Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 321/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 21 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một sĐiều của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình s 279./TTr-SVHTTTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, đơn vị đã được giao. Đồng thời, theo dõi tiến độ thực hiện Đề án ở từng năm, từng giai đoạn, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, Ban, Ngành đoàn thể cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VH,TT&DL;
- TT Tỉnh ủy (B/c);
- TT HĐND tỉnh (B/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- TP, PTP KGVX, KT, TH, NC;
- GĐ Trung tâm CB-TH;
- Lưu: VT (Q - 01)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Xuân Thu Vân

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Phần thứ nhất

CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC TRỰC HIỆN ĐỀ ÁN THỂ THAO THÀNH CAO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

1. Những kết quả đạt được

Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 được ban hành và triển khai thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển thể thao thành tích cao ở các cấp, các ngành và trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thể thao trên địa bàn tỉnh; thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu đã đạt được những bước phát triển quan trọng, với nhiều thành tích đạt được tại các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế; đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng; nhiều đội tuyển thể thao mới được thành lập; chế độ chính sách đối với huấn luyện viên, vận động viên được cải thiện, nâng lên đáng kể; cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện, tổ chức thi đấu từng bước được đầu tư xây dựng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tập luyện của các đội tuyển thể thao thành tích cao cũng như trong quần chúng nhân dân.

Qua thời gian triển khai thực hiện Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, đến nay đã đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể như sau:

- Tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp thể thao cấp tỉnh không ngừng được củng cố, tăng cường về số lượng cũng như chất lượng.

- Cơ sở vật chất đã có thường xuyên được bảo quản, đầu tư nâng cấp; một số công trình thể thao được đầu tư xây mới, đã phần nào đáp ứng cho công tác huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao tỉnh và đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia, quốc tế(1).

- Nhiều chế độ chính sách đãi ngộ đã được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, từ đó tạo nên sự an tâm cống hiến cho đội ngũ huấn luyện viên, vận động viên đối với thể thao thành tích cao của tỉnh.

- Các giải thể thao cấp tỉnh được duy trì tổ chức hàng năm; ngành Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch đã phối hợp các Sở, Ban, Ngành tổ chức các hội thao, giải thể thao truyền thống, đăng cai tổ chức các giải, hội thao cấp tỉnh, khu vực,... từ đó góp phần thúc đẩy phong trào tập luyện thể thao ngày càng phát triển.

- Công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên được cơ quan chuyên môn thực hiện một cách bài bản, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương từ đó đã hạn chế thấp nhất việc đào thải vận động viên. Hàng năm, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh đã phối hợp với các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia thực hiện công tác tuyển chọn ban đầu từ cơ sở, nhằm đảm bảo vận động viên đạt yêu cầu chuyên môn; một số vận động viên trọng điểm ở các tuyến được gửi đào tạo tập trung dài hạn tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia, một số tỉnh, thành phố có phong trào thể thao phát triển mạnh để rèn luyện nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu (2).

- Thể thao thành tích cao đã có bước phát triển đáng kể, trung bình hàng năm tham dự 20 - 25 giải cấp quốc gia, quốc tế. Từ năm 2012 đến năm 2020, thể thao thành tích cao Bạc Liêu đoạt được 858 huy chương các loại (236 vàng, 253 bạc và 369 đồng). Một số môn đã khẳng định vị thế trong khu vực và toàn quốc như: Môn Canoeing (trong nhóm ba toàn quốc); Điền kinh, Bi Sắt, Judo, Cử Tạ, Taekwondo (đã đạt thành tích cao tại giải Châu Á, SEA Games, Giải Vô địch Đông Nam Á, Giải Trẻ Châu Á, Đại hội Thể thao toàn quốc, Vô địch quốc gia...).

- Công tác xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao từng bước phát triển, nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các công trình thể thao, tài trợ kinh phí cho các hoạt động thể thao, góp phần đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao, cũng như tập luyện thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân(3).

- Kinh phí hoạt động thể thao thành tích cao từng bước được nâng lên theo từng năm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu huấn luyện và tham gia thi đấu (4).

- Việc bố trí ăn, nghỉ tập trung cho vận động viên địa phương được quan tâm, chú trọng; các vận động viên tại địa phương được bố trí ăn, nghỉ tập trung tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các lớp học văn hóa ở các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường đại học.

- Đến năm 2020, tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư phát triển được 11 môn thể thao thành tích cao như: Điền kinh, Judo, Canoeing, Rowing, Bi sắt, Cử tạ, Taekwondo, Cầu mây, Kurash, Boxing, Quần vợt(5).

2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy việc triển khai thực hiện Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể như sau:

- Đội ngũ cán bộ thể dục thể thao chuyên trách tuy có tăng so với trước khi có Đề án nhưng không nhiều (67 người, trước khi có Đề án là 62 người); tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao cấp huyện chưa đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ, chức năng được phân cấp; cấp xã chỉ có cán bộ văn hóa xã hội kiêm nhiệm và thường xuyên luân chuyển.

- Chưa xây dựng được các công trình thể thao phục vụ cho tập luyện và thi đấu cấp tỉnh như: Xây dựng Trung tâm Huấn luyện thi đấu thể dục thể thao tỉnh, nhà nghỉ, nhà ăn tập trung cho vận động viên, huấn luyện viên; sân vận động (sân bóng đá, điền kinh,...), hồ bơi cấp tỉnh; chưa có nhiều công trình thể thao cấp huyện, thị xã, thành phố phục vụ cho công tác phát triển các môn thể thao, đào tạo năng khiếu thể thao.

- Hệ thống thi đấu các môn thể thao hàng năm cho lứa tuổi thanh thiếu niên ở cấp cơ sở, cấp huyện không nhiều; các giải thể thao cấp tỉnh được tổ chức chủ yếu tập trung ở các môn cá nhân như cầu lông, các môn võ thuật, quần vợt; các môn mang tính tập thể như bóng đá, bóng chuyền khi tổ chức thì ít được các đơn vị cấp huyện tham gia.

- Hệ thống đào tạo vận động viên trẻ của Bạc Liêu chưa có khâu đột phá cơ bản, chưa có chính sách thu hút nhân tài thể thao. Công tác tuyển chọn, huấn luyện, ứng dụng khoa học công nghệ và giáo dục, công tác kiểm tra giám sát vận động viên của tỉnh còn khiếm khuyết, lạc hậu. Chưa tổ chức được các lớp năng khiếu thể thao trong trường học, nhất là các môn thể thao trọng điểm theo Đề án phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh; chưa có lớp học văn hóa chuyên biệt cho các vận động viên trong thời gian tập trung, tập luyện và thi đấu nên thời gian tập luyện của các bộ môn phụ thuộc vào lịch học văn hóa các trường, nên ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch huấn luyện của các môn thể thao thành tích cao.

- Việc bố trí ăn, nghỉ tập trung cho các vận động viên còn gặp nhiều khó khăn, tạm bợ và thường xuyên thay đổi chỗ ở. Vai trò của y học hồi phục, chăm sóc và chữa trị chấn thương trong quá trình đào tạo vận động viên còn thiếu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc vận động viên chưa đảm bảo.

- Kết quả tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII, năm 2018 không đạt chỉ tiêu Đề án đề ra (đạt 02 Huy chương vàng, 3 Huy chương bạc và 8 Huy chương đồng; ít hơn ch tiêu 2 Huy chương vàng); xếp thứ 44/65 tỉnh, thành, ngành tham dự (chỉ tiêu là nhóm 30); số lượng huy chương vàng đạt được giai đoạn 2012 - 2020 thấp hơn so với chỉ tiêu là 47 Huy chương vàng (đạt 236/283 Huy chương vàng).

- Số lượng huấn luyện viên, vận động viên ở các tuyến còn ít, không đạt chỉ tiêu Đề án đề ra (140/410 vận động viên; 18/56 huấn luyện viên). Đội ngũ huấn luyện viên cấp tỉnh, tuy có tăng lên về số lượng, nhưng huấn luyện viên đạt trình độ cao không nhiều; huấn luyện viên thể thao cấp huyện không có.

- Các huyện, thị xã, thành phố chưa thành lập được các đội tuyển năng khiếu thể thao; việc phân bổ, phối hợp đào tạo vận động viên năng khiếu theo Đề án chỉ diễn ra ở một số ít đơn vị và không được duy trì thường xuyên, liên tục.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội hóa cho phát triển thể thao thành tích cao còn thấp; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị thể thao còn thiếu thốn, lạc hậu; chưa chú trọng đầu tư cho khoa học, công nghệ và y học thể thao. Tỷ trọng đầu tư của Nhà nước và xã hội trong những năm qua tuy có xu hướng tăng, song mức độ đầu tư hiện nay vẫn chưa thỏa đáng nhu cầu phát triển thể thao trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt về thành tích thi đấu giữa các địa phương, các quốc gia trong khu vục, châu lục và thế giới.

- Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư ngân sách về xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các công trình thể dục thể thao, từng bước thay đổi cơ bản cơ sở hạ tầng thể dục thể thao, nhưng đầu tư ngân sách cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao nói chung (trong đó có thể thao thành tích cao), chế độ dinh dưỡng, tiền công vận động viên còn khó khăn so với yêu cầu và tiềm năng phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh.

- Số lượt các đội tuyển tập huấn trong nước không nhiều, không có đội tuyển hay vận động viên tập huấn ở nước ngoài; một số giải trong hệ thống thi đấu quốc tế không tham dự do nguồn kinh phí hạn chế (các giải quốc tế trong những năm gần đây được Tổng cục Thể dục thể thao giao về cho địa phương tự cân đi nguồn kinh phí để tham dự) từ đó phần nào ảnh hưởng đến thành tích thể thao của tỉnh.

- Một số Huấn luyện viên cấp tỉnh chỉ có một số ít trưởng thành từ vận động viên thành tích cao; một số huấn luyện viên không đúng chuyên ngành (chuyên sâu môn này nhưng huấn luyện môn khác); huấn luyện viên ít được tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn do Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức; một số vận động viên đã qua đỉnh cao phong độ trong khi đội ngũ kế thừa chưa đáp ứng yêu cầu cho việc tập luyện và thi đấu ở trình độ cao tại các giải cấp quốc gia; một số môn đầu tư không hiệu quả.

- Từ khó khăn về kinh phí, việc thành lập các đội tuyển năng khiếu của huyện chưa được thực hiện; việc tổ chức các giải thể thao cấp huyện và tham gia các giải cấp tỉnh hàng năm đều phải xin bổ sung từ ngân sách huyện, vì vậy các đơn vị thường không chủ động trong việc tham dự các giải thể thao cấp tỉnh (kinh phí được phân bổ cho các Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện, chủ yếu là để chi trả lương cho cán bộ, viên chức, scòn lại không đáng kể).

