ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 320/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện;
Căn cứ Thông tư số 46/2013/TT-BYT ngày 31/12/2013 của Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng;
Căn cứ Quyết định số 37/2016/QĐ-UB ngày 08/9/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-UB ngày 04/01/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội; Quyết định số 4337/QĐ-UBND, ngày 20/08/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Hà Nội thành Bệnh viện Phục hồi chức năng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 5841/TTr-SYT ngày 21/12/2016 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3190/TTr-SNV ngày 30/12/2016 về việc Quy định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phục hồi chức năng như sau:
1. Vị trí, chức năng
Bệnh viện Phục hồi chức năng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Sở Y tế, chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế.
Bệnh viện Phục hồi chức năng là Bệnh viện chuyên khoa hạng II, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và tổ chức an dưỡng cho người bệnh và đối tượng có nhu cầu. Là cơ sở khám bệnh, tiếp nhận, điều trị phục hồi chức năng, dạy học, dạy nghề, hướng nghiệp và chăm sóc toàn diện cho trẻ em bị khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng chất độc hóa học, cho những người bị dị tật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng (PHCN) theo hình thức nội trú, ngoại trú, PHCN ban ngày và tổ chức an dưỡng:
- Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa PHCN;
- Khám bệnh, chữa bệnh đa khoa;
- Hồi sức, cấp cứu;
- An dưỡng;
- Khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định;
- Tham gia khám giám định xác định khuyết tật khi được trưng cầu.
b. Đào tạo nhân lực:
- Là cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y và cơ sở giáo dục đào tạo hợp pháp khác;
- Thực hiện đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN và cấp giấy chứng nhận theo đúng chương trình đào tạo.
c. Nghiên cứu khoa học:
- Thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh và PHCN;
- Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh và PHCN.
d. Chỉ đạo tuyến về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng:
- Chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng PHCN;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện PHCN dựa vào cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về xây dựng phát triển mạng lưới và hoạt động PHCN.
e. Phòng bệnh
- Thực hiện việc tuyên truyền phòng ngừa khuyết tật, bệnh tật;
- Tham gia công tác phòng chống dịch bệnh theo quy định;
g. Truyền thông giáo dục sức khỏe:
- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản về quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng.
h. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về PHCN, tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp, tạo cơ hội cho người bệnh tự lập trong cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.
i. Thực hiện quy chế dược bệnh viện theo quy định hiện hành;
k. Quản lý kinh tế:
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác;
- Thực hiện xã hội hóa trong hoạt động của bệnh viện theo quy định của pháp luật;
- Tiếp nhận và sử dụng các nguồn viện trợ.
l. Hợp tác quốc tế:
- Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng;
- Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.
m. Tổ chức sản xuất, cung cấp và hướng dẫn sử dụng hiệu quả dụng cụ trợ giúp cho người bệnh. Hướng dẫn người dân sản xuất và sử dụng dụng cụ trợ giúp đơn giản cho người bệnh tại cộng đồng.
n. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định và nhiệm vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh khi có đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
o. Thực hiện nhiệm vụ Làng Hòa Bình Thanh Xuân là nơi chăm sóc, điều dưỡng và điều trị phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ khuyết tật, trẻ bị ảnh hưởng do chất độc hóa học và các nguyên nhân khác.
3. Cơ chế tài chính:
Bệnh viện Phục hồi chức năng là đơn vị sự nghiệp công lập, tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Cơ cấu tổ chức
a. Ban Giám đốc: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
- Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng do UBND Thành phố Hà Nội bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển và thực hiện chế độ chính sách theo quy định về công tác cán bộ của nhà nước và thành phố.
- Phó Giám đốc bệnh viện Phục hồi chức năng do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển và thực hiện chế độ chính sách theo quy định về công tác cán bộ của nhà nước và thành phố.
b. Các phòng, khoa chức năng: Gồm 04 phòng chức năng
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị;
- Phòng Tài chính kế toán;
- Phòng Kế hoạch tổng hợp và chỉ đạo tuyến;
- Phòng Điều dưỡng.
c. Các khoa, phòng chuyên môn: Gồm 10 khoa, phòng chuyên môn trong đó có Làng Hòa Bình Thanh Xuân:
- Khoa Khám bệnh đa khoa;
- Khoa Nội;
- Khoa Nhi;
- Khoa Lão khoa;
- Khoa Y học cổ truyền;
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng;
- Khoa Xét nghiệm;
- Khoa Dược - Vật tư y tế;
- Khoa Dinh dưỡng;
- Làng Hòa Bình Thanh Xuân.
Làng Hòa Bình Thanh Xuân là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng và thực hiện hạch toán chuyên chi theo phân cấp của bệnh viện. Làng Hòa Bình Thanh Xuân có trách nhiệm thực hiện chuyên môn, quản lý và sử dụng phần kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, trẻ bị di chứng chiến tranh tại Việt Nam.
5. Biên chế (số lượng người làm việc):
Biên chế Bệnh viện Phục hồi chức năng là biên chế sự nghiệp trong tổng số biên chế sự nghiệp của Sở Y tế được UBND Thành phố phân bổ hàng năm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; và thay thế các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy biên chế tiền lương của Bệnh viện tại Điều 2, Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 04/01/2011 của UBND thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế Bắc Kạn
- 2 Quyết định 757/QĐ-UBND năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh
- 3 Quyết định 37/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Y tế thành phố Hà Nội
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Quyết định 03/2015/QĐ-UBND về đổi tên Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế tỉnh Kon Tum
- 6 Quyết định 85/2014/QĐ-UBND về đổi tên Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An
- 7 Quyết định 72/QĐ-UBND-TL năm 2014 đổi tên Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng thành Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Đồng Tháp
- 8 Thông tư 46/2013/TT-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9 Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 10 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- 11 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 12 Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1 Quyết định 72/QĐ-UBND-TL năm 2014 đổi tên Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng thành Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Đồng Tháp
- 2 Quyết định 03/2015/QĐ-UBND về đổi tên Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng thành Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Sở Y tế tỉnh Kon Tum
- 3 Quyết định 85/2014/QĐ-UBND về đổi tên Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An
- 4 Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế Bắc Kạn
- 5 Quyết định 757/QĐ-UBND năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh
- 6 Quyết định 36/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y dược cổ truyền trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên
- 7 Quyết định 38/2021/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Mắt Hưng Yên trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên