bạo lực trên cơ sở giới và các hành vi có hại cho thanh thiếu niên, giúp họ có các giá trị và thái độ tích cực đối với sức khoẻ sinh sản và tình dục của họ, phát triển lòng tự trọng, tôn trọng quyền và bình đẳng giới, phát triển kỹ năng sống trong tư duy phản biện, giao tiếp và đàm phán, ra quyết định và sự kiên định.

(3) Bao gồm vquyền, bình đẳng giới; phòng chống lạm dng tình dục và bo lực trên sở giới, xây dựng các giá trị, thái độ tích cực và kỹ năng sống trong việc chăm sóc sức kho sinh sn và tình dục của vị thành niên và thanh niên.