- Đa số các trường phổ thông chưa có cơ sở vật chất chuyên biệt phục vụ cho việc tập luyện và thi đấu thể thao và việc học văn hóa chiếm nhiều thời gian (học sáng, chiều), vì vậy việc tổ chức các lớp năng khiếu thể thao trong trường học theo Đề án vẫn chưa thể triển khai.

- Do biên chế không tăng nên đội ngũ viên chức tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao cùng lúc thực hiện nhiệm vụ ở lĩnh vực văn hóa và thể thao; đội ngũ cán bộ làm công tác thể dục thể thao cấp xã chủ yếu do cán bộ văn hóa xã hội kiêm nhiệm, không có chuyên môn lĩnh vực thể dục thể thao và thường luân chuyển vì vậy đã ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào thể dục thể thao cơ sở.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý thể dục thể thao các cấp đối với hoạt động thể thao thành tích cao chưa thường xuyên và thiếu sâu sát; còn thiếu các kế hoạch trung hạn và dài hạn, các chương trình, dự án phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp. Sự quan tâm, phối hợp giữa các ngành, các cấp đối với công tác phát triển thể thao thành tích cao chưa được đồng bộ, chặt chẽ.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức về vai trò của công tác phát triển thể dục, thể thao quần chúng ở xã, phường, thị trấn chưa đầy đủ. Việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao còn mang tính hình thức, thiếu gắn bó với thực tiễn đời sống và phong tục, tập quán của người dân địa phương.

- Chưa có chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và quản lý trong công tác phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp; công tác chuyển giao một số hoạt động tác nghiệp trong hoạt động thể thao thành tích cao cho các tổ chức xã hội còn chậm.

- Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp đối với huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài... chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, trọng tài, chuyên gia đẳng cấp quốc gia, quốc tế... chưa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao. Một số huấn luyện viên còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong huấn luyện, chưa thường xuyên trao dồi chuyên môn; một số môn thể thao đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu nền tảng cơ bản dẫn đến việc kết thúc sớm.

- Cơ sở vật chất phục vụ việc ăn, ở của vận động viên xuống cấp, chất lượng thấp, chế độ đãi ngộ và giải quyết nghề nghiệp cho vận động viên khi hết tuổi chưa phù hợp, dẫn đến bản thân vận động viên, gia đình và dư luận xã hội chưa yên tâm và chưa xem thể dục thể thao là một nghề nghiệp.

- Chưa huy động tối đa các nguồn lực xã hội (các tổ chức Liên đoàn, Hội thể thao, Câu lạc bộ Thể dục thể thao) tham gia phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao của tỉnh.

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

1.1. Xu hướng phát triển thể thao thành tích cao của quc gia và của tỉnh

Thành tích của thể thao Việt Nam tại các Đại hội thể thao khu vực từng bước khẳng định vị trí là 01 trong 03 quốc gia có nền thể thao mạnh ở Đông Nam Á và đứng trong nhóm các quốc gia có nền thể thao phát triển mạnh ở châu Á. Ngoài những môn thế mạnh, nhiều lần giành thứ hạng cao tại các giải vô địch thế giới như Wushu, Pencak Silat, Taekwondo, Cầu mây, Cờ vua,... các môn đạt vị trí cao tại khu vực và châu lục như: Karatedo, Cờ tướng, Thể dục Thể hình, Xe đạp thì nay đã xuất hiện thêm một số môn như: Cử tạ, Vật, Điền Kinh, Thể dục dụng cụ, Billiards-Snooker, Thể thao điện tử cũng đang từng bước khẳng định vị trí trên đấu trường thể thao tầm cỡ thế giới. Những thành tích đó của Thể thao Việt Nam đã được minh chứng cụ thể bằng số lượng huy chương mà các vận động viên Việt Nam đã giành được tại các đấu trường thể thao lớn như: Olympic, Asiad, SEA Games.

Trong thời gian tới, thể thao Việt Nam chủ trương đầu tư các môn thể thao trọng điểm, trong đó ưu tiên các môn trong chương trình Olympic nhằm mục đích tham gia có hiệu quả tại các Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) và Châu Á (Asiad). Các giải vô địch quốc gia hàng năm và đặc biệt là các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc sắp tới, các môn thể thao trong chương trình Đại hội Thể thao Châu Á và Olympic sẽ được chú trọng tổ chức. Các tỉnh, thành, ngành có phong trào thể thao thành tích cao mạnh đều rất quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này và đều tiến hành điều chỉnh chiến lược phát triển các môn thể thao, lựa chọn các môn, nhóm môn thể thao có ưu thế phát triển, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thể thao Việt Nam và quốc tế.

Cùng với sự phát triển của thể thao Việt Nam, thể thao thành tích cao của tỉnh cũng đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, đặc biệt là việc đạt được huy chương tại các đấu trường quốc tế, cũng như tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á, cụ thể là việc nhiều vận động viên của tỉnh đạt được các huy chương quốc tế, quốc gia và khu vực như đã nêu tại phần kết quả đạt được trong thực hiện Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Với xu thế phát triển của thể thao thành tích cao Việt Nam thì thể thao thành tích cao Bạc Liêu cần xác định là tập trung phát triển các môn thể thao trong chương trình thi đấu của Đại hội Thể thao toàn quốc, lấy việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng hệ thống đào tạo vận động viên một cách bền vững làm mục tiêu chính; bên cạnh đó, nâng cao thành tích ở một số môn có thế mạnh, đầu tư những vận động viên ưu tú để đóng góp cho thể thao Việt Nam thi đấu đạt thành tích cao ở đấu trường khu vực và quốc tế.

1.2. Sự cần thiết xây dựng Đ án

Phát triển thể dục thể thao nói chung, thể thao thành tích cao nói riêng là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể. Thông qua các hoạt động thể thao, góp phần giới thiệu hình ảnh, quê hương, con người Bạc Liêu với bạn bè trong nước và quốc tế, thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai của tỉnh Bạc Liêu, cần phải đưa thể thao thành tích cao của tỉnh mang tính chiến lược tổng thể, dài hạn, có định hướng rõ ràng, mục tiêu cụ thể và có hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả, đồng bộ nhằm đẩy nhanh, tạo bước đột phá mới cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững, thu hẹp khoảng cách về thể thao thành tích cao với các tỉnh, thành, ngành khác trên cả nước.

Để phát triển thể thao thành tích cao một cách toàn diện đáp ứng được các yêu cầu về thể thao thành tích cao trong giai đoạn mới, khắc phục được các tồn tại, hạn chế như đã nêu thì việc xây dựng Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là yêu cầu tất yếu, góp phần thúc đẩy thể thao thành tích cao phát triển đúng hướng, mạnh mẽ và bứt phá hơn, đồng thời tạo ra bước đi hợp lý, khai thác mọi nguồn lực của xã hội, tiềm năng đóng góp vào sự nghiệp thể dục, thể thao của tỉnh, đưa thể thao tỉnh Bạc Liêu lên tầm vóc mới, thúc đẩy phát triển thể thao quần chúng để xây dựng, phát triển thể chất con người Bạc Liêu toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh, phát triển thể thao thành tích cao xứng tầm với yêu cầu xây dựng Bạc Liêu đến năm 2025 tiếp tục là tỉnh khá trong khu vực mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định.

Xây dựng Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm đảm bảo môi trường thuận lợi để thu hút, khuyến khích các tài năng thể thao, tạo thuận lợi để các huấn luyện viên, vận động viên phát huy hết khả năng trong tập luyện và thi đấu đạt được những thành tích vượt bậc, khẳng định vị thế của thể thao Bạc Liêu đối với các tỉnh, thành phố trong khu vực, cả nước và quốc tế.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng Đ án

Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019.

Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thể dục, thể thao.

Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.

Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035.

Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 15/01/2019 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc quy định mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và mức hỗ trợ cho huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào đội tuyển cấp Quốc gia.

Phần thứ hai

NỘI DUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. PHẠM VI CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Phm vi chỉnh

Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Đối tượng áp dụng

- Vận động viên, huấn luyện viên các môn thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu.

- Các cơ quan, ban, ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Quan điểm

Phát triển thể thao thành tích cao là góp phần phát triển nhân tài nhằm nâng nâng cao vị thế tỉnh Bạc Liêu trong khu vực và cả nước, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội; trong đó, nhà nước giữ vai trò chủ yếu.

Xây dựng thể thao Bạc Liêu phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng Bạc Liêu đến năm 2025 tiếp tục là tỉnh khá trong khu vực mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định.

Đảm bảo tốt quan hệ giữa phát triển thể thao thành tích cao với thể thao quần chúng và thể thao trường học. Thể thao thành tích cao vừa là động lực, vừa là hạt nhân góp phần phát triển thể thao quần chúng và thể thao trường học. Thể thao quần chúng và thể thao trường học là cơ sở để phát triển thể thao thành tích cao.

Nhằm duy trì và phát triển bền vững thể thao thành tích cao, cần phải quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên một cách hệ thống. Xây dựng cơ chế chính sách để thu hút nhân tài, không những các vận động viên đã đạt đỉnh cao mà cả đối với những vận động viên năng khiếu có tiềm năng phát triển.

Đảm bảo tính kế thừa từ các đề án về cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển thể thao thành tích cao có sự điều chỉnh, xử lý cho phù hợp với tình hình thực tế; đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khả năng thực tế, điều kiện kinh tế - xã hội và các nguồn lực có thể đáp ứng của tỉnh.

Tăng cường công tác quản lý và tăng mức đầu tư của Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo vận động viên. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa hoạt động thể thao, thu hút mọi nguồn lực của xã hội để phát triển thể thao thành tích cao phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mc tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ về thể thao thành tích cao, trong đó tập trung phát triển các môn có tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, các môn thể thao cơ bản trong Thế vận hội (Olympic), Đại hội Thể thao Châu Á (Asiad), Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Đại hội Thể thao toàn quốc, các giải trẻ quốc tế, khu vực và trong nước.

Xây dựng hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên một cách khoa học, bền vững; xác định một số môn thể thao có thế mạnh và phù hợp với đặc điểm thể chất con người Bạc Liêu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung đầu tư trọng điểm cho những bộ môn, vận động viên ưu tú tham gia thi đấu Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 và các kỳ Đại hội tiếp theo; góp phần nâng cao vị thế của thể thao Bạc Liêu, đồng thời đóng góp nhiều vận động viên cho các đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia thi đấu tại các giải thể thao quốc tế, nhằm từng bước nâng cao thành tích thi đấu, thu hẹp khoảng cách trình độ thể thao với các tỉnh, thành phố trong khu vực và toàn quốc.

Định hướng, xây dựng kế hoạch, lộ trình để tập trung nguồn lực đầu tư, từ chuẩn bị lực lượng, công tác huấn luyện đến cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và ổn định nguồn kinh phí hoạt động thể thao thành tích cao.

2.2. Mục tiêu cụ thể (chi tiết kèm theo bảng phụ lục 1 và phụ lục 2)

2.2.1. Giai đon từ năm 2021 đến năm 2025

- Tập trung đầu tư 11 môn thể thao hiện đang được đầu tư, đào tạo theo Đề án Phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, gồm: Canoeing, Cử tạ, Judo, Điền kinh, Bi sắt, Rowing, Taekwondo, Kurash, Boxing, Vật, Jujitsu.

- Đầu tư bổ sung thêm các môn thể thao thành tích cao từng năm như sau:

Năm 2022: Môn Cờ vua, Bơi lội, Vovinam.

Năm 2023: Môn Bắn cung.

Năm 2024: Môn Võ cổ truyền, Bóng đá.

Năm 2025: Ổn định và duy trì các môn đang đầu tư.

Trong đó, tập trung đầu tư các bộ môn thể thao thành tích cao trọng điểm theo phân nhóm ưu tiên như sau:

- Các bộ môn thể thao trọng điểm nhóm 1: Gồm các môn thể thao mũi nhọn có nhiều khả năng tranh chấp huy chương vàng quốc gia và quốc tế gồm môn Canoeing, môn Cử tạ.

- Các bộ môn thể thao trọng điểm nhóm 2: Gồm các môn thể thao trọng điểm có nhiều khả năng tranh chấp huy chương quốc gia và quốc tế gồm môn Judo, môn Điền kinh, môn Bi sắt, môn Taekwondo, môn Rowing, môn Kurash.

- Các bộ môn thể thao trọng điểm nhóm 3: Gồm các môn thể thao tiềm năng có khả năng phát triển trong thời gian tới gồm môn Boxing, môn Vật, môn Jujitsu, môn Cờ vua, môn Vovinam, môn Võ cổ truyền, môn Bơi lội, môn Bắn cung, môn Bóng đá.

Đồng thời, chú trọng các môn thể thao truyền thống trước kia có nhiều khả năng phát triển, những môn thể thao mới, nhưng cần sự đầu tư từ nguồn xã hội hóa hoặc xã hội hóa một phần: Quần vợt, Bắn súng, Bida.

- Hằng năm tăng số lượng vận động viên năng khiếu, vận động viên trẻ để tạo nguồn bổ sung cho các đội tuyển và một số môn thể thao có nhiều khả năng đạt thành tích. Từ năm 2021 đào tạo 144 vận động viên, đến năm 2025 đào tạo 212 vận động viên; số vận động viên đạt Cấp 01 quốc gia là 23 vận động viên, cấp Kiện tướng là 26 vận động viên; số vận động viên được triệu tập vào đội tuyển quốc gia là 13 vận động viên và đội trẻ quốc gia là 20 vận động viên; có 4 - 5 đội tuyển, môn thể thao nằm trong nhóm 10 toàn quốc.

* Các chỉ tiêu đề ra

- Phấn đấu đạt ít nhất 100 Huy chương vàng tại các giải thể thao toàn quốc; đạt ít nhất 22 Huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần IX, năm 2023; đạt ít nhất 10 Huy chương vàng tại các giải quốc tế trong và ngoài nước. Phấn đấu đạt 09 huy chương vàng tại các kỳ SEA Games lần thứ 31 (năm 2021), SEA Games lần thứ 32 (năm 2023) và SEA Games lần thứ 33 (năm 2025).

- Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX, năm 2022, phấn đấu đạt 15 huy chương các loại trở lên, trong đó có ít nhất 3 Huy chương vàng, xếp trong nhóm 40/65 tỉnh, thành phố, ngành tham dự, tăng 01 - 02 bậc so với Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII, năm 2018.

2.2.2. Phương hướng giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030

Tiếp tục ổn định 17 môn thể thao thành tích cao đã đầu tư, đào tạo ở giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 và bổ sung thêm các môn thể thao Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng bàn và phát triển các môn thể thao khác; tuy nhiên, tùy theo thực tế các môn có thể điều chỉnh hoặc thay thế và bổ sung cho phù hợp (định hướng giao động từ 15 - 18 môn); có 5 - 7 đội tuyển, môn thể thao nằm trong nhóm 10 toàn quốc, trong đó có 02 - 03 đội tuyển, môn thể thao nằm trong nhóm 05 toàn quốc.

* Các chỉ tiêu đề ra

- Phấn đấu đạt ít nhất 110 Huy chương vàng tại các giải thể thao toàn quốc; đạt ít nhất 53 Huy chương vàng tại Đại hội Thể thao Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ X (năm 2026) và lần thứ XI (năm 2029); đạt ít nhất 12 Huy chương vàng tại các giải quốc tế trong và ngoài nước; phấn đấu đạt 08 huy chương vàng tại SEA Games lần thứ 34 (năm 2027) và SEA Games lần thứ 35 (năm 2029).

- Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X (năm 2026), phấn đấu đạt ít nhất 18 huy chương, trong đó có ít nhất 04 Huy chương vàng, giữ vững xếp trong nhóm 40/65 tỉnh, thành, ngành tham dự, tăng 01 - 02 bậc so với Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX (năm 2022);

- Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ XI (năm 2030), phấn đấu đạt ít nhất 20 huy chương, trong đó có ít nhất 06 Huy chương vàng, phấn đấu xếp trong nhóm 30/65 tỉnh, thành, ngành tham dự, tăng 01 - 02 bậc so với Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ X (năm 2026).

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Hoàn thiện hệ thống quản lý, tổ chức đào tạo

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đối với phát triển thể thao thành tích cao; xem việc phát triển thể thao thành tích cao là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền. Phát triển thể thao thành tích cao phải là nội dung quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 05 năm và hàng năm của tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi đối huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích cao.

- Tiến hành rà soát lại toàn bộ các tuyến đào tạo vận động viên và sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển, xu thế hội nhập.

- Tổ chức tuyển chọn các vận động viên có năng khiếu và huấn luyện từ ban đầu đến giai đoạn bắt đầu chuyên môn hóa tại các Trường học và các Trung tâm Văn hóa - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố, các Câu lạc bộ, qua các giải thể thao quần chúng, cũng như chú trọng vào lực lượng vận động viên năng khiếu trọng điểm...

- Các vận động viên có tài năng ở giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu được tập trung đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Vận động viên trẻ có tài năng, có sự phát triển sẽ được huấn luyện nâng cao tham gia các đội tuyển tỉnh thi đấu các giải cấp quốc gia.

- Tổ chức quản lý kế hoạch tổ chức các giải cấp tỉnh và tổ chức, tham gia các giải thi đấu từ cấp quốc gia một cách phù hợp với mục tiêu phát triển, khoa học, hiệu quả và tiết kiệm.

- Tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao cấp tỉnh; từng bước đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh nguồn lực cán bộ chuyên môn đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ, chức năng của từng lĩnh vực hoạt động (Lưu ý việc btrí 01 đến 02 biên chế (Y, Bác sĩ ththao) để thực hiện việc kim tra Y sinh học định kỳ cho các vận động viên, huấn luyện viên, điều trị chn thương và phục hi chức năng trong tập luyện và thi đu).

2. Tăng cường các mặt công tác chuyên môn phục vụ phát triển thể thao thành tích cao

2.1. Về thể thao quần chúng

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông, vận động quần chúng nhân dân tham gia tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt trong lực lượng công nhân viên chức lao động, lực lượng vũ trang, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Trên cơ sở nội dung mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tiến hành xây dựng Kế hoạch phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thi đấu cấp tỉnh. Hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức các giải như: Giải trẻ, giải vô địch, cúp các câu lạc bộ, Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh; phối hợp với ngành Giáo dục định kỳ tổ chức Hội khỏe Phù đồng, Đại hội điền kinh học sinh và các giải thể thao hằng năm; hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các giải, Hội thao cấp huyện. Thông qua tổ chức giải thi đấu để phát hiện, tuyển chọn bổ sung lực lượng vận động viên cho các đội tuyển.

2.2. Về thể thao thành tích cao

2.2.1. Tăng cường công tác tuyển chọn, nâng cao số lượng đào tạo vận động viên các môn để nâng cao thành tích thể thao

- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả đạt được của các bộ môn, trên cơ sở đó sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển, tình hình thực tế và điều kiện kinh phí đầu tư của tỉnh.

- Xây dựng hệ thống đào tạo gồm 03 tuyến: Năng khiếu, trẻ và tuyển để bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và lâu dài.

- Vận động viên được tuyển chọn phải là những vận động viên xuất sắc được sàn lọc qua quá trình thi đấu, hạn chế việc đào thải vận động viên.

- Đối với các môn không tổ chức giải được thì tuyển chọn các vận động viên xuất sắc và có năng khiếu qua quá trình tập luyện tại các câu lạc bộ, các tụ điểm thể thao, năng khiếu trọng điểm và qua các bài kiểm tra chuyên môn do Hội đồng kiểm tra tuyển chọn tổ chức.

2.2.2. Công tác huấn luyện nâng cao thành tích thể thao

- Tạo điều kiện cho các đội thể thao được đi tập huấn nước ngoài, được thường xuyên tập huấn ngoài tỉnh để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Mời các chuyên gia, huấn luyện viên giỏi về làm công tác huấn luyện (kể cả nước ngoài), vận động viên có thành tích về thi đấu cho tỉnh; tạo điều kiện cho các huấn luyện viên, vận động viên học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời giành huy chương tại các giải toàn quốc, Đại hội thể thao toàn quốc và các giải quốc tế.

2.2.3. Công tác chuẩn bị lực lượng tham dự các giải thể thao quốc tế và trong nước, đặc biệt là các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc:

- Để đạt được mục tiêu đề ra tại các giải thể thao quốc tế và trong nước, đặc biệt trong các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc, cần có kế hoạch chuẩn bị lực lượng sớm, dài hạn, tập trung đẩy mạnh việc đầu tư sâu về chuyên môn cho đội Judo, Điền kinh, Bi sắt, Canoeing, Taekwondo, Cử tạ để tập luyện và thi đấu. Đồng thời gửi vận động viên ưu tú cho đi tập huấn tại các Trung tâm thể dục thể thao mạnh trong nước để rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn.

- Hợp đồng một số vận động viên tài năng ngoài tỉnh muốn về phục vụ thi đấu cho tỉnh và có khả năng giành huy chương cao tại Đại hội Thể thao toàn quốc. Từ đó làm nhân tố, rèn luyện cho các vận động viên kế thừa các môn thể thao cho những năm về sau.

- Xây dựng kế hoạch tập luyện cho từng đội tuyển các môn thể thao và dự trù kinh phí, chế độ đầu tư cho các đội tuyển để sớm tổ chức huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu thể thao.

- Chọn các đội thể thao, vận động viên ưu tú cho đi tập huấn ngoài nước hoặc các Trung tâm Thể dục thể thao mạnh trong nước để rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn.

2.2.4. Phân bcác huyện, thị xã, thành phố phối hợp đào tạo vận động viên năng khiếu trọng điểm

Căn cứ vào lực lượng huấn luyện viên, cộng tác viên và nguồn kinh phí mà đề án có thể hỗ trợ và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện. Các huyện, thị xã, thành phố tập trung phát triển một số môn thể thao phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương (trong quá trình thực hiện nếu không hiệu quả sẽ thay đổi môn cho phù hợp với thực tế tại địa phương); tạo nguồn vận động viên năng khiếu trọng điểm cho tỉnh, dự kiến như sau:

- Thành phố Bạc Liêu: Cờ vua, Bơi lội, Võ Cổ truyền, Bóng bàn,...

- Thị xã Giá Rai: Taekwondo, Bóng đá trẻ, Cờ vua...

- Huyện Hòa Bình: Bơi lội, Bi sắt, Boxing, Vovianam...

- Huyện Vĩnh Lợi: Judo, Võ Cổ truyền, Cờ vua, Bơi lội, Bi sắt...

- Huyện Phước Long: Cử tạ, Boxing, Judo, ...

- Huyện Hồng Dân: Boxing, Vật, Cờ vua, Bơi lội...

- Huyện Đông Hải: Bi sắt, Võ Cổ truyền và Boxing...

Đây là các môn thể thao đầu tư tuyến năng khiếu trọng điểm tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; chế độ các huấn luyện viên, vận động viên được hưởng theo Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 15/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc quy định mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và mức hỗ trợ cho huấn luyện viên, vận động viên được triệu tập vào đội tuyển quốc gia.

3. Thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ

- Đảm bảo thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ quản lý công tác thể thao thành tích cao, trưởng các bộ môn thể thao của tỉnh, các chế độ về lương, thưởng; các danh hiệu, các chế độ ưu đãi về học tập, chữa trị chấn thương và bệnh tật trong quá trình tập luyện, thi đấu.

- Xây dựng chính sách ưu đãi về đào tạo nghề và bố trí việc làm cho các vận động viên đạt thành tích cao sau khi kết thúc quá trình cống hiến.

- Các vận động viên chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh được ký hợp đồng lao động trong thời gian tham gia tập luyện và thi đấu cho các đội tuyển thể thao Bạc Liêu và đều được bảo vệ quyền lợi, cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao tương ứng. Được bảo đảm các trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu, được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, được hưởng tiền lương theo quy định.

- Đối với các huấn luyện viên, vận động viên thuộc diện thu hút về công tác tại tỉnh, tùy theo trình độ chuyên môn và năng lực sẽ được ký hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn và được bố trí địa điểm ăn, ở, tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng này an tâm công tác cống hiến hết tài năng bản thân cho thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu.

- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động đào tạo vận động viên với các hình thức: Tập luyện và đào tạo VĐV tại các câu lạc bộ tư nhân ở một số môn thể thao có điều kiện như: Quần vợt, Bóng bàn, Cầu lông...

4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

Xây dựng cơ sở vật chất, công trình thể thao và đầu tư trang thiết bị dụng cụ đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu các môn thể thao thành tích cao và đăng cai các giải cấp quốc gia và quốc tế, cụ thể như sau:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu liên hợp thể dục thể thao tỉnh (sẽ có Đ án khai thác và trùng tu sửa chữa sau khi Khu liên hợp hoàn thành và đi vào hoạt động)

- Xây dựng Hồ bơi tỉnh đạt chuẩn tổ chức các giải quốc gia;

- Xây dựng nhà nghỉ, nhà ăn tập trung cho vận động viên, huấn luyện viên; nhà tập thể lực, phòng xông hơi hồi phục (tận dụng các phòng chức năng trong khu vực khán đài Sân vận động tỉnh), trang bị dụng cụ kiểm tra y sinh...

- Xây dựng các công trình thể thao cấp huyện, thị xã, thành phố như nhà thi đấu, sân vận động, hồ bơi để phục vụ cho công tác phát triển phong trào thể thao, đào tạo năng khiếu thể thao trọng điểm;

- Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị giảng dạy và tập luyện cho huấn luyện viên và vận động viên.

5. Tăng cường công tác phối hợp, hợp tác phát triển thể thao thành tích cao

- Mở rộng mối quan hệ với các địa phương, các Trung tâm thể thao quốc gia, các Trường đại học thể dục thể thao để tranh thủ sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện, công tác đào tạo huấn luyện viên, vận động viên, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực thể thao thành tích cao và tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như công tác tuyển chọn vận động viên năng khiếu; tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo vận động viên tài năng ở một số môn thể thao thích hợp.

- Thường xuyên đăng cai tổ chức các giải thể thao cấp quốc gia, quốc tế nhằm tạo cơ hội để tăng cường các mối quan hệ cho thể thao Bạc Liêu với các cá nhân, tổ chức, địa phương, quốc gia trong lĩnh vực thể thao. Từ đó, góp phần quảng bá hình ảnh Bạc Liêu với các địa phương, các quốc gia.

6. Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, y học trong phát triển thể thao thành tích cao

- Sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng theo đúng quy định nhằm phục vụ việc nâng cao thành tích thể thao và hiệu quả trong công tác đào tạo vận động viên.

- Tăng cường đầu tư cho đào tạo cán bộ y học, kỹ thuật viên và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc phục hồi sức khỏe vận động viên.

- Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và khu vực nhằm nâng cao công tác chữa trị chấn thương cho vận động viên.

- Ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong việc trang bị phương tiện dụng cụ tập luyện, thi đấu, trong xây dựng chương trình huấn luyện.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa phục vụ phát triển thể thao thành tích cao

- Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác đào tạo vận động viên. Khuyến khích và hỗ trợ việc mở trường, lớp đào tạo vận động viên thể thao theo mô hình dân lập, bán công, thí điểm việc quản lý, đào tạo vận động viên trình độ cao tại các câu lạc bộ thể dục thể thao tư nhân (do nguồn kinh phí của tư nhân tự đóng góp và xây dựng) ở một số môn thể thao như: Quần vợt, Bóng chuyền, Bóng đá, Bóng bàn, Cầu lông... Từng bước chuyển giao công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên cho các Hội, Liên đoàn Thể thao thực hiện. Trước mắt, thí điểm 02 môn cầu lông và Quần vợt là các môn có tổ chức Liên đoàn hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực tổ chức các giải và đào tạo vận động viên.

- Khuyến khích lập các quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao theo phương thức phi lợi nhuận do các tổ chức, cá nhân đứng ra góp vốn nhằm hỗ trợ cho công tác đào tạo vận động viên, thi đấu các giải và khen thưởng các vận động viên khi đạt thành tích xuất sắc.

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài tỉnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao và tổ chức các sự kiện thể thao lớn của quốc gia và quốc tế.

- Khuyến khích và giúp đỡ các tổ chức, cá nhân thành lập các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án (cả giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030): 489.830.520.000 đồng (Bn trăm tám mươi chín tỷ, tám trăm ba mươi triệu, năm trăm hai mươi ngàn đồng). Trong đó:

* Nguồn ngân sách nhà nước: 387.731.520.000 đồng, cụ thể phân theo giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2021 - 2025: 141.321.960.000 đồng.

- Giai đoạn 2026 - 2030: 246.409.560.000 đồng.

(Lưu ý: Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện Đán sẽ được xem xét, giải quyết theo phân kỳ thứ tự ưu tiên, nhu cầu cần thiết, phát sinh hợp lý phù hợp với khả năng cân đi ngân sách tỉnh)

* Nguồn xã hội hóa: 74.550.000.000 đồng (chiếm 15,22% tổng kinh phí), cụ thể phân theo giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2021 - 2025: 16.300.000.000 đồng.

- Giai đoạn 2026 - 2030: 58.250.000.000 đồng.

(Lưu ý: Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án sẽ tăng cường công tác xã hội hóa để thực hiện Đán nhằm tiết kiệm cho ngân sách nhà nước),

Cụ thể phân bổ nguồn kinh phí (cả giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030) cho các nội dung như sau:

1. Tiền lương và dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên và tham dự 03 kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc: 229.584.600.000 đồng (Chi tiết kèm theo phụ lục 3).

2. Chế độ đãi ngộ, chế độ khen thưởng cho HLV, VĐV đạt thành tích cao; tổ chức giải cấp tỉnh, tập huấn và tham gia thi đấu các giải TTTTC; điều trị chấn thương vận động viên; tuyển chọn vận động viên; điện nước sinh hoạt cho HLV, VĐV tập huấn tại Bạc Liêu: 43.064.040.000đ (Chi tiết kèm theo phụ lục 4).

3. Tiền dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho thể thao trọng điểm cấp huyện: 29.987.880.000 đồng (Chi tiết kèm theo phụ lục 5), gồm:

- Chế độ tiền dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên năng khiếu trọng điểm tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh giai đoạn từ năm 2022 đến 2030: 27.137.880.000 đồng.

- Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho thể thao trọng điểm tại các địa phương giai đoạn từ năm 2022 đến 2030: 2.850.000.000 đồng.

4. Kinh phí trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC; thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV; Thuê phòng nghỉ cho HLV, VĐV tập huấn ngoài tỉnh; Thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tỉnh: 45.095.000.000đ (Chi tiết kèm theo phụ lục 6).

5. Nguồn kinh phí xã hội hóa: 74.550.000.000 đồng (Chi tiết kèm theo phụ lục 7).

6. Xây dựng Hồ bơi tỉnh đạt chuẩn tổ chức các giải quốc gia (dự kiến năm 2026), kinh phí 40.000.000.000đ

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch

Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm toàn diện, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các cơ chế, chính sách thực hiện Đề án.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyển chọn, phát hiện năng khiếu và huấn luyện năng khiếu thể thao trên địa bàn.

- Lập kế hoạch chi tiết triển khai, thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh và tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện đề án vào năm 2023 và 2025. Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, trên cơ sở sơ kết, tổng kết và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, cũng như căn cứ theo xu thế phát triển thể thao thành tích cao trong khu vực và cả nước, có thể loại bỏ những môn đầu tư kém hiệu quả, đầu tư mới những môn có nhiều tiềm năng phát triển và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bạc Liêu và các cơ quan báo chí thường xuyên tổ chức tuyên truyền các hoạt động thể dục thể thao nói chung, thể thao thành tích cao nói riêng và công tác đào tạo, huấn luyện, thi đấu thể thao diễn ra trên địa bàn của tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các liên đoàn, các hiệp hội, các hội thể thao, các cơ sở công cộng, dân lập, cá nhân tham gia vào hoạt động đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra các điều kiện kinh doanh của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định của pháp luật.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn đầu tư, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm phát luật trong lĩnh vực thể thao thành tích cao.

2. Sở Kế hoch và Đầu tư

- Phối hợp và hỗ trợ Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch xây dựng các đề án và kế hoạch hàng năm nhằm phát triển thể thao thành tích cao; có phương án bố trí nguồn vốn, huy động các nguồn lực thực hiện Đề án hàng năm và các đề án, dự án đã được phê duyệt liên quan đến phát triển thể thao thành tích cao; khuyến khích đơn vị, cá nhân tham gia đầu tư trong việc phát triển thể thao thành tích cao.

- Tham mưu, tổng hợp các mục tiêu của Đề án vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công hàng năm và 05 năm của tỉnh, tổng hợp dự án đầu tư công bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.

3. Sở Tài chính

- Khi Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Tài chính sẽ thẩm định dự toán tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ, các Sở, Ban, Ngành chức năng có liên quan tiến hành rà soát, tham mưu trình cấp thẩm quyền ban hành Nghị quyết, Quyết định về cơ chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích vận động viên, huấn luyện viên giỏi, có thành tích cao.

4. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, các Sở, Ban, Ngành có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền thực hiện chế độ chính sách thu hút đối với cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên tham gia phát triển thể thao thành tích cao theo quy định; xây dựng cơ chế quản lý đối với các tổ chức xã hội, tập thể, cá nhân tham gia hoạt động thể thao thành tích cao theo chủ trương xã hội hóa.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực thể thao đảm bảo thu gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tinh giản biên chế.

5. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì nghiên cứu và áp dụng các giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao trong trường học; phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thực hiện kế hoạch tuyển chọn vận động viên năng khiếu trong trường học; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tham gia chương trình tập huấn và thi đấu đỉnh cao của tỉnh và quốc gia, tạo điều kiện bố trí cho các vận động viên các đội tuyển và vận động viên năng khiếu học văn hóa theo đúng chương trình.

- Xác định cụ thể những môn thể thao tự chọn trong nhà trường phù hợp với định hướng phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh nhà nhằm tuyển chọn vận động viên cho các đội tuyển thể thao của tỉnh; tổ chức các lớp năng khiếu nghiệp dư trong trường học.

- Chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch định kỳ và hàng năm tổ chức các giải thể thao học sinh như: giải điền kinh học sinh, Hội khỏe Phù Đổng và tổ chức giải thể thao học sinh từng môn của tỉnh như: Điền kinh, các môn Võ thuật (Taekwondo, Võ cổ truyền, Vovinam, Boxing), Bóng bàn, Cầu lông, Cờ vua, Bóng đá, Bóng chuyền, Bơi lội, Bi sắt,... đồng thời đưa các môn này vào giảng dạy ngoại khóa, chính khóa.

6. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thực hiện việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cho hoạt động thể dục thể thao để xây dựng các công trình thể dục thể thao phục vụ phát triển thể thao thành tích cao.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch chỉ đạo thực hiện Đề án Phát triển thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào nội dung Đề án Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xây dựng Đề án phát triển thể thao thành tích cao của địa phương đảm bảo phù hợp.

- Phát triển phong trào thể thao cho mọi người sâu rộng, tăng số người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên và gia đình thể thao. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tham gia tích cực các giải thể thao cấp tỉnh và huy động nguồn lực trong nhân dân, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện các mục tiêu của Đề án.

- Quy hoạch các khu thể thao phục vụ cho nhu cầu tập luyện của nhân dân và dành các nguồn kinh phí đầu tư các môn thể thao có thế mạnh của từng huyện, thị xã, thành phố; thực hiện quy hoạch ổn định đất cho hoạt động thể dục thể thao; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng sân bãi, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ luyện tập, thi đấu thể thao; tổ chức tốt việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan công tác thể dục thể thao, góp phần tích cực cho công tác đào tạo vận động viên và thi đấu thể thao thành tích cao của tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 1

ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÁC MÔN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tnh)

TT

Môn

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

từ 2026 đến 2030

I

Các môn đầu tư từ nguồn ngân sách

1

Canoeing

x

x

x

x

x

x

2

Cử tạ

x

x

x

x

x

x

3

Judo

x

x

x

x

x

x

4

Điền kinh

x

x

x

x

x

x

5

Bi sắt

x

x

x

x

x

x

6

Rowing

x

x

x

x

x

x

7

Taekwondo

x

x

x

x

x

x

8

Kurash

x

x

x

x

x

x

9

Boxing

x

x

x

x

x

x

10

Vật

x

x

x

x

x

x

11

Jujitsu

x

x

x

x

x

x

12

Cờ vua

 

x

x

x

x

x

13

Bơi lội

 

x

x

x

x

x

14

Vovinam

 

x

x

x

x

x

15

Bắn cung

 

 

x

x

x

x

16

Võ Cổ truyền

 

 

 

x

x

x

17

Bóng đá

 

 

 

x

x

 

18

Bóng chuyền

 

 

 

 

 

Từ 2026-2027

II

Các môn thể thao đầu tư theo hưng xã hội hóa 100%

1

Quần vợt

x

x

x

x

x

x

2

Bắn súng

 

x

x

x

x

x

3

Bida

 

 

 

x

x

x

4

Bóng đá

 

 

 

 

 

x

5

Bóng chuyền

 

 

 

 

 

Từ 2028

III

Các môn ththao đầu tư theo hướng xã hội hóa một phần

1

Cầu lông

 

 

 

 

 

x

2

Bóng bàn

 

 

 

 

 

Từ 2028

 

PHỤ LỤC 2

CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN HVL, VẬN ĐỘNG VIÊN; CHỈ TIÊU THÀNH TÍCH TẠI CÁC GIẢI THI ĐẤU QUỐC GIA, QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Tổng cộng

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

1

Huy chương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Giải toàn quốc

19 HCV

20 HCV

20 HCV

21 HCV

21 HCV

22 HCV

22 HCV

22 HCV

22 HCV

22 HCV

211

- Thanh thiếu niên - Trẻ

09 HCV

10HCV

10 HCV

10 HCV

10 HCV

10 HCV

10 HCV

10 HCV

10 HCV

10 HCV

99

- Cúp CLB

05 HCV

05 HCV

05 HCV

06 HCV

06 HCV

06 HCV

06 HCV

06 HCV

06 HCV

06 HCV

57

- Vô địch

05 HCV

05 HCV

05 HCV

05 HCV

05 HCV

06 HCV

06 HCV

06 HCV

06 HCV

06 HCV

55

1.2

Đại hội Thể thao khu vực ĐBSCL

-

-

Lần IX: (22 HCV)

-

-

Lần X (25 HCV)

-

-

Lần XI (28 HCV)

-

75

1.3

Đại hội Thể thao toàn quốc

-

Lần IX: 15 HC (3HCV, 5HCB,7HCĐ)

-

-

-

Lần X: 18 HC(4HCV, 6HCB, 8HCĐ)

-

-

-

Lần XI 20 HC (6HCV, 6HCB, 8HCĐ)

53

14.

Quốc tế mở rộng

02 HC

02 HC

02 HC

02 HC

02 HC

02 HC

02 HC

02 HC

03 HC

03 HC

22

1.5

Vô địch Đông Nam Á

03 HC

03 HC

04 HC

04 HC

05 HC

05 HC

05 HC

05 HC

05 HC

05 HC

44

1.6

SEA Games

03 HCV

-

03 HCV

 

03 HCV

 

04 HCV

 

04 HCV

 

17

1.7

Châu Á

-

-

01 HC

01 HC

01 HC

02 HC

02 HC

02 HC

02 HC

02 HC

13

2

HLV (người)

21

23

25

28

31

34

37

40

44

48

331

- Đội Tuyển

06

06

07

08

08

09

09

10

10

11

84

- Đội trẻ

06

07

08

09

10

11

13

14

15

16

109

- Đội năng khiếu

09

10

10

11

13

14

15

16

19

21

138

3

VĐV (người)

144

159

175

193

212

233

256

281

309

339

2.031

- Đội Tuyển

42

42

45

48

51

55

60

65

65

70

543

- Đội trẻ

22

32

42

52

58

65

73

83

91

101

619

Đội năng khiếu

80

85

88

93

103

113

123

133

153

168

1.139

4

Đạt đẳng cấp

Cấp I

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

235

Kiện tướng

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

265

5

VĐV được triệu tập vào các đội Tuyển

Tuyển QG

05

7

9

11

13

15

17

19

21

23

140

Trẻ QG

12

14

16

18

20

22

24

26

28

30

210

 

PHỤ LỤC 3

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG, CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tnh)

Thực hiện theo Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ và Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 15/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung

Diễn giải

Thành tiền

Sngười

Stiền

Sngày

1

2

3

4

5

6=3*4*5

 

 

 

 

 

 

1

Đội tuyển:

 

 

 

6.108.000.000

- Vận động viên:

Dinh dưỡng

42

200.000

356

2.990.400.000

 

Tiền lương

42

180.000

304

2.298.240.000

- Huấn luyện viên:

Dinh dưỡng

6

200.000

356

427.200.000

 

Tiền lương

6

215.000

304

392.160.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

2.524.480.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

22

170.000

356

1.331.440.000

 

Tiền lương

22

75.000

304

501.600.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

6

170.000

356

363.120.000

 

Tiền lương

6

180.000

304

328.320.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

5.315.320.000

- Vận động viên:

Dinh dưỡng

80

110.000

356

3.132.800.000

 

Tiền lương

80

55.000

304

1.337.600.000

- Huấn luyện viên:

Dinh dưỡng

9

110.000

356

352.440.000

 

Tiền lương

9

180.000

304

492.480.000

 

 

 

 

 

 

 

1

Đội tuyển:

 

 

-

 

6.108.000.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

42

200.000

356

2.990.400.000

 

Tiền lương

42

180.000

304

2.298.240.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

6

200.000

356

427.200.000

 

Tiền lương

6

215.000

304

392.160.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

 

3.472.920.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

32

170.000

356

1.936.640.000

 

Tiền lương

32

75.000

304

729.600.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

7

170.000

356

423.640.000

 

Tiền lương

7

180.000

304

383.040.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

 

5.688.600.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

85

110.000

356

3.328.600.000

 

Tiền lương

85

55.000

304

1.421.200.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

10

110.000

356

391.600.000

 

Tiền lương

10

180.000

304

547.200.000

4

Kinh phí khác: tiền ở, tiền xe, tiền thực phẩm chức năng bổ sung, trang thiết bị thể thao VĐV, lệ phí thi đấu, khám sức khỏe (bao gồm cả đi tập huấn ngoài tnh và tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc)

3.000.000.000

1

Đội tuyển:

 

 

 

 

6.622.320.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

45

200.000

356

3.204.000.000

 

Tiền lương

45

180.000

304

2.462.400.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

7

200.000

356

498.400.000

 

Tiền lương

7

215.000

304

457.520.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

 

4.421.360.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

42

170.000

356

2.541.840.000

 

Tiền lương

42

75.000

304

957.600.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

8

170.000

356

484.160.000

 

Tiền lương

8

180.000

304

437.760.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

 

5.856.240.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

88

110.000

356

3.446.080.000

 

Tiền lương

88

55.000

304

1.471.360.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

10

110.000

356

391.600.000

 

Tiền lương

10

180.000

304

547.200.000

 

 

 

 

 

 

 

1

Đội tuyển:

 

 

 

 

7.136.640.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

48

200.000

356

3.417.600.000

 

Tiền lương

48

180.000

304

2.626.560.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

8

200.000

356

569.600.000

 

Tiền lương

8

215.000

304

522.880.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

 

5.369.800.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

52

170.000

356

3 147.040.000

 

Tiền lương

52

75.000

304

1.185.600.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

9

170.000

356

544.680.000

 

Tiền lương

9

180.000

304

492.480.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

 

6.229.520.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

93

110.000

356

3.641.880.000

 

Tiền lương

93

55.000

304

1.554.960.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

11

110.000

356

430.760.000

 

Tiền lương

11

180.000

304

601.920.000

 

 

 

 

 

 

 

1

Đội tuyển:

 

 

 

 

7.514.400.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

51

200.000

356

3.631300.000

 

Tiền lương

51

180.000

304

2.790.720.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

8

200.000

356

569.600.000

 

Tiền lương

8

215.000

304

522.880.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

 

5.984.960.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

58

170.000

356

3.510.160.000

 

Tiền lương

58

75.000

304

1.322.400.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

10

170.000

356

605.200.000

 

Tiền lương

10

180.000

304

547.200.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

 

6.976.080.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

103

110.000

356

4.033.480.000

 

Tiền lương

103

55.000

304

1.722.160.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

13

110.000

356

509.080.000

 

Tiền lương

13

180.000

304

711.360.000

 

 

 

 

 

 

 

1

Đội tuyển:

 

 

 

 

8.154.640.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

55

200.000

356

3.916.000.000

 

Tiền lương

55

180.000

304

3.009.600.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

9

200.000

356

640.800.000

 

Tiền lương

9

215.000

304

588.240.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

 

6.683.440.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

65

170.000

356

3.933.800.000

 

Tiền lương

65

75.000

304

1.482.000.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

11

170.000

356

665.720.000

 

Tiền lương

11

180.000

304

601.920.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

 

7.628.760.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

113

110.000

356

4.425.080.000

 

Tiền lương

113

55.000

304

1.889.360.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

14

110.000

356

548.240.000

 

Tiền lương

14

180.000

304

766.080.000

4

Kinh phí khác: tiền ở, tiền xe, trang thiết bị thể thao VĐV, lệ phí thi đấu, khám sức khỏe (bao gồm cả đi tập huấn ngoài tỉnh và tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc)

3.000.000.000

 

 

 

 

 

 

 

 

Đội tuyển:

 

 

 

 

8.784.240.000

1

- Vận động viên

Dinh dưỡng

60

200.000

356

4.272.000.000

 

Tiền lương

60

180.000

304

3.283.200.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

9

200.000

356

640.800.000

 

Tiền lương

9

215.000

304

588.240.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

 

7.580.480.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

73

170.000

356

4.417.960.000

 

Tiền lương

73

75.000

304

1.664.400.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

13

170.000

356

786.760.000

 

Tiền lương

13

180.000

304

711.360.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

 

8.281.440.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

123

110.000

356

4.816.680.000

 

Tiền lương

123

55.000

304

2.056.560.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

15

110.000

356

587.400.000

 

Tiền lương

15

180.000

304

820.800.000

1

Đội tuyển:

 

 

 

 

9.550.400.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

65

200.000

356

4.628.000.000

 

Tiền lương

65

180.000

304

3.556.800.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

10

200.000

356

712.000.000

 

Tiền lương

10

215.000

304

653.600.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

 

8.528.920.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

83

170.000

356

5.023.160.000

 

Tiền lương

83

75.000

304

1.892.400.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

14

170.000

356

847.280.000

 

Tiền lương

14

180.000

304

766.080.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

 

8.934.120.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

133

110.000

356

5.208.280.000

 

Tiền lương

133

55.000

304

2.223.760.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

16

110.000

356

626.560.000

 

Tiền lương

16

180.000

304

875.520.000

 

 

 

 

 

 

 

1

Đội tuyển:

 

 

 

 

9.550.400.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

65

200.000

356

4.628.000.000

 

Tiền lương

65

180.000

304

3.556.800.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

10

200.000

356

712.000.000

 

Tiền lương

10

215.000

304

653.600.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

 

9.310.720.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

91

170.000

356

5.507.320.000

 

Tiền lương

91

75.000

304

2.074.800.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

15

170.000

356

907.800.000

 

Tiền lương

15

180.000

304

820.800.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

 

10.333.360.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

153

110.000

356

5.991.480.000

 

Tiền lương

153

55.000

304

2.558.160.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

19

110.000

356

744.040.000

 

Tiền lương

19

180.000

304

1.039.680.000

 

 

 

 

 

 

 

1

Đội tuyển:

 

 

 

 

10.316.560.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

70

200.000

356

4.984.000.000

 

Tiền lương

70

180.000

304

3.830.400.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

11

200.000

356

783.200.000

 

Tiền lương

11

215.000

304

718.960.000

2

Đội trẻ:

 

 

 

 

10.259.160.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

101

170.000

356

6.112.520.000

 

Tiền lương

101

75.000

304

2.302.800.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

16

170.000

356

968.320.000

 

Tiền lương

16

180.000

304

875.520.000

3

Đội năng khiếu:

 

 

 

 

11.359.320.000

- Vận động viên

Dinh dưỡng

168

110.000

356

6.578.880.000

 

Tiền lương

168

55.000

304

2.808.960.000

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

21

110.000

356

822.360.000

 

Tiền lương

21

180.000

304

1.149.120.000

4

Kinh phí khác: tiền ở, tiền xe, trang thiết bị thể thao VĐV, lệ phí thi đấu, khám sức khỏe (bao gồm cđi tập huấn ngoài tỉnh và tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc)

3.000.000.000

TNG CỘNG:

229.584.600.000

Bng chữ: Hai trăm hai mươi chín tỷ năm trăm tám mươi bn triệu sáu trăm ngàn đng.

 

PHỤ LỤC 4

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ, KHEN THƯỞNG CHO HLV, VĐV ĐẠT THÀNH TÍCH CAO; TỔ CHỨC GIẢI CẤP TỈNH, TẬP HUẤN VÀ THAM GIA THI ĐẤU CÁC GIẢI TTTTC; TRỊ CHẤN THƯƠNG VẬN ĐỘNG VIÊN; TUYỂN CHỌN VẬN ĐỘNG VIÊN; ĐIỆN NƯỚC SINH HOẠT CHO HLV, VĐV TẬP HUẤN TẠI BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung

Thành tiền

A

GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

19.371.040.000

I

NĂM 2021

3.417.240.000

1

Chế độ đãi ngộ cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

590.040.000

-

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật; huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh Bạc Liêu.

 

2

Chế độ khen thưởng cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

1.000.000.000

-

Căn cứ quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc quy định khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong lĩnh vực Thể thao tỉnh Bạc Liêu

 

3

Kinh phí tổ chức giải cấp tỉnh, tập huấn và tham gia thi đấu các giải TTTTC

1.500.000.000

4

Kinh phí trị chấn thương vận động viên

100.000 000

5

Kinh phí tuyển chọn vận động viên

150.000.000

6

Tiền điện nước sinh hoạt cho HLV, VĐV tập luyện tại Bạc Liêu

 

-

12 Phòng x 300.000đ/tháng/phòng x 12 tháng

43.200.000

7

Tiền vé máy bay gửi VĐV tập huấn ngoài tỉnh/năm

 

-

10 VĐV x 1.700.000đ/người/vé x 02 lượt

34.000.000

II

NĂM 2022

3.497.200.000

1

Chế độ đãi ngộ cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

620.000.000

-

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật; huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh Bạc Liêu.

 

2

Chế độ khen thưởng cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

1.050.000.000

-

Căn cứ quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc quy định khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong lĩnh vực Thể thao tỉnh Bạc Liêu;

 

3

Kinh phí tổ chức giải cấp tỉnh, tập huấn và tham gia thi đấu các giải TTTTC

1.500.000.000

4

Kinh phí điều trị chấn thương vận động viên

100.000.000

5

Kinh phí tuyển chọn vận động viên

150.000.000

6

Tiền điện nước sinh hoạt cho HLV, VĐV tập luyện tại Bạc Liêu

 

-

12 Phòng x 300.000d/tháng/phòng x 12 tháng

43.200.000

7

Tiền vé máy bay gửi VĐV tập huấn ngoài tỉnh/năm

 

-

10 VĐV x 1.700.000đ/người/vé x 02 lượt

34.000.000

III

NĂM 2023

3.802.200.000

1

Chế độ đãi ngộ cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

650.000.000

-

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật; huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh Bạc Liêu.

 

2

Chế độ khen thưởng cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

1.100.000.000

-

Căn cứ quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc quy định khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong lĩnh vực Thể thao tỉnh Bạc Liêu;

 

3

Kinh phí tổ chức giải cấp tỉnh, tập huấn và tham gia thi đấu các giải TTTTC

1.725.000.000

4

Kinh phí điều trị chấn thương vận động viên

100.000.000

5

Kinh phí tuyển chọn vận động viên

150.000 000

6

Tiền điện nước sinh hoạt cho HLV, VĐV tập luyện tại Bạc Liêu

 

-

12 Phòng x 300.000đ/tháng/phòng x 12 tháng

43.200.000

7

Tiền vé máy bay gửi VĐV tập huấn ngoài tỉnh/năm

 

-

10 VĐV x 1.700.000đ/người/vé x 02 lượt

34.000.000

IV

NĂM 2024

4.137.200.000

1

Chế độ đãi ngộ cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

680.000.000

-

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật; huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh Bạc Liêu.

 

2

Chế độ khen thưởng cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

1.150.000.000

-

Căn cứ quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc quy định khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong lĩnh vực Thể thao tỉnh Bạc Liêu;

 

3

Kinh phí tổ chức giải cấp tỉnh, tập huấn và tham gia thi đấu các giải TTTTC

1.980.000.000

4

Kinh phí điều trị chấn thương vận động viên

100.000.000

5

Kinh phí tuyển chọn vận động viên

150.000.000

6

Tiền điện nước sinh hoạt cho HLV, VĐV tập luyện tại Bạc Liêu

 

-

12 Phòng x 300.000đ/tháng/phòng x 12 tháng

43.200.000

7

Tiền vé máy bay gửi VĐV tập huấn ngoài tỉnh/năm

 

-

10 VĐV x 1.700.000đ/người/vé x 02 lượt

34.000.000

V

NĂM 2025

4.517.200.000

1

Chế độ đãi ngộ cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

710.000.000

-

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật; huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh Bạc Liêu.

 

2

Chế độ khen thưởng cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

1.200.000.000

-

Căn cứ quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc quy định khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong lĩnh vực Thể thao tỉnh Bạc Liêu;

 

3

Kinh phí tổ chức giải cấp tỉnh, tập huấn và tham gia thi đấu các giải TTTTC

2.280.000.000

4

Kinh phí điều trị chấn thương vận động viên

100.000.000

5

Kinh phí tuyển chọn vận động viên

150.000.000

6

Tiền điện nước sinh hoạt cho HLV, VĐV tập luyện tại Bạc Liêu

 

-

12 Phòng x 300.000đ/tháng/phòng x 12 tháng

43.200.000

7

Tiền vé máy bay gửi VĐV tập huấn ngoài tỉnh/năm

 

-

10 VĐV x 1.700.000đ/người/vé x 02 lượt

34.000.000

B

GIAI ĐOẠN 2026 - 2030

23.693.000.000

I

NĂM 2026

4.738.600.000

1

Chế độ đãi ngộ cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

750.000.000

-

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật; huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh Bạc Liêu.

 

2

Chế độ khen thưởng cho HLV, VĐV đạt thành tích cao

1.250.000.000

-

Căn cứ quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc quy định khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích cao trong lĩnh vực Thể thao tỉnh Bạc Liêu;

 

3

Kinh phí tổ chức giải cấp tỉnh, tập huấn và tham gia thi đấu các giải TTTTC

2.280.000.000

4

Kinh phí điều trị chấn thương vận động viên

150.000.000

5

Kinh phí tuyển chọn vận động viên

200.000.000

6

Tiền điện nước sinh hoạt cho HLV, VĐV tập luyện tại Bạc Liêu

 

-

12 Phòng x 400.000đ/tháng/phòng x 12 tháng

57.600.000

7

Tiền vé máy bay gửi VĐV tập huấn ngoài tỉnh/năm

 

-

15 VĐV x 1.700.000đ/người/vé x 02 lượt

51.000.000

II

NĂM 2027 (dự toán như năm 2026)

4.738.600.000

III

NĂM 2028 (dự toán như năm 2026)

4.738.600.000

IV

NĂM 2029 (dự toán như năm 2026)

4.738.600.000

V

NĂM 2030 (dự toán như năm 2026)

4.738.600.000

 

TỔNG CỘNG

43.064.040.000

Bằng chữ: Bốn mươi ba t không trăm sáu mươi bn triệu không trăm bn mươi ngàn đồng.

 

PHỤ LỤC 5

KINH PHÍ ĐẦU TƯ, ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN NĂNG KHIẾU TRỌNG ĐIỂM CHO CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

- Chế độ dinh dưỡng đang thực hiện theo Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 15/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2030.

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nội dung

Diễn giải

Thành tiền

Số ngưi

Stiền

Số ngày

1

2

3

4

5

6=3*4*5

A

GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

14.911.280.000

I

TIỀN DINH DƯỠNG HLV, VĐV

12.061.280.000

* Năm 2022

 

 

 

 

3.015.320.000

1

- Vận động viên

Dinh dưỡng

70

110.000

356

2.741.200.000

2

- Huấn luyện viên

Dinh dưỡng

7

110.000

356

274.120.000

* Từ năm 2023 đến năm 2025 tiền dinh dưỡng HLV, VĐV: 03 năm x 3.015.320.000đ/năm

9.045.960.000

II

TIỀN TRANG THIT BỊ, DỤNG CỤ TP LUYỆN GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

2.850.000.000

1

TP. Bạc Liêu

Cờ vua

Trang thiết bị máy, trang phục, dụng cụ bổ trợ...

500.000.000

2

Thị xã Giá Rai

Taekwondo

Thảm, trang phục, dụng cụ bổ trợ...

300.000.000

3

Huyện Vĩnh Lợi

Judo

Thảm, trang phục, dụng cụ bổ trợ...

400.000.000

4

Huyện Hòa Bình

Bơi lội

Xử lý nước, trang phục, dụng cụ bổ trợ...

800.000.000

5

Huyện Phước Long

Boxing

Sàn đài, trang phục, dụng cụ bổ trợ...

300.000.000

6

Huyện Hồng Dân

Vật

Thảm, trang phục, dụng cụ bổ trợ...

300.000.000

7

Huyện Đông Hải

Bi sắt

sân, bi, trang phục, dụng cụ bổ trợ...

250.000.000

B

GIAI ĐOẠN 2026 - 2030

15.076.600.000

I

TIỀN DINH DƯỠNG HLV, VĐV

 

* Từ năm 2026 đến năm 2030 tiền dinh dưỡng HLV, VĐV: 05 năm x 3.015.320.000đ/năm

15.076.600.000

TỔNG CỘNG:

29.987.880.000

Bằng chữ: Hai mươi chín tỷ chín trăm tám mươi bảy triệu tám trăm tám mươi ngàn đồng.

 

PHỤ LỤC 7

NGUỒN KINH PHÍ XÃ HỘI HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Thành tiền

A

GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

 

 

 

 

 

9.769.000.000

I

Các môn xã hội hóa 100%

 

 

 

 

 

4.620.000.000

1

Môn Quần vợt

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

2.500.000.000

2

Môn Bắn súng

 

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

2.000.000.000

3

Môn Bi da

 

 

 

60.000.000

60.000.000

120.000.000

II

Tổ chức các giải

949.000.000

1.000.000.000

1.000.000.000

1.100.000.000

1.100.000.000

5.149.000.000

TT

Nội dung

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Thành tiền

B

GIAI ĐOẠN 2026 - 2030

 

 

 

 

 

17.780.000.000

I

Các môn xã hội hóa 100%

 

 

 

 

 

11.100.000.000

1

Môn Quần vợt

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

2.500.000.000

2

Môn Bắn súng

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

500.000.000

2.500.000.000

3

Môn Bida

60.000.000

60.000.000

60.000.000

60.000.000

60.000.000

300.000.000

4

Môn Bóng Đá

800.000.000

800.000.000

800.000.000

800.000.000

800.000.000

4.000.000.000

5

Môn Bóng chuyền

 

 

600.000.000

600.000.000

600.000.000

1.800.000.000

II

Các môn xã hội hóa một phần

 

 

 

 

680.000.000

1

Môn Cầu lông

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

100.000.000

500.000.000

2

Môn Bóng bàn

 

 

60.000.000

60.000.000

60.000.000

180.000.000

III

Tổ chức các giải

1.200.000.000

1.200.000.000

1.200.000.000

1.200.000.000

1.200.000.000

6.000.000.000

 

Tng cộng

27.549.000.000

Bằng chữ: Hai mươi bảy tỷ, năm trăm bốn mươi chín triệu đồng.

 

PHỤ LỤC 6

KINH PHÍ TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU; THUỐC BỔ TĂNG LỰC VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHO VĐV; THUÊ PHÒNG NGHỈ CHO HLV, VĐV TẬP HUẤN NGOÀI TỈNH; THUÊ HLV HUẤN LUYỆN VĐV TRONG VÀ NGOÀI TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung

Thành tiền

A

GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

18.711.000.000

*

Tiền trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC:

1.149.000.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 48 người x 10.000.000đ/người/năm

480.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 28 người x 8.000.000đ/người/năm

224.000 000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 89 người x 5.000.000đ/người/năm

445.000.000

*

Tiền thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV

250.000.000

1

VĐV đội tuyển: 42 người x 3.000.000đ/người/năm

126.000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 22 người x 2.000.000đ/người/năm

44.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 80 người x 1.000.000đ/người/năm

80.000.000

*

Tiền thuê phòng nghỉ cho HLV, VĐV tập huấn ngoài tỉnh:

900.000.000

1

50 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

900.000.000

*

Tiền thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tỉnh

798.000.000

1

HLV đội tuyển: 02 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

276.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 03 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

342.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 02 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

180.000.000

 

 

 

*

Tiền trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đu các môn TTTTC:

1.267.000.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 48 người x 1.000.000/người/năm

480.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 39 người x 8.000.000đ/người/năm

312.000.000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 95 người x 5.000.000đ/người/năm

475.000.000

*

Tin thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV

275.000.000

1

VĐV đội tuyển: 42 người x 3.000.000đ/người/năm

126.000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 32 người x 2.000.000đ/người/năm

64.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 85 người x 1.000.000đ /người/năm

85.000.000

*

Tiền thuê phòng nghỉ cho HLV, VĐV tập huấn ngoài tỉnh:

990.000.000

1

55 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

990.000.000

*

Tiền thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tỉnh

888.000.000

1

HLV đội tuyển: 02 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

276.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 03 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

342.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 03 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

270.000.000

 

 

 

*

Tiền trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC:

1.410.600.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 52 người x 1.000.000đ/người/năm

520.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 50 người x 8.000.000đ/người/năm

400.000.000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 98 người x 5.000.000đ/người/năm

490.000.000

*

Tiền thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV

307.000.000

1

VĐV đội tuyển: 45 người x 3.000.000đ/người/năm

135.000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 42 người x 2.000.000đ/người/năm

84.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 88 người x 1.000.000đ/người/năm

88.000.000

*

Tiền thuê phòng nghỉ cho HLV, VĐV tập huấn ngoài tỉnh:

990.000.000

1

55 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

990.000.000

*

Tiền thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tnh

1.002.000.000

1

HLV đội tuyển: 02 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

276.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 04 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

456.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 03 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

270.000.000

 

 

 

*

Tiền trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC:

1.568.000.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 56 người x 10.000.000đ/người/năm

560.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 61 người x 8.000.000đ/người/năm

488.000.000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 104 người x 5.000.000đ/người/năm

520.000.000

*

Tiền thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV

341.000.000

1

VĐV đội tuyển: 48 người x 3.000.000đ/người/năm

144.000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 52 người x 2.000.000đ/người/năm

104.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 93 người x 1.000.000đ/người/năm

93.000.000

*

Tiền thuê phòng nghỉ cho HLV, VĐV tập huấn ngoài tỉnh:

990.000.000

1

55 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

990.000.000

*

Tiền thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tỉnh

1.140.000.000

1

HLV đội tuyển: 03 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

414.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 04 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

456.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 03 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

270.000.000

 

 

 

*

Tiền trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC:

1.764.000.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 59 người x 10.000.000đ/người/năm

590.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 68 người x 8.000.000đ/người/năm

544.000.000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 126 người x 5.000.000đ/người/năm

630.000.000

*

Tiền thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV

372.000.000

1

VĐV đội tuyển: 51 người x 3.000.000đ/người/năm

153 000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 58 người x 2.000.000đ/người/năm

116.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 103 người x 1.000.000đ/người/năm

103.000.000

*

Tiền thuê phòng nghcho HLV, VĐV tập huấn ngoài tnh:

1.080.000.000

1

60 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

1.080.000.000

*

Tiền thuê HLV hun luyện VĐV trong và ngoài tỉnh

1.230.000.000

1

HLV đội tuyển: 03 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

414.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 04 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

456.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 04 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

360.000.000

B

GIAI ĐOẠN 2026 - 2030

26.384.000.000

*

Tiền trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC:

1.883.000.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 64 người x 10.000.000đ/người/năm

640.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 76 người x 8.000.000đ/người/năm

608.000.000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 127 người x 5.000.000đ/người/năm

635.000.000

*

Tiền thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV

408.000.000

1

VĐV đội tuyển: 55 người x 3.000.000đ/người/năm

165.000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 65 người x 2.000.000đ/người/năm

130.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 113 người x 1.000.000đ/người/năm

113.000.000

*

Tiền thuê phòng nghỉ cho HLV, VĐV tập huấn ngoài tỉnh:

1.080.000.000

1

60 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

1.080.000.000

*

Tiền thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tnh

1.320.000.000

1

HLV đội tuyển: 03 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

414.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 04 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

456.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 05 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

450.000.000

 

 

 

*

Tin trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC:

2.068.000.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 69 người x 10.000.000đ/người/năm

690.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 86 người x 8.000.000đ/người/năm

688.000.000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 138 người x 5.000.000đ/người/năm

690.000.000

*

Tiền thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV

449.000.000

1

VĐV đội tuyển: 60 người x 3.000.000đ/người/năm

180.000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 73 người x 2.000.000đ/người/năm

146.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 123 người x 1.000.000đ/người/năm

123.000.000

*

Tiền thuê phòng nghỉ cho HLV, VĐV tập huấn ngoài tỉnh:

1.080.000.000

1

60 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

1.080.000 000

*

Tiền thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tnh

1.458.000.000

1

HLV đội tuyển: 04 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

552.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 04 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

456.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 05 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

450.000.000

 

 

 

*

Tiền trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC:

2.271.000.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 75 người x 10.000.000đ/người/năm

750.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 97 người x 8.000.000đ/người/năm

776.000.000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 149 người x 5.000.000đ/người/năm

745.000.000

*

Tiền thuốc btăng lực và thực phẩm chc năng cho VĐV

494.000.000

1

VĐV đội tuyển: 65 người x 3.000.000đ/người/năm

195.000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 83 người x 2.000.000đ/người/năm

166.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 133 người x 1.000.000đ/người/năm

133.000.000

*

Tiền thuê phòng nghcho HLV, VĐV tập huấn ngoài tnh:

1.080.000.000

1

60 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

1.080.000.000

*

Tiền thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tỉnh

1.458.000.000

1

HLV đội tuyển: 04 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

552.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 04 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

456.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 05 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

450.000.000

 

 

 

*

Tiền trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC:

2.458.000.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 75 người x 10.000.000đ/người/năm

750.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 106 người x 8.000.000đ/người/năm

848.000.000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 172 người x 5.000.000đ/người/năm

860.000.000

*

Tiền thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV

530.000.000

1

VĐV đội tuyển: 65 người x 3.000.000đ/người/năm

195.000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 91 người x 2.000.000đ/người/năm

182.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 153 người x 1.000.000đ/người/năm

153.000.000

*

Tiền thuê phòng nghỉ cho HLV, VĐV tập huấn ngoài tỉnh:

1.080.000.000

1

60 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

1.080.000.000

*

Tiền thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tỉnh

1.458.000.000

1

HLV đội tuyển: 04 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

552.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 04 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

456.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 05 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

450.000.000

 

 

 

*

Tiền trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu các môn TTTTC:

2.691.000.000

1

HLV, VĐV đội tuyển: 81 người x 10.000.000đ/người/năm

810.000.000

2

HLV, VĐV đội tuyển trẻ: 117 người x 8.000.000đ/người/năm

936.000.000

3

HLV, VĐV đội tuyển năng khiếu: 189 người x 5.000.000đ/người/năm

945.000.000

*

Tiền thuốc bổ tăng lực và thực phẩm chức năng cho VĐV

580.000.000

1

VĐV đội tuyển: 70 người x 3.000.000đ/người/năm

210.000.000

2

VĐV đội tuyển trẻ: 101 người x 2.000.000đ/người/năm

202.000.000

3

VĐV đội tuyển năng khiếu: 168 người x 1.000.000đ/người/năm

168.000.000

*

Tiền thuê phòng nghỉ cho HLV, VĐV tập huấn ngoài tỉnh:

1.080.000.000

1

60 người x 1.500.000đ/người/tháng x 12 tháng

1.080.000.000

*

Tiền thuê HLV huấn luyện VĐV trong và ngoài tỉnh

1.458.000.000

1

HLV đội tuyển: 04 người x 11.500.000đ/tháng x 12 tháng

552.000.000

2

HLV đội tuyển trẻ: 04 người x 9.500.000đ/tháng x 12 tháng

456.000.000

3

HLV đội tuyển năng khiếu: 05 người x 7.500.000đ/tháng x 12 tháng

450.000.000

 

TỔNG CỘNG

45.095.000.000

Bằng chữ: Bốn mươi lăm tỷ, không trăm chín mươi lăm triệu đồng.

 

PHỤ LỤC 7

NGUỒN KINH PHÍ XÃ HỘI HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Thành tiền

A

GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

 

 

 

 

 

16,300,000,000

I

Các môn xã hội hóa 100%

 

 

 

 

 

9,300,000,000

1

Môn Quần vợt

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

5,000,000,000

2

Môn Bắn súng

 

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

4,000,000,000

3

Môn Bi da

 

 

 

150,000,000

150,000,000

300,000,000

II

Tổ chức các giải

1,000,000,000

1,500,000,000

1,500,000,000

1,500,000,000

1,500,000,000

7,000,000,000

TT

Nội dung

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Thành tiền

B

GIAI ĐOẠN 2026 - 2030

 

 

 

 

58,250,000,000

I

Các môn xã hội hóa 100%

 

 

 

 

47,750,000,000

1

Môn Quần vợt

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

5,000,000,000

2

Môn Bắn súng

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

1,000,000,000

5,000,000,000

3

Môn Bi da

150,000,000

150,000,000

150,000,000

150,000,000

150,000,000

750,000,000

4

Môn Bóng Đá

5,000,000,000

5,000,000,000

5,000,000,000

5,000,000,000

5,000,000,000

25,000,000,000

5

Môn Bóng chuyền

 

3,000,000,000

3,000,000,000

3,000,000,000

3,000,000,000

12,000,000,000

II

Các môn xã hội hóa một phần

 

 

 

 

3.000.000.000

1

Môn Cầu lông

300,000,000

300,000,000

300,000,000

300,000,000

300,000,000

1,500,000,000

2

Môn Bóng bàn

300,000,000

300,000,000

300,000,000

300,000,000

300,000,000

1,500,000,000

III

Tổ chức các giải

1,500,000,000

1,500,000,000

1,500,000,000

1,500,000,000

1,500,000,000

7,500,000 000

 

Tổng cộng

74,550,000,000

Bằng chữ: Bảy mươi bốn tỷ, năm trăm năm mươi triệu đồng.



(1) Xây mới nhà thi đấu đa năng với sức chứa gần 3000 chỗ ngồi, 10 sân bi sắt đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp nhà thi đấu Judo Bạc Liêu, nhà tập thể thao; thị xã Giá Rai đầu tư xây dựng mới 02 sân Quần vợt (3,5 tđồng). Hiện nay, cơ sở vật chất do ngành thể thao quản lý gồm: 03 sân bóng đá 11 người, 01 nhà thi đấu đa năng, 02 nhà tập luyện Thể dục thể thao; 01 hồ bơi; 11 sân quần vợt (04 sân đạt chuẩn thi đấu quốc tế), 10 sân bi sắt; đang chuẩn bị khởi công xây dựng Khu liên hợp TDTT tỉnh (tại Phường 2, TPBL) với các công trình: Sân Vận động tỉnh với sức chứa 8000 chỗ ngồi với 8 đường chạy và các sân thi đấu của môn điền kinh, nhà tập luyện các môn võ, 10 sân tập luyện và thi đấu Bi sắt đáp ứng cho việc tổ chức các giải thể thao quốc gia.

(2) Hàng năm gửi đào tạo từ 10 đến 20 VĐV tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia. Hiện tại, Bạc Liêu có 01 HLV và 22 VĐV tập huấn dài hạn tại các Trung Tâm Huấn luyện thể thao (03 VĐV Taekwondo; 01 HLV, 06 VĐV ctạ; và 05 Rowing tại Trung tâm HLTTQG Cần Thơ; 04 VĐV Đin kinh tại Trung tâm HLTTQG TP.HCM và 04 VĐV Trung tâm Đua thuyền Thành phố Hi Phòng).

(3) Có 37 Sân bóng đá mini cỏ nhân tạo (năm 2012 là 20 sân), trên 30 hồ bơi (năm 2012 có 01 hồ); 05 nhà tập cầu lông đạt chuẩn (2012 có 01 nhà); 20 sân quần vợt (năm 2012 là 18), trên 100 câu lạc bộ bida (năm 2012 là 20), 01 sân gol mini và nhiều phòng tập thể hình, thẩm mỹ, yoga và trên 1000 sân thi đấu bóng chuyền, bóng đá (sân cát), tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng.

(4) Năm 2012, kinh phí chi cho sự nghiệp thể thao cấp tỉnh là 9 tỷ đồng thì năm 2020 là gần 17 tỷ đồng.

(5) Tổng số 140 vận động viên (đội năng khiếu: 81 vận động viên; đội trẻ: 19 vận động viên; tuyn 40 vận động viên); có 18 huấn luyện viên (06 huấn đội tuyn, 03 hun luyện viên đội tuyn trẻ, 09 hun luyện viên đội tuyn năng khiếu